GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM -TECHCOMBANK
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ NGÂN
HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT
NAM
Nền kinh tế Việt Nam đang nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc
biệt với tốc độ hội nhập của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam vào cộng đồng
tài chính ngân hàng quốc tế, khiến các tổ chức tài chính tín dụng tại Việt Nam có thêm
nhiều cơ hội ,cũng như phải đối mặt với những thách thức đang chờ đón. Techcombank
cũng không nằm ngoài xu thế phát triển mới này.
3.1.1 Tiềm năng và thách thức của Techcombank trong thị trường thẻ cạnh
tranh của Việt Nam:
a. Tiềm năng của Techcombank trong thị trường thẻ cạnh tranh:
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh
thẻ so với các nước trong khu vực cũng như các nước khác trên thế giới. Từ nam 2001
đến 2006 kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức trên 6%/năm. Hai năm trở lại đây
khi nền kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế Viêt Nam vẫn giữ múc tăng trướng trên
4%/ năm, cao so cới các nước trong khu vực và trên thế giới, thậm chí có nàh kinh tế
học cho rằng nến kinh tế Việt Nam còn tiềm năng hơn so với Trung Quốc. Tại các đô
thị lớn, do thu nhập cao, mức sống được cải thiện, cộng với sự phát triện mạnh mẽ của
công nghệ thông tin, tâm lý tiêu dùng của nhân dân đặc biệt là giới trẻ đã thay đổi
nhanh chóng. Tâm lý tiêu dùng khi còn trẻ và tích luỹ lúc về già đang dần thay thế cho
tâm lý tích luỹ khi còn trẻ về già tiêu dùng. Số người tiêu dùng trẻ thích mua sắm tại
các siêu thị và trung tâm thương mại - những địa chỉ mua sắm cao cấp ngày càng tăng.
Đây chính là đối tượng tiềm năng sử dụng thẻ Ngân hàng mà Techcombank nhằm tới
trong tương lai.
Ngời ra, hiện nay trên cả nước mới có khoảng 6 triệu thẻ trên tống số trên 88
triệu dân, như vậy còn một khối lượng khách hàng vô cùng lớn cho teckcombank hướng
tới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một quốc gia đang có ngành dịch vụ du lịch phát
triển mạnh. Hàng năm lượt khác du lịch đến Việt Nam gần 3 triệu lượt người và không
ngừng tăng cao. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Techcombak phát triển mảng
thanh toán thẻ quốc tế.
Việt Nam còn là nước đứng thử 17 trên thế giwois về lượng người sử dụng
internet. Hạ tầng cơ sở công nghệ của Việt Nam cũng đang dần được cải thiện đáng kể.
Khoa học kỹ thuật đang được áp dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và lĩnh vực
ngân hàng tài chính hiện là một trong những lĩnh vực mà được áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến hiện đại nhất. Khoa học kỹ thuật hiện đại đang được áp dụng rộng rãi,
nhất là trong hoạt động thanh toán. Đây cũng chính là một thuận lợi lớn cho ngành công
nghiệp thẻ phát triển.
Hơn nữa, sau một thời gian để các ngân hàng tự do phát hành các loại thẻ và
cạnh tranh với nhau, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có sự quản lý chặt chẽ hơn. Điều này
hứa hẹn sẽ tạo sân chơi bình đẳng hơn trên thị trường thẻ. Do vậy, Techcombank cũng
như các ngân hàng bạn vẫn còn nhiều cơ hội phía trước, chỉ cần biết tận dụng hiệu quả
những gì mình đang có và biết tiếp cận, khai thác tiềm năng một cách tốt nhất thì chắc
chắn sẽ thành công.
b. Thách thức đối với Techcombank trong thị trường thẻ cạnh tranh
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi mà Techcombank có được thì ngoài những
khó khăn như hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, thói quen sử dụng tiền mặt
vẫn còn phổ biến hay trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên còn bất cập thì
Techcombank còn gặp phải những thách thức:
Việt Nam hiện nay có khoảng 50 ngân hàng thương mại và tất cả các ngân hàng
đều kinh doanh thẻ. Các ngân hàng trong nước đạc biệt là các ngân hàng cổ phần có
lien kết với các ngân hàng trên thế giới, được đầu tư kĩ thuật, trình độ nhân viên… Bên
cạnh đó Việt Nam cũng đã cấp pháp cho 3 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tham gia
vào thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam đó là HSBC, ANZ và …,cả 3 ngân hàng đều
mạnh trong việc phát hành thẻ hay các dịch vụ ngân hàng diện tử, đạc biệt là HSBC.
