Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Nghiên Cứu Hành Vi Văn Minh Đô Thị Của Thanh Niên Thành Phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 194 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LINH TRANG

NGHIÊN CỨU HÀNH VI VĂN MINH ĐƠ THỊ
CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Chun ngành:

Tâm lý học chuyên ngành

Mã số:

62 31 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN QUỐC THÀNH

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi và
tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung của luận án này trƣớc Hội đồng
và trƣớc pháp luật.
Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2013
Tác giả


Lê Thị Linh Trang


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

01

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ HÀNH VI VĂN MINH

07

ĐÔ THỊ CỦA THANH NIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

07

1.2. Hành vi và hành vi văn minh

18

1.3. Văn minh đô thị và hành vi văn minh đô thị


26

1.4. Hành vi văn minh đô thị của thanh niên

32

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi văn minh đô thị của thanh niên

45

Tiểu kết chƣơng 1

55

CHƢƠNG 2

57

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu lý luận

57

2.2. Nghiên cứu thực tiễn

60

Tiểu kết chƣơng 2

85


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HÀNH VI VĂN
MINH ĐÔ THỊ CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ

86


THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG
3.1. Thực trạng biểu hiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố

86

Hồ Chí Minh
3.1.1. Nhận thức của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh về văn minh đơ thị

86

3.1.2. Thái độ của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh về văn minh đô thị

92

3.1.3. Động cơ thực hiện hành vi văn minh đơ thị

96

3.1.4. Biểu hiện bên ngồi hành vi văn minh đơ thị của thanh niên thành phố

103


Hồ Chí Minh
3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi văn minh đơ thị của thanh niên

121

thành phố Hồ Chí Minh
3.3. Kết quả thực nghiệm tác động

125

3.4. Một số trƣờng hợp điển hình

131

3.5. Một số biện pháp kích thích việc thực hiện hành vi văn minh đô thị của

135

thanh niên thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu kết chƣơng 3

137

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

139

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

144


TÀI LIỆU THAM KHẢO

145

PHỤ LỤC

151


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Độ tin cậy của thang đo

65

Bảng 2.2: Mô tả mẫu nghiên cứu

67

Bảng 2.3: Cách cho điểm các câu hỏi trong phiếu trƣng cầu ý kiến

75

Bảng 3.1: Nhận thức chung của thanh niên TPHCM

86

Bảng 3.2: Nguồn tìm hiểu để nhận biết văn minh đơ thị, HVVMĐT


87

Bảng 3.3: Nhận thức về HVVMĐT trong mối quan hệ với ngƣời khác

88

Bảng 3.4: Nhận thức về HVVMĐT trong quan hệ với bản thân

89

Bảng 3.5: Nhận thức về HVVMĐT trong quan hệ với môi trƣờng

90

Bảng 3.6: Thái độ chung đối với việc thực hiện HVVMĐT

92

Bảng 3.7: Thái độ đối với hành vi thuộc nhóm quan hệ với ngƣời khác

93

Bảng 3.8: Thái độ đối với hành vi thuộc nhóm quan hệ với bản thân

94

Bảng 3.9: Thái độ đối với hành vi thuộc nhóm quan hệ với mơi trƣờng

95


Bảng 3.10: Động cơ nói chung khi thực hiện HVVMĐT

96

Bảng 3.11: Ứng xử khi đèn tín hiệu giao thơng đỏ lên

97

Bảng 3.12 : Ứng xử khi bị kẹt xe ngoài đƣờng phố

98

Bảng 3.13: Ứng xử khi có ngƣời cần đƣợc trợ giúp

99

Bảng 3.14: Ứng xử khi thấy ngƣời bẻ hoa trong công viên

99

Bảng 3.15: Động cơ thực hiện hành vi thuộc nhóm quan hệ với ngƣời khác

100

Bảng 3.16: Động cơ thực hiện hành vi thuộc nhóm quan hệ với bản thân

101

Bảng 3.17: Động cơ thực hiện hành vi thuộc nhóm quan hệ với mơi trƣờng


102

Bảng 3.18: Mức độ biểu hiện HVVMĐT trong mối quan hệ với ngƣời

103

khác theo điểm trung bình


Bảng 3.19: Mức độ thực hiện HVVMĐT thể hiện trong mối quan hệ với

110

chính bản thân
Bảng 3.20: Mức độ biểu hiện HVVMĐT của thanh niên TPHCM thuộc

116

nhóm quan hệ với mơi trƣờng.
Bảng 3.21: Lý do có nhiều rác ở mọi nơi

117

Bảng 3.22: Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến HVVMĐT của thanh niên

121

TPHCM
Bảng 3.23: các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến HVVMĐT của thanh


122

niên TPHCM
Bảng 3.24: Biểu hiện HVVMĐT ở một số nơi cụ thể

123

Bảng 3.25: So sánh nhận thức, thái độ và xu hƣớng hành vi của nhóm thực

126

nghiệm và nhóm đối chứng trƣớc khi tác động
Bảng 3.26: So sánh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi tác

127

động
Bảng 3.27: Kết quả quan sát thực nghiệm

129


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: So sánh trung bình nhận thức của thanh niên TPHCM về 3

91

nhóm hành vi
Biểu đồ 3.2. So sánh điểm trung bình về thái độ của thanh niên TPHCM


96

đối với 3 nhóm HVVMĐT
Biểu đồ 3.3: So sánh điểm trung bình động cơ thực hiện HVVMĐT của

102

thanh niên TPHCM theo 3 nhóm hành vi
Biểu đồ 3.4: Mức độ thực hiện HVVMĐT tổng hợp theo các nhóm

120


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi của con ngƣời trong các lĩnh vực hoạt động đƣợc nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Đặc biệt trong bối cảnh tính ứng dụng của tâm lý học ngày càng
đƣợc khẳng định và mang lại những kết quả rất tốt cho đời sống xã hội nói chung và
cho từng cá nhân nói riêng. Những vấn đề xã hội đang đƣợc các chun gia phân
tích dƣới nhiều góc độ khác nhau, trong đó góc độ tâm lý đang đƣợc chú ý nhiều
hơn. Những cách thức lý giải về các loại hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với
chuẩn mực xã hội đƣợc chú ý từ khía cạnh tâm lý học đang là một xu hƣớng ngày
càng rõ nét.
Những hành vi cụ thể trên từng thể loại cần đƣợc đầu tƣ nghiên cứu một cách có hệ
thống để góp phần làm sáng tỏ các cơ sở tâm lý học của hành vi, những đặc trƣng
của các hành vi cụ thể để định hƣớng và thích ứng với sự biến đổi khơng ngừng và
rất đa dạng của xã hội đƣơng đại. Lý luận tâm lý học về hành vi văn minh đô thị

