Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.5 KB, 10 trang )

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH HỒNG HÀ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO.
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NHNo&PTNT CHI NHÁNH HỒNG HÀ.
3.1.1. Khó khăn và thuận lợi trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo-
PTNT chi nhánh Hồng Hà trong điều kiện hội nhập KTQT.
* Khó khăn.
- Trong quá trình tham gia vào thị trường cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập
KTQT, chi nhánh luôn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong
nước,ngoài ra còn có sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt từ các đối thủ nước ngoài.
- Trong bối cảnh hội nhập KTQT thì việc mở cửa thị trường tài chính sẽ
đem lại rất nhiều rủi ro như: giá cả, tỷ giá, lãi suất, chu chuyển vốn. Sự khác
nhau về lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế làm xóa đi khả năng tận
dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất. Ngoài những rủi ro nêu trên thì hệ thống
NHTM trong nước nói chung và Chi nhánh Hồng Hà nói riêng cũng phải đối
mặt với những rủi ro còn lớn hơn nữa như: Khủng hoảng và các cú sốc kinh tế,
những vấn đề tài chính trong khu vực và trên thế giới.
- Hội nhập KTQT sẽ tạo điều kiện giúp cho các NH tiếp thu được các công
nghệ hiện đại, học tập những kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của những ngân
hàng hàng đầu trên thế giới. Nhưng đồng thời thì sức ép về số lượng và chất
lượng sản phẩm dịch vụ cũng tăng lên. Vì vậy nếu sản phẩm, dịch vụ của NH
vẫn còn đơn điệu, nghèo nàn, chất lượng còn thấp, độc quyền kinh doanh tín
dụng còn phổ biến thì các NH không sớm thì muộn sẽ bị loại ra khỏi thị trường.
- Hội nhập KTQT giúp NH tạo điều kiện để phát triển mạng lưới các ngân
hàng đại lý ở nước ngoài và hình thành nên nền kinh doanh ngân hàng quốc tế.
Do vậy mà NH cũng ngày càng bị lệ thuộc nhiều hơn vào các chuẩn mực ngân
hàng quốc tế.
* Thuận lợi.
Khi Việt Nam là thành viên của WTO, thì môi trường kinh doanh của các
NH Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hồng Hà nói riêng có sự thay đổi lớn, vì


chúng ta phải thực hiện những cam kết quốc tế theo lộ trình ký kết. Khi đó sẽ có
nhiều ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại thị trường Việt Nam dựa
trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng trong nước. Cũng chính nhờ
sự thay đổi đó mà Chi nhánh cũng được hưởng nhiều cơ hội.
- Khi được tham gia vào một “sân chơi” kinh doanh bình đẳng và mang
tính chuyên nghiệp cao thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng diễn ra ngày
càng khốc liệt, đặc biệt là sau năm 2010. Khi đó sự can thiệp của Nhà nước vào
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ ngày càng giảm và sự bảo hộ sẽ
không còn nữa, vì lúc đó Nhà nước chủ yếu chỉ quản lý ở tầm vĩ mô thông qua
cơ chế chính sách. Do vậy các ngân hàng kinh doanh yếu kém sẽ tự bị đào thải
bởi sự cạnh tranh gay gắt hoặc tự phải vươn lên, nếu muốn tồn tại.
- Chính vì có tiến trình hội nhập mạnh mẽ, mà khả năng cạnh tranh của Chi
nhánh Hồng Hà cũng sẽ được nâng cao nhờ có cơ hội được liên kết hợp tác với
các đối tác nước ngoài trong quá trình chuyển giao công nghệ, phát triển sản
phẩm và khai thác thị trường. Nhờ việc học hỏi kinh nghiệm, trình độ công
nghệ, quản lý từ các ngân hàng nước ngoài cũng như sự cọ xát trong hoạt động
kinh doanh nên có thể nói đây là tiền đề giúp Chi nhánh Hồng Hà nâng mình lên một
tầm cao mới.
- Quá trình hội nhập KTQT đã làm thay đổi mặt bằng trung làm, các dịch
vụ ngân hàng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là
những dịch vụ ngân hàng công nghệ cao như: hoạt động ngân hàng đầu tư, dịch
vụ ngân hàng bán lẻ, thẻ thanh toán, các dịch vụ thanh toán khác…
- Việt Nam là thành viên của WTO, giúp nền kinh tế phát triển, các giao
dịch thương mại sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi đó sẽ thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài sẽ đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Ngoài ra thì nhận thức của người
dân về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng sẽ thay đổi, nên cơ hội kinh doanh
của Chi nhánh Hồng Hà cũng tăng lên nhanh chóng.
- Tiến trình hội nhập KTQT góp phần mở rộng khả năng tiếp cận thị
trường của Chi nhánh với các khu vực thị trường mới, không còn bị bó hẹp
trong phạm vi một quốc gia nữa, mà còn mở rộng thị trường ra nước ngoài theo

những quy định của các cam kết quốc tế. Quá trình hội nhập tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức tín dụng trong nước amở rộng hoạt động ra thị trường nước
ngoài thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ WTO, đặc biệt
là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo-PTNT
chi nhánh Hồng Hà.
- Nâng cao năng lực tài chính:
+ Đẩy mạnh khai thác, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động. Phấn đấu
cuối năm 2009 nguồn vốn đạt: 2.415 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2008.
+ Sử dụng vốn an toàn hiệu quả. Phấn đấu cuối năm 2009 tổng dư đạt:
1.700 tỷ đồng. Nợ xấu phấn đấu đạt dưới 4%.
- Phát triển các dịch vụ tiện ích trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại,
hoàn thiện và triển khai EDC/POS tại các điểm giao dịch và các điểm thuận lợi
trên địa bàn nhằm thu hút thêm khách hàng để tăng thu dịch vụ. Phấn đấu thu
dịch vụ tăng trưởng thêm 10%.
- Ổn định tổ chức, duy trì phát triển mạng lưới kinh doanh. Phấn đấu thành
lập thêm khoảng 01 đến 02 Phòng giao dịch.
- Tăng cường hợp tác liên kết với các ngân hàng nước ngoài.
- Tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế tạo ra một sân chơi lớn hơn và công
bằng hơn.
- Nguồn nhân lực:
Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ trong chi nhánh về tinh
thần trách nhiệm với công việc, với cơ quan và phục vụ chu đáo khách hàng.
Tăng cường đào tạo, tự đào tạo và bổ sung cán bộ cho yêu cầu mở rộng
quy mô hoạt động, nâng cao vị thế của Chi nhánh trong giai đoạn mới, giai đoạn
cổ phần hóa
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH HỒNG HÀ.
Trong quá trình hội nhập KTQT, chi nhánh cần tạo dựng cho riêng mình

hình ảnh một Ngân hàng có đầy đủ uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có
hiệu quả, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng
đầu tư trong nền kinh tế thị trường.
- Các giải pháp về nâng cao năng lực tài chính.
Muốn tăng cường đầu tư quy mô của chi nhánh hay đổi mới và để nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì nhất thiết cần
phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Chi nhánh cần phải có các biện pháp nhằm:
+ Thu hút tiền gửi.
NH cần xây dựng hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho
khách hàng thói quen sử dụng tài khoản NH, đồng thời cắt giảm tiến tới xóa bỏ
những thủ tục rắc rối để khách hàng có thể thuận lợi trong công việc giao dịch
với NH.
+ Tăng vốn điều lệ - xử lý được các khoản nợ tồn đọng.
Ngoài ra NH cần áp dụng các biện pháp như phát hành cổ phiếu, hoặc bán
tài sản và thuê lại để có thể bổ sung vốn điều lệ nhằm đạt đựoc tỷ lệ vốn an toàn
la 8%, xử lý triệt để nợ tồn đọng.
- Đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng hiện đại phù hợp với yêu cầu của
hội nhập.
Nhất là xu thế triển khai những giải pháp core banking hiện đại. Chi nhánh
cần phải tăng tốc đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng core
banking hiện đại để thu hút khách hàng như internet banking (trọn vẹn những
giải pháp: vấn tin tài khoản, chuyển tiền qua internet, thanh toán qua mạng…);
triển khai những giải pháp về contact center (trung tâm xử lý giao dịch), về
quản trị khách hàng, phân hệ quản trị rủi ro…
để tiếp tục giữ vững vị trí của mình và cạnh tranh được với làn sóng các
ngân hàng ngoại – nơi mà công nghệ ngân hàng được áp dụng nhanh nhất, tốt
nhất thì Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ ngân hàng hàng
năm hoặc theo lộ trình phát triển công nghệ từ 3 đến 5 năm để có sự chuẩn bị
sẵn sàng về vốn, nhân lực vận hành.
Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống máy tính của Chi nhánh hiện nay đang được

trang bị tương đối hiện đại và đáp ứng nhu cầu của ngân hàng. Song với tốc độ
phát triển vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, hệ thống máy tính sẽ rất
nhanh chóng trở nên lạc hậu nên cần được nâng cấp thường xuyên.
- Giải pháp nâng cao năng lực quản lý.
+ Xây dựng và điều hành các cơ chế, chính sách theo sát với chủ trương
của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện phân cấp Ủy quyền gắn trách nhiệm,
kiên quyết điều hành theo quy chế, quy trình, xử lý rõ ràng đúng sai công minh
hướng mọi cấp, mọi cán bộ theo một mục tiêu chung vì sự phát triển của Chi
nhánh.
+ Quan tâm đến công tác nguồn vốn, chú trọng tăng tỷ lệ vốn huy động từ
dân cư và có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
+ NH cần phải đẩy mạnh việc chuẩn hóa các quy trình quản lý và vận
hành. Các quy trình trong Chi nhánh cần phải được tích hợp trong hệ thống tự
động để đảm bảo các hoạt động được thực hiện một cách có hiệu quả cao nhất,
đồng thời có thể giảm bớt chi phí hành chính. Bên cạnh đó, năng lực quản trị
chiến lược của ban lãnh đạo Chi nhánh cũng cần phải được cải thiện hơn để
nhanh chóng nắm bắt xu thế phát triển và đưa ra những chiến lược có hiệu quả.
+ Phải chú ý hơn về các vấn đề kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro nhằm
giúp NH vận hành an toàn.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.
Có thể coi rằng nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những yếu

×