Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp tại công ty cổ phần sonadezi long bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.93 KB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------



-----------

HÀ THỊ THU THỦY

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SONADEZI LONG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------



-----------

HÀ THỊ THU THỦY

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG LĨNH VỰC HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP


TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SONADEZI LONG BÌNH

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo : Hướng ứng dụng
Mã ngành

: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. TRẦN ANH MINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Trần Anh Minh. Các số liệu, những kết luận nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Hà Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6
5. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................6
6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.......................................................................7
7. Kết cấu luận văn..................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP...................................................................................................8
1.1. Tổng quan về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.......................................8
1.1.1. Hạ tầng khu công nghiệp..........................................................................8
1.1.2. Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp...................................................... 10
1.1.3. Ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp........................................... 12
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp......................................................... 12
1.2.1. Cạnh tranh............................................................................................... 12
1.2.2. Năng lực cạnh tranh................................................................................ 13
1.2.3. Lợi thế cạnh tranh................................................................................... 14
1.2.4 Đặc trưng của năng lực cạnh tranh........................................................... 15
1.2.5 Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết để nâng cao NLCT......................16
1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan................................................... 17



1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới................................................................... 17
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.................................................................. 19
1.4. Mô hình nghiên cứu..................................................................................... 22
1.4.1. Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu.................................................... 22
1.4.2. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 23
1.4.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh lĩnh vực hạ tầng khu công
nghiệp tại SZB.................................................................................................. 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................ 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH
VỰC HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SONADEZI LONG BÌNH.................................................................................... 33
2.1. Giới thiệu Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình......................................... 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................. 33
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.......................................................................... 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 35
2.1.4. Đội ngũ nguồn nhân lực.......................................................................... 37
2.1.5. Các dự án Khu công nghiệp của công ty................................................. 38
2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh............................................................. 40
2.1.7. Các yếu tố rủi ro của Công ty.................................................................. 40
2.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh lĩnh
vực hạ tầng khu công nghiệp tại SZB.................................................................. 41
2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................ 41
2.2.2. Lựa chọn đối thủ cạnh tranh.................................................................... 41
2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu...................................................................... 42
2.2.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo............................................................ 43
2.2.5. Phân tích EFA......................................................................................... 44
2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp tại SZB . 44


2.3.1. Thực trạng năng lực marketing............................................................... 45
2.3.2. Thực trạng năng lực tổ chức quản lý....................................................... 48
2.3.3. Năng lực sản phẩm.................................................................................. 50
2.3.4. Nguồn nhân lực....................................................................................... 54
2.3.5. Năng lực tài chính................................................................................... 57
2.3.6. Chất lượng dịch vụ.................................................................................. 59


2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp của SZB...61
2.4.1. Điểm mạnh.............................................................................................. 61
2.4.2. Điểm yếu................................................................................................. 62
2.4.3. Cơ hội..................................................................................................... 62
2.4.4. Thách thức.............................................................................................. 63
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................ 64
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH LĨNH
VỰC HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SONADEZI LONG BÌNH.................................................................................... 65
3.1. Định hướng phát triển lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp tại SZB................65
3.1.1. Định hướng............................................................................................. 65
3.1.2. Định hướng phát triển lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp tại SZB..........66
3.1.3. Mục tiêu chiến lược phát triển của SZB.................................................. 67
3.2. Giải pháp nâng cao NLCT lĩnh vực HTKCN tại SZB..................................67
3.2.1. Giải pháp Marketing và chăm sóc khách hàng........................................ 67
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức quản lý.......................................... 69
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm............................................................................ 69
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực................................................................... 70
3.2.5. Giải pháp về tài chính............................................................................. 71
3.2.6. Giải pháp về chất lượng dịch vụ............................................................. 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................ 72
KẾT LUẬN............................................................................................................ 73