Đây là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi Techcombank phải có chiến lược phát triển
riêng, không ngừng nâng cao chất lượng và đảm bảo khả năng cạnh tranh.
.
Tâm lý người dân cũng là một thách thức lớn đối với teckcombank trong việc
phát triển kinh doanh thẻ. Cho đến nay thẻ tín dụng vẫn còn khá mới mẻ đối với người
dân Việt Nam. Thói quen giữ tiền mặt vẫn tồn rại nhất là khi lãi suất đang xuống thấp
và tình trạng khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Người dân là đối tượng trực tiếp ảnh
hưởng tới thành công của kinh doanh thẻ vì vậy cần khắc phục tâm lý người dân trước
tiên.
Tỉ giá ngoại tệ, giá vàng ngày càng leo thang đã ảnh hưởng mạnh đến khả năng
thu hút lượng tiền gửi trong dân. Người dân có tâm lý thích tích trữ đôla và vàng hơn
thay cho việc đem tiền gửi ở ngân hàng. Trong khi đó thì các tiện ích của dịch vụ ngân
hàng chưa cao nên càng khiến cho Techcombank nói riêng và các ngân hàng thương
mại nói chung gặp khó khăn trong việc huy động vốn.
Ngoài ra,chi phí đầu tư cho hệ thống thanh toán thẻ tương dối lớn trong khi
nguồn lực tài chính của ngân hàng chưa đủ mạnh, chỉ có thể trang trải đầu tư từng phần
chưa hoàn hảo và chưa đồng bộ.
Trước những thách thức trên, Techcombank cần phải nỗ lực hết mình để biến
thách thức thành cơ hội, đẩy mạnh hoạt động thẻ hơn nữa để ngày một nâng cao vị trí
của mình trên thị trường thẻ.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank
Thị trường thẻ Việt Nam hiện tại có thể chia làm 3 nhóm ngân hàng: Nhóm dẫn
đầu thị trường, nhóm đang phát triển và thách thức thị trường và nhóm thứ ba là nhóm
gia nhập muộn hoặc đang gia nhập thị trường. Techcombank đang nằm trong thứ hai –
Nhóm đang phát triển và thách thức thị trường. Nhiệm vụ của Techcombank là phân
đoạn thị trường là lựa chọn đoạn thị trường phù hợp, phải củng cố thị phận hiện tại của
mình, tấn công vào những đoạn mà nhóm dẫn đầu đang bỏ qua hoặc còn sơ hở, đồng
thời phải ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ ở nhóm mới gia nhập thị trường. Qua
đó, Techcombank đã từng bước định hướng hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng như
sau:
Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và lĩnh vực thẻ nói
riêng, trong thời gian tới, Techcombank sẽ nghiên cứu tìm kiếm đối tác và xây dựng hệ
thống sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp hơn với đặc trưng nhu cầu của đối tượng khách
hàng tiềm năng.
Để theo kịp sự phát triển công nghệ của thời đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn
những yêu cầu của khách hàng. Techcombank sẽ nâng cấp phần mềm quản lí thẻ, khắc
phục những tồn tại kỹ thuật, tránh những rủi ro không đáng có.
Khi nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới thì Techcombank cũng đưa ra giải
pháp đồng bộ xúc tiến khách hàng. Vì hiện nay dịch vụ thẻ còn tương đối mới mẻ chưa
được nhiều người dân biết tới nên cần có sự tuyên truyền khuyếch trương quảng cáo
mạnh mẽ.
Nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thẻ tại miền Bắc và đưa ra những yếu tố mới
cho thẻ để xâm nhập thị trường miền Nam. Đồng thời tích cực phát triển mạng POS và
thiết lập mạng ATM tại các đô thị đủ để thực hiện các giao dịch cần thiết và tạo hình
ảnh.
