Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

VH 9 cđ 10 văn học nước ngoài, kịch bản văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.63 KB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ 10
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI VÀ KỊCH BẢN VĂN HỌC
Mục tiêu
 Kiến thức
 Giới thiệu được những giá trị, thành tựu, tác giả tiêu biểu của văn học nước ngoài


Trình bày được đặc điểm của văn bản kịch

 Nói được những rung cảm của bản thân đối với những đứa trẻ đáng yêu sống thiếu tình thương
 Phân tích được hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten trong bài
luận của Buy-phông
 Nêu được tình cảm yêu thương mẹ của em nhỏ; tình yêu con trẻ, tình yêu và sự gắn bó tha
thiết với cuộc đời của nhà thơ cũng như những triết lí sâu sắc của bài thơ
 Phân tích cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn qua bức chân dung tự họa
của nhân vật
 Phân tích cách thể hiện tình cảm của con chó Bấc đối với chủ: qua những khía cạnh khác
nhau, năng lực quan sát tinh tế…
 Phân tích được xung đột, diễn biến hành động kịch và ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích: xung
đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật
 Kĩ năng


Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn và kịch nói



Nói và phân tích được tác dụng của sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong việc thể hiện
nội dung tư tưởng tác phẩm và xây dựng tính cách nhân vật




Phân tích nghệ thuật viết kịch của các tác giả: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành
động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật, phát triển mẫu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn

Trang 1


A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
CỐ HƯƠNG
Lỗ Tấn
 Nhân vật tôi trên đường về quê
 Thời tiết: đang độ giữa đông, trời u ám, giá lạnh
 Hình ảnh làng xóm: xa gần, thấp thoáng tiêu điều
 Tâm trạng: buồn, một nỗi buồn tiếc xót xa sau hơn hai mươi năm mới trở về quê cũ, bởi
quê hương đã quá đổi thay
� Tác giả đan xen giữa lời kể và những dòng văn miêu tả men theo hồi ức của nhân vật, góp phần thể
hiện dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật
 Nhân vật “tôi” những ngày ở quê

 Trên mái ngói mấy cọng rơm khô phất phơ
 Các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh, gợi cảm giác rất buồn
 Con người:
 Mẹ: nét mặt ẩn một nỗi buồn (buồn vì sắp phải từ giã nơi mình gắn bó cả cuộc đời, phần còn lại
buồn vì quê hương đã quá thay đổi)
 Cháu Hoàng: nhìn chòng chọc vì chưa gặp lần nào
 Thím Hai Dương: thay đổi rất nhiều (lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, chân nhỏ xíu, giọng nói
the thé, đi nguây nguẩy đít), trở thành một người tham lam, ích kỉ
 Nhuận Thổ: sau hai mươi năm, không còn là một cậu bé nông dân khỏe mạnh, lanh lợi, hiểu biết,
sống tình cảm và thân thiện nữa. Thay vào đó là một người nông dân già nua, nghèo khổ, ngu

muội và cam chịu số phận
� Nhân vật tôi thấy buồn xót trước cảnh đổi thay theo chiều hướng lụi tàn của quê hương, nhưng đáng
sợ hơn cả là tình trạng cam chịu đến mức ngu muội, tinh thần mụ mẫm của người dân nơi đây
 Nhân vật “tôi” trên đường rời xa quê
 Suy nghĩ:
 Rời quê khi hoàng hôn buông xuống
� thời gian mang dụng ý nghệ thuật
 Ngổn ngang với những suy tư, trăn trở về con người, về kí ức, tình bạn,…
 Mong ước cho con cháu thân thiết, gắn bó và không phải khốn khổ như bao người
 Hình ảnh con đường:
Mang đầy chiêm nghiệm sâu sắc:
Trang 2


 Đó là con đường mà tôi và gia đình đang đi
 Là con đường mang theo ánh sáng của tương lai đổi mới, ở đó có cả niềm tin hi vọng của nhà văn
vè một ngày mai mới mẻ cho cả dân tộc
NHỮNG ĐỨA TRẺ
Trích Thời thơ ấu, Mác-xim Go-rơ-ki
1. Tác giả


Maksim Gorky (1868 – 1936) tên thật là A-lếch-xây Mác-xi-

mô-vích Pê-scốp, sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở Nga

 Ông mồ côi bố khi mới ba tuổi, ông sống với ông bà ngoại,
mười tuổi thì mẹ mất
 Ông từng làm nhiều nghề để kiếm sống, không được học nhiều
ở nhà trường nhưng ông rất ham đọc sách và đã tự trang bị cho

mình vốn tri thức văn hóa, văn học rất sâu rộng
 Ông lấy bút danh là Go-rơ-ki có nghĩa là “cay đắng”
2. Tác phẩm
Tình bạn tuổi thơ trong sáng, vượt qua những cách biệt về tầng lớp xã hội
Cơ sở hình thành tình bạn giữa những đứa trẻ
Những biểu hiện của tình bạn tuổi thơ
A-li-ô-sa cùng hai đứa lớn con ông đại tá cứu được Khi nhìn thấy A-li-ô-sa, thằng lớn đã chủ động mời
đứa nhỏ rơi xuống giếng do nghịch ngợm nhay vào cậu sang chơi (Nó gọi giọng thân mật: Xuống đây
cái gàu nước
chơi với chúng tới!)
Sự tương đồng về cảnh ngộ: A-li-ô-sa mồ côi bố, Cuộc trò chuyện tự nhiên, thân mật, không có
mẹ đi lấy chồng khác, chú sống với ông bà ngoại; khoảng cách
lũ trẻ hàng xóm thì mẹ mất, sống với bố và dì ghẻ
Chúng đều cùng độ tuổi và thích truyện cổ tích

Chúng trò chuyện qua lỗ thủng ở hàng rào trong sự
luân phiên canh chừng ông đại tá trở về của những
đứa trẻ; bọn trẻ con nhà ông đại tá luôn sẵn lòng
đợi chờ để A-li-ô-sa trở về nhà hỏi bà những câu
chuyện cổ tích rồi kể lại cho chúng

Chuyện đời thường và chuyện cổ tích đan lồng vào nhau trong thế giới trẻ thơ
Chuyện đời thường của những đứa trẻ và những Sự đan cài đó tạo ra thế giới hiện thực và mơ ước,
câu chuyện cổ tích A-li-ô-sa say mê khi được bà kể tưởng tượng như an ủi, bù đắp cho những đứa trẻ
và đem kể lại cho lũ trẻ

Trang 3


CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN

Hi-pô-lít Ten
 Giới thiệu
 Tác giả: là một triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp
 Tác phẩm:
 Chương II, phần 2 trong: La phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông
 So sánh hình tượng cừu và sói trong thơ La Phông-ten với Buy-phông
Chó sói và cừu dưới con mắt của nhà khoa học
Cừu
 Hay tụ tập thành bầy

Chó sói
 Thù ghét mọi sự kết bạn, kết bè

 Hay sợ hãi nhưng không biết tránh nguy hiểm

 Tụ hội khi tấn công một con vật lớn, xong xuôi

 Phải có một con đầu đàn hoặc người chăn xua

lại quay về một mình với sự lặng lẽ, cô dơn
 Lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng, tổn

đi mới di chuyển

tại với: bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, mùi
hôi gớm ghiếc, tiếng hú rùng rợn
� Nhà khoa học đã tôn trọng đặc tính chính xác, chân thực, cụ thể nên đã nêu lên những đặc tính cơ bản
của các loài vật dựa trên quan sát và nghiên cứu, không có dấu ấn của góc độ tình cảm
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Cừu (bị đặt trong tình thế đối mặt với chó sói


Chó sói (kiếm cớ chủ động gây sự với cừu

trên dòng suối

 Dù cừu uống nước nguồn dưới nhưng chó sói

 Gọi “bệ hạ”, xưng “kẻ hèn này”

vẫn đổ oan cho cừu làm đục nước nguồn trên

 Ra sức thanh minh, chứng tỏ mình vô tội

 Dù năm ngoái cừu con chưa sinh ra, nhưng

� Cừu hiện lên là một con vật có ý thức mình là

chó sói vẫn khăng khăng cừu nói xấu sói năm

kẻ yếu, biết tìm cách để nhún nhường kẻ mạnh

ngoái
� Chó sói hiện lên là một con vật gian ngoan, xảo
trá, ỷ thế mạnh uy hiếp kẻ yếu

