Tải bản đầy đủ (.doc) (286 trang)

Nghiên cứu thống kê mô hình đo lường lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng thành thị tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 286 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------

Chu Nguyễn Mộng Ngọc

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG
LÒNG YÊU NƯỚC KINH TẾ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
THÀNH THỊ TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------

Chu Nguyễn Mộng Ngọc

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG
LÒNG YÊU NƯỚC KINH TẾ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
THÀNH THỊ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành THỐNG KÊ
Mã số: 9460201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS HÀ VĂN SƠN

2. TS TRẦN VĂN THẮNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan về sự trung thực và chuẩn mực đạo đức của toàn bộ nghiên cứu này.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2020
Tác giả


i
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục Lục................................................................................................................................... i
Danh mục viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng................................................................................................................. vi
Danh mục hình.................................................................................................................. ix
Danh mục phụ lục............................................................................................................. x
Tóm tắt luận án................................................................................................................. xii
Abstract.............................................................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU.............................................................................................................. 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài....................................................................................................... 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu............................................................................................................ 4
1.3 Mục tiêu nghiêu cứu......................................................................................................... 5

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 5
1.4.2 Phạm vi khái niệm..................................................................................................... 5
1.4.3 Phạm vi không gian.................................................................................................. 5
1.4.4 Đối tượng thu thập dữ liệu.................................................................................... 7
1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 7
1.5.1 Giai đoạn I, giai đoạn nghiên cứu định tính.................................................. 7
1.5.2 Giai đoạn II, giai đoạn nghiên cứu định lượng ............................................ 7
1.6 Phần mềm thống kê được sử dụng phân tích số liệu của luận án.............8
1.7 Ý nghĩa khoa học - thực tiễn của nghiên cứu...................................................... 8
1.7.1 Đóng góp của luận án về khía cạnh khoa học tiếp thị.............................. 8


ii
1.7.2 Đóng góp của luận án về khía cạnh khoa học thống kê....................... 10
1.8 Cấu trúc của luận án...................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LÒNG YÊU
NƯỚC KINH TẾ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................... 13
2.1 Các công trình học thuật liên quan khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người

tiêu dùng..................................................................................................................................... 13
2.2 Quan điểm của người Việt Nam về lòng yêu nước trong tiêu dùng – tiếp cận từ

dư luận xã hội........................................................................................................................... 25
2.3 Thuyết bản sắc xã hội SIT và các khái niệm liên quan.................................. 26
2.3.1 Thuyết bản sắc xã hội SIT................................................................................... 26
2.3.2 Chủ nghĩa vị chủng và chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng............................ 28
2.3.3 Bản sắc dân tộc và tình yêu nước................................................................... 30
2.3.4 Chủ nghĩa hướng ngoại và tư tưởng cởi mở của người tiêu dùng 35
2.3.5 Khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng và vị trí của nó trong


thuyết bản sắc xã hội SIT................................................................................................ 38
2.4 Cơ sở lý thuyết về đánh giá mô hình đo lường khái niệm tổng hợp ......43
2.4.1 Các yêu cầu đối với thang đo khái niệm tổng hợp .................................. 43
2.4.2 Quy trình đánh thang đo khái niệm tổng hợp............................................ 46
2.4.3 Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................. 47
2.4.4 Kỹ thuật mô hình phương trình cấu trúc CB-Sem (covariance based
structural equation modeling)...................................................................................... 50
2.4.5 Thủ tục kiểm định biến trung gian................................................................... 61
2.4.6 Quy trình thực hiện thủ tục thống kê đánh giá mô hình đo lường khái niệm

tổng hợp của luận án........................................................................................................ 67
CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 70
3.1 Nghiên cứu định tính, xác định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
......................................................................................................................................................... 71

3.1.1 Xác định chủ đề của nghiên cứu định tính.................................................. 71


iii
3.1.2 Phương pháp và công cụ dùng trong nghiên cứu định tính ..............73
3.1.3 Quy trình nghiên cứu định tính......................................................................... 75
3.1.4 Trình bày kết quả nghiên cứu định tính........................................................ 77
3.1.5 Đề xuất giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. ....................... 78
3.2 Nghiên cứu định lượng................................................................................................ 79
3.2.1 Xây dựng thang đo các khái niệm trong nghiên cứu lần thứ nhất . .79
3.2.2 Hoàn chỉnh thang đo các khái niệm trong nghiên cứu lần thứ hai ..83
3.3 Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu......................................................................... 87
3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................... 87
3.3.2 Thủ tục lấy mẫu........................................................................................................ 88