đang rất cần đƣợc nghiên cứu để làm cơ sở cho việc đề xuất các phƣơng pháp
nghiên cứu, phát động thực hiện nếp sống văn minh và hình thành các hành vi văn
minh đô thị trong giai đoạn hiện nay. Hành vi văn minh đơ thị thể hiện trình độ văn
hóa, thể hiện giá trị cá nhân, biểu thị các phẩm chất nhân cách của từng chủ thể,
phản ánh lối sống của ngƣời dân đơ thị và có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc thực
hiện các yêu cầu của một xã hội hiện đại, một xã hội công dân. Tuy vậy, lý luận tâm
lý học về hành vi văn minh đơ thị cịn chƣa đƣợc đề cập và nghiên cứu một cách
thỏa đáng. Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị dƣới góc độ tâm lý học sẽ góp phần
làm rõ cơ sở lý luận về sự hình thành, phát triển và biểu hiện của loại hành vi này.
Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị thực sự là vấn đề của tâm lý học hiện đại.
Văn minh là thƣớc đo cơ bản của một xã hội hiện đại. Một đô thị hiện đại, trƣớc hết
đô thị ấy phải là đô thị văn minh. Văn minh đô thị không phải tự nhiên hình thành
mà nó đƣợc xây dựng từ nỗ lực và quyết tâm của những ngƣời sống trong đô thị đó,
đƣợc khơi nguồn từ ý thức ngƣời dân trong cộng đồng. Lãnh đạo thành phố Hồ Chí
Minh đã xác định: “Sử dụng các biện pháp tổng hợp với nhiều hình thức sinh động
để giáo dục, thực hiện nếp sống văn minh” [61,tr 84]. Hiện nay việc nhận thức về


2

văn minh đô thị, nếp sống và hành vi văn minh đô thị của các đối tƣợng công dân
chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cơ bản để có cơ sở đánh giá và đề xuất các biện
pháp xây dựng các hành vi văn minh đô thị phù hợp, đặc biệt là đối với giới trẻ. Số
lƣợng ngƣời nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống có khuynh hƣớng gia
tăng hàng năm, điều này càng làm cho thành phố “giãn” ra về mặt địa lý, đông nhân
khẩu hơn, phố phƣờng chật chội hơn, các nếp sinh hoạt càng đƣợc yêu cầu cao hơn.
Hàng ngày có thể nhận thấy sự bức xúc của nhiều ngƣời khi chứng kiến cảnh chen
lấn xô đẩy ngột ngạt tại các bến tàu, bến xe, nhà ga, cảnh xả rác bừa bãi tại các nơi
công cộng, cảnh lớn tiếng trong đêm khuya.... Đặc biệt trong các dịp lễ hội nhƣ Tết
nguyên đán, ngày lễ giải phóng đất nƣớc hay ngày Quốc khánh, lễ Noel... việc

nhiều ngƣời thoải mái thể hiện sự tự do vô tổ chức qua các hành vi cá nhân, với
những thói quen vốn có trong sinh hoạt ở nơng thơn, tại nơi tôn nghiêm, nơi công
cộng đã làm bức tranh văn minh đô thị càng trở nên lộn xộn hơn nữa. Những diễn
biến mới về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trƣởng dân số cũng nhƣ tốc độ đơ thị
hố gần đây đã làm cho những bất bình đẳng ngày càng gia tăng, sự bất bình đẳng
ngay trong nội bộ một đô thị cũng đang ngày càng trở thành mối quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà hoạt động thực tiễn. Với tốc độ phát triển đô thị
hiện tại, nếu khơng nhanh chóng xác định cách sống phù hợp để đáp ứng yêu cầu
của xã hội mới thì sự phát triển chắc chắn sẽ gặp những trở ngại nhất định.
Những kết quả nghiên cứu về hành vi văn minh đô thị sẽ giúp các cơ sở đào tạo, các
cơ quan thông tin, truyền thông vận dụng thực hiện chức năng của mình có hiệu quả
trong vấn đề xây dựng, rèn luyện hành vi văn minh đô thị cho các đối tƣợng công
dân. Nghiên cứu và đề xuất hệ thống biện pháp xây dựng hành vi văn minh đô thị ở
thành phố Hồ Chí Minh khơng chỉ hƣớng tới việc xây dựng một nếp sống đơ thị
hiện đại mà cịn có ý nghĩa tích cực tác động, ảnh hƣởng đến sự chuyển biến trên
nhiều lĩnh vực khác của thành phố trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xây
dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố văn minh hiện đại và đậm đà
bản sắc dân tộc không chỉ là nguyện vọng của cƣ dân thành phố mà còn là một cơ
sở vững chắc để tiến hành hiện đại hóa, văn minh hóa các thành phố khác trên cả
nƣớc.


3

Thanh niên là lực lƣợng nòng cốt của xã hội, là những ngƣời rất nhạy bén với sự
mới mẻ, là những ngƣời rất dễ thích ứng và thích ứng nhanh chóng với những thay
đổi. Đối tƣợng thanh niên ngày nay với các đặc điểm tâm - sinh lý phong phú, phức
tạp thể hiện các hành vi văn hóa nói chung và hành vi văn minh đơ thị nói riêng
chƣa thực sự thƣờng xuyên và tạo ra một phong trào rộng khắp, do đó việc nghiên
cứu hành vi văn minh đơ thị của thanh niên rất cần thiết vì thanh niên có vai trị đặc

biệt trong việc thực hiện các chƣơng trình hoạt động thực tế của xã hội.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, quận 1 là địa phƣơng đầu tiên phát động việc
thực hiện các hành vi văn minh đô thị, đã thực hiện đề án: “Xây dựng nếp sống văn
minh đô thị trên địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”. Ủy ban nhân dân quận 1
đã có những nhận xét hết sức đáng chú ý trong báo cáo sơ kết đề án này: “Vẫn còn
các khu dân cƣ có tệ nạn xã hội, vẫn cịn thái độ thiếu tơn trọng nhân dân ở các
cơng sở, vẫn cịn tình trạng kẹt xe gây tắc nghẽn giao thơng do phóng nhanh vƣợt
ẩu, vẫn cịn tình trạng khạc nhổ, xả rác ra đƣờng và các hành vi khiếm nhã nơi công
viên, đặc biệt là đối với thanh niên. Ý thức của một bộ phận dân chúng về giữ gìn
vệ sinh văn minh đƣờng phố chƣa cao, hiện tƣợng chèo kéo khách du lịch tranh
mua, giành bán, lang thang ăn xin trên đƣờng phố ở một vài nơi vẫn còn làm hạn
chế kết quả thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn quận”.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận tâm lý học về hành vi văn minh đô thị, chỉ rõ thực trạng
hành vi văn minh đơ thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và những yếu tố
ảnh hƣởng đến hành vi văn minh của họ. Từ đó, đề xuất các biện pháp xây dựng
hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh theo hƣớng tích
cực.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu


4

1120 thanh niên sống tại thành phố Hồ Chí Minh, (gồm học sinh, sinh viên,
thanh niên địa bàn dân cƣ), 30 thanh niên đƣợc chọn làm nghiệm thể thực nghiệm

tác động.
4. Giả thuyết khoa học
Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh nhận thức chƣa rõ về hành vi văn minh đơ thị,
có thái độ chƣa tích cực về việc thực hiện hành vi văn minh đơ thị và có động cơ
thực hiện hành vi văn minh đô thị chƣa mạnh. Biểu hiện hành vi văn minh đô thị
của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trên 3 nhóm: quan hệ giữa thanh niên với
bản thân, quan hệ giữa thanh niên với ngƣời khác và quan hệ giữa thanh niên với
môi trƣờng ở mức độ trung bình.
Nếu có biện pháp nâng cao nhận thức, xác định rõ giá trị bản thân, hình thành thói
quen văn minh đơ thị và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất tại nơi làm việc và nơi
cơng cộng thì thanh niên thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện hành vi văn minh đô
thị tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của tâm lý học về hành vi, hành
vi văn minh đô thị của thanh niên.
5.2. Đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện hành vi văn minh đơ thị của thanh
niên thành phố Hồ Chí Minh, các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi văn minh đô thị của
họ.
5.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp nhằm giáo dục và rèn luyện
hành vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tƣợng nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu hành vi văn minh ở đô thị của thanh niên trong mối quan hệ với
ngƣời khác, với môi trƣờng sống trực tiếp hàng ngày của thanh niên và với chính
bản thân thanh niên.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu


5


Đề tài lựa chọn nghiên cứu thanh niên của 5 quận nội thành: 4 quận đại diện cho các
quận cũ của nội đơ, 1 quận mới hình thành sau đổi mới và 2 huyện ngoại thành
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Khách thể đƣợc giới hạn trong độ tuổi đầu thanh niên (16 - 22). Chọn mẫu tại các
quận, huyện đoàn. Riêng khách thể thực nghiệm chọn lớp tập huấn kỹ năng sống
đƣợc tổ chức cho thanh niên tại trƣờng Đoàn Lý Tự Trọng - thành phố Hồ Chí
Minh.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách
7.1.2. Tiếp cận hệ thống
7.1.3. Tiếp cận liên ngành
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
7.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình
7.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia
7.2.5. Phƣơng pháp quan sát
7.2.6. Phƣơng pháp thực nghiệm tác động
7.2.7. Xử lý số liệu bằng thống kê toán học, trợ giúp bằng phần mềm SPSS
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Đóng góp mới về mặt lý luận
Làm phong phú thêm lý luận tâm lý học về hành vi và hành vi văn minh đô thị của
thanh niên thể hiện trong ứng xử với môi trƣờng sống, với những ngƣời xung quanh
nơi cơng cộng và với chính bản thân mình. Hành vi văn minh ở đô thị là hành vi thể
hiện trình độ văn hóa của chủ thể, là cơ sở để xây dựng phong cách ứng xử giữa con
ngƣời với hiện thực chung quanh.


6


8.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Vận dụng các lý luận tâm lý học về hành vi văn minh đô thị vào nghiên cứu hành vi
văn minh đô thị của thanh niên thành thị; chỉ ra mức độ thực hiện hành vi văn minh
đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, ngun nhân của việc chấp hành
khơng tốt các qui tắc ứng xử ở đô thị. Đề xuất 5 biện pháp giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức, thái độ và thực hiện hành vi văn minh đô thị của thanh niên.
Cung cấp một số thông tin, tƣ liệu để hỗ trợ các nhà quản lý xã hội, các nhà giáo
dục, các cán bộ đoàn thể tham khảo trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình
trong cơng tác thanh niên. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các cơ sở giáo dục
thanh thiếu niên nói chung trong cơng tác tun truyền, vận động để hình thành và
củng cố hành vi văn minh đô thị của thanh niên và trong các khóa đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ đồn, cán bộ hội tại trƣờng Đoàn Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
9. Cấu trúc của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, luận án đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng
-

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận tâm lý học về hành vi văn minh đô thị

-

Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu

-

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm các biểu hiện hành
vi văn minh đô thị của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh.



7

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC
VỀ HÀNH VI VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA THANH NIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài liên quan đến hành vi văn minh đơ thị có 3 hƣớng
nghiên cứu chính nhƣ sau: hƣớng nghiên cứu về hành vi của thanh niên và những hệ
quả của các hành vi lệch chuẩn của thanh niên, hƣớng nghiên cứu về hành vi văn
minh của con ngƣời và của thanh niên nói riêng và hƣớng nghiên cứu về các hành
vi của con ngƣời và của thanh niên trong cuộc sống đô thị ngày nay.
1.1.1.1.

Hướng nghiên cứu về hành vi của thanh niên và những hệ quả của
các hành vi lệch chuẩn.

Tác giả Michael Rulter trong cơng trình “What do we mean by “Antisocial
behavior” and “Young people”?” đã trình bày nhiều quan điểm về các hành vi
chống đối xã hội của những ngƣời trẻ tuổi, đặc biệt là thanh niên. Tác giả đặt ra
những câu hỏi và lý giải về hiện tƣợng chống đối xã hội này. Tại sao thanh niên lại
có những hành vi chống đối xã hội? Thanh niên hiện nay, họ là ai? Họ đang sống
trong một hệ thống xã hội nhƣ thế nào? Làm thế nào để thay đổi hành vi của thanh
niên trong vấn đề này? Cơng trình này đã khẳng định rằng “các hành vi chống đối
xã hội của thanh niên xuất phát từ các yếu tố xã hội là chủ yếu, từ sự bất bình đẳng
trong mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời trong xã hội” [ 86]
Các tác giả Loeber và Hay của Viện nghiên cứu tâm thần Phƣơng Tây nƣớc Mỹ cho
rằng, những hành vi lệch chuẩn của thanh niên, những hành vi thiếu kềm chế của

giới trẻ phần lớn là do ảnh hƣởng của môi trƣờng sống, của những nhóm bạn hoặc
những tác động tiêu cực từ cộng đồng hoặc ngay cả gia đình mà thanh niên đó sinh
sống” [ 82]
Tác giả Spiros Tzelepis của Hội nghiên cứu Tâm lý học bang New York nƣớc Mỹ
đã phân tích trong cơng trình “According to youth Risk behavior servey” nhiều vấn
đề cụ thể về các hành vi bạo lực của học sinh, sinh viên. “Trong toàn nƣớc Mỹ đã