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐSKCN

Bất động sản khu công nghiệp

HTKCN

Hạ tầng khu công nghiệp

NLCT

Năng lực cạnh tranh

KCN

Khu công nghiệp

KDC

Khu dân cư

SZB

Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện lũy kế giai đoạn 2017 -2019.................2
Bảng 1.2. Thu hút vốn đầu tư trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn năm 2017 - 2019.....3
Bảng 1.3. Tình hình tăng trưởng và tỷ lệ lấp đầy KCN của SZB...............................3
giai đoạn 2017 - 2019................................................................................................3
Bảng 1.4. Thống kê đánh giá của khách hàng về dịch vụ hạ tầng tại SZB................4
Bảng 1.5. Tổng hợp các nghiên cứu trước đó.......................................................... 23
Bảng 1.6. Thang đo gốc........................................................................................... 24
Bảng 1.7. Thang đo năng lực marketing.................................................................. 26
Bảng 1.8. Thang đo năng lực tổ chức quản lý.......................................................... 28
Bảng 1.9. Thang đo năng lực sản phẩm................................................................... 29
Bảng 1.10. Thang đo nguồn nhân lực...................................................................... 30
Bảng 1.11. Thang đo năng lực tài chính.................................................................. 30
Bảng 1.12. Thang đo chất lượng dịch vụ................................................................. 31
Bảng 2.1. Tình hình nhân sự tại SZB giai đoạn 2017 - 2019................................... 37
Bảng 2.2. Tình hình cơ cấu nhân sự của Công ty tính đến 31/12/2019....................38
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 tại SZB............39
Bảng 2.4. So sánh một số tiêu chí với đối thủ cạnh tranh........................................ 42
Bảng 2.5. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha.............................................. 43
Bảng 2.6. Kết quả phân tích EFA............................................................................ 44
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh tại SZB......................................... 45
Bảng 2.8. Chi phí quảng cáo của Công ty qua các năm từ 2017 đến 2019..............46
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát yếu tố năng lực Marketing........................................... 47
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát yếu tố năng lực tổ chức quản lý.................................49
Bảng 2.11. Chi phí tái đầu tư cơ sở hạ tầng tại KCN Biên Hòa 2 và KCN Gò Dầu 51
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát yếu tố năng lực sản phẩm........................................... 52
Bảng 2.13. Bảng khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ.......................53
Bảng 2.14. Chi phí đào tạo giai đoạn 2017- 2019................................................... 55
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát yếu tố nguồn nhân lực................................................ 55
Bảng 2.16. Thang bảng lương của một số chức danh tại SZB................................. 56

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát yếu tố năng lực tài chính............................................ 58


Bảng 2.18. Kết quả khảo sát yếu tố chất lượng dịch vụ........................................... 60


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 25
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức SZB................................................................................. 35
Hình 2.2. So sánh năng lực marketing lĩnh vực HTKCN tại SZB với các đối thủ...48
Hình 2.3. So sánh năng lực tổ chức quản lý lĩnh vực HTKCN tại SZB với các đối
thủ............................................................................................................................ 50
Hình 2.4. So sánh năng lực sản phẩm lĩnh vực HTKCN tại SZB với các đối thủ....53
Hình 2.5. So sánh nguồn nhân lực lĩnh vực HTKCN tại SZB với các đối thủ.........57
Hình 2.6. So sánh năng lực tài chính lĩnh vực HTKCN tại SZB với các đối thủ.....59
Hình 2.7. So sánh chất lượng dịch vụ lĩnh vực HTKCN tại SZB với các đối thủ....61


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Michael Porter (2009b) cho rằng "Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh
nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản
xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được mức giá cao
hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt
được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa
hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn"
Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cho thấy trong những năm qua,
SZB đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao NLCT của mình trong lĩnh vực
BĐSKCN như tăng cường các chế độ đãi ngộ nhằm thu hút nhân lực có chất lượng
cao về Công ty; Liên kết các đơn vị thành viên mạnh, nhiều kinh nghiệm trong
Tổng công ty Sonadezi; Cải tạo cảnh quan cũng như xây dựng quy trình “một cửa”

nhằm mang đến sự tiện lợi, giảm bớt thời gian trong quá trình cung cấp dịch vụ...
Các giải pháp này đã mang lại kết quả khả quan cho Công ty trong thời gian qua tuy
tuy nhiên vẫn còn có nhiều tồn tại cần phải khắc phục.
Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng
trong nghiên cứu này đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh tại
SZB để từ đó đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
bao gồm:
-

Giải pháp marketing và chăm sóc khách hàng

-

Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức quản lý

-

Giải pháp về sản phẩm

-

Giải pháp về nguồn nhân lực

-

Giải pháp về tài chính

-

Giải pháp về chất lượng dịch vụ



ABSTRACT
Michale Porter(2009b) argued that: “To compete successfully, businesses must have
a competitive advantage in the form of either lower production costs or the ability to
differentiate products to achieve prices higher than average, businesses need to gain
more sophisticated competitive advantages, which can provide higher quality goods
or services or produce more efficient products.”
In the past years, the status of the competitiveness shows that: SZB has had many
activities to improve the competitiveness in the field of Industrial Park Real Estate,
such as: Strengthening of remuneration to attract high-quality human resources for
the company; associate strong, experienced members in the Corporation Sonadezi;
improve the landscape and build "one-stop" process to bring convenience; reducing
the time during service providers......These solutions have brought positive results
for the Company recently, but there are still many factors that need to be overcome.
Through the research methods of qualitative and quantitative used in this study,
which analyzed and evaluated on the status of competitiveness in SZB, so that will
provide 6 solutions to improve the competitiveness of the company, including:
-

The solution to marketing and customer service.

-

The solution to the improvement of management and organizational capacity.

-

The solution of the products.


-

The solution of the human resource.

-

The solution of the finance.
And the solution of service quality.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cạnh tranh và bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh như thế nào luôn là câu
hỏi bức thiết được đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Trong
thời gian qua đã thu hút được nhiều sự quan tâm từ các học giả nghiên cứu và các
nhà quản trị doanh nghiệp. Các nghiên cứu liên quan tới vấn đề cạnh tranh nói
chung và nâng cao NLCT đã được thực hiện với tần suất dày đặc trong những năm
gần đây và phổ biến tại mọi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trong đó có lĩnh vực
BĐSKCN.
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm sáng công nghiệp của Đông
Nam Á. Từ 335 ha đất được dành riêng cho hoạt động sản xuất công nghiệp (năm
1986), đến nay, con số này đã lên tới 95.500 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp
đạt khoảng 65.600 ha, chiếm khoảng 68,7% (Tạp chí thời báo, 2019). BĐS công
nghiệp Việt Nam đang có tiềm năng lớn gây ảnh hưởng đến việc thay đổi mục đích
sử dụng đất và tạo ra giá trị. Tuy vậy, BĐS công nghiệp cũng chịu rất nhiều tác
động của hạ tầng. Do đó đất công nghiệp khá tương đồng nên những biến số về vận
hành này sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến khách thuê.
Tại Việt Nam hiện nay có 330 KCN, khu chế xuất với tổng diện tích hơn

97.000 ha; trong đó đã có 258 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện
tích hơn 68.800 ha (Báo cáo tình hình thành lập và phát triển KCN, khu kinh tế năm
2019, Vụ Quản lý các khu kinh tế- Bộ kế hoạch và đầu tư). Trong bối cảnh chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm kiếm
cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam. Với một môi
trường kinh doanh thông thoáng, an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam được đánh giá
là một điểm đến thu hút đầu tư. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng được nhìn
nhận sẽ đưa đến cho Việt Nam cơ hội đón nhận thêm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ Trung Quốc.


2

Trong thời gian qua, việc gia nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu và
rộng, điều này tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế trong nước nói chung và các ngành
nghề, các doanh nghiệp nói riêng tại Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi cũng như
không ít khó khăn, thách thức trong cạnh tranh trên thị trường, thể hiện thông qua
tình hình vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như sau:
Bảng 1.1. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện lũy kế giai đoạn 2017 -2019
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam thực hiện lũy kế


172,35 tỷ USD

191,4 tỷ USD

211,78 tỷ USD

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư
Kể từ năm 1994 khi Việt Nam được xoá bỏ cấm vận, bắt đầu thực hiện chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài, hình thành các khu công nghiệp tập trung với mục
tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người dân,... thì tỉnh Đồng Nai có thể nói là một trong những tỉnh tiên phong
trong việc hình thành các KCN nhằm cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều
kiện thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích đầu tư, tạo động lực cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa gia nhập khu vực công nghiệp. Khởi đầu từ việc nâng
cấp, cải tạo khu kỹ nghệ Biên Hoà thành Khu công nghiệp Biên Hoà I và sau đó
phát triển các khu công nghiệp tiếp theo như KCN Biên Hoà II, Amata, Nhơn
Trạch… với việc hình thành hàng loạt các Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh HTKCN như: Tổng công ty Tín Nghĩa, Tổng công ty Sonadezi, Tổng công ty
IDICO....
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch đến năm 2020, Đồng Nai sẽ có 35 KCN.
Năm 2019, Đồng Nai có 32 KCN (diện tích trên 10.200 ha), trong đó 31 KCN đã
hoạt động. Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 79% và diện tích đất còn lại để cho
thuê không nhiều (Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng các KCN
Đồng Nai năm 2019, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai). Theo dự báo
của các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp, trong những năm tới Đồng Nai vẫn
là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Đặc biệt khi Cảng hàng không


3


quốc tế Long Thành cùng các đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây Liên Khương, Biên Hòa - Vũng Tàu được xây dựng và đi vào khai thác thì Đồng
Nai sẽ là trung tâm đầu mối giao thông của khu vực phía Nam.
Bảng 1.2. Thu hút vốn đầu tư trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn năm 2017 - 2019
Nguồn vốn đầu tư

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Nguồn vốn nước ngoài

1.839 triệu USD

1.850 triệu USD

1.450 triệu USD

Nguồn vốn trong nước

28.230 tỷ đồng

27.000 tỷ đồng

34.000 tỷ đồng

Nguồn Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai
SZB hiện đang quản lý và khai thác 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai với tổng quỹ đất 868 ha. Trong đó KCN Biên Hòa 2, KCN Gò Dầu, KCN Xuân

Lộc đã lấp đầy diện tích cho thuê. Hiện nay KCN Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) với
diện tích 117 ha là dự án mới của công ty đang trong quá trình đầu tư hạ tầng và thu
hút nhà đầu tư.
Bảng 1.3. Tình hình tăng trưởng và tỷ lệ lấp đầy KCN của SZB
giai đoạn 2017 - 2019
STT
1

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Triệu
đồng

186.283

192.325

202.892

%

6%


3%

5%

Tăng trưởng
Doanh thu hạ tầng KCN
Tăng trưởng doanh thu hạ
tầng KCN

2Lấp đầy
Diện tích có thể cho thuê

ha

508

638

638

Diện tích đã cho thuê

ha

449

603

556


Tỷ lệ lấp đầy

%

98%

94%

87%

Nguồn Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình


4

Bảng 1.4. Thống kê đánh giá của khách hàng về dịch vụ hạ tầng tại SZB
2017
Nội dung
đánh giá

Tốt
(%)

2018

Trung Chưa
bình
tốt
(%)

(%)
25
3

2019
Chưa
tốt
(%)
3

Tốt
(%)

65

Trung
bình
(%)
32

Tốt
(%)

53

Trung
bình
(%)
46


Chưa
tốt
(%)
1

Dịch vụ
hạ tầng

72

An
ninh
trật tự
Dịch vụ
cung cấp
nước
sạch
Thái
độ
nhân viên

47

30

22

51

47


2

50

48

2

86

11

4

71

27

2

52

47

1

92

4


4

93

5

2

53

46

2

Trung
bình

74

18

8

70

28

2


52

47

1

Nguồn Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình Trong giai đoạn 2017 – 2019 vừa
qua, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
HTKCN của Công ty còn có những hạn chế sau:
- Doanh thu về HTKCN có xu hướng giảm
- Tỷ lệ lấp đầy diện tích KCN có xu hướng giảm
- Đánh giá của khách hàng về dịch vụ hạ tầng KCN giảm
- Bước phân tích môi trường bên ngoài chưa chú ý đến phân tích môi trường
ngành đang diễn ra như thế nào, nhận diện các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
- Chưa có cơ sở để xây dựng chiến lược cạnh tranh dẫn đến hệ quả là Công ty
không có cơ hội để lựa chọn chiến lược tối ưu và phù hợp.
- Đội ngũ nhân viên bán hàng thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài
bản để đáp ứng nhu cầu về tư vấn, kỹ năng chuyên môn và cả khả năng giao tiếp
ngoại ngữ.
Đứng trước thách thức đó, SZB cần đánh giá lại thực trạng hoạt động đầu tư
kinh doanh của mình để nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ có


5

thể gặp phải từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa NLCT, nâng cao
vị thế, xây dựng uy tín thương hiệu để có thể thu hút nhà đầu tư, đứng vững và phát
triển trong môi trường kinh doanh hiện nay.
Từ những lý do trên, từ yêu cầu thực tế và với kiến thức đã học, tác giả chọn
đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh

hạ tầng khu công nghiệp tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao NLCT trong lĩnh vực HTKCN tại SZB là
mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Để hoàn thành được mục tiêu này, đề tài nghiên cứu
cần giải quyết những công việc cụ thể sau:
- Lựa chọn được mô hình nghiên cứu, xác định các yếu tố tác động đến năng
lực cạnh tranh của SZB.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua và
đánh giá NLCT so với các đối thủ nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức của công ty.
- Dựa vào việc phân tích thực trạng công ty, đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao NLCT trong lĩnh vực kinh doanh HTKCN của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: NLCT trong lĩnh vực kinh doanh HTKCN tại SZB và
một số đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Đối tượng khảo sát: Các lãnh đạo, các nhân viên phòng kinh doanh, ban quản
trị tổng hợp tại SZB và các lãnh đạo, trưởng/ phó phòng, các nhân viên phòng kinh
doanh làm việc tại các công ty HTKCN trong Tổng công ty Sonadezi và các khách
hàng của công ty.


6

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: đề tài giới hạn trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh
HTKCN tại SZB và một số công ty hoạt động trong ngành tại tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng kinh doanh qua 3 năm (2017 -2019)
và đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của công ty đến năm 2025.

Thời gian thực hiện khảo sát: từ tháng 11 đến tháng 12/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của
doanh nghiệp và xác định thang đo của các yếu tố. Dựa vào lý thuyết liên quan đến
các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp và các nghiên cứu trước đó, tác
giả đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực HTKCN. Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn với 8 chuyên gia là
các lãnh đạo, trưởng/ phó phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật nhằm đánh giá, hiệu
chỉnh các nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT lĩnh vực hạ tầng BĐSKCN tại
SZB để điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng NLCT và xây dựng thang đo cho đầy đủ
và phù hợp. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi để phục vụ nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng: từ bảng câu hỏi được xây dựng từ nghiên cứu định
tính, nghiên cứu định lượng dùng để phân tích thực trạng của Công ty. Từ kết quả
khảo sát sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để tính điểm trung bình của các yếu
tố, kết hợp phân tích thực trạng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu , trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp.
5. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về NLCT, về HTKCN, về yếu tố tác động đến NLCT của lĩnh vực HTKCN.
Bước 2: Thông qua phỏng vấn 8 chuyên gia là các Tổng Giám đốc, Phó Tổng
Giám đốc, Lãnh đạo, các trưởng/ phó phòng đang làm việc tại SZB. Từ tổng quan
các vấn đề nghiên cứu kết hợp với việc phỏng vấn đi đến việc xây dựng thang đo
nghiên cứu.


7

Bước 3: Xây dựng bảng hỏi thu thập dữ liệu trong vòng 02 tháng từ tháng 11
đến tháng 12 năm 2019 bằng cách gửi bảng hỏi trực tiếp hoặc thông qua email đến
các lãnh đạo, các nhân viên phòng kinh doanh, ban quản trị tổng hợp tại SZB và các

lãnh đạo, trưởng/ phó phòng, các nhân viên phòng kinh doanh làm việc tại các công
ty HTKCN trong Tổng công ty Sonadezi và các khách hàng của công ty… nhằm
đánh giá NLCT của SZB với số lượng là 175 phiếu
Bước 4: Luận văn sử dụng các chỉ số Cronbach’s Alpha và phương pháp khám
phá yếu tố (EFA) để đánh giá độ tin cậy thang đo. Số liệu được xử lý trên phần mềm
SPSS 20.0 tháng 01/2020.
Bước 5: Tổng hợp kết quả nghiên cứu trên cơ sở kết quả kiểm định mô hình.
Phân tích thực trạng công ty trên cơ sở kết quả khảo sát và dữ liệu thứ cấp hiện có
của công ty
Bước 6: Kết luận và đưa ra các giải pháp.
6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Đây là công trình nghiên cứu về một số giải pháp nâng cao NLCT trong lĩnh
vực kinh doanh HTKCN đầu tiên tại SZB. Với mong muốn mang lại cái nhìn tổng
quan về thực trạng NLCT trong lĩnh vực HTKCN tại SZB, đánh giá được những
yếu tố ảnh hưởng đến NLCT, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao NLCT, nâng
cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong bối cảnh hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về NLCT của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng NLCT trong lĩnh vực kinh doanh HTKCN tại SZB
Chương 3: Giải pháp nâng cao NLCT trong lĩnh vực kinh doanh HTKCN tại
SZB đến năm 2025


8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
1.1.1. Hạ tầng khu công nghiệp
Khu công nghiệp đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn một trăm năm nay;

Anh là nước đi tiên phong với việc thành lập khu công nghiệp đầu tiên vào năm
1896 tại thành phố Manchester (Anh) tiếp theo là việc phát triển hàng loạt các khu
công nghiệp, vùng công nghiệp ở các nước Mỹ, Ý, Canada, Pháp, … Đến những
năm 60, 70 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các khu công nghiệp phát triển
nhanh chóng và rộng khắp các nước công nghiệp, các nước công nghiệp mới: Hàn
Quốc, Singapore, Thái Lan,… các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Đức, Tiệp
Khắc như là một hiện tượng lan tỏa, tác động và ảnh hưởng. Từ đó, đã hình thành
nên các cụm công nghiệp lớn, các trung tâm công nghiệp tập trung, các khu công
nghiệp công nghệ cao ngày càng quy mô và hiện đại.
Có rất nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau về khu công nghiệp theo mỗi
giác độ tiếp cận:
Thứ nhất, Theo cách tiếp cận của các nhà quản lý Thái Lan và của một số các
nhà kinh tế học các nước công nghiệp thế hệ thứ hai ở Đông Nam Á trên giác độ
quy hoạch tổng thể một không gian kinh tế với những điều kiện, cơ sở hạ tầng phục
vụ nhu cầu thiết yếu: “khu công nghiệp là thành phố công nghiệp, một cộng đồng
hoàn chỉnh, được quy hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ
tầng hoàn hảo, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin
liên lạc, bệnh viện, trường học, khu chung cư, …”
Thứ hai: Trên quan điểm hoàn thiện cả về mặt tính chất hoạt động kinh tế,
không gian tổ chức hoạt động kinh tế và mục tiêu hoạt động kinh tế; Tổ chức phát
triển công nghiệp Liên Hiệp quốc (UNIDO) cho rằng: “Khu chế xuất là khu vực sản
xuất công nghiệp, giới hạn ở hành chính, về địa lý, được hưởng chế độ thuế quan
cho phép tự do nhập trang thiết bị và sản phẩm nhằm mục đích sản xuất sản phẩm


9

xuất khẩu, chế độ thuế quan được ban hành, cùng với những quy định về luật pháp
ưu đãi, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.”
Thứ ba: Khái niệm về khu công nghiệp ở Việt Nam được trình bày ở nhiều văn

bản pháp luật trước đây như Nghị định 192-CP ngày 28/12/1994, Nghị định 36/NĐCP của Chính phủ ngày 24/04/1997, Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008,
Luật đầu tư 2014, Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018
Theo Luật đầu tư năm 2014 khái niệm của Khu công nghiệp như sau: “Khu
công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”.
Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ khái niệm của Khu công
nghiệp như sau: "Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ”.
Như vậy có thể hiểu Khu công nghiệp là một nơi tập trung các doanh nghiệp
chuyên sản xuất hàng hóa doanh nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp, có ranh giới cụ thể, không có dân dư sinh sống và được chính phủ phê duyệt
thành lập.
Các KCN đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế,
hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền đô thị, tạo bước chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Đồng thời góp phần giải quyết việc
làm, đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề, thu hẹp chênh lệch kinh tế giữa
các vùng trong cả nước.
Theo khoản 22, điều 2, luật xây dựng năm 2014 định nghĩa “Hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng
lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn,
nghĩa trang và công trình khác”.
Như vậy hạ tầng khu công nghiệp là tập hợp các công trình, thiết bị, hạ tầng kỹ
thuật trong khu công nghiệp, bao gồm:


10

- Hệ thống giao thông: Hệ thống tuyến đường nội bộ, đường đấu nối vào hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Hệ thống thoát nước: bao gồm hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải.
- Hệ thống cấp điện, cấp nước, khí đốt.
- Hệ thống chiếu sáng.
- Hệ thống thông tin liên lạc.
- Hệ thống kho ngoại quan.
- Hệ thống xử lý nước thải.
Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: Khu Trung tâm dịch vụ, Siêu thị, nhà
hàng, cây xăng, khu tập thể thao, văn phòng đại diện hiệp hội thương mại các nước,
ban quản lý KCN, ngân hàng, hải quan… Khu nhà ở cho công nhân và chuyên gia
làm việc trong khu công nghiệp.
1.1.2. Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
Theo khoản 6, điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
quản lý khu công nghiệp thì “Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp là dự án đầu tư sử dụng đất thuộc khu công nghiệp để xây dựng đồng bộ kết
cấu hạ tầng kỹ thuật và cho các nhà đầu tư thuê, thuê lại để xây dựng nhà xưởng, tổ
chức sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Tại khoản 2, điều 31 Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
quản lý khu công nghiệp thì “Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế định giá cho thuê, cho thuê lại đất đã xây
dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các loại phí sử dụng hạ tầng liên quan khác theo quy
định của pháp luật và đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế về
khung giá và các loại phí. Việc đăng ký khung giá và phí thực hiện định kỳ 6 tháng
hoặc trong trường hợp có sự điều chỉnh khác so với khung giá đã đăng ký”.
Nhận thức được vai trò vị trí của khu công nghiệp trong việc hình thành và
phát triển công nghiệp - động lực cho phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhà nước
luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia các
hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh doanh khai thác các công trình, kết cấu HTKCN


