Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo trình bày phương pháp xác định hàm lượng Pb ở dưới lớp bùn đáy sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.12 KB, 17 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO

ĐỘNG
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Pb
CÓ TRONG LỚP BÙN ĐÁY
SÔNG
Nhóm sinh viên thực hiện:

Lớp

: 17090201

Khoá

: K21

Giảng viên hướng dẫn:


TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019

MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chạy theo
sự phát triển đó là những công trình, nhà máy mọc lên ngày một nhiều. Song, đi


kèm với nền công nghiệp hiện đại đó là thực trạng môi trường đang bị xuống cấp do
ô nhiễm bởi các chất độc hại hằng ngày mà con người đào thải ra môi trường. Xử lý
Ô nhiễm nước thải sông hồ là nhiệm vụ của một kỹ sư môi trường, đặt biệt trong
tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Trong phần báo cáo này viết ra những hiểu biết của chính người làm báo cáo xoay
quanh những hiểu biết về đặc tính Chì và phương pháp xác định Pb trong lớp bùn
đáy sông. Nhằm mục đích hỗ trợ kiến thức trong việc học tập và là điều kiện của
môn học Phân tích môi trường. Báo cáo bao gồm 3 phần:
I.
II.
III.

Tống quan
Các phương pháp xác định Pb
Kết luận

Trong quá trình tham khảo và thu thập tài liệu viết báo cáo khó tránh khỏi sai sót từ
những yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Nhóm báo cáo xin cám ơn cô đã đọc
và mong nhận được ý kiến nhận xét để cải thiện.

2


MỤC LỤC

3


I. TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm chung về chì:

Chì là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học
viết tắt là Pb (Latin: Plumbum) và có số nguyên tử là 82.
Chì có hai trạng thái bền là Pb (II) và Pb (IV) và có 4 đồng vị là
Pb,

204

206

Pb,

Pb và

207

208

Pb. Trong môi trường nó tồn tại ở dạng ion

Pb2+ trong hợp chất hữu cơ và vô cơ. Chì có số nguyên tố cao nhất
trong các nguyên tố bền. Chì được con người phát hiện và sử dụng
cách đây 6000 năm, do đó có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh
hoạt.
Chì là kim loại nặng có tính mềm dễ dát mỏng nên chì được
sử dụng nhiều trong công nghiệp và cuộc sống ngay từ xa xưa.

Hình 1. Quặng chì
1.2 Cấu tạo và tính chất
1.2.1 Cấu tạo
Chì là một nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn

các nguyên tố hóa học, viết tắt là Pb (Latin: Plumbum).
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Chì
(Pb) ở ô số 82, thuộc nhóm 14, chu kì 6.

4


1.2.2 Tính chất vật lý và hóa học của chì
1.2.2.1 Tính chất vật lý
Chì là kim loại màu xám nhạt, không mùi, không vị, không
tan trong nước, không cháy, dẫn điện kém so với các kim loại khác.
Chì rất mềm, dễ uốn, dễ gia công, dùng dao cắt được và dễ nghiền
thành bột. Chì được coi là mềm và nặng nhất trong tất cả các kim
loại thông thường.
Chì có khối lượng nguyên tử là M = 207,19; nóng chảy ở
nhiệt độ 327,4oC; sôi ở 1725oC; khối lượng riêng bằng 11,34g/cm3.
Chì bay hơi ở khoảng 550-600oC, và hơi chì rất độc, có vị ngọt. Chì
kim loại có thể được làm cứng bằng cách thêm vào một lượng nhỏ
antimony, hoặc một lượng nhỏ các kim loại khác như canxi.
Chì có ánh kim nhìn thấy rõ khi mới cắt, nhưng ánh kim
nhanh chóng mờ dần khi để trong không khí ẩm. Chì dạng bột
cháy cho ngọn lửa màu trắng xanh. Chì là kim loại rất độc, có ảnh
hưởng quan trọng đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
1.2.2.2 Tính chất hóa học
Các dạng ôxi hóa khác nhau của chì dễ dàng bị khử thành
kim loại. Ví dụ như khi nung PbO với các chất khử hữu cơ như
glucose. Một hỗn hợp ôxít và sulfua chì nung cùng nhau cũng tạo
thành kim loại.
2 PbO + PbS → 3 Pb + SO2
Chì kim loại chỉ bị ôxi hóa ở bề ngoài trong không khí tạo