Như vậy, để thực hiện tốt những mục tiêu trên, cần có một hệ thống giải pháp cụ
thể, phù hợp cho Techcombank khi muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên
thị trường thẻ Việt Nam.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
NGÂN HÀNG TẠI TECHCOMBANK
Xuất phát từ định hướng phát triển dịch vụ thẻ nêu trên của Techcombank, để
thực hiện được những mục tiêu đề ra thì Techcombank, cần phải thực hiện cải thiện
từng bước, không thể tiến hành đồng thời cùng lúc. Do vậy, một hệ thống giải pháp hợp
lý là chiếc chìa khoá vàng dẫ đến sự thành công của Techcombank:
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trong trong việc dẫn đường cho
những bước đi của hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank. Một chiến lược kinh
doanh hoàn hảo là chiếc cầu nối giữa “nỗ lực” và “thành công”. Nhưng chiến lược kinh
doanh ấy cần bao gồm các bộ phận: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược
phân phối và chiến lược giao tiếp khuyếch trương, thường xuyên tổ chức họp bàn để
đưa ra các dự án xây dựng hệ thống nghiệp vụ thẻ ngân hàng có khả năng đáp ứng môi
trường kinh doanh đang biến động từng ngày. Nhưng hệ thống nghiệp vụ thẻ này phải
được phát triển dựa trên nhu cầu của khách hàng và khả năng vốn của Techcombank.
Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là đã tạo được sự thành công một nửa, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày một gia
tăng của khách hàng.
3.2.1.1 Xây dựng thương hiệu mạnh:
Thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng về ngân
hàng. Thế nào là một thương hiệu ngân hàng mạnh? Đó là khi: Khách hàng có thể
không cần biết ý nghĩa của tên gọi, biểu tượng của ngân hàng nhưng nếu khi họ có nhu
cầu về dịch vụ ngân hàng thì ngay lập tức họ nhớ và đi tới ngân hàng đó. Như vậy xây
dựng thương hiệu mạnh là cần phải tạo lập được chỗ đứng vững chắc trong trí nhớ của
khách hàng. Mặc dù xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và tốn khá nhiều chi
phí, nhưng khi xây dựng thương hiệu thành công lại đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho
ngân hàng như:
Tạo ra một lượng khách hàng trung thành, họ có thể chấp nhận “trả” cao hơn so
với thương hiệu khác và sẵn lòng giới thiệu cho người khácvề thương hiệu mà họ trung
thành.
Gia tăng hình ảnh về quy mô và nâng cao hình ảnh về chất lượng.
Hiện nay hầu hết các Ngân hàng thương mại kể cả cổ phần và nhà nước đều
nhận thức rõ hơn về xây dựng thương hiệu. Vì vậy Techcombank, đặc biệt là trung tâm
thẻ càng cần phải tích cực hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu thẻ của ngân hàng
mình.
Các hoạt động mà Techcombank và đặc biệt là Trung tâm thẻ cần tiến hành là:
Đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Giá cả hợp
lý công bằng, đặc biệt có mức phí phù hợp như phí làm thẻ, phí thường niên hay phí
giao dịch thẻ…
Dịch vụ khách hàng tốt, giải quyết hiệu quả các than phiền của khách hàng, thái
độ phục vụ của nhân viên, tư vấn cung cấp thông tin cho khách hàng.
Sử dụng các hình thức xúc tiến bán hàng, quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ, tham
gia hoạt động từ thiện, tổ chức hội nghị, hội thảo về hoạt động kinh doanh thẻ, tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về thẻ.
Tạo logo ấn tượng và trưng bày Logo, biểu tượng hoặc các dấu hiệu khác ở
những địa điểm dễ thấy, đông người để khách dễ thấy và dễ nhớ
Tạo slogan ngắn gọn, dễ nhớ.
Sử dụng kênh truyền thông để tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm thẻ tới mọi
người.
Hướng dịch vụ thẻ tới mọi đối tượng: cổ đông, nhà đầu tư, phân tích tư vấn, cơ
quan quản lý nhà nước.
Tạo ấn tượng về một ngân hàng năng động, mới mẻ, không nhàm chán.
Tạo hình ảnh một nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng, thẻ ngân hàng hiện đại
chuyên nghiệp, thoả mãn mọi nhu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính của khách hàng.
Và đặc biệt là phải đi tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm thẻ vượt trội hoặc
kênh phân phối cụ thể.