11


- gọi là các Công ty phát triển HTKCN - thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt
Nam.
Hoạt động kinh doanh HTKCN của một doanh nghiệp có thể được hiểu là việc
thực hiện các công tác sau:
Quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng hệ thống HTKCN; xây dựng nhà xưởng,
văn phòng, kho bãi và các tiện ích khác theo định hướng phát triển, quy hoạch của
Nhà nước.
Vận động các nhà đầu tư vào thuê đất, nhà xưởng, văn phòng trong KCN trên
cơ sở quy hoạch chi tiết đã được duyệt qua công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại,
xúc tiến đầu tư.
Định giá cho thuê lại đất đã xây dựng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật; mức phí sử
dụng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình dịch vụ khác trong khu
công nghiệp; định giá cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các mức phí dịch
vụ khác.
Cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu thuê lại đất hoặc các
công trình hạ tầng gắn liền đã xây dựng trên đất …bằng việc ký kết hợp đồng giữa
doanh nghiệp với Công ty phát triển hạ tầng KCN, giao dịch phát sinh các loại phí:
Phí sử dụng đất, Phí quản lý duy tu hạ tầng và tiền thuê đất.
Kinh doanh các dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luât được ghi nhận
trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty. Các loại hình dịch vụ
kinh doanh như:
- Cho thuê, bán nhà xưởng, cho thuê văn phòng - cao ốc do Công ty phát triển
hạ tầng KCN đầu tư xây dựng trong KCN…
- Các dịch vụ hỗ trợ: tư vấn quản lý doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu và
ứng dụng công nghệ; Tư vấn đầu tư, tư vấn pháp lý; Xúc tiến thương mại; Cung
cấp, đào tạo nguồn nhân lực; …
Khách hàng của các công ty kinh doanh HTKCN là các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài muốn xây dựng nhà máy tại Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước



12

muốn phát triển sản xuất hoặc các doanh nghiệp di dời từ khu đô thị vào khu công
nghiệp phát sinh nhu cầu thuê đất trong các KCN.
1.1.3. Ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
Hoạt động đầu tư khai thác và kinh doanh HTKCN thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản với loại hình bất động
sản đưa vào kinh doanh là các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và được
xem là một lĩnh vực nhỏ thuộc ngành kinh doanh bất động sản gọi chung là bất
động sản công nghiệp. Theo ông Lê Việt Dũng - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu
tư Bình Dương bất động sản KCN được hiểu là các dự án đầu tư xây dựng khu công
nghiệp, nhà xưởng cho thuê, kho bãi, văn phòng cho thuê, khu đô thị và các dự án
đầu tư mặt bằng phục vụ sản xuất công nghiệp (Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp).
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành ít, khoảng trên dưới 200
doanh nghiệp có quy mô, tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Khu công nghiệp là khu
vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất và thực hiện dịch vụ về các sản phẩm công
nghiệp; sự lớn mạnh của các khu công nghiệp tác động mạnh đến đầu tư, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, đồng thời là chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nền kinh tế cả nước nói chung và của địa phương nói riêng. Các doanh nghiệp
trong ngành đa số là những tập đoàn, tổng công ty lớn kinh doanh trong cùng lĩnh
vực bất động sản: thiết kế, thi công xây dựng, mua bán, cho thuê các công trình dân
dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản như Tổng Công ty
Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BECAMEX), Tổng Công ty Phát triển Đô thị
Kinh Bắc, Tổng công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp (SONADEZI), Tổng
công ty IDICO, Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa, Công ty cổ
phần Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên, Công ty cổ phần và đầu tư công nghiệp Tân
Tạo, Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore….
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Cạnh tranh

Bất kỳ mọi hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực đều có sự cạnh tranh với
nhau, vì vậy đã có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh được đưa ra. Tuy nhiên, tùy


13

theo cách nhìn nhận vấn đề khác nhau nên đã có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh
được đưa ra.
Trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001, tr.42), cạnh tranh là: “Sự đấu
tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai
bên hay nhiều bên cố gắng dành lấy thứ mà không phải ai cung dành được”
Theo Michael Porter (2009, tr.31) thì: “Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị
phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn
mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có”
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ". (Nguyễn Vĩnh Thanh(2005), tr.13,14).
Theo tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006, tr.87), “Cạnh tranh trong thương
trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho
khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa
chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình!”.
Vậy cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có
chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành
phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này
có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng….
1.2.2. Năng lực cạnh tranh
Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001): "NLCT được hiểu là khả năng
dành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả
năng dành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp".
Michael Porter (2009b) cho rằng khó có thể đưa ra một khái niệm, định nghĩa

tuyệt đối về NLCT. Theo ông, "Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp
phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất
thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn
trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được
những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa hay


×