8

có trung bình 14.8% học sinh, sinh viên từng đánh nhau gây thƣơng tích. Nhìn
chung, nam sinh viên (20%) có nhiều khả năng gây hấn và đánh nhau hơn so với
học sinh nữ (8,6%). Sự khác biệt có ý nghĩa về vấn đề này cũng đƣợc xác định cho
học sinh da trắng và gốc Tây Ban Nha và tất cả các nhóm lớp”[97].
Tác giả Diah Wisenberg Brin với bài “Internet changing young people’s thinking
and behavior” trên tạp chí HP Magazin nƣớc Anh cho rằng các phƣơng tiện truyền
thông hiện đại đã góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của giới trẻ, đặc biệt
là internet, phƣơng tiện làm thế giới xích lại q gần nhau trên mọi phƣơng
diện”[74]
Nhóm tác giả thuộc khoa Giáo dục, đại học Cambrige với cơng trình nghiên cứu
“Hỗ trợ hành vi xã hội cho thanh niên” đã phân tích các hành vi của thanh niên dƣới
góc độ của nhà sƣ phạm và đề xuất một số cách thức hỗ trợ hành vi của thanh niên
trong các cộng đồng và trong việc thực hiện các chƣơng trình xã hội, tình
nguyện.[69]
Tác giả Kent E. Portney của Đại học Boston, Mỹ đã giới thiệu và phân tích sâu sắc
về các hành vi chính trị của những ngƣời trẻ tuổi ngày nay. Sau khi giới thiệu về
hành vi chính trị, tác giả cho rằng “Ngày nay sự tham gia các hoạt động chính trị
của ngƣời trẻ đƣợc nhìn nhận nhƣ là một hiện tƣợng thông thƣờng nhƣng hiện nay,
việc tham gia các hoạt động chính trị của giới trẻ có khác khá nhiều so với giới trẻ
trƣớc đây, đặc biệt là trong vấn đề thực hiện quyền của một cử tri khi tham gia các

cuộc bầu cử, dù ở cấp nào cũng vậy” [80]
Liabo Kristin, Joanna Richardson, nhóm tác giả của “Child and Adolescent Mental
Health Center” của Anh trong cơng trình nghiên cứu “Conduct Disorder and
Offending Behavior in Young People” đã trình bày các tài liệu và một số kỹ thuật,
phƣơng pháp tiếp cận điều trị đối với rối loạn hành vi trẻ vị thành niên và ngƣời
phạm tội trẻ tuổi. Các tác giả cũng phản ánh một cái nhìn tổng quan của tình trạng
này bao gồm các tiêu chí để chẩn đốn rối loạn hành vi, và các dịch vụ cho thanh
thiếu niên. Theo các tác giả này thì “các rối loạn và hành vi vi phạm ở những ngƣời
trẻ tuổi là vấn đề hết sức phức tạp cần có sự hỗ trợ và giải quyết của nhiều cơ quan
với những giải pháp đa dạng”[84]


9

Trong cơng trình nghiên cứu “The theory of planned behavior applied to young
people's use of social networking Web sites” tác giả Pelling. EL thuộc Queensland
University of Technology, Australia đã nhận định rằng “Nhìn chung, việc sử dụng
mạng xã hội bị ảnh hƣởng bởi thái độ, quy phạm, và các yếu tố thuộc về bản sắc của
con ngƣời nói chung và giới trẻ nói riêng. Việc phát hiện vấn đề này có thể đƣợc sử
dụng để thiết kế các chiến lƣợc nhằm mục đích để thay đổi mức độ sử dụng hoặc
khuynh hƣớng gây nghiện mạng xã hội của giới trẻ.”[89]. Tác giả Marthairvine của
Đại học Chicago, Mỹ cho rằng “Nhiều nhà quản lý và những ngƣời khác tại nơi làm
việc từ lâu đã cho rằng sinh viên đại học gần đây thƣờng nói đến những kỳ vọng
cao bất hợp lý đối với tiền lƣơng sau khi ra trƣờng và họ cũng khơng muốn có
những lời chỉ trích đối với họ. Rất nhiều trong số họ có một sự tự tin rằng chúng tơi
muốn điều chúng tơi có, họ đã tự tin thái quá” [85]. Nhà tâm lý học Jeffrey Arnett,
một giáo sƣ nghiên cứu ở khoa tâm lý học tại Đại học Clark ở Massachusetts cũng
nói. “Nghiên cứu tuổi trẻ ngày nay nhƣ nghiên cứu "tuổi trƣởng thành mới nổi",
một thuật ngữ đã đƣợc đặt ra để mô tả khoảng thời gian từ 18 tuổi đến 29 khi nhiều
ngƣời trẻ đang tìm kiếm vị thế của họ một cách mạnh mẽ và đầy tự tin” [68]

Trong cơng trình nghiên cứu “Young Adults' Information Behavior: What We
Know So Far and Where We Need to Go from Here” của nhóm tác giả Denise E.
Agosto, Advisory Board Member đăng trên “Journal of Research on Libraries and
Young Adults” University Illinois, Mỹ đã có những nhận xét rất cụ thể về các nhu
cầu thông tin của thanh niên thể hiện qua các hành vi thu nhận, xử lý thông tin.
Nghiên cứu này cho rằng, “thanh niên thƣờng thiếu kiến thức nguồn, kiến thức nền
và thiếu kiến thức tình huống, một số thanh niên né tránh các thơng tin về mình và
một số thanh niên rơi vào tình trạng q tải thơng tin” [74]
Luận án tiến sĩ “Media influence on deviant behavior in middle school” của tác giả
Adrian D. Pearson thuộc North Carolina University cho rằng “Hiện đang có nhiều
câu hỏi phải đƣợc trả lời: Tại sao nhiều hành vi lệch lạc của giới trẻ Mỹ có khuynh
hƣớng gia tăng trong vịng mƣời đến mƣời lăm năm qua? Có một mối tƣơng quan
nào giữa sự gia tăng phƣơng tiện truyền thông đến việc thực hiện các hành vi này
không?” Luận án này đề cập đến những tác động tiêu cực từ các phƣơng tiện truyền
thông đến các hành vi chống đối xã hội, truyền thông nhƣ một yếu tố quan trọng


10

góp phần làm các học sinh nghĩ đến việc chống đối xã hội và gây rối. Luận án cũng
cung cấp một cách tổng quan về các yếu tố khác đƣợc xác định trong vấn đề này, đó
là việc thiếu sự hỗ trợ của gia đình, một số học sinh ít có lịng tự trọng và ít có sự
kiểm sốt từ bên ngoài. [ 63]
1.1.1.2.

Hướng nghiên cứu về hành vi văn minh của con người nói chung và
của thanh niên nói riêng

Tác giả Anton Chekhov trong “A Life in Letters” đã đề xuất 8 tiêu chí để xác định
hành vi của ngƣời văn minh:

- Họ tôn trọng con ngƣời nhƣ một cá nhân, luôn luôn khoan dung, nhẹ
nhàng, lịch sự và tuân theo các qui định đã đƣợc xác lập
- Họ có lịng từ bi đối với ngƣời khác ngồi những ngƣời ăn xin và những
con mèo. Trái tim của họ bị lay động về những gì đang nhìn thấy bằng mắt thƣờng
gây cho họ sự xót xa
- Họ tơn trọng tài sản của ngƣời khác, và do đó trả nợ khi đến hạn
- Họ khơng quanh co, khơng nói dối ngay cả trong vấn đề tầm thƣờng
nhất. Nói dối với một ngƣời nào đó là xúc phạm họ, họ cƣ xử trên đƣờng phố nhƣ
khi họ ở nhà.
- Họ không hạ mình xuống để gây đƣợc cảm tình của ngƣời khác.
- Họ không bắt chƣớc, sao chép hành vi của ngƣời nổi tiếng.
- Họ tự hào về tài năng của mình nếu họ có tài.
- Họ khơng sống bản năng.[ 65]
Ralph S. Marston, Jr. với bài viết “Civilized behavior” trong Daily Motivator 2004
đã cho rằng: “Để cho nền văn minh đƣợc chứng minh, chúng ta phải thực hành lịch
sự, tôn trọng hành vi của ngƣời khác để đƣợc ngƣời khác tơn trọng lại”[91]
Nhóm tác giả trong tác phẩm “Rules for civilized behavior” đã khẳng định “Khi
thực hiện một hành vi đƣợc cho là văn minh, ngƣời ta phải lƣu tâm đến giá trị của
hành vi đó trong nhận thức của mình, sau đó họ phải lựa chọn cách ứng xử phù hợp
với mình”[97]. Các tác giả cho rằng những hành vi văn minh đƣợc các cá nhân thực
hiện lúc nào cũng phụ thuộc vào sự hiểu biết, về trình độ lƣợng giá vấn đề của cá
nhân đó trong một tình huống cụ thể.


11

Tác giả Lucinda Holdforth trong cuốn sách “Why Manners Matter: The Case For
Civilized Behavior in a Barbarous World” đã trình bày và phân tích khá sâu sắc về
những ứng xử văn minh trong một tình huống bất thƣờng hoặc “khơng văn minh”.
Tác giả cho rằng, ngƣời ta phải lịch sự với ngƣời khác vì ứng xử lịch sự với ngƣời

khác nhƣ là một nhu cầu của mình vậy. Khơng nên có cách suy nghĩ và ứng xử kiểu
nhƣ: Tơi muốn làm những gì tơi muốn cho tơi mặc dù có thể làm cho bạn lâm vào
cảnh khốn cùng.”[83]. Đề cập đến các hành vi văn minh dƣới góc nhìn văn hóa tâm lý, tác giả cho rằng “Hành vi văn minh là cách thức cƣ xử hiện đại, là triết lý
của các nhà tƣ tƣởng về cuộc sống hiện đại”.[83]
Tác giả Jame Mann trong tác phẩm “Civilized behavior – Truth to power” khi phê
bình các hành động của chiến tranh có nhận xét rằng “Một hành vi nếu mâu thuẫn
với hành vi văn minh thì khơng thể nói đó là một hành vi yêu nƣớc đƣợc”[78]. Còn
tác giả Keith Thomas trong “Toward civilized behavior” đề cập đến hành vi văn
minh nhƣ là nói đến mối quan hệ và ứng xử giữa Ngƣời với Ngƣời, trong đó các
hành vi thơng thƣờng nhƣ ăn uống, thích ứng với mơi trƣờng đƣợc thực hiện nhƣ
thế nào để ngƣời khác không cảm thấy lố bịch...[81]. Đối với tác giả Itzkoff
Seymour. W trong “The making of the civilized mind” thì đề cập đến hành vi văn
minh nhƣ là một hành vi có tính trí tuệ cao. [77]
1.1.1.3.

Hướng nghiên cứu về hành vi của con người trong đô thị ngày nay.

Samual P. Huntingtion với “Civilizations and the recreating of world order”
[Penguin group] cho rằng “Hành vi văn minh tại đô thị phụ thuộc vào môi trƣờng và
có tác động đến mơi trƣờng, mối quan hệ giữa hành vi văn minh và môi trƣờng rất
đặc biệt.”[96] Milgram Stanley trong bài viết “What are the differences between
urban and rural behavior?” mô tả các hành vi văn minh trong môi trƣờng đô thị bắt
đầu từ sự thay đổi lối sống, nếp sống, đặc biệt là đối với mối quan hệ ứng xử giữa
ngƣời với ngƣời trong môi trƣờng đô thị. [76].
ý thức bản thân” trong quá trình hình thành các hành vi
văn minh, lối sống văn minh ở đô thị [95]
Tác giả Ahmed A L Mahbub Uddin trong “Weber’s perspective on the city and
culture” cho rằng những yếu tố văn hóa có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành



12

những khuôn mẫu ứng xử, những khuôn mẫu ứng xử này quay lại ảnh hƣởng đến
việc duy trì các giá trị văn hóa.[66]
Cơng trình nghiên cứu “Suicidal Behavior in Urban American Indian” của tác giả
Freedenthal. S của hiệp hội nghiên cứu tự tử Mỹ “The American Association of
Suicidology” năm 2004 cho rằng, những ngƣời tự tử trẻ tuổi ở đô thị thƣờng có vấn
đề về tâm lý và phần lớn mang màu sắc lạm dụng. [73]
Tác giả SE McKinney trong nghiên cứu qua đánh giá xếp loại ABC giáo viên
trƣờng phổ thông “Managing Student Behavior in Urban Classrooms: The role of
Teachers” đã nhận định rằng, muốn quản lý hành vi, ứng xử của học sinh trong lớp
học theo các chuẩn mực thì ngƣời giáo viên phải am hiểu những diễn biến tâm lý
và các tình trạng xã hội khác từ phía gia đình, bè bạn của học sinh” [98]
Có thể nhận thấy rằng, các khuynh hƣớng nghiên cứu trên đây của các tác giả nƣớc
ngồi có đề cập đến hành vi của thanh niên dƣới góc nhìn tâm lý học, văn hóa học
nhƣng phần lớn ở dạng mơ tả và trình bày những thơng tin trong nghiên cứu thực
tiễn. Những hành vi văn minh đƣợc các tác giả nƣớc ngoài trình bày khá chi tiết trên
các bình diện ứng xử của con ngƣời nhƣng cũng mang tính khái quát, chƣa phân
tích cụ thể mối quan hệ giữa các chủ thể với hiện thực chung quanh. Những hành vi
trong môi trƣờng đơ thị hiện đại đƣợc các tác giả nƣớc ngồi phân tích khá rõ, đặc
biệt là những tác động khách quan đến các hành vi văn minh. Đây cũng là cơ sở để
tham khảo nghiên cứu vấn đề văn minh đô thị hiện nay và hành vi văn minh đô thị
của thanh niên hiện nay cho luận án.
1.1.2.

Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, có thể lƣu ý đến 2 hƣớng nghiên cứu: hƣớng nghiên cứu về hành vi,
hƣớng nghiên cứu về hành vi văn minh đô thị
1.1.2.1.


Hướng nghiên cứu về hành vi

Ở Việt Nam, tác giả Phạm Minh Hạc đã có cơng trình “Hành vi và hoạt động”
khẳng định phƣơng pháp tiếp cận hoạt động – nhân cách, định hƣớng cho nghiên
cứu tâm lý học lý luận và ứng dụng ở Việt Nam. Những vấn đề lý luận về hành vi
của mỗi trƣờng phái tâm lý học còn nhiều điều khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp
cận, do đó việc định hƣớng nghiên cứu từng loại hành vi cụ thể của con ngƣời có sự


13

khác nhau, hệ thống các cách thức điều khiển, thích ứng hành vi cũng sẽ khác
nhau.[12]
Trong lĩnh vực tâm lý học ứng dụng, các hành vi đƣợc xem xét là những biểu hiện
bên ngoài chịu sự tác động từ những động cơ bên trong với những cơng trình nghiên
cứu về hành vi tổ chức, hành vi tiêu dùng, hành vi khách hàng, hành vi tài chính,
hành vi tội phạm, hành vi tình dục ... Đặc biệt gần đây các tác giả Việt Nam đã có
nhiều quan tâm đến hành vi tiêu dùng và hành vi khách hàng. Một số công trình
nghiên cứu về hành vi tiêu dùng ở Việt Nam đã tham khảo ý tƣởng về lý thuyết “tài
chính hành vi” khi cho rằng “Tài chính hành vi” là một hệ lý thuyết kinh tế đòi hỏi
phải hiểu và dự đoán đƣợc những ẩn ý trong hệ thống thị trƣờng tài chính của việc
đƣa ra những nhận định và quyết định cụ thể [23]. Bằng cách hiểu hành vi của con
ngƣời và cơ chế tâm lý khi đƣa ra các quyết định tài chính, những mẫu tài chính
chuẩn có thể đƣợc nâng cao để phản ánh và giải thích tốt hơn thực tế phát triển của
thị trƣờng ngày nay. “Tài chính hành vi” là một bộ phận của các mơn học về tài
chính, các nội dung này là cơ sở giúp con ngƣời hiểu và dự đoán đƣợc các dấu hiệu
của hệ thống thị trƣờng tài chính để có các quyết định tâm lý. “Tài chính hành vi
gần nhƣ bao gồm cả hành vi con ngƣời và hiện tƣợng thị trƣờng và sử dụng các kiến
thức có đƣợc từ ngành tâm lý học và lý thuyết tài chính” [94]

Cũng trong xu thế ứng dụng tâm lý học hành vi, tác giả Nguyễn Nhƣ Chiến với luận
án tiến sĩ “Nghiên cứu hành vi chấp hành luật giao thông đƣờng bộ của học sinh
trung học cơ sở khi tham gia giao thông” đã có những phân tích khá rõ nét về diễn
biến hình thành và biểu hiện hành vi tham gia giao thơng của học sinh nói riêng và
con ngƣời xã hội nói chung. Luận án của tác giả Nguyễn Nhƣ Chiến đã chỉ ra thực
trạng hành vi chấp hành luật giao thông đƣờng bộ của học sinh trung học cơ sở
(THCS) khi tham gia giao thông dựa trên số liệu thu đƣợc từ nhiều nguồn thơng tin
khác nhau; phân tích các yếu tố tâm lý, xã hội ảnh hƣởng đến hành vi chấp hành
luật giao thông của học sinh THCS. Các phân tích, so sánh đƣợc tiến hành theo
nhiều chiều cạnh khác nhau nhƣ: theo biến số lớp học, theo giới tính, theo học lực,
hạnh kiểm của học sinh, theo khu vực trƣờng… đã làm rõ đƣợc các mức độ chấp
hành, những sai phạm luật giao thông của học sinh.[4]


14

Tài liệu tham khảo Tạp chí Giáo dục mầm non tháng 2/2008 với chuyên đề “Giáo
dục hành vi văn hóa cho trẻ” không chỉ đề xuất những yêu cầu cho trẻ mà cho cả
ngƣời lớn, cho thầy cô giáo để ứng xử có văn hóa với những hành vi văn hóa. Các
cơng trình nghiên cứu trên đây đã có những phân tích khá chi tiết về những vấn đề
lý luận về hành vi, cơ cấu hành vi, những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi của từng
đối tƣợng, đặc biệt phác thảo thực trạng thực hiện hành vi với những nội dung đa
dạng.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về hành vi văn minh đô thị
Việc nghiên cứu những vấn đề tâm lý văn hóa, tâm lý đơ thị ở Việt Nam chƣa đƣợc
khai phá và đầu tƣ thỏa đáng, ngoài những nghiên cứu về giao tiếp, về tâm lý cộng
đồng, tâm lý học về hành vi tiêu dùng... những nghiên cứu hành vi văn hóa, văn
minh nói chung, hành vi văn minh đơ thị vẫn cịn khá ít ỏi.
Ở Việt Nam, vấn đề nếp sống thị dân và văn minh đô thị đã đƣợc nhiều tác giả đề
cập trong các cơng trình nghiên cứu, các bài báo và các ý kiến phát biểu của nhiều

nhà nghiên cứu thực tiễn dƣới nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt khi Hội đồng nhân
dân (HĐND) thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) lấy năm 2008 và tiếp tục năm 2009
là năm thực hiện nếp sống văn minh đơ thị thì vấn đề càng đƣợc quan tâm nhiều
hơn, rộng hơn và sâu sắc hơn. Có thể nói rằng các cơng trình nghiên cứu trong
nƣớc đã mở ra nhiều hƣớng tiếp cận để tiếp tục nghiên cứu môi trƣờng đơ thị đang
càng ngày càng định hình rõ nét hơn ở TPHCM nói riêng và cả nƣớc nói chung. Các
nghiên cứu trong nƣớc tuy rất đa dạng và hết sức phong phú nhƣng có thể khái quát
trên các vấn đề sau đây:
- Một số nội dung, khái niệm về nếp sống văn minh, thực trạng nếp sống xã
hội hiện nay. Nhiều nghiên cứu nêu những bức xúc cần giải quyết trong xây dựng
nếp sống văn minh, xác định hệ chuẩn mực nếp sống văn minh trong giai đoạn mới.
Một số lý luận về xây dựng nếp sống văn minh trong bối cảnh hiện nay và dự báo
về nếp sống đô thị của dân tộc Việt đến năm 2020. Những hệ chuẩn mang tính qui
tắc của nếp sống văn minh đô thị - những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng nếp
sống văn minh đô thị. Các tác giả trong nƣớc cũng đề cập đến những thay đổi bộ
mặt của đô thị Việt Nam trong những năm qua dẫn đến những thay đổi về cách
sống, về lối sống để thích nghi với “xã hội mới”. Trong xu hƣớng này có đề tài khoa


15

học của tác giả Hà Học Hợi “Một số vấn đề lý luận về xây dựng nếp sống văn minh.
Xây dựng nếp sống văn minh trong bối cảnh dân tộc và thời đại hiện nay” năm
2003. Cũng trong năm này, cơng trình nghiên cứu “Nghiên cứu, xây dựng chƣơng
trình giáo dục nếp sống văn minh thí điểm trên truyền hình” của tác giả Nguyễn
Nghĩa Trọng thuộc Ban Tƣ tƣởng văn hoá Trung ƣơng đã đƣợc nghiệm thu và đƣa
vào ứng dụng. Ngồi ra cịn có đề tài của tác giả Nguyễn Thế Cƣờng năm 2002
“Xây dựng trật tự đô thị TPHCM từ cách tiếp cận văn hóa xã hội” nói lên đƣợc một
số khía cạnh của những hành vi bảo đảm trật tự đô thị...
- Khuynh hƣớng nghiên cứu về việc điều chỉnh chính sách quản lý đơ thị

trong tình hình mới, từ việc điều chỉnh qui hoạch hạ tầng đến qui hoạch dân cƣ và
các khu vực chuyên biệt khác, từ việc hình thành các khu đơ thị tự phát đến việc
định hƣớng phát triển đơ thị có sự kiểm soát. Nhiều tác giả cũng đề cập đến khả
năng quản lý đô thị của Việt Nam để đề xuất các giải pháp quản lý đơ thị phù hợp,
trong đó có đề cập đến việc hình thành lối sống mới, hình thành các thói quen sinh
hoạt ở đơ thị và trở thành hành vi văn minh đô thị. “Sự thay đổi chức năng từ đơ thị
hành chính sang đơ thị kinh tế - chính trị - văn hóa, kết hợp với việc mở rộng diện
tích cùng xu thế nhà cửa phố xá đƣợc tổ chức, xây dựng hiện đại hơn, hệ thống giao
thơng hồn thiện hơn dẫn đến việc hình thành một tiền đề vật chất quan trọng để các
tầng lớp dân cƣ đô thị thiết kế một sinh hoạt kiểu mới và hình thành các thói quen
ứng xử mới ở đơ thị, điều đó nhƣ sự đan xen hiển nhiên giữa nền văn minh nông
nghiệp và văn minh công nghiệp trong q trình cơng nghiệp hóa đất nƣớc.”[33].
Cũng trong hƣớng này tác giả Trần Ngọc Khánh đã phân tích các yếu tố văn hóa
ảnh hƣởng đến hành vi ứng xử của con ngƣời trong xã hội hiện đại, xã hội đang đơ
thị hóa mạnh mẽ với đề tài “Văn hóa đơ thị và vấn đề đơ thị hóa từ thực tiễn đời
sống văn hóa của TPHCM.”
- Khuynh hƣớng đề cập đến những vấn đề nhận thức về một thành phố phát
triển năng động, đông dân với những nhận định về hiện trạng và hƣớng phát triển
trong tƣơng lai của TPHCM. Những định hƣớng, giải pháp quy hoạch đúng đắn và
khả thi cho thành phố để TPHCM trở thành một thành phố văn minh – hiện đại –
văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Những phƣơng pháp tiếp cận mới
mang tính hệ thống nhằm cải tiến hệ thống qui hoạch và quản lý đô thị trong thời kỳ


16

chuyển đổi (gắn với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa (XHCN))
nhằm hƣớng tới sự phát triển bền vững của thành phố, trong đó yếu tố con ngƣời
đóng vai trị là hạt nhân chủ thể. Trong khuynh hƣớng này có đề tài “Xác định các
luận cứ cho các giải pháp kiến trúc - quy hoạch xây dựng TPHCM văn minh - hiện

đại - văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc” của tác giả Lƣu Trọng Hải năm
2001.
- Khuynh hƣớng nói đến sự chuyển động đơ thị hóa ngày càng mạnh mẽ
cùng những việc chỉnh trang qui hoạch đô thị ngày càng dồn dập trong giai đoạn
phát triển đô thị hiện nay của TPHCM đƣa ra những vấn đề cần giải quyết của việc
phát triển đô thị tại TPHCM nhằm định hƣớng cho việc xây dựng tính nhân văn và
bền vững của thành phố. Những thay đổi giá trị sống nhƣ là điều tất yếu, trong đó
có sự thay đổi về lối sống, nếp sống; sự phân tầng xã hội, sự xã hội hóa lối sống
ngày càng mạnh mẽ và do vậy các yếu tố văn hóa của lối sống, nếp sống, hành vi
văn minh hiện đại càng phải đƣợc coi trọng. Hƣớng nghiên cứu này có đề tài của tác
giả Tơn Nữ Quỳnh Trân “Vấn đề phát triển đô thị bền vững tại TPHCM và những
kinh nghiệm từ một số thành phố lớn ở Đông Nam Á.”
- Những nghiên cứu, bài viết hoặc các bài phát biểu của các vị lãnh đạo, quản
lý nhà nƣớc về môi trƣờng đô thị, về việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị…
Một số bài viết phê phán mạnh mẽ lối sống vô tổ chức, thiếu văn minh của một bộ
phận cộng đồng dân cƣ. Những nghiên cứu và bài viết đề cập đến các giải pháp
chung và khái quát về việc vận động cƣ dân, vận động cộng đồng tham gia quản lý
xã hội và ủng hộ cho chủ trƣơng hình thành chính quyền đô thị với lối sống mới.
(Đời sống thị dân: văn minh đô thị bắt đầu từ đâu? Tác giả Nguyễn Minh Hịa.).
“Phát triển văn hố đồng bộ, tƣơng xứng với phát triển kinh tế để tạo dựng sự phát
triển đô thị bền vững - Trƣờng hợp TPHCM” của tác giả Trần Trọng Đăng Đàn.
Tạp chí Khoa học chính trị, 2005.
Tóm lại, vấn đề hành vi văn minh đô thị đã đƣợc các nhà khoa học trong và
ngoài nƣớc tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau, trong đó đề cập đến định nghĩa
hành vi văn minh, ảnh hƣởng của các yếu tố văn hóa đến việc hình thành những ứng
xử văn minh, những biểu hiện của nếp sống văn minh đô thị. Các tác giả cũng đề
cập đến những tác động tích cực lẫn tiêu cực từ sự phát triển đô thị ngày càng nhanh