3.2.1.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketing:
Hoạt động kinh doanh thẻ có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào hiệu
quả của chiến lược Marketting. Để xây dựng được một chiến lược marketing hữu hiệu,
khả thi, thì ngân hàng cần nhận thức rõ: mục tiêu: luôn hướng tới khách hàng, không
chỉ giữ khách hàng hiện tại mà còn thu hút được cả khách hàng tiềm năng. Vì vậy ngoài
các chiến lược như đa dạng hoá sản phẩm và chiến lược mở rộng mạng lưới thanh toán
thẻ như đã đề cập ở trên thì để làm sao tốt chiến lược marketing thì cần phải làm tốt
thêm các chiến lược sau:
* Thực hiện chiến lược mức giá phù hợp:
Giá sản phẩm thẻ phản ánh chi phí, đối với ngân hàng: chi phí cung ứng sản
phẩm, đối với khách hàng là chi phí để có được sản phẩm đó. Việc xác định mức giá
phù hợp, đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và chủ thẻ là vấn đề quan trọng.
Thực tế cho thấy, các khoản phí mà Techcombank thu so với các ngân hàng
nước ngoài là tương đối thấp nhưng nếu so với EXB, MB, VCB… thì Techcombank
phải cân nhắc lại giữa chi phí và kết quả thu được. Tuy chi phí đầu tư vào hệ thống thẻ
là khá lớn. Nhưng để người dân phải bỏ ra một số tiền tương đối lớn cho việc phát hành
trước khi sử dụng thì chắc chắn tâm lý e ngại trong việc sử dụng thẻ sẽ xuất hiện. Vì
vậy, Techcombank có thể sử dụng chiến lược giảm bớt những khoản phí trức tiếp mà
khách hàng dễ nhận ra để thu các khoản phí khác trong thanh toán mà khả năng nhận
biết sự chịu phí của khách hàng là không có. điều này cũng không đồng nghĩa với việc
khách hàng phải trr thêm khoản phụ phí khi thanh toán bằng thẻ quốc tế tại các cơ sở
chấp nhận thẻ. Để làm cái thiện lối suy nghĩ “Thanh toán thẻ đắt hơn tiền mặt” thì
Techcombank cùng với các ngân hàng phát hành thẻ phải yêu cầu các Đơn vị chấp nhận
thẻ không được thu thêm bất kì khoản phụ phí nào. Thực hiện tốt chiến lược này sẽ
giúp cho khách hàng giảm được tâm lý e dè khi sử dụng dịch vụ thẻ.
* Thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh:
Hiện nay dịch vụ thẻ đã bắt đầu phổ biến tại Việt Nam. Song số lượng khách
dung thẻ vẫn chưa nhiều so với các nước trên thế giới. Teckcombank cần có một chiến
lược quảng bá hình ảnh hiệu quả để có thể thu hút một lượng khách hàng lớn từ đó
mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Có nhiều chiến lược quảng bá hình
ảnh không mất nhiều chi phí mà vẫn hiệu quả mà teckcombank có thể thực hiện như
sau:
Tuyển một đội ngũ nhân viên có khả năng trò truyện, giải thích , nắm bắt được
tâm lý khách hàng, những băn khoăn của họ , tư vấn cho khách hàng loại hình dịch vụ
phù hợp với họ, khiến cho người dân thấy được sự tiện lợi trong việc sử dụng thẻ.
Phối hợp với các gameshow, các chương trình từ thiện được sự chú ý của nhiều
người tặng thẻ cho người chơi, hay thậm chí cho cả khan giả trong trường quay.
Thuê một đội ngũ thanh niên mặc đồng phục với màu sắc bắt mắt phát tờ rơi
quảng cáo các loại thẻ của ngân hàng trên các tuyến phố lớn khiến cho người dân thấy
hứng thú trong việc tìm hiểu về thẻ.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thẻ tại các nơi đông người như các siêu thị, và
phần thưởng của các cuộc thi dó là một thẻ ATM.
Quảng cáo qua internet cũng là một cách quảng bá hiệu quả vì số lượng người
truy cập internet đang ngày càng cao. Vì thế techcombank cần hoàn thiện trang web
chính của ngân hàng, ngoài ra có thể quảng cáo trên các trang web có thong tin giải trí
thu hút nhiều người truy cập như vnespress hay dantri.com…
Cần quảng bá hình ảnh tớ mọi tầng lớp người dân, không chỉ ở các thành thị mà
cả ở các vùng nông thôn. Có thể quảng bá ở các vùng nông thôn bằng các áp phích, qua
đài phát thanh…
Trung tâm thẻ Techcombank cần phải khuyếch trương đối với các loại sản phẩm
mới như: Khai lộc đầu xuân, mở 1 tặng 1 … và có các chiến dịch PR (Public Relations)
chuyên nghiệp.
* Có chiến lược phân phố hợp lý: