Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.61 KB, 18 trang )

: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG
3.1 Định hướng phát triển toàn ngành và mục tiêu sản xuất kinh doanh
của công ty trong những năm tới
3.1.1 Định hướng phát triển của toàn ngành trong những năm tới
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển
sớm nhất ở Việt Nam. Hàng năm ngành công nghiệp xi măng đã đóng góp không nhỏ
vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế từ 10% đến 12%/ 1 năm. Vì thế chính phủ xác
định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Trong thời kì
khủng hoảng kinh tế này, thì ngành công nghiệp xi măng cần phải thể hiện vai trò của mình
hơn nữa. Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) đã có bản quy hoạch
phát triển nền công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 và đã được thủ tướng
chính phủ thông qua : Quyết định 108/ 2005/ QĐ – TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Qua
đó:
+ Mục tiêu phát triển:
Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước (cả về
số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành xi măng Việt
Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên
thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập. Tổng công ty đã xác định rõ
mục tiêu của ngành:
+ Quan điểm phát triển:
Quan điểm phát triển toàn ngành xi măng trong giai đoạn 2010 – 2020
được thể hiện trên các mặt về đầu tư, về công nghệ, về quy mô công suất
cũng như về vị trí quy hoạch phát triển. Trên các mặt quan điểm phát triển là
rất rõ ràng. Ví dụ như quan điểm phát triển về quy mô công suất thì ưu tiên các
nhà máy công suất lớn ; lựa chọn quy mô công suất phù hợp với các dự án ở
vùng núi, vùng sâu vùng xa,...
+ Chiến lược phát triển của VICEM trong giai đoạn 2010 – 2020:
Thứ nhất, xác định sản xuất xi măng là chủ chốt và chỉ đa dạng hoá


những ngành nghề liên quan đến ngành XM là chính. Tập trung đầu tư ngành
công nghiệp XM, sau đó ưu tiên ngành gần XM như bê tông trộn sẵn và các
ngành cốt liệu (sản phẩm sau XM). Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và đổi mới
công nghệ để duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, mẫu mã, số lượng
mặt hàng XM là sản phẩm chính của TCty, đồng thời tập trung nghiên cứu để
đầu tư và hợp tác đầu tư sản xuất các mặt hàng VLXD mới phù hợp với quy
hoạch, chiến lược phát triển VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ hai, thực hiện cam kết đối với cổ đông là nỗ lực thỏa mãn các cổ đông lớn
cũng như các cổ đông nhỏ, phấn đấu đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu/vốn đầu tư; VICEM
thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của các cổ đông.
Tránh tình trạng cho rằng Cty Nhà nước nên chỉ phục vụ Nhà nước mà không quan tâm
đến lợi nhuận của cổ đông…
Thứ ba, xây dựng VICEM trở thành một thương hiệu được lựa chọn số 1 trong
ngành công nghiệp XM, chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng và dịch vụ vượt trội, tập
trung tư vấn đào tạo công nhân kỹ thuật ngành XM và trên lĩnh vực tài chính sẽ rút dần
các ngành kinh doanh không chủ chốt như bao bì. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư mới
phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Để thực hiện được điều này, VICEM sẽ phải huy động tối đa các nguồn vốn trong
nước để đầu tư. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn, kể cả hình thức đầu tư để các
thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất XM. Tập trung triển khai thực hiện cổ
phần hoá để tận dụng năng lực toàn xã hội.
Thứ tư, chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, tạo dựng VICEM thành một
môi trường cho sự phát triển bằng cách tạo cơ hội cho sự phát triển và thành đạt của
người lao động.
3.1.2 Chiến lược phát triển của công ty cổ phần thương mại xi măng trong những
năm tới
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để có thể
tồn tại và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường thì công ty Cổ
phần thương mại xi măng đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển có

nhiều đổi mới để có thể tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh, đồng thời tiến
hành đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình.
a. Công tác kinh doanh xi măng sắt thép.
Trong những năm tới công ty vẫn tiếp tục công tác kinh doanh tiêu thụ xi
măng, coi đây là hoạt động kinh doanh cốt lõi bám sát vào diễn biến của thị
trường, năng lực và khả năng cạnh tranh của công ty, hệ thông tiêu thụ hiện có
của công ty trên các địa bàn tiêu thụ và nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường
để xây dựng sản lượng cho phù hợp, sát với tình hình, Đồng thời công ty đa
dạng hóa các ngành nghề kinh doanh: Một mặt tăng cường hoạt động kinh
doanh sắt thép, mặt khác công ty còn xây dựng các tổ hợp nhà cao tầng Giáp
Nhị dùng để kinh doanh, cho thuê văn phòng làm việc và nhà để ở cao cấp.
Bảng 3.1 : Định hường kinh doanh của công ty 2009 – 2010:
ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010
1 Sản lượng mua vào, bán
ra xi măng
Tấn 1.550.000 1.700.000
2 Sản lượng mua vào, bán
ra thép
Tấn 6500 7.000
3 Công tác tài chính
Doanh thu Triệu đồng 1.197.890 1.449.320
Nộp ngân sách Triệu đồng 6.000 7.000
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 7.547 8.097
Lãi cổ tức % 8 8,5
4 Công tác lao động tiền
lương
Lao động bình quân Người 325 325
Tổng quỹ tiền lương Nghìn đồng 14.000.000 15.000.000