� Chó sói và cừu đã được La Phông-ten nhân hóa dưới ngòi bút tưởng tượng đầy phóng khoáng, làm cho
chúng hiện lên là những con vật có tính cách, suy nghĩ, tâm hồn. Từ đây, tác giả làm bật rõ đặc trưng sáng
tác nghệ thuật là tưởng tượng, hư cấu, góp phần làm cho tác phẩm sinh động, hấp dẫn nó không giống với
văn bản khoa học, nó mang dấu ấn cá nhân
MÂY VÀ SÓNG

Ra-bin Đra-nát Ta-go
1. Giới thiệu chung
a. Tác giả (1861 – 1941): Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, vinh dự là nhà văn châu Á đầu tiên
nhận giải Nobel với tinh thần thơ ca mang tính dân chủ sâu sắc và tinh thần nhân văn cao cả
Trang 4


b. Tác phẩm
 Hoàn cảnh sáng tác: Được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Trẻ thơ, xuất bản năm 1909
 Thể loại: Thơ tự do
 Chủ đề: Qua lời trò chuyện, tâm tình của em bé với mẹ, bài thơ thể hiện sự thiêng liêng, vĩnh hằng
của tình mẫu tử, vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ, kêu gọi, nhắc nhở mọi người về tình thương dành cho
con trẻ
2. MÂY VÀ SÓNG
 Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng
 Chúng tôi chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà, chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc, ca
hát từ bình minh đến tối, ngao du từ nơi này đến nơi nọ, không biết mình đã đến nơi nao
� Thế giới hấp dẫn với trẻ thơ, gợi sự tò mò, muốn khám phá. Đó là tiếng gọi của một thế giới diệu
kì vô cùng thú vị và hấp dẫn
 Lời từ chối của em bé
 Em hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”
 Buổi chiều mẹ luôn muốn tôi ở nhà
 “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
� Tình yêu thương với mẹ đã chiến thắng. Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện ở sự vượt
lên ham muốn ấy. Đó chính là sức níu giữ của tình mẫu tử
 Trò chơi của em bé
 Con là sóng, mẹ là biển. Con lăn lăn mãi vào lòng mẹ, và không ai biết mẹ con ta đang ở đâu
 Con là mây, mẹ là trăng, mái nhà là trời xanh
� Sự hòa hợp tuyệt diệu giữa em bé và thiên nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp của tình mẫu tử
ROBINSON NGOÀI ĐẢO HOANG

Trích Rô-bin-xơn Cru-xô, Da-ni-en De-phô
BỨC CHÂN DUNG TỰ HỌA CỦA ROBINSON SAU 15 TRÊN ĐẢO HOANG
 Trang phục
 Cái mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê, mũ còn có cả
“mảnh da rủ phía sau gáy” để “vừa che nắng, vừa để chắn không cho mưa hắt vào cổ”
 Quần áo bằng da dê: chiếc áo thì vạt dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, quần loe dài đến đầu
gối, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân
 Đôi giày giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây, cũng làm bằng da dê
 Đồ dùng
 Thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô, thắt bằng hai sợi dây thay khóa, hai bên có hai quai đeo
 Đai da dê quàng qua vai để đeo túi thuốc súng và túi đạn ghém
Trang 5


 Gùi đeo sau lưng
 Súng khoác vai
 Dù lớn giương trên đầu trông xấu xí, vụng về cũng làm bằng da dê
 Diện mạo
 Bộ ria mép có lúc để dài 0.914m, sau xén tỉa kiểu Hồi giáo với hình dáng kì quái
� Chân dung nhân vật được khắc họa với tư thế của con người lao động để sinh tồn
CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN CỦA ROBINSON
QUA BỨC CHÂN DUNG TỰ HỌA
Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thất thường

TINH THẦN CỦA ROBINSON NGOÀI ĐẢO
HOANG
Kiên cường chinh phục thiên nhiên, khắc phục

hoàn cảnh
Trong 15 năm trên dảo, Robinson đã phải trải qua Giọng kể hài hước về bộ ria mép còn gợi ra tinh

bao cuộc săn bắt dê trên đảo để sáng chế trang thần lạc quan, hài hước ở Robinson
phục, trang bị phục vụ cho đời sống nhưng thời
gian và khí hậu làm cho chúng đang rách nát hết cả
Robinson tự trồng lúa mì làm lương thực; nuôi dê

� Robinson là con người giàu nghị lực, mạnh mẽ,

lấy thịt, sữa; chặt cây, cưa gỗ để dựng lều che nắng, sáng tạo và cũng đầy lạc quan
che mưa…
BỐ CỦA XI-MÔNG
Mô-pa-xăng
1. NHÂN VẬT XI-MÔNG
 Hoàn cảnh
 Tuổi thơ được mẹ yêu thương bao bọc
 Đi học, bị bạn bè trêu chọc, đánh vì không có bố do mẹ cậu bị lừa dối mà sinh ra cậu
 Tâm trạng
 Xi-mông buồn khổ, đau đớn, tủi hận
 Bỏ nhà ra sông định tự tử
 Mỗi khi buồn tủi là khóc
 Nói trong tiếng nấc, tiếng khóc
 Xi-mông vẫn hồn nhiên, vô tư, thay đổi cảm xúc nhanh chóng
 Nhìn thấy bãi cỏ êm ấm mà thèm nằm dài trên cỏ
 Ngắm cảnh mà quên mất ý định tự tử
 Bị chú nhái bén thu hút bởi sự chú ý rồi nhớ về một thứ đồ chơi ở nhà
 Nghĩ đến nhà lại nghĩ về mẹ, lại buồn
2. NHÂN VẬT BLĂNG-SỐT
Trang 6


Blăng-sốt là người phụ nữ tốt, có lòng tự trọng, yêu thương con:

 Ngôi nhà của cô: nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ
 Thái độ đối với khách – bác Phi-líp: nghiêm nghị
 Khi nghe con trai nói bị đánh vì không có bố, “đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương
tủy, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”
 Khi nghe Xi-mông hỏi Phi-líp “Bác có muốn làm bố cháu không?” thì cô “lặng ngắt và quằn quại”
vì hổ thẹn, “dựa vào tường, hai tay ôm ngực”
3. NHÂN VẬT PHI-LÍP
 Phi-líp là bác thợ rèn tốt bụng, biết thông cảm và sẻ chia nỗi đau của con trẻ. Sự đau khổ của Ximông được bác Phi-líp thấu hiểu và sẵn lòng san sẻ với cậu nỗi niềm: “Thôi nào…đừng buồn nữa,
cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu…một ông bố”
 Ban đầu bác cũng có chút nghi ngại bởi vì bác đã nghe đồn thổi về người mẹ trẻ một lần lầm lỡ
nhưng khi đứng trước một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ và đứng trước sự nghiêm
nghị của một người đàn bà cao lớn, xanh xao, bác bỗng tắt nụ cười, trở lại trạng thái nghiêm trang,
e dè, ấp úng: “Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần sông”
 Bác xúc động khi nghe sự giãi bày của đứa trẻ trước người mẹ và lời đề nghị hồn nhiên của Ximông, cảm thông trước nỗi đau của người đàn bà đau khổ, Bác đổi thái độ để không làm tổn
thương đứa trẻ: “Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa: - Có chứ, bác muốn chứ:; “Bác
công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh”
� Bác là người nhân hậu, vị tha, không định kiến với những người tốt trót lầm lỡ
CON CHÓ BẤC
Giắc Lân-đơn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả : Ông trải qua thời thanh niên vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống và sớm tiếp cận
với tư tưởng của chủ nghĩa xã hội
2. Tác giả
Tóm tắt: Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc, Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng
Giôn Thoóc-tơn nhân từ đối với nó, và nó được cảm hóa. Về sau, khi Thoóc-tơn qua đời, nó hoàn toàn dứt
bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã
2. TÌNH CẢM CỦA THOÓC-TƠN VỚI BẤC
 Thoóc-tơn cứu sống và chăm sóc Bấc như thể chúng là con cái của anh vậy, anh coi Bấc như một
con người gần gũi và đáng tin cậy
 Biểu hiện tình cảm của Thoóc-tơn dành cho Bấc: chào hỏi thân mật, trò chuyện, chơi cùng Bấc,

coi Bấc như người bạn (“Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh
vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với
Trang 7


Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ
ấy và những tiếng rủ rỉ bên tai ấy, và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừng như quả
tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất. Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên
hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như
vậy trong tư thế đứng yên bất động. Những lúc ấy Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân
trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”)
 Thoóc-tơn khơi dậy trong lòng Bấc một tình thương yêu sôi nổi, cuồng nhiệt. Anh đã cảm hóa Bấc
cùng Xơ-kít và Ních, biến chúng từ lũ chó hoang thành những con vật có nghĩa tình, trung thành,
giúp đỡ được nhiều việc cho chủ
3. TÌNH CẢM CỦA CHÚ CHÓ BẤC VỚI CHỦ
 Bấc tôn thờ Thoóc-tơn, coi Thoóc-tơn là ông chủ lí tưởng. “Nó thường nằm phục ở chân Thoóctơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm
theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó
nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của
thân thể anh…tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt tỏ rạng ra ngoài”
 Bấc biết ơn Thoóc-tơn vì anh đã cứu sống Bấc. Bấc quấn quýt không muốn rời Thoóc-tơn một
bước, lo sợ không có người chủ nào có thể gắn bó lâu dài, sợ Thoóc-tơn cũng biến khỏi cuộc đời
nó như Pê-rôn, Phơ-răng-xoa và Ê-cốt. Nỗi sợ đó ám ảnh Bấc trong cả giấc ngủ. Mỗi khi lo sợ mất
Thoóc-tơn, “nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng
nghe tiếng thở đều đều của chủ”
 Bấc mong muốn một tình người đằm thắm, thủy chung không đổi thay
� Tình yêu thương là điều kì diệu gắn kết con người với thế giới xung quanh
BẮC SƠN
Nguyễn Huy Tưởng
1. GIỚI THIỆU CHUNG
a. Tác giả

 Xuất thân: từ gia đình nha nho có tinh thần yêu nước
 Hoạt động: Ông tham gia cách mạng và hoạt động văn hóa từ trước năm 1945
 Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công hơn ở thể loại tiểu thuyết và kịch
b. Tác phẩm
 Hoàn cảnh sáng tác: 1946, đất nước mới giành được độc lập, tác phẩm ra đời
 Thể loại: Kịch
 Vị trí đoạn trích: Hai lớp hồi 4 (vở kịch có 5 hồi)
2. DIỄN BIẾN

Trang 8


 Dân làng đồn đại Ngọc làm Việt gian và hắn cùng bọn tay chân đang săn lùng hai cán bộ cách
mạng là Thái, Cửu
 Thơm nửa tin nửa ngờ, hi vọng kéo được chồng thoát khỏi con đường tội lỗi
 Ngọc cùng đồng bọn lùng bắt Thái và Cửu. Thơm nhận ra bộ mặt của chồng, xót xa, ân hận khi
nghĩ đến cái chết của cha và em trai, tình trạng điên dại của mẹ
 Thái và Cửu bị truy đuổi chạy vào nhà Thơm, Thơm nhanh trí giấu hai người vào buồng và chỉ
lối thoát cho họ
 Ngọc ghé qua nhà trên đường truy đuổi Thái và Cửu, Thơm không khéo thông báo cho hai người
đang trốn trong buồng biết để đề phòng, đồng thời tìm cách che chắn không cho chồng phát hiện.
Ngọc ra khỏi nhà, hoàn toàn lộ rõ bản chất của một tên Việt gian phản cách mạng
3. TÌNH HUỐNG BẤT NGỜ, GAY CẤN TRONG HAI LỚP KỊCH
 Tình huống: Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm – vợ của Ngọc
 Xung đột kịch sâu sắc
 Xung đột giữa lực lượng cách mạng và nhân dân với bọn phản cách mạng, cụ thể là sự đối đầu
giữa Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng, đang ở thế bị đàn áp, truy đuổi) và Ngọc cùng đồng bọn
(Việt gian làm tay sai cho giặc)
 Xung đột giữa Cửu với Thơm khiến Thái phải hòa giải và Thơm phải lựa chọn dứt khoát là theo
cách mạng hay theo chồng – Việt gian

 Xung đột giữa Ngọc (tên phản cách mạng) và Thơm (quần chúng che giấu và bảo vệ cán bộ cách
mạng). Xung đột này ẩn chứa trong nội tâm của Ngọc
4. TÂM TRẠNG VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT THƠM
 Hoàn cảnh của Thơm
 Thơm là vợ của Ngọc – một nho lại trong bộ máy cai trị của Pháp ở Bắc Sơn. Thơm được
chồng yêu chiều nên quen cuộc sống nhàn nhã. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, tuy cha và em trai
là những quần chúng tích cực, ủng hộ khởi nghĩa nhưng cô vẫn là người đứng ngoài cuộc
 Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em bị giết, mẹ đau đớn bỏ đi lang thang, Thơm ân hận
và càng bị giày vò khi dần biết Ngọc làm tay sai cho giặc nhưng đang truy lùng, bắt bớ những
chiến sĩ cách mạng tham gia cuộc khởi nghĩa
 Tâm trạng và thái độ của Thơm với Ngọc
 Băn khoăn, nghi ngờ chồng
 Nhận ra bộ mặt Việt gian cùng bản chất xấu xa của Ngọc, cô trở thành người đối đầu với Ngọc
trong tâm tưởng, tìm cách đẩy Ngọc ra khỏi nhà để hai chiến sĩ cách mạng thoát thân
 Hành động cứu Thái, Cửu
 Lựa chọn giấu Thái, Cửu để họ thoát chết. Cô đã ủng hộ cách mạng

Trang 9


 Thơm đã có sự chuyển biến, từ chỗ thờ ơ với cách mạng đến đứng về phía cách mạng, từ đấu
tranh nội tâm đến hành động dứt khoát
 Chính nghĩa của cuộc cách mạng dù tạm thời bị đàn áp khốc liệt vẫn có sức thức tỉnh quần chúng,
kể cả những con người còn do dự
5. CÁC NHÂN VẬT NGỌC, THÁI, CỬU
 Ngọc
 Là một nho lại quèn trong bộ máy cai trị thực dân ở Bắc Sơn, ham muốn về địa vị, quyền lực,
tiền tài
 Cách mạng nổ ra, bộ máy cai trị ở Bắc Sơn bị lật đổ, Ngọc căm thù cách mạng và làm tay sai
cho địch

 Thái
 Cán bộ cách mạng, bình tĩnh, sáng suốt, củng cố niềm tin của Thơm vào những người cách
mạng và bộc lộ lòng tin vào bản chất tốt của Thơm
 Cửu
 Cán bộ cách mạng, nóng nảy, thiếu chín chắn, suýt định bắn Thơm nhưng khi được Thái giải
thích, Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin cô
6. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
 Xây dựng tình huống bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột kịch và thúc đẩy hành động kịch phát triển
 Lời thoại với những sắc thái, giọng điệu khác nhau phù hợp diễn biến tình huống và tâm trạng
của nhân vật
TÔI VÀ CHÚNG TA
Lưu Quang Vũ
1. GIỚI THIỆU CHUNG
 Tác giả
 Cuộc đời: Lưu Quang Vũ từng là bộ đội thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông bắt đầu làm thơ
vào giữa những năm 60 của thế kỉ XX. Đầu những năm 80, ông thành công rực rỡ ở lĩnh vực
kịch
 Sự nghiệp: Kịch của Lưu Quang Vũ giàu tính biểu tượng, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo
người xem trong những năm xã hội chuyển động mạnh mẽ theo hướng mới
 Tác phẩm
 Hoàn cảnh sáng tác: 1985, đây là thời kì nước ta đang khôi phục và phát triển kinh tế để xây
dựng đất nước. Những con người tiên tiến đã nhận ra điều đó và khao khát thực hiện nhưng họ
vấp phải sự chống trả của phái bảo thủ. Và thực tế cho thấy: cơ chế cũ đã trở nên cứng nhắc và
lạc hậu
 Vị trí đoạn trích: Cảnh ba (trong tổng số 9 cảnh)
Trang 10


2. TÌNH HUỐNG KỊCH MÂU THUẪN, CƠ BẢN CỦA ĐOẠN TRÍCH
 Tình huống : Sự tuyên chiến trực diện đầu tiên, công khai, táo bạo của phái tiến bộ khiến pháp bảo

thủ không kịp trở tay trong cuộc họp tại phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt
 Mâu thuẫn
Phái tiến bộ

Phái bảo thủ

(Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn)

(Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc phân

 Quyết định mở rộng việc tuyển dụng nhân

xưởng Trương, Trưởng phòng Tổ chức lao động,
Trưởng phòng tài vụ)

công để tăng thêm sức lao động
 Sử dụng thợ hợp đồng
 Kiếm vật tư, thiết bị để tăng sản xuất
 Lương mới (khoán theo sản phẩm)
 Thừa chức Quản đốc phân xưởng
 Thay lề lối làm việc cũ

 Cấp trên không cho tăng chỉ tiêu (TP Tổ
chức lao động)
 Không có lương cho thợ hợp đồng (TP Tài
vụ)
 Tài vụ không chịu (TP Tài vụ)
 Không thể bỏ chức quan trọng này (Quản
đốc phân xưởng Trương)
 Không có trong Nghị quyết Đảng ủy xí


nghiệp
� Muốn đổi mới phải có lòng dũng cảm, tiến hành đồng bộ và triệt để
3. TÍNH CÁCH NHÂN VẬT
 Hoàng Việt
Giám đốc, mới lãnh đạo xí nghiệp Thắng Lợi có 1 năm nhưng năng nổ, dám nghĩ dám làm, có tinh
thần trách nhiệm cao, đặt lợi ích của xí nghiệp, công nhân lên trên hết
 Lê Sơn
Một kĩ sư giỏi, nhiều năm gắn bó với xí nghiệp. Anh quý trọng nhân cách Hoàng Việt, ủng hộ cái mới
 Nguyễn Chính
Phó giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy xí nghiệp “đã từng đánh đổ bốn đời giám đốc”. Anh luôn vin vào
những nguyên tắc đã trở nên xơ cứng để phản đối triệt để mọi ý định cải tiến của giám đốc. Đó là con
người gian xảo, xu nịnh, bảo thủ
 Trương
Quản đốc phân xưởng, một cái máy thích địa vị, ham quyền lực, hách dịch với công nhân, thiếu tình
người
4. XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ KẾT THÚC CỦA XUNG ĐỘT KỊCH
 Vở kịch diễn tả cuộc đấu tranh giữa những người đại diện cho một cách nghĩ mới, một cách làm
mới và những lực lượng bảo thủ, đại diện cho cái cũ, cái lạc hậu. Đây là cuộc đấu tranh có tính tất
yếu và gay gắt vì cái mới ban đầu chắc chắn sẽ gặp sự chống đối quyết liệt của cái cũ, cái bảo thủ
Trang 11


 Cuộc đấu tranh này rất gay go, cần những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám làm vì
mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và chăm lo cho đời sống công nhân. Cuối cùng, phần thắng sẽ thuộc
về cái mới, cái tiến bộ bởi nó phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, thúc đẩy sự đi lên của xí
nghiệp Thắng Lợi và của cả xã hội
 Thông điệp: Cần phải tiến hành đổi mới mạnh mẽ. Cần hiểu đúng mối quan hệ biện chứng giữa
cái tôi (các nhân) và chúng ta (tập thể). Tập thể được hình thành từ những cá nhân cụ thể, từng cái
tôi được chăm lo cụ thể, phát triển thì mới có cái chúng ta vững mạnh. Do đó, cần quan tâm thiết

thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người
5. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
 Tình huống và xung đột kịch gay gắt, bộc lộ rõ nét tính cách nhân vật và chủ đề kịch
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Em hãy tóm tắt nội dung câu chuyện trong văn bản Cố hương
Gợi ý bài làm:
 Sau hơn hai mươi năm xa quê, “tôi” trở về quê cũ để vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và làng cũ thân
thương để lên thành phố sống
 Cảnh vật quê hương và con người tràn ngập nỗi buồn bởi sự đổi thay tiêu cực: con người nghèo
khổ, đần độn, mụ mẫm…
 “Tôi” rời cố hương với mong ước hi vọng cuộc sống con người sẽ đổi thay
Bài 2: Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong truyện Cố hương
Gợi ý bài làm: Phân tích sự thay đổi của Nhuận Thổ trong quá khứ và hiện tại:
 Khi còn nhỏ: khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật; đầu đội mũ lông chiên; cổ đeo vòng bạc;
chơi với nhân vật “tôi” rất thân thiết, quấn quýt không rời
 Sau hai mươi năm: cao gấp hai, da vàng sạm; mắt viền đỏ húp lên, mũ rách tươm; tay nặng nề thô
kệch, nứt nẻ như vỏ cây thông; xưng hô với người bạn năm xưa từng thân thiết đầy cung kính, tuy
nhiên cách nói năng lại thiểu não, chán ngán, mệt mỏi. Nhuận Thổ đã không còn là người bạn
ngày xưa của nhân vật “tôi”
 Nguyên nhân của sự thay đổi: đông con nhà nghèo, chỗ nào cũng hỏi tiền không luật lệ gì cả, mất
mùa thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa
Phản ánh hiện thực đầy đau khổ buồn tẻ của nông thôn Trung Quốc thời phong kiến: thối nát, bất
công, đã biến đổi con người ở cố hương cả hình dạng và tính thần. Tác giả đã gián tiếp lên án, tố cáo
hàng rào giai cấp đã ngăn cản tình bạn của Nhuận Thổ với “tôi”. Nhưng đồng thời, nhà văn cũng
muốn bày tỏ sự đồng cảm, xót thương với con người ở làng quê; thức tỉnh họ để đoạn tuyệt với thói
an phận thủ thường, u mê, lạc hậu. Với ông, văn học có khả năng làm vũ khí để cải tạo xã hội bằng cái
nhìn lạc quan

Trang 12



� Đánh giá: bằng thủ pháp đối lập, tác giả đã làm nổi bật sự đổi thay của Nhuận Thổ với nỗi niềm
đồng cảm, xót xa. Nhuận Thổ cũng như thím Hai Dương là những mảnh đời, là gương mặt của quê
hương. Tất cả giờ đây đang phải sống trong cảnh khổ đau, bị đày đọa về thể chất, đặc biệt là bị biến
đổi về tinh thần. Đó là bức tranh thu nhỏ của xã hội nông thôn thời bây giờ. Qua nhân vật Nhuận Thổ
nói riêng cũng như đọc toàn bộ tác phẩm nói chung, ta thấy rõ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của
tác phẩm: qua việc cắt nghĩa nguyên nhân nỗi khổ của Nhuận Thổ, tác giả phê phán xã hội phong kiến
để đặt ra con đường giải phóng cho nhân dân
Bài 3: Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh con đường trong tác phẩm Cố hương
Gợi ý bài làm: Học sinh chú ý trình bày được những ý cơ bản sau:
 Xuất hiện trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, tràn đầy niềm tin, lạc quan để từ đó đưa ra
triết lí
 Nhà văn gửi gắm quan niệm về quy luật của con đường đấu tranh
 Con đường mang ý nghĩa biểu tượng là tương lai của nhân dân Trung Quốc. Dù chưa thấy rõ
nhưng với niềm tin, nhân vật “tôi” sẽ quyết tâm khai phá. Đó chính là sự cải tạo thay đổi xã hội
mà nhà văn nghĩ văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần”, giúp dân chúng thoát khỏi tình
trạng ngu muội và hèn nhát
Bài 4: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong tác phẩm Cố hương
Gợi ý bài làm:
Toàn bộ truyện ngắn Cố hương được tập trung thể hiện ở diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” theo từng
không gian, thời gian khác nhau:
 Trên đường về quê: nhân vật “tôi” bộc lộ nỗi buồn man mác, nao nao, se lòng vì thấy phong cảnh
quê hương đã đổi thay, đã tiêu điều, khác với ngày xưa
 Những ngày sống ở quê, tâm trạng của “tôi” mỗi lúc một buồn hơn, không phải là nỗi buồn trừu
tượng như khi trên đường về quê mà đó là một nỗi buồn cụ thể qua việc tiếp xúc với những con
người cụ thể, những con người sa sút, nhếch nhác, bần tiện bởi sự áp bức, bởi lễ giáo phong kiến,
bởi sự cam chịu của họ. Nỗi buồn đã trở thành nỗi đau đớn, tái tê
 Trên đường xa quê: buồn nhưng chứa chất niềm tin, niềm hi vọng về một con đường trong suy
nghĩ, hi vọng về ngày mai của đất nước có thể thay đổi
Bài 5: So sánh, đối chiếu cách tìm hiểu về các loài vật của La Phông-ten và Buy-phông