thành một lớp chì ôxít mỏng, chính lớp ôxít này lại là lớp bảo vệ chì
không bị ôxi hóa tiếp. Chì kim loại không phản ứng với các axit
sulfuric hoặc clohydric. Nó hòa tan trong axit nitric giải phóng khí
nitơ ôxít và tạo thành dung dịch chứa Pb(NO3)2.
3 Pb + 8 H+ + 8 NO3- → 3 Pb2+ + 6 NO3- + 2 NO + 4 H2O
Khi nung với các nitrat của kim loại kiềm, chì bị ôxi hóa thành
PbO, và kim loại kiềm nitrat. PbO đặc trưng cho mức ôxi hóa +2
của chì. Nó hòa tan trong axit nitric và acetic tạo thành các dung
5


dịch có khả năng kết tủa các muối của chì sulfat, cromat, cacbonat
(PbCO3), và Pb3(OH)2(CO3)2. Chì sulfua cũng có thể được kết tủa từ
các dung dịch acetat. Các muối này đều rất kém hòa tan trong
nước. Trong số các muối halua, iodua là ít hòa tan hơn bromua, và
bromua ít hòa tan hơn clorua.
Chì(II) ôxít cũng hòa tan trong các dung dịch hydroxit kim loại
kiềm để tạo thành muối plumbit tương ứng.
PbO + 2 OH− + H2O → Pb(OH)42Clo hóa các dung dịch muối trên sẽ tạo ra chì có trạng thái
ôxi hóa +4.
Pb(OH)42- + Cl2 → PbO2 + 2 Cl− + 2 H2O
Chì diôxit là một chất ôxi hóa mạnh. Muối clo ở trạng thái ôxi
hóa này khó được tạo ra và dễ bị phân hủy thành chì (II) clorua và
khí clo. Muối iodua và bromua của chì (IV) không tồn tại. Chì dioxit
hòa tan trong các dung dịch hydroxit kim loại kiềm để tạo ra các
muối plumbat tương ứng.
PbO2 + 2 OH− + 2 H2O → Pb(OH)62Chì cũng có trạng thái ôxi hóa trộn lẫn giữa +2 và +4, đó là
chì đỏ (Pb3O4).
Chì dễ dàng tạo thành hợp kim đồng mol với kim loại natri,
hợp kim này phản ứng với các alkyl halua tạo thành các hợp chất

hữu cơ kim loại của chì như tetraethyl chì.
* Các phức chất với clo:
Các hợp chất chì(II) tạo một loạt các phức chất với ion clorua,
với sự hình thành của chúng làm thay đổi sự ăn mòn hóa học của
chì. Quá trình này sẽ hạn chế khả năng hòa tan của chì trong môi
trường mặn.
Bảng 2.2. Hằng số cân bằng của các dung dịch phức chì clorua ở
25 °C
Pb2+ + Cl- → PbCl+
PbCl+ + Cl- → PbCl2
PbCl2 + Cl- → PbCl3-

K1 = 12,59
K2 = 14,45
K3 = 3,98 x 10-1
6


PbCl3- + Cl- → PbCl42-

K4 = 8,92 x 10-2

1.3 Các hợp chất quan trọng của chì
1.3.1 Hợp chất vô cơ
Massicot và lithage (PbO): Ít tan trong nước, dùng để chế tạo
chì axetat và chì cacbonat, chế tạo acquy (làm tấm cách, thẻ
plaque).
Chì hydrat Pb(OH)2: Được tạo thành từ kiềm và muối chì hòa
tan, có dạng bột trắng, ít tan trong nước, mất nước ở 130°C.
Chì minium (Pb3O4): Đun chỉ từ 300 - 400°C trong thời gian

lâu sẽ được minium, đây là một dạng massicot bị oxit hóa. Hợp
chất này có dạng bột màu đỏ, hầu như không tan trong nước, có
thể phân hủy khi đun nóng tạo thành protoxit chì (PbO 2), PbO và
oxi. Hợp chất này được dùng làm chất màu pha sơn, giấy bọc,
trong kĩ nghệ thủy tinh pha lê, men sứ.
Chỉ bioxit (PbO2): dạng bột màu nâu, được dùng làm chất oxi
hóa mạnh.
Chì sunphua (PUS): Hợp chất này trong thiên nhiên gọi là
gallen, được sử dụng để chế tạo kim loại, sơn, vecni…
Chì clorua (PbCl2): Có dạng bột màu trắng, ít tan trong nước
lạnh, nóng chảy 500°C, sẽ mất bớt clo, thêm oxi thành oxitclorua
màu vàng, được dùng làm bột màu.
Chì sunphat (PbSO4): Có dạng bột màu trắng.
Chi cacbonat (PbCO3): Có dạng bột màu trắng, không tan
trong nước, được sử dụng làm chất pha sơn.
Chì cromat (PbCrO3): Có dạng bột màu vàng, được dùng làm
sơn.
1.3.2 Hợp chất hữu cơ
Chì axetat [Pb(CH3COO)2.3H2O]: Được sử dụng trong y dược.
Chì tetractyl [Pb(C2H5)4]: Được sử dụng làm chất chống nổ
cho xăng.
7