3.3.3 Cỡ mẫu của cuộc nghiên cứu........................................................................... 89
3.3.4 Phân biệt phạm vi lấy mẫu với phạm vi của đề tài................................... 89
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................... 91
4.1 Kết quả phân tích của nghiên cứu lần thứ nhất (nghiên cứu sơ bộ) ......91
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu, nghiên cứu lần thứ nhất......................................... 91
4.1.2 Đánh giá giá trị thang đo, lần thứ nhất.......................................................... 92
4.1.3 Đánh giá giá trị thang đo, lần thứ hai............................................................. 96
4.1.4 Thủ tục kiểm định biến trung gian trong nghiên cứu lần thứ nhất 103
4.1.5 Kết luận về mô hình đo lường các khái niệm sau nghiên cứu lần thứ nhất .. 112

4.2 Kết quả phân tích của nghiên cứu lần thứ hai (nghiên cứu chính thức)
....................................................................................................................................................... 114

4.2.1 Thống kê mô tả mẫu, nghiên cứu lần thứ hai.......................................... 114
4.2.2 Đánh giá giá trị thang đo, lần thứ nhất....................................................... 115
4.2.3 Đánh giá giá trị thang đo, lần thứ hai.......................................................... 118
4.2.4 Thủ tục kiểm định biến trung gian trong nghiên cứu chính thức. .123


4.2.5 Kết luận về mô hình đo lường các khái niệm nghiên cứu trong luận án
.................................................................................................................................................. 129


iv
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CỦA NGHIÊN CỨU................135
5.1 Những đóng góp của luận án..................................................................................135
5.1.1 Về thang đo khái niệm tình yêu nước.........................................................135
5.1.2 Về thang đo khái niệm chủ nghĩa hướng ngoại và chủ nghĩa vị chủng tiêu

dùng........................................................................................................................................ 136

5.1.3 Về khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng trong sự kết nối với

thuyết bản sắc xã hội SIT............................................................................................. 136
5.1.4 Về mối quan hệ giữa khái niệm chủ nghĩa hướng ngoại với các khái niệm

khác trong thuyết bản sắc xã hội SIT......................................................................138
5.1.5 Về phương pháp thống kê................................................................................138
5.2 Gợi ý chính sách........................................................................................................... 144
5.2.1 Đối với các tổ chức chính trị xã hội.............................................................145
5.2.2 Đối với cơ quan chính phủ...............................................................................145
5.2.3 Đối với doanh nghiệp trong nước.................................................................146
5.2.4 Đối với doanh nghiệp quốc tế muốn tiêu thụ tại thị trường VN......147
5.3 Hạn chế của công trình và kiến nghị về những hướng nghiên cứu tiếp theo
....................................................................................................................................................... 148

PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 167


v
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Viết tắt
1
AVE

Viết đầy đủ
Average variance extracted

Dịch sang tiếng Việt
Phương sai trích


2

BC

Bias corrected

Chỉnh sửa sai lệch

3

B2B

Business to Business

4

CFA

Giao dịch xảy ra trực tiếp giữa
các doanh nghiệp
Confirmatory factor analysis Phân tích nhân tố khẳng định

5

CNHN

Chủ nghĩa hướng ngoại

6


ctg.

Các tác giả

7

CR

Composite reliability

8

ĐGHN

Đánh giá hàng nội

9

EFA

Exploratory factor analysis

Phân tích nhân tố khám phá

10

FL

Factor loading


Hệ số tải nhân tố

11

GT

Grounded Theory

Lý thuyết phát triển từ dữ liệu

12

MLE

Maximum likelihood estimation Ước lượng thích hợp cực đại

13

PA

Path Analysis

14

SEM

Structural equation modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính

15


SIT

Social identity theory

Thuyết bản sắc xã hội

16

SR

Structural regression

Mô hình hồi quy cấu trúc

17

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

18

TTCM

Tư tưởng cở mở

19

TTHN


Tiêu thụ hàng nội

20

TYN

Tình yêu nước

21

VCTD

Vị chủng tiêu dùng

22

VN

Việt Nam

23

WTO

World Trade Organization

24

YNKT


Yêu nước kinh tế

Độ tin cậy tổng hợp

Phân tích đường dẫn

Tổ chức Thương mại Thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh mục các mặt hàng đại diện tính chỉ số giá tiêu dùng CPI giai

đoạn 2014-2019, tại địa bàn Tp HCM............................................................................... 6
Bảng 2.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu về chủ đề lòng yêu nước của

người tiêu dùng...................................................................................................................... 17
Bảng 2.2. Tổng hợp các quan điểm cơ bản về lòng yêu nước trong tiêu dùng của

người VN mà xuất hiện nhiều lần trong các bài viết trên truyền thông đại chúng.
......................................................................................................................................................... 25

Bảng 2.3. Hai thang đo chủ nghĩa hướng ngoại và tư tưởng cởi mở
............................................................................................................................................ 38
Bảng 3.1. Các cặp khái niệm sẽ được thực hiện nghiên cứu định tính để xác