17


chóng đối với việc hình thành các thói quen mới, những hành vi đáp ứng yêu cầu
mới của xã hội phát triển. Tuy nhiên việc nghiên cứu sự hình thành những hành vi
văn minh đô thị trong những bối cảnh, hoàn cảnh hoặc địa phƣơng cụ thể chƣa đƣợc
đề cập một cách rộng rãi, các mức độ thực hiện hành vi văn minh đơ thị của các
nhóm dân cƣ cụ thể chƣa đƣợc xem xét chi tiết...
Về phƣơng diện tâm lý học, việc nghiên cứu hành vi văn minh đô thị của một đối
tƣợng cụ thể nào từ trƣớc đến nay vẫn cịn khá mới và chƣa có cơng trình nào
nghiên cứu về vấn đề này. Đề tài “Nghiên cứu hành vi văn minh đô thị của thanh
niên TPHCM” sẽ cụ thể hóa vấn đề này khơng phải dƣới góc độ văn hóa - xã hội
học mà chủ yếu trên bình diện tâm lý học.
1.2. Hành vi và hành vi văn minh
1.2.1. Hành vi
Trong thuyết hành vi cổ điển, hành vi đƣợc hiểu hết sức đơn giản là tổ hợp các phản
ứng của cơ thể và trả lời các kích thích từ mơi trƣờng tác động vào [14].
E. Tolman (1886-1959) gọi hành vi là “cử động hành vi” (behavior acts) [13,tr 85].
Các cử động hành vi có cả các sự kiện vật lý và sinh lý học, còn dựa cả vào những
thuộc tính của bản thân. Theo tác giả, khơng thể từ một vận động đơn giản mà tách
ra đƣợc những sản phẩm đặc trƣng cho cử động hành vi. Cử động hành vi không
phải là phản ứng sinh lý học, vì vậy phải nghiên cứu hành vi tổng thể bằng con
đƣờng riêng với các yếu tố trung gian của chủ thể trong sơ đồ S - R. Trong lúc đó,
K.Hull (1884-1953) lại cho rằng: hành vi là cử động có thể làm cho các nhu cầu của
cơ thể đƣợc thỏa mãn, là hành vi do các biến số nhu cầu cơ thể và mơi trƣờng ngồi
cơ thể tạo nên, tuy nhiên hành vi này vẫn nằm trong mối liên hệ trực tiếp S - R.[13]
Thông qua kết quả các thực nghiệm của mình, B.F.Skinner đã phát biểu: “cƣờng độ
của hành vi tạo tác tăng lên nếu hành vi (tác động) đƣợc kèm theo kích thích củng
cố. Sự củng cố trong bộ máy khái niệm của B.F.Skinner, hai khái niệm chủ yếu là
phản ứng tạo tác và củng cố hành vi. Khơng có củng cố trực tiếp thì khơng thể có
hành vi tạo tác. Có củng cố là có sự xuất hiện phản ứng. Xác suất xuất hiện phản
ứng, tần số, và cƣờng độ phản ứng hoàn toàn tùy thuộc vào củng cố và cách củng

cố. Theo B.F.Skinner, hậu quả hành vi – những cái củng cố - là các lực kiểm sốt
rất mạnh mẽ, vì vậy mà kiểm sốt đƣợc củng cố thì sẽ kiểm sốt đƣợc hành vi.


18

Nhà tâm lý học J.Mid (1863-1931) làm việc ở đại học tổng hợp Chicago, một trung
tâm của tâm lý học chức năng đã tính đến tính độc đáo quyết định luận hành vi con
ngƣời. J.Mid gọi đó là thuyết hành vi xã hội. Theo ông, cần chấp nhận hành động
của nhóm có một ý nghĩa đặc biệt, nghĩa là có tính biểu tƣợng – “cử chỉ có ý nghĩa”
hay “vận động có biểu cảm”. Chỉ có khi đặt mình vào vị trí của ngƣời khác, mỗi
ngƣời mới hiểu đƣợc suy nghĩ cũng nhƣ những phản ứng của họ. Gần hơn nữa đó là
q trình giao tiếp, con ngƣời có thể nhận ra chính họ là ai? Chủ thể trong mắt
ngƣời khác nhƣ thế nào? Và từ đó, mỗi ngƣời hiểu ra bản thân mình là gì trong cái
nhìn của chính mình.
A. Adler (1870 - 1937) là nhà tâm lý học ngƣời Áo với thuyết tâm lý học cá nhân
cho rằng tất cả hành vi của con ngƣời đều chịu ảnh hƣởng bởi xã hội. Nhân cách
thống nhất với hoàn cảnh và môi trƣờng xã hội. A.Adler vẫn cho vô thức bản năng
hay năng lƣợng tâm hồn là những cơ chế của tính tích cực, xung đột và bảo vệ.
Theo A.Adler, con ngƣời ln muốn hơn ngƣời khác, khi có nhƣợc điểm trong lĩnh
vực này lại siêu đẳng trong lĩnh vực khác. Đó là cơ chế bù trừ xuất phát từ động cơ
xã hội. Những sự bù trừ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố xã hội có
tính chất quyết định. Ở đây, Adler đã q thổi phồng tính chất bù trừ trong con
ngƣời, mà khơng thấy vai trị của hoạt động con ngƣời [29].
Dƣới góc nhìn khoa học, có thể cho rằng ngày nay, các nhà nghiên cứu có thể kế
thừa những vấn đề hợp lý trong quan điểm của các tác giả trƣớc đây để đề xuất
những vấn đề mới. Sự kế thừa này có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu sự hình
thành hành vi của các đối tƣợng ngày nay, trong đó có hành vi văn minh đơ thị,
trong đó có giải pháp tập luyện để hạn chế những tác động của bản năng, sự hòa
nhập vào các mối quan hệ xã hội để thích ứng với tính văn minh trong một đơ thị

phát triển.
Theo A. Maslow, hành vi của con ngƣời không chỉ gồm các hành vi quan sát đƣợc
mà là những phản ứng không quan sát đƣợc, những trải nghiệm chủ quan của con
ngƣời. Nếu tâm lý học hành vi lấy điều kiện bên ngoài làm nguyên tắc quyết định
cho hành vi con ngƣời thì phân tâm học lấy điều kiện bên trong làm nguyên tắc
quyết định. Động cơ chính trong cuộc đời là khuynh hƣớng tự thể hiện mình,


×