Chi tetrametyl [Pb(CH)4] : Có công dụng tương tự chì
tetractyl.
Chì stearat [ Pb(C17H35COO)2]: Được sử dụng trong công nghệ
chất dẻo.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PB DƯỚI ĐÁY
SÔNG

Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để xác định chì
như phương pháp phân tích khối lượng, phân tích thể tích, trắc
quang, điện hóa, phổ phân tử UV – VIS, phổ phát xạ nguyên tử
(AES), phổ hấp thụ nguyên tử (ASS), quang phổ phát xạ plasma
(ICP),… Sau đây là một số phương pháp xác định chì:
2.1 Phương pháp phân tích hóa học
Nhóm các phương pháp này dùng để xác định hàm lượng lớn
(đa lượng) của các chất thông thường > 0, 05%, tức là mức độ
miligam. Các trang thiết bị và dụng cụ cho các phương pháp này
đơn giản và không đắt tiền.
2.1.1 Phương pháp phân tích khối lượng
Nguyên tắc: Dựa trên kết tủa chất cần phân tích với thuốc
thử phù hợp. Lọc , rửa , sấy hoặc nung rồi cân và từ đó xác định
được hàm lượng chất phân tích.
Ví dụ: Kết tủa chúng dưới dạng PbSO4.
2.1.2 Phương pháp phân tích thể tích
* Xác định Pb bằng phương pháp chuẩn độ Complexon:
Đối với chì, ta có thể chuẩn độ trực tiếp bằng EDTA hay
chuẩn độ ngược bằng Zn2+ hoặc chuẩn độ thay thế với ZnY 2- chỉ thị
ET00.
Cách 1: Chuẩn độ trực tiếp Pb2+ bằng EDTA ở pH trung tính hoặc
kiềm (pH = 8 - 12) chỉ thị ET00.
Pb2+ + H2Y2- = PbY2- + 2H+

8


Tuy nhiên, Pb rất dễ thuỷ phân nên trước khi tăng pH phải
cho Pb2+ tạo phức kém bền với tactrac hoặc trietanolamin.
Cách 2: Chuẩn độ ngược Pb2+ bằng Zn2+: Cho Pb2+ tác dụng với 1

một lượng dư chính xác dung dịch EDTA đã biết nồng độ ở pH =
10. Sau đó chuẩn độ EDTA dư bằng Zn 2+ với chỉ thị ET00. Tại điểm
tương đương dung dịch xuất hiện màu xanh.
Pb2+ + H2Y- → PbY2- + 2H+
Zn2+ + H2Y2-(dư) → ZnY2- + 2H+
ZnInd + H2Y2- → ZnY2- + HInd
( đỏ nho )

( xanh )

Cách 3: Chuẩn độ gián tiếp (thay thế) dùng ZnY2-, chỉ thị ET00.
Do phức PbY2- bền hơn ZnY2- ở pH = 10 nên Pb 2+ sẽ đẩy Zn2+ ra
khỏi phức ZnY2-. Sau đó, chuẩn Zn2+ sẽ xác định được Pb2+
Pb2+ + ZnY2- → Zn2+ + PbY2–
ZnInd + H2Y2- → ZnY2- + HInd
(đo nho)

(xanh)

Phương pháp phân tích thể tích có ưu điểm là nhanh chóng
và dễ thực hiện, tuy nhiên cũng giống như phương pháp phân tích
khối lượng, phương pháp này cũng không được sử dụng trong phân
tích lượng vết, vì phải thực hiện quá trình làm giấu phức tạp.
2.2 Phương pháp phân tích công cụ
2.2.1 Phương pháp điện hoá
2.2.1.1 Phương pháp cực phổ
Phương pháp này sử dụng điện cực giọt thủy ngân. Người ta
tiến hành điện phân và đo cường độ dòng với một dãy dung dịch
chuẩn biết trước nồng độ, trong đó được quét thế tuyến tính rất
chậm theo thời gian đồng thời dòng là hàm của thế trên điện cực

giọt thủy ngân rơi. Cường độ dòng phụ thuộc thế điện phân trong
dung dịch và thế điện cực.
Dựa vào đồ thị xác định được nồng độ chất phân tích khi biết
cường độ dòng.
9