Gợi ý bài làm:
 Giống nhau: đều rút ra những đặc điểm, đặc tính cơ bản của các loài vật
 Khác nhau:
 Buy-phông nhìn các loài vật dưới góc nhìn của loài, giống. Còn La Phông-ten xem từng con
vật là từng số phận riêng, chúng có đời sống nội tâm rất phong phú

Trang 13


 Nghệ thuật có những sáng tạo hơn khoa học: nhân cách hóa con cừu, miêu tả chó sói và cừu
như những con người cụ thể, đặt chúng vào một trong xã hội có kẻ mạnh, kẻ yếu, diễn tả rõ
mối quan hệ xã hội và những cư xử của chúng khi sống trong một cộng đồng
Bài 6: Loài vật trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten được nhân cách hóa. Các phương tiện nghệ thuật
nào đã được nhà thơ sử dụng để nhân cách hóa hình tượng chó sói và cừu trong bài thơ Chó sói và cừu
non? Ý nghĩa, tác dụng của biện pháp nhân hóa ấy?
Gợi ý bài làm:
 Các phương tiện nghệ thuật đã được nhà thơ sử dụng để nhân cách hóa hình tượng chó sói và cừu:
cách đặt tên, lập luận, lời nói, diễn tả ý nghĩa, hành động,…của các loài vật
 Ý nghĩa tác dụng
 Cừu tượng trưng cho kẻ yếu thế nhút nhát trong xã hội
 Sói tượng trưng cho kẻ mạnh
� Đúc kết ra quy luật trong xã hội: mạnh được yếu thua
Làm cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Người đọc đến với tác phẩm sẽ được
phát huy trí tưởng tượng thêm gần gũi với thiên nhiên và dễ đồng điệu với cuộc sống của các loài
vật
Bài 7: Em hiểu như thế nào về nhận định: Buy-phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn La Phôngten dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc?
Gợi ý bài làm:
 Buy-phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác: dùng quan điểm, góc nhìn của nhà khoa học để nói
về loài sói dưới góc độ là thú dữ hoan dã – một kẻ ác thú khát máu đã gieo họa cho những con vật
yếu hèn để mọi người ghê tởm và sợ hãi loài vật này. Nói cách khác, Buy-phông đã tìm hiểu các

con vật theo những đặc tính bản năng tự nhiên của chúng, nên con người sẽ không nhìn thấy được
ý thức, cảm xúc trong chúng
 La Phông-ten dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc: La Phông-ten sử dụng góc nhìn của nghệ
thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng. Ông nhìn thấy ở
con vật này những biểu hiện bề ngoài của dã thú, nhưng bên trong thì ngu ngốc tầm thường để
người đọc ghê tởm nhưng không sợ hãi chúng
Bài 8: Qua việc đọc hiểu bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngon của La Phông-ten, em hiểu thêm về đặc
trưng nào của sáng tạo nghệ thuật?
Gợi ý bài làm: Học sinh cần hiểu được những đặc trưng sau của sáng tạo nghệ thuật:
 Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật
 Vận dụng được trí tưởng tượng, hư cấu
 Thông qua những hình tượng cụ thể, thể hiện những cái nhìn khái quát về xã hội
 Tác giả cần thể hiện được dấu ấn, góc nhìn cá nhân với đối tượng miêu tả
Trang 14


Bài 9: Cảm nhận của em về tính mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng
Gợi ý bài làm:
Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng được thể hiện qua lời khước từ của em bé với những người trên mây và
trong sóng
 Lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng hấp dẫn và vô cùng quyến rũ. Đó là
một thế giới thiên nhiên kì thú, lung ling. Em có thể chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc chiều tà, ca
hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Đó là một thế giới mới lạ của sắc màu, vừa hùng vĩ lại vừa nên
thơ. Không gian, thời gian dường như vô tận của thế giới thiên nhiên, của lời mời từ những người
trên mây, trong sóng thật hấp dẫn mà bất kì một đứa trẻ nào cũng khó có thể từ chối được. Thế
giới huyền diệu của thiên nhiên giúp em bé có thể lên đó một cách đơn giản, nhanh chóng trong
khoảnh khắc. Em bé thực sự thích thú và muốn bay mượn cùng mây, hòa nhập với làn sóng biển
 Vậy sức mạnh nào đã giúp em bé vượt qua được những cám dỗ đó? Tình mẫu tử là điểm tựa để
em bé khước từ lời mời gọi hấp dẫn của mây và sóng: “Mẹ mình đang đợi ở nhà – Làm sao có thể
rời mẹ mà đến được?”; “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi

được?”. Hai lần em bé chối từ là hai lần vượt qua thử thách. Lúc nào em cũng nghĩ đến mẹ, cũng
mong muốn có mẹ ở bên. Rõ ràng em không muốn đánh đổi thú vui chơi mà phải rời xa mẹ, để
mẹ phải ở nhà một mình. Em bé đã khắc phục ham muốn chính đáng của tuổi thơ bằng những trò
chơi do em tưởng tượng ra. Như vậy, tình yêu mẹ đã chiến thắng lời mời gọi của những người ở
trên mây, trong sóng. Điều này chứng tỏ tình cảm của em đối với mẹ thật sâu sắc, mãnh liệt
Tình mẫu tử thắm thiết, sâu nặng, bất diệt còn được thể hiện qua trò chơi của em bé
 Trò chơi: bé làm mây, mẹ làm trăng; con là sóng, mẹ là bến bờ
 Không gian: ngôi nhà của em
 Cách chơi: đùa với vầng trăng là ôm mặt mẹ; lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng
mẹ. Hai mẹ con có thể ở khắp nơi mà không có ai tách rời
� Trò chơi của em thật là thú vị vì vẫn có thiên nhiên mà không phải xa mẹ. Em vẫn được mẹ ôm ấp, vỗ
về. Lúc nào, mẹ con cũng có nhau, em được sống chan hòa trong lòng mẹ. Tình mẹ con có ở khắp nơi,
hòa vào thiên nhiên, vũ trụ bất diệt. Trí tưởng tượng của em bé thật là bay bổng. Mẹ là bến bờ kì lạ rất đỗi
dịu hiền và bao dung. Mẹ là thế giới để con khám phá, là hạnh phúc của con và niềm hạnh phúc đó thật
không có bến bờ. Tình mẹ con thật thắm thiết, bất diệt và vĩnh hằng như thiên nhiên, vũ trụ. Bài thơ đã
ngợi ca tình Mẹ - nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa trên thế gian này
 Đánh giá:
 Với kết cấu trùng lặp, nhà thơ Ta-go đã khéo léo tạo tình huống thử thách em bé làm nổi bật
tình yêu thương mẹ của em là vô cùng sâu sắc
 Bằng những hình ảnh thiên nhiên giàu giá trị biểu tượng với hình thức liên tưởng, so sánh, vừa
chân thực lại vừa sinh động của thế giới thiên nhiên luôn hấp dẫn trẻ thơ. Tuy nhiên, đó chỉ là
Trang 15


sự hấp dẫn từ ngoại cảnh, chỉ có tình mẫu tử cao đẹp là điểm tựa vững chắc giúp con người
vượt qua được những cám dỗ trong cuộc đời. Được sống trong tình mẹ thật không có hạnh
phúc nào sánh nổi. Bởi vậy, ta phải nâng niu, trân trọng, giữ gìn tình cảm ấy. Hạnh phúc của
chúng ta có ngay trong cuộc sống đời thường chứ không phải là thế giới thần tiên
 Bài thơ Mây và sóng thấm đẫm giá trị nhân văn cao cả bởi tấm lòng và khát vọng của nhà thơ Tago là mang lại một cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu thương của bố mẹ. Mây và sóng đúng là
bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