Tiền lương bình quân Đ/Ng/Th 3.590.000 3.846.000
Thu nhập bình quân Đ/Ng/Th 3.770.000 4.026.000
(Nguồn: phòng tổ chức lao động)
b. Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh:
- Tiếp tục làm đại lý buôn bán sơn cho công ty sơn Việt Nhật, Maxilay....
- Tiến hành các hoạt động hỗ trợ bán hàng, quảng cáo
c. Đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên trong công ty:
- Công ty cố gằng thực hiện đảm bảo mức thu nhập cho đời sống cán bộ
nhân viên trong công ty
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc về các quyền lợi và nghĩa vụ cho các bộ
nhân viên về Bảo hiểm xã hội, y tế, chế độ nghỉ ngày lễ, tết, chế độ thai sản,…
- Quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ nhân viên trong công ty.
+ Biện pháp thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh 2009- 2010:
Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện trở thành nhà phân phối chính tập trung kinh
doanh xi măng, giữ vững thị phần của tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt
Nam trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Hình thành các nhà phân phối
cấp 2 đặt tại các tỉnh để tổ chức tiêu thụ xi măng của công ty cổ phần thương
mại xi măng tại các địa bàn quản lý.
Thứ hai: Triển khai và phát triển bộ phận tiếp thị bán hàng trực tiếp đến
chân công trình. Đẩy mạnh bán xi măng rời cho các trạm trộn bê tông.
Thứ ba: nghiên cứu triển khai bán hàng qua mạng, các mặt hàng kinh
doanh để đáp ứng nhu cầu mua hàng qua mạng ngày càng tăng cao.
Thứ tư: Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất xi măng,
các nhà phân phối, các công ty đơn vị vận tải để tăng sản lượng tiếp nhận, vận
chuyển xi măng về các địa bàn để đáp ứng cả nhu cầu về số lượng cũng như
chủng loại theo yêu cầu của khách hàng.
Thứ năm: Cải tiến cơ cấu tổ chức kinh doanh, quy chế quản lý nội bộ,
thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý tiền – hàng, tránh tình trạng
dây dưa.
Thứ sáu: Tiết kiệm chi phí bán hàng trong ngân sách cho phép để tăng

khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường
Thứ bẩy: Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh nhằm tạo đủ công ăn việc
làm cho cán bộ nhân viên trong công ty. Trước mắt tăng cường mối quan hệ
với các công ty sản xuất và kinh doanh sắt thép nhằm chủ động được nguồn
hàng, mở rộng hệ thống tiêu thụ sắt thép của công ty và các lạo vật liệu xây
dựng khác tại các địa bàn công ty quản lý để tăng sản lượng tiêu thụ và tăng
hiệu quả kinh doanh của công ty.
Thứ tám: Công tác đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn: Bám sát vào mục
tiêu và tiến độ kế hoạch thực hiện phê duyệt, kết hợp chặt chẽ với những bên
có liên quan
Thứ chín: Tổ chức lại bộ máy tổ chức của công ty. Hiện nay, bộ máy của
công ty hơi cồng kềnh nên cần tổ chức lại để bộ máy gọn nhẹ mà làm việc có
hiệu quả.
Thứ mười: Chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, lụt bão , hỏa
hoạn, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội và công tác quốc phòng toàn dân.
3.2. Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi
măng
Công tác tiêu thụ xi măng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh
của công ty, có tác động chi phối tới các hoạt động khác như sản xuất, tái đầu
tư mở rộng, thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên,…
Đẩy mạnh tiêu thụ nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng
lợi nhuận thu nhập. Chính vì thế công tác tiêu thụ có tầm quan trọng đặc biệt
và cần được ưu tiên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh
tranh ngày càng gay gắt hiện nay, việc tìm kiếm và duy trì khách hàng ngày
càng khó khăn thì việc tìm ra biện pháp thúc đẩy tiêu thụ là hết sức cần thiết
đối với doanh nghiệp. Công ty cổ phần thương mại xi măng cũng không nằm
ngoài ngoại lệ đó. Dưới đây là một số biện pháp:
3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh
doanh, họ sản xuất và cung ứng những sản phẩm dựa theo nhu cầu của thị

trường. Đây là cách tốt nhất đảm bảo việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra
thị trường sẽ được chấp nhận, tạo điều cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Mặt khác, việc đưa sản phẩm mới ra thị trường mà thiếu sự nghiên
cứu, dự báo phân tích thị trường thì hết sức nguy hiểm, giống như đánh một
canh bạc và có thể dẫn doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản. Bên cạnh đó chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và chiến lược cạnh tranh thị
trường nói riêng sẽ không thực hiện được. Do vậy, công tác nghiên cứu thị
trường có vai trò cực kì quan trọng trong cơ chế thị trường hiện nay. Đòi hỏi
công ty phải nắm bắt những thông tin hàng ngày luôn thay đổi của thị trường,
của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng về các chủng loại sản phẩm,
…. Những thông tin đó là rất quan trọng giúp cho công ty có kế hoạch thực
hiện các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mà mình đã đặt ra. Thường là kế hoạch
tiêu thụ trong một năm, phân bổ cho các đơn vị thành viên thực hiện tiêu thụ
theo thời gian .
Hiện nay thị trường của công ty quá tập trung vào thị trường miền Bắc với
thị trường chính là thủ đô Hà Nội Công ty . Chính vì vậy cần thực hiện một số
giải pháp sau để nâng cao và mở rộng thị trường:
- Xác định một lượng ngân quỹ cho các công tác nghiên cứu thị trường,
hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên liên tục. Chính từ sự nghiên
cứu thị trường này, công ty một mặt nắm bắt được những nguyện vọng của
người tiêu dùng củng cố hơn nữa thị trường mà mình đã có, mặt khác công ty
có thể mở rộng thị trường có thể mở thêm các chi nhánh, các cửa hàng đại lý.

×