Giá trị nửa thế sóng cho biết thành phần định tính, chiều cao
sóng cho biết thành phần định lượng của chất phân tích.
Cực phổ và Von - Ampe:
Phương pháp cực phổ nói chung cho độ nhạy chỉ đạt cỡ 10 -4 –
10-5M.
Phương pháp cực phổ xác định Pb chưa phát huy được hết
tính ưu việt của nó vì vậy phải kết hợp với làm giàu thì mới tăng
được độ nhạy.
2.2.1.2 Phương pháp Von - Ampe hoà tan
Danh từ Von - Ampe được sử dụng để chỉ một nhóm các
phương pháp phân tích điện hóa sử dụng điện cực làm việc không
phải chỉ là điện cực giọt rơi thủy ngân như trong phương pháp cực
phổ.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là có độ nhạy cao từ
10-6 - 10-8 M và xác định được nhiều kim loại.
Nguyên tắc chung của phương pháp Von - Ampe hòa tan (SV)
bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là điện phân làm giàu chất
phân tích lên bề mặt điện cực làm việc. Giai đoạn 2 hòa tan chất
phân tích bằng quét thế ngược chiều và ghi dòng hòa tan. Với kĩ
thuật ghi đo hiện đại cộng với việc vi tính hóa, phương pháp pháp
Von - Ampe hòa tan xung vi phân đang là một trong những phương
pháp phân tích vết kim loại nặng nhạy nhất hiện nay, đạt tới 10 -9 10-10 M.
2.2.2 Phương pháp quang phổ

2.2.2.1 Phương pháp trắc quang
Nguyên tắc: Phương pháp xác định dựa trên việc đo độ hấp
thụ ánh sáng của một dung dịch phức tạo thành giữa con cần xác
định với một thuốc thử vô cơ hay hữu cơ trong môi trường thích
hợp khi được chiếu bởi chùm sáng. Phương pháp định lượng phép
đo:
A = K.C
10


Trong đó: A: độ hấp thụ quang
K : hằng số thực nghiệm
C : nồng độ nguyên tố phân tích
Phương pháp này cho phép xác định nồng độ chất ở khoảng 10 -5 10-7 M và là một trong những phương pháp được dùng phổ biến.
Phương pháp trắc quang có độ nhạy, độ ổn định và độ chính xác
khá cao, được sử dụng nhiều trong phân tích vi lượng, tuy nhiên
nhược điểm của phương pháp này là độ chọn lọc không cao, vì một
thuốc thư có thể tạo phức với nhiều ion.
2.2.2.2 Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử (AES)
Khi nguyên tử ở trạng thái hơi, nhờ một nguồn năng lượng
thích hợp như nhiệt, điện… để kích thích đám hơi nguyên tử tự do
đó phát ra, sau đó thu phân li toàn bộ phổ phát xạ để đánh giá
thành phần mẫu phân tích.
Đây là kỹ thuật phân tích được sử dụng rộng rãi trong phân
tích, nó cho phép xác định định tính và định lượng ở mức hàm
lượng đa lượng hoặc vi lượng của rất nhiều nguyên tố.
Ưu điểm của phương pháp này là phân tích nhanh hàng loạt
mẫu . Phân tích cả những đối tượng rất xa dựa vào ánh sáng phát
xạ của chúng . Phương pháp này cho độ nhạy và độ chính xác cao.
Độ nhạy cỡ 0,001%.