 Tình mẫu tử là cội nguồn của sự sáng tạo, chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ
trong thi phẩm này. Đọc bài thơ, ta bỗng nhận ra một điều đơn giản mà hết sức thiêng liêng: Hạnh
phúc không ở đâu xa mà tồn tại trong cuộc sống đời thường, dưới mái nhà của ta, trong tình yêu
của cha mẹ và người thân. Ý nghĩa triết lí của bài thơ là từ đó. Tất cả những điều đó tạo nên sức
sống của bài thơ trước thời gian
Bài 10: Phân tích ý nghĩa các hình ảnh “mây, trăng, sóng, bờ” trong bài thơ Mây và sóng
Gợi ý bài làm:
Một trong những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là xuất hiện nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kĩ
diệu. Đó là mây, trăng, sóng, bờ. Nó vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu trưng. Các hình ảnh ấy
xuất hiện trong lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng và xuất hiện trong trò chơi mà em bé
nghĩ ra để vui chơi cùng mẹ khi em khước từ lời mời gọi của mây và sóng
Mây, trăng, sóng, bờ là những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên có xung quanh ta. Nó rất thực với cuộc
sống hàng ngày của mọi người. Và em bé cũng tưởng tượng đến, khao khát được đắm chìm trong đó.
Nhưng những hình ảnh này được nhà thơ đưa vào với ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Mây và sóng là thế giới
trong tưởng tượng của em bé. Đó là những chân trời xa, miền đất lạ mà trẻ thơ mơ ước được đến, được
khám phá, chinh phục. Qua hình ảnh đó, tác giả phản ánh ước mơ của em thơ. Mây và sóng là ngoại cảnh
đầy mê hoặc, quyến rũ, đặc biệt với con trẻ. Ngoại cảnh ấy đầy ắp niềm vui: đi rong chơi, ca hát, đi khắp
đó đây, được tắm mình trong thế giới lung linh sắc màu và đặc biệt là con đường đến với thế giới ấy rất dễ
dàng, chỉ cần đưa tay lên, nhắm mắt lại, em bé tha hồ bay bổng đến những miền đất mà em chưa bao giờ
đến
Mây, trăng, sóng, bờ vào trong trò chơi do em bé tự tưởng tượng ra – trò chơi ấy đã được em biến từ ước
mơ thành sự thật. Với hai trò chơi này, em vừa thể hiện được khát vọng chu du, khám phá, chinh phục
thiên nhiên, vũ trụ, vừa có mẹ ở bên cạnh để được yêu thương. Lấy những hình ảnh này làm biểu tượng
cho tình mẫu, nhà thơ đã nâng tình mẫu tử lên tầm vũ trụ vĩnh hằng, bất diệt
Qua hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ, bài thơ đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn tuổi thơ giàu ước mơ, tưởng tượng
giàu sáng tạo, đồng thời ca ngợi tình mẫu tử. Chính tình mẫu tử đã đưa con về bên mẹ, không để bất cứ
điều gì đưa con đi khi đứa trẻ chưa có điều kiện để ra đi, nó giúp trẻ thơ tránh được cám dỗ cuộc đời. Tình
mẫu tử cho con sáng tạo vô cùng. Thế giới con người được sáng tạo bằng tình mẫu tử thiêng liêng ấy

Trang 16



Bài 11: Cảm nhận về tình bạn của A-li-ô-sa với những đứa trẻ hàng xóm trong đoạn trích Những đứa trẻ
(trích Thời thơ ấu) của Go-rơ-ki
Gợi ý bài làm:
Đó là tình bạn trong sáng, vượt lên sự cấm đoán của gia đình, tình cảm ấy dựa trên sự tương đồng của các
đứa trẻ
 Cơ sở hình hành tình bạn giữa những đứa trẻ:
 A-li-ô-sa cùng hai đứa lớn con ông đại tá cứu được đứa nhỏ rơi xuống giếng do nghịch ngợm
nhảy vào cái gàu nước


Sự tương đồng về cảnh ngộ: A-li-ô-sa mồ côi bố, mẹ đi lấy chồng khác, chú sống với ông bà
ngoại; lũ trẻ hàng xóm thì mẹ mất, sống với bố và dì ghẻ

 Chúng đều cùng độ tuổi và thích truyện cổ tích
 Những biểu hiện của tình bạn tuổi thơ:
 Khi nhìn thấy A-li-ô-sa, thằng lớn đã chủ động mời cậu sang chơi (nó gọi giọng thân mật:
Xuống đây chơi với chúng tớ!”
 Cuộc trò chuyện qua lỗ thủng ở hàng rào trong sự luân phiên canh chừng ông đại tá trở về của
những đứa trẻ; bọn trẻ con nhà ông đại tá luôn sẵn lòng đợi chờ để A-li-ô-sa trở về nhà hỏi bà
những câu chuyện cổ tích rồi kể lại cho chúng
Bài 12: Một trong những nét đặc sắc của đoạn trích Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) của Go-rơ-ki là sự
đan xen hài hòa giữa thế giới cổ tích và chuyện đời thường. Sử dụng chất liệu dân gian trong văn học viết
ta không chỉ gặp một lần mà rất nhiều kể cả trong văn học Việt Nam. Từ đó, nêu suy nghĩ về giá trị của
văn học dân gian
Gợi ý bài làm:
 Văn học dân gian là những sáng tác của nhân dân lao động, được lưu truyền bằng phương thức
truyền miệng, gồm nhiều thể loại truyện: truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao,…
 Văn học dân gian có vai trò lớn đối với đời sống con người và văn học viết:

 Đối với đời sống: văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư vĩ đại, kết tinh những tri thức, tài
năng nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của nhân dân, bồi dưỡng nhận thức của con người về cái
đẹp…
 Đối với văn học viết: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, cung cấp chất liệu cho
văn học viết phong phú hơn
 Cần gìn giữ, phát triển giá trị của văn học dân gian
Bài 13: Đọc trích đoạn Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang, tìm các chi tiết để hoàn thành bảng sau:
Trang phục

Trang bị

Diện mạo

Gợi ý bài làm:
Trang 17


Trang phục
 Cái mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra

Trang bị
Diện mạo
 Thắt lưng rộng bản bằng da Bộ ria mép có lúc để

hình thù gì làm bằng da của một con dê,

dê phơi khô, thắt bằng hai dài 0.914m, sau xén

mũ còn có cả “mảnh da rủ phía sau gáy”


sợi dây thay khóa, hai bên tỉa kiểu Hồi giáo với

để “vừa che nắng, vừa để chắn không

có hai quai đeo

cho mưa hắt vào cổ”

hình dáng kì quái

 Đai da dê quàng qua vai để

 Quần áo bằng da dê: chiếc áo thì vạt dài

đeo túi thuốc súng và túi

tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, quần

đạn ghém

loe dài đến đầu gối, lông dê thõng xuống

 Gùi đeo sau lưng

mỗi bên đến giữa bắp chân

 Súng khoác vai

 Đôi giày giống như đôi ủng, bao quanh


 Dù lớn giương trên đầu

bắp chân và buộc dây, cũng làm bằng da

trông xấu xí, vụng về cũng



làm bằng da dê
Bài 14: Qua bức chân dung tự họa và giọng điệu miêu tả bản thân của Rô-bin-sơn, em có cảm nhận gì về
cuộc sống và tính cách, phẩm chất của Rô-bin-sơn trong trích đoạn Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang
Gợi ý bài làm :
 Cuộc sống khó khắn của Rô-bin-sơn qua bức chân dung tự họa:
 Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thất thường
 Trong 15 năm trên đảo, Rô-bin-sơn đã phải trải qua bao cuộc săn bắt dê trên đảo để sáng chế
trang phục, trang bị phục vụ cho đời sống nhưng thời gian và khí hậu làm cho chúng đang rách
nát hết cả
 Rô-bin-sơn tự trồng lúa mì làm lương thực; nuôi dê lấy thịt, sữa; chặt cây, cưa gỗ để dựng lều
che nắng, che mưa…
 Tinh thần của Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang:
 Kiên cường chinh phục thiên nhiên, khắc phục hoàn cảnh
 Giọng kể hài hước về bộ ria mép còn gợi ra tinh thần lạc quan, hài hước ở Rô-bin-sơn
� Rô-bin-sơn là con người giàu nghị lực, mạnh mẽ, sáng tạo và cũng đầy lạc quan
Bài 15: Đọc đoạn trích Bố của Xi-mông, em cảm nhận thế nào về Xi-mông?
Gợi ý bài làm:
Xi-mông là cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh “không có bố”, thiếu thốn tình thương yêu, chính vì vậy mà
khi đến trường những đứa trẻ trong trường thường trêu trọc, bắt nạt cậu. Vì quá tức giận và buồn bã mà
Xi-mông có ý định nhảy sông tự tử, rất may đúng lúc đó xuất hiện bác công nhân Phi-lip, bác đã ân cần
hỏi han mọi chuyện từ cậu bé và còn đưa cậu bé trở về nhà. Với hoàn cảnh đáng thương của cậu bé, của
mẹ cậu, bác công nhân Phi-lip quyết định trở thành bố của Xi-mông. Kể từ đây Xi-mông luôn tự tin rằng


Trang 18


mình đã có một người bố thật sự. Ngay cả khi đến trường bị lũ bạn trêu chọc nhưng cậu can đảm chống
lại vì đã có bố Phi-lip
Bài 16: Em cảm nhận được thông điệp gì từ đoạn trích Bố của Xi-mông?
Gợi ý bài làm:
Đoạn trích cho ta thấy khát vọng chính đáng của trẻ thơ là sống hạnh phúc trong một gia đình toàn vẹn,
thấy tình yêu thương, lòng nhân hậu, vị tha của con người sẽ khiến cho cuộc đời đẹp hơn, ấm áp hơn
Bài 17: Qua đoạn trích Con chó Bấc, theo em, thông điệp tác giả muốn gửi gắm là gì?
Gợi ý bài làm:
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm là tình yêu thương có thể gắn kết con người với thế giới xung quanh, có
sức mạnh cảm hóa loài vật
Bài 18: Sự chuyển biến tư tưởng của Thơm thể hiện quạn niệm gì của Nguyễn Huy Tường?
Gợi ý bài làm:
Chính nghĩa của cuộc cách mạng dù tạm thời bị đàn áp khốc liệt vẫn có sức thức tỉnh quần chúng, kể cả
những con người còn do dự. Tác giả đặt niềm tin vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa,
niềm tin vào sự thức tình quần chúng cách mạng
Bài 19: Nêu hoàn cảnh ra đời của vở kịch Tôi và chúng ta, từ đó chỉ ra tính thời sự của vấn đề đặt ra
trong tác phẩm
Gợi ý bài làm:
 Hoàn cảnh ra đời: 1985, đây là thời kì nước ta đang khôi phục và phát triển kinh tế để xây dựng
đất nước. Trước đòi hỏi của nhiệm vụ mới, để sản xuất phát triển, cần đổi mới tư duy, thay đổi
phương thức tổ chức, quản lí và điều hành hoạt động sản xuất ở nhiều nhà máy, xí nghiệp. Những
con người tiên tiến đã nhận ra điều đó và khao khát thực hiện nhưng họ vấp phải sự chống trả của
phái bảo thủ. Đó là thực tiễn sinh động của những năm xã hội ta chuyển mình theo hướng đổi mới,
và thực tế cho thấy: cơ chế cũ đã trở nên cứng nhắc và lạc hậu, phải mạnh dạn thay đổi phương
thức tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển, cần coi trọng thực chất, hiệu quả công việc,
quan tâm thiết thực đến cuộc sống và quyền lợi cá nhân người lao động.

 Tính thời sự: tác phẩm đã phản ánh được vấn đề cấp thiết của toàn xã hội với sự chuyển mình của
đời sống trước thềm đổi mới
B. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Chất trữ tình trong tác phẩm Cố hương
Bài 2: Phân tích nghệ thuật kể chuyện mà tác giả sử dụng trong tác phẩm
Bài 3: Qua việc cảm nhận tác phẩm, em hãy làm sáng rõ ý kiến sau: Văn học phản ánh cuộc sống bằng
hình tượng…Nhưng không phản ánh một cách máy móc mà thông qua tư tưởng, tình cảm, cách nhìn
nhận, cách đánh giá của từng nhà văn, nhà thơ

Trang 19


Bài 4: Từ cách khám phá đặc điểm của các đối tượng trong cuộc sống được thể hiện trong văn bản, em
rút ra bài học gì trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc và con người. Hãy viết đoạn văn khoảng 12
câu trình bày suy nghĩ của em
Bài 5: Trình bày suy nghĩ của em về những tình cảm nhân văn cao đẹp mà nhà thơ Ta-go gửi gắm qua bài
thơ
Bài 6: Thông qua việc cảm nhận bài thơ Mây và sóng, hãy làm sáng tỏ ý kiến sau: Tác phẩm văn học
chân chính vừa thể hiện được cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, vừa hướng tới nghệ thuật vì nhân sinh
Bài 7: Từ tình bạn của A-li-ô-sa với những đứa trẻ hàng xóm trong đoạn trích Những đứa trẻ (trích Thời
thơ ấu) của Go-rơ-ki, viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu nêu suy nghĩ về giá trị của tình bạn trong cuộc
sống
Bài 8: Từ trích đoạn Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang, em có suy nghĩ gì về vai trò của nghị lực sống
Bài 9: Qua đoạn trích Con chó Bấc, hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu nêu suy nghĩ về sức mạnh cảm
hóa của lòng yêu thương
HƯỚNG DẪN BÀI LÀM BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1:
Gợi ý bài làm:
 Khái niệm về chất trữ tình trong truyện ngắn: hay còn gọi là chất thơ trong tác phẩm, thể hiện tình
cảm, những rung động trong tâm hồn tác giả, được bộc lộ qua các yếu tố trong truyện như: cốt

truyện, tình huống truyện, nhan đề, hình ảnh, chi tiết, lời văn, ngôn ngữ,…
 Chất trữ tình trong tác phẩm Cố hương:
 Cốt truyện đơn giản. Nội dung chi tiết của truyện men theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi: từ
chỗ buồn bã, đau xót đến hi vọng. Đó là những biểu hiện khác nhau của tình cảm yêu mến quê
hương của nhân vật tôi
 Biểu hiện rõ nhất của chất trữ tình là diễn biến và cảm xúc của nhân vật “tôi” qua những thời
điểm khác nhau: trên đường về quê, những ngày ở quê, trên đường xa quê


Trên đường về quê: nao nao buồn bởi vì sự đặc biệt của chuyến về quê lần cuối, thế mà
quê hương lại xác xơ, hoang vắng, tiêu điều, một sự thay đổi mà tôi không bao giờ nghĩ tới
với một làng quê ngày xưa đẹp như thế. Cảm nhận ấy về quê hương của tôi chưa được
khẳng định chắc chắn bởi tôi không nghĩ được đến sự thay đổi mà đổ lỗi cho bản thân
không vui



Những ngày ở quê: đau xót, bi thương khi phải chứng kiến sự sa sút về hình hài lẫn nhân
tính của những người trên quê mà tiêu biểu là thím Hai Dương và Nhuận Thổ. “Tôi” buồn
đến xót xa vì sự thay đổi ghê gớm của cảnh quê



Trên đường xa quê: vẫn có buồn, có xót xa nhưng không phải là tuyệt vọng mà hi vọng về
sự thay đổi cuộc sống trên quê hương
Trang 20





Qua những dòng cảm xúc ấy, người đọc hiểu hơn hiện thực về xã hội Trung Quốc thời bấy
giờ

 Hình ảnh thiên nhiên trong truyện:
Vòm trời vàng úa, xóm làng tiêu điều xơ xác, mấy cọng rơm trên mái nhà – các hình ảnh biểu
tượng cho sự sa sút của quê hương
Trên đường xa quê, “tôi” bắt gặp hình ảnh hoàng hôn, hai bên những dãy núi xanh nối tiếp nhau.
Phải chăng, hình ảnh ấy cũng là biểu tượng cho bóng đè vẫn cứ bao trùm lên quê hương, xã hội.
Đến cuối tác phẩm là hình ảnh cánh đồng xanh, treo lơ lửng vầng trăng tròn và hình ảnh con đường
trong hi vọng của tác giả. Hình ảnh vầng trăng, cánh đồng là vừa là quá khứ vừa là hình ảnh biểu
tượng cho tương lai. Đặc biệt là ý nghĩa của hình ảnh con đường – đó là con đường tự người dân
Trung Quốc khám phá và giải phóng, là con đường phía trước mặc dù chưa có vết chân
� Đọc truyện Cố hương, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh thiên nhiên mang tính biểu tượng, có giá trị
biểu cảm lớn. Hình ảnh ấy vừa cô đọng, vừa giàu ý nghĩa như những hình ảnh thơ, làm nên chất trữ
tình cho tác phẩm
Bài 2:
Gợi ý bài làm:
- Kể chuyện theo dòng hồi ức: tạo ra sự tương phản mãnh liệt giữa sự trong trẻo, hồn nhiên của quá
khứ với sự nặng nề, cố hữu trong tư tưởng, trong khoảng cách phân biệt giàu nghèo của hiện tại. Sự phân
biệt giàu nghèo không chỉ giết chết tình bạn một cách vô hình, nghiệt ngã mà còn thể hiện sự suy tàn dần
của xã hội phong kiến Trung Quốc. Ở đây, chúng tác cảm nhận được qua hình ảnh tương phản ấy là tiếng
thở dài đầy day dứt của Lỗ Tấn. Kể chuyện theo dòng hồi ức đã tạo ra hình ảnh tương phản rõ nét giữa
quá khứ và hiện tại, giúp cho chúng ta thấy được sự thay đổi một cách ghê gớm của cuộc sống ở làng quê.
Đây chính là giai đoạn chế độ phong kiến đang bước vào thời kì tan rã, đòi hỏi một xã hội mới phải được
hình thành.
Bên cạnh dòng tự sự, tác giả đã kết hợp đan xen phương thức biểu đạt miêu tả rất thành công. Việc miêu
tả từ cảnh sắc quê hương đến hình ảnh con người cho bạn đọc hình dung rất rõ, rất cụ thể sự thay đổi của
quê hương dẫn đến sự thay đổi trong tư tưởng của nhân vật tôi.
Bài 3:
Gợi ý bài làm: Học sinh cần hiểu và phân tích được nội dung của ý kiến như sau:

-

Hình tượng là phương tiện của văn học để nhà văn phản ánh hiện thực cuộc sống. Đó là một bức
tranh sinh động về cuộc sống con người thông qua cách nhìn, cách cảm của nhà văn.

-

Hình tượng có sự thống nhất giữa hiện thực khách quan và sự sáng tạo của người viết. Nhà văn
thông qua đó để cắt nghĩa đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Nếu không có hình
tượng thì nhà văn không thể tạo nên được tác phẩm văn học. Bởi vậy, hình tượng văn học chính là
linh hồn của tác phẩm.

 Hình tượng văn học còn là sự kết tinh của nhà văn về những dấu ấn cuộc đời, về những điều làm
nhà văn trăn trở, day dứt. Người đọc phải đồng sáng tạo với nhà văn, với nhân vật thông qua hình
tượng văn học để cảm nhận được những giá trị chân – thiện – mĩ mà tác phẩm đem đến cho chúng
ta.
Trang 21


Bài 4:
Gợi ý bài làm: Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau:
-

Hình thức: đủ dung lượng, là một đoạn văn nghị luận xã hội có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ
ràng, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; diễn đạt ngắn gọn, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp trong câu.

-

Nội dung: cần trình bày được các ý sau, hoặc có thể có những quan điểm riêng nhưng phải có lập
luận thuyết phục:


 Không ai là người toàn thiện, toàn mĩ. Chính chúng ta cũng có lúc mắc phải sai lầm hoặc bị người
khác hiểu lầm.
 Những phẩm chất tốt đẹp của con người không phải lúc nào cũng có cơ hội bộc lộ. Có khi nó bị
khuất lấp bởi hoàn cảnh sống, hoặc do cá tính con người.
 Trong khi đó, xã hội lại luôn cần đến sự kết nối và tinh thần nhân văn, chúng ta cần phải mở lòng
với nhau, có những cái nhìn tích cực về nhau hơn.
 Vậy nên, khi nhìn nhận đánh giá sự vật, sự việc, con người, chúng ta cần quan tâm tới bản chất,
phẩm chất hay tấm lòng chứ không chỉ nhìn nhận bởi hành động hay hình thức bên ngoài. Có như
vậy, con người mới luôn cảm thấy được cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu. Thế giới và nhân loại từ đó
sẽ bớt đi hận thù, tham lam, đố kị hay hoài nghi…
Bài 5:
Gợi ý bài làm: Học sinh phải chỉ ra được những tình cảm nhân văn sau:
 Đồng cảm với tâm hồn trẻ thơ.
 Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
 Thể hiện khát vọng của nhân dân Ấn Độ, biến cái vô hạn thành hữu hạn, biến cái không thể thành
có thể.
 Nhắc nhở mọi người hãy quan tâm, đồng cảm với trẻ thơ. Hãy để cho trẻ thơ được bao bọc trong
tình mẫu tử.
Bài 6:
Gợi ý bài làm: Học sinh cần phân tích rõ thành 2 phần:
 Giải thích ý kiến:
 Tác phẩm văn học chân chính bắt nguồn từ cuộc sống, quay trở về phục vụ cuộc sống con người.
 Thông qua tác phẩm, văn học giúp con người nhận thức chân lí cuộc sống bằng chính sự lay động
tâm tư, tình cảm của họ.
 Cá tính sáng tạo của nhà văn:


Nhà văn phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng văn học. Qua đó, họ gửi gắm những tư tưởng,
tình cảm, thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá của nhà văn về cuộc đời, con người, khơi gợi ở người

đọc những suy ngẫm về cuộc đời.



Mỗi nhà văn có một cách thể hiện riêng, làm nên cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Để sáng tạo
ra phong cách riêng, người nghệ sĩ đòi hỏi phải trải qua quá trình lao động nghiêm túc, miệt mài
tìm tòi, trăn trở trong việc lựa chọn đề tài, cách xây dựng hình tượng, sử dụng ngôn ngữ, giọng
điệu của tác phẩm.

 Tác phẩm nghệ thuật vì nhân sinh:

Trang 22




Mục đích sáng tạo của nghệ thuật là khám phá quy luật của cuộc sống, là đi tìm cái đẹp, hướng
tới cái đẹp.



Nhà văn phát hiện ra cái đẹp trong cuộc sống đời thường, tái hiện trong tác phẩm đem đến cho
người đọc giá trị chân – thiện – mĩ.

Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng mang đến cho chúng ta bức thông điệp đầy ý nghĩa nhân
sinh. Đó chính là giá trị đích thực của nghệ thuật chân chính.
 Chứng minh ý kiến qua bài thơ: Bản thân cuộc đời Ta-go trải qua nhiều bất hạnh trong cuộc sống gia
đình nên thơ ông thường chan chứa một tình yêu thương. Gia đình, tình yêu thương con người đã trở
thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của ông. Các tác phẩm ấy đều thẫm đẫm chủ nghĩa nhân văn
cao cả. Để có được bài thơ Mây và sóng, phải nói rằng tình mẫu tử chính là cội nguồn cho sự sáng

tạo, cho Ta-go cảm xúc, chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ trong thi phẩm này. Dấu
ấn sáng tạo của nhà thơ được bắt nguồn từ đó. Đọc bài thơ, ta càng thấm thía sâu sắc hơn về tình mẫu
tử, ta bỗng nhận ra một điều đơn giản mà thiêng liêng: Hạnh phúc không phải ở đâu xa mà luôn tồn
tại trong cuộc sống đời thường, dưới mái nhà của chúng ta, trong tình yêu thương của cha mẹ, của gia
đình và quê hương. Nghệ thuật vị nhân sinh của bài thơ toát ra là ở chỗ đó.
Bài 7:
Gợi ý bài làm: Học sinh tham khảo một số ý sau:
 Mở đoạn:
 Giới thiệu phạm vi dẫn chứng: đoạn trích Những đứa trẻ và hiểu biết cuộc sống
 Giới thiệu vẫn đề nghị luận (giá trị của tình bạn)
 Thân đoạn:
 Tình bạn là gì?
 Tình bạn có giá trị gì trong cuộc sống của chúng ta?
 Chúng ta nên chọn bạn và gìn giữ tình bạn đẹp như thế nào?
 Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của tình bạn, nêu bài học nhận thức và hành động của
bản thân
Bài 8:
Gợi ý bài làm: Học sinh đảm bảo một số ý sau:
 Mở đoạn: giới thiệu Rô-bin-sơn và tác phẩm Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang � nghị lực sống
 Thân đoạn:
 Nghị lực sống là gì? Nêu biểu hiện của nghị lực sống
 Vai trò của nghị lực sống
 Phê phán những kẻ thiếu nghị lực sống và nêu bài học nhận thức, hành động: làm thế nào để rèn
nghị lực?
 Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của nghị lực sống, nêu bài học liên hệ bản thân
Bài 9:
Gợi ý bài làm: Học sinh đảm bảo một số ý cơ bản:
Trang 23



 Tình yêu thương là gì? Cảm hóa nghĩa là gì? Tình yêu thương có sức mạnh cảm hóa nghĩa là thế
nào?
 Chứng minh tình yêu thương cảm hóa loài vật, con người thì cần có niềm tin, lòng bao dung, sự
kiên trì…
 Bài học nhận thức và hành động

Phần 2
ĐỀ KIỂM TRA

Trang 24



×