2.2.2.3 Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Hấp thụ nguyên tử là một trong những phương pháp hiện đại,
được áp dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm. Phương pháp
này xác định được hầu hết các kim loại trong mẫu sau khi đã
chuyển hóa chung về dạng dung dịch.
Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) được ứng dụng
với ba kĩ thuật là nguyên tử hoá bằng ngọn lửa (F - AAS) nguyên tử
hoá không ngọn lửa (GF - AAS) và kĩ thuật đặc biệt trong trường
hợp phân tích các nguyên tố có nhiệt độ hóa hơi thấp: Hóa hơi lạnh
(Hg), hydrua hóa (As, Se, Sn,…)
11


Phương pháp này được phát triển rất nhanh và hiện nay đang
được ứng dụng rất phổ biến vì có độ nhạy rất cao (mức ppb) và độ
chọn lọc cao (ứng với mỗi nguyên tố có một đèn catod rỗng) . Do
đó, khi phân tích lượng chất vết kim loại trong trường hợp không
cần thiết phải làm giàu sơ bộ các nguyên tố cần phân tích , tránh
được sự nhiễm bẩn mẫu khi xử lí qua các giai đoạn phức tạp. Ngoài
ra còn có khả năng phân tích được gần 60 nguyên tố hoá học, có
thể phân tích được một số á kim (lưu huỳnh, clo…) và một số chất
hữu cơ bằng phép đo gián tiếp, Lượng mẫu tiêu tốn ít; Thời gian
tiến hành phân tích nhanh, đơn giản… Ngày nay trong phân tích
hiện đại, phương pháp hấp thụ nguyên tử được sử dụng rất có hiệu
quả đối với nhiều lĩnh vực như y học, dược học, sinh học, phân tích
môi trường, phân tích địa chất,… đặc biệt phân tích lượng vết các
nguyên tố kim loại.
2.2.3 Phương pháp ICP - OES:
Năm 1964, lần đầu tiên Stanley Greenfield có bài báo cáo về
việc xác định một số nguyên tố bằng kỹ thuật phát xa với nguồn

kích thích là plasma. Báo cáo của ông chứng tỏ rằng nguồn kích
thích plasma có nhiều ưu điểm hơn ngọn lửa, hồ quang điện.
Nguồn plasma có độ ổn định cao, hạn chế tạo thành các hợp chất
bền nhiệt, có khả năng kích thích một số nguyên tố mà ngọn lửa
thông th ờng có nhiệt độ thấp không kích thích được. Tuy nhiên tại
thời điểm này, nguồn plasma còn nhiều hạn chế, chỉ tốt hơn phổ
hấp thu nguyên tử ngọn lửa trong việc xác định các nguyên tố tạo
hợp chất bền nhiệt. Đến năm 1973, sau một thời gian cải tiến thiết
bị và kỹ thuật thì nguồn plasma khẳng định được ưu thế của mình
so với các nguồn kích phổ phát xạ trước đó. Kể từ đây, ICP thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu , tạo nên sự phát
triển mạnh mẽ của nguồn kích thích quang phổ này.
ICP - OES sở hữu được nhiều ưu điểm so với F - AAS, GF - AAS
như nguồn kích thích ổn định, định lượng được khoảng trên 70
12


nguyên tố, xác định đồng thời các nguyên tố, tốc độ phân tích
nhanh, độ nhạy cao, khoảng tuyến tính rộng, ít cản nhiễu và xác
định được các mẫu có hàm lượng muối hòa tan đến 20%.
Ngày nay, ICP - OES được ứng dụng rất rộng rãi, là công cụ
xác định hàm lượng các nguyên tố trong các lĩnh vực như nông
nghiệp và thực phẩm, sinh học và y tế, địa chất, môi trường và
nước, kim loại, hữu cơ, hóa chất và mỹ phẩm.
2.2.3.1 Nguyên tắc đo với ICP - OES:
Nguyên tử hay ion nhận năng lượng kích thích từ plasma
chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích. Tuy nhiên,
trạng thái kích thích chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn (khoảng
10-12 – 10-8s), sau đó nguyên tử hay ion phóng thích năng lượng
hấp thu dưới dạng bức xạ A để trở về trạng thái bền nhất - trạng

thái cơ bản. Bước sóng λ phát ra là đặc trưng cho từng nguyên tử
hoặc ion và cường độ vạch phát xạ tỷ lệ với nồng độ của nguyên tử
hay ion có trong dung dịch theo phương trình sau:
I = a * Cb (*)
Trong đó: I: cường độ vạch phát xạ.
C: nồng độ nguyên tử hoặc ion cho cường độ phát
xạ I.
a: được gọi là hằng số thực ngiệm.
b: là hằng số bản chất, phụ thuộc bản chất từng
nguyên tố.
Dựa vào phương trình (*) để định lượng một nguyên tố trong
dung dịch khi so sánh cường độ vạch phát xạ gây ra bởi nguyên tố
này trong dung dịch với cường độ phát xạ của một dãy dung dịch
chuẩn biết trước nồng độ.
2.2.3.2 Sơ lược cấu tạo nguyên tử và sự xuất hiện phổ
phát xạ:
Nguyên từ bao gồm một hạt nhân và đám mây electron
chuyển động theo quỹ đạo xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên
13


tử. Trong lớp vỏ nguyên tử, điện tử phân bố thành từng lớp ứng với
số lượng từ chính (n) của nguyên tử , trong từng lớp lại có nhiều
phân lớp ứng với số lượng tử phụ (I). Các phân lớp này đều có mức
năng lượng nhất định và các electron sắp xếp vào các phân lớp
này tuân theo nguyên lí vững bền, điện tử chiếm và làm đầy
những phân lớp có mức năng lượng từ thấp đến cao.
Trong điều kiện bình thường, nguyên tử tồn tại ở trạng thái có
năng lượng thấp nhất có mức năng lượng E O gọi là trạng thái cơ
bản. Khi nguyên tử nhận được năng lượng từ bên ngoài, các

electron ở lớp vỏ ngoài cùng hấp thu năng lượng và chuyển lên
trạng thái kích thích có mức năng lượng E m cao hơn. Quá trình này
gọi là quá trình hấp thu.
Tuy nhiên, sự tồn tại của nguyên tử ở mức E m rất ngắn (10-12 –
10-8s), sau đó nguyên tử phóng thích năng lượng hấp thu dưới
dạng bức xạ λ để trở về trạng thái bền nhất, trạng thái cơ bản.
Quá trình này gọi là quá trình phát xạ.
Nếu nguyên tử hấp thu năng lượng đủ lớn, electron ngoài
cùng tách khỏi nguyên tử, lúc này nguyên tử thiếu electron trở
thành ion dương. lon cũng có mức năng lượng cơ bản E 0i và mức
năng lượng kích thích Emi và do đó cũng có hiện tượng hấp thu,
phát xạ như nguyên tử.
Sự chênh lệch năng lượng ΔE giữa mức kích thích và mức cơ
bản được thể hiện qua phương trình:
ΔE = |Em - Eo| = hv = h
Trong đó: h: hằng số Plank.
v: tần số của bức xạ.
c: vận tốc ánh sáng.
A: chiều dài sóng.
Các mức năng lượng ΔE tương ứng với các bước sóng hấp thu
hay phát xạ đặc trưng của mỗi nguyên tố. Sử dụng tính chất này

14


để định lượng các nguyên tố theo phương pháp quang phổ hấp thụ
hay quang phổ phát xạ.
2.3 Một số trang thiết bị phân tích Chì:

Hình 3. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS TECHNO Co..LTD


Hình 4. Máy phân tích phát xạ nguyên tử AES

Hình 5. Máy quang phổ UV- VIS EVOLUTION 350

15


III. KẾT LUẬN
Ô nhiễm kim loại trong nước tại TP.HCM là hoàn toàn có thực,
chúng có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Trong các
kim loại, hàm lượng mangan, nhôm, chì, thủy ngân, cadmi trong
nước tại nhiều giếng quan trắc đã vượt giới hạn cho phép. Ở
những khu vực phát triển đô thị và khu công nghiệp – nơi nước
được khai thác mạnh mẽ. Nguồn cung cấp các kim loại này chủ
yếu từ trầm tích chứa nước và phụ thuộc nhiều vào sự biến đổi của
môi trường địa hóa dưới tác động của hoạt động nhân sinh. Các
kim loại khác tồn tại trong trầm tích dưới dạng phân tán và hàm
lượng của chúng trong nước dưới đất rất thấp so với quy chuẩn
nên chưa gây tác hại đến sức khỏe.
Để xác định lượng Pb trong nước ta có các phương pháp :
Phương pháp hóa học gồm phân tích khôi lượng và thể tích,
phương pháp phân tích công cụ gồm phương pháp điện hóa, quang
phổ, ICP – OES.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Minh Tuân, Nghiên cứu qui trình chiếc phân đoạn và xác

định dạng chì trong đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ bằng phương
pháp ICP_OES, Hà Nội, 2015.
[2] Bộ Tài nguyên Môi trường (2013), Thông tư số 32/2013/TTBTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
[3] Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), Thông tư số 64/2015/TTBTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
[4]

ThS.

Lương

Thị

Thanh

Thủy(2016),

Chì

Pb,

< />[5]

Giới

thiệu

các




thuật

phân

tích

Chì,

< />
17



×