định quy luật mối quan hệ nhân quả............................................................................. 73
Bảng 3.2. Liệt kê các mối quan hệ mà hai chuyên gia đồng thuận sau vòng


phỏng vấn thứ nhất............................................................................................................... 76
Bảng 3.3. Bảng tổng kết quy luật về bốn mối quan hệ nhân quả đã được đánh

giá trong nghiên cứu định tính và lập luận lý thuyết căn cứ trên SIT ...........77
Bảng 3.4. Các phát biểu hoàn chỉnh của các thang đo lường khái niệm nghiên

cứu trong lần nghiên cứu thứ hai................................................................................... 86
Bảng 4.1. Bảng tần số và tần suất mô tả mẫu điều tra theo tiêu thức nhân khẩu

học, nghiên cứu lần thứ nhất........................................................................................... 91
Bảng 4.2. Hệ số tương quan biến-tổng và Cronbach’s alpha cho các khái niệm

trong nghiên cứu lần thứ nhất......................................................................................... 92
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố EFA phép xoay chéo lần 1, nghiên cứu lần

thứ nhất....................................................................................................................................... 94
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn đa biến của dữ liệu cho mô hình

CFA trong nghiên cứu lần thứ nhất............................................................................... 98
Bảng 4.5. Kết quả các hệ số tải đã chuẩn hóa, chưa chuẩn hóa và kiểm định ý

nghĩa của các biến quan sát; kiểm định độ ổn định ước lượng bootstrap MLE, của


nghiên cứu lần thứ nhất.................................................................................................... 100


vii
Bảng 4.6. Kiểm định sự phân biệt của các khái niệm tiềm ẩn, nghiên cứu lần thứ


nhất............................................................................................................................................. 102
Bảng 4.7. Tiêu chuẩn Fornell – Larcker cho các khái niệm, nghiên cứu lần thứ

nhất............................................................................................................................................. 103
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định vai trò trung gian của biến YNKT trong mối quan

hệ TYN VCTD bằng thủ tục kiểm định Baron và Kenny (1986), nghiên cứu lần thứ
nhất............................................................................................................................................. 105
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định vai trò trung gian của biến YNKT trong mối quan

hệ CNHN

VCTD bằng thủ tục kiểm định Baron và Kenny (1986), nghiên cứu lần

thứ nhất..................................................................................................................................... 106
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định ý nghĩa của các hệ số đường chưa chuẩn hóa, và
kiểm định độ ổn định ước lượng bootstrap MLE của chúng, trong nghiên cứu lần thứ

nhất............................................................................................................................................. 109
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định thống kê khác biệt chi-bình phương của mô hình

SR, nghiên cứu lần thứ nhất........................................................................................... 110
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định ý nghĩa của các hệ số đường chưa chuẩn hóa, và
kiểm định độ ổn định ước lượng bootstrap MLE của chúng, trong mô hình SR tái xác

định, của nghiên cứu lần thứ nhất...............................................................................110
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định BC bootstrap từ mô hình SR tái

xác định, nghiên cứu lần thứ nhất...............................................................................111

Bảng 4.14. Bảng tổng hợp về các kết luận vai trò biến trung gian trong nghiên

cứu lần thứ nhất................................................................................................................... 112
Bảng 4.15. Kết luận chung về các giả thuyết nghiên cứu, nghiên cứu lần thứ

nhất............................................................................................................................................. 112
Bảng 4.16. Kết luận chung về giá trị thang đo các khái niệm tiềm ẩn trong mô

hình đo lường của luận án, nghiên cứu lần thứ nhất..........................................113
Bảng 4.17. Bảng tần số và tần suất mô tả mẫu điều tra theo tiêu thức nhân khẩu

học, nghiên cứu lần thứ hai............................................................................................ 114


viii
Bảng 4.18. Kết quả phân tích nhân tố EFA, lần phân tích thứ nhất, trong nghiên

cứu lần thứ hai...................................................................................................................... 116
Bảng 4.19. Kết quả các hệ số tải đã chuẩn hóa, chưa chuẩn hóa và kiểm định ý
nghĩa của các biến quan sát, kiểm định độ ổn định ước lượng bootstrap MLE của các

FL chưa chuẩn hóa, nghiên cứu lần thứ hai............................................................120
Bảng 4.20. Kiểm định sự phân biệt của các khái niệm tiềm ẩn, nghiên cứu lần

thứ hai........................................................................................................................................ 122
Bảng 4.21. Số liệu AVE và hệ số tương quan bình phương của các khái niệm

trong nghiên cứu lần hai................................................................................................... 123
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định vai trò trung gian của biến YNKT trong mối


quan hệ TYN VCTD bằng thủ tục kiểm định Baron và Kenny (1986), nghiên cứu lần
thứ hai........................................................................................................................................ 123
Bảng 4.23. Kết quả kiểm định vai trò trung gian của biến YNKT trong mối

quan hệ TTCM VCTD bằng thủ tục kiểm định Baron và Kenny (1986), nghiên cứu
lần thứ hai................................................................................................................................ 124
Bảng 4.24. Kết quả kiểm định ý nghĩa của các hệ số đường chưa chuẩn hóa, và
kiểm định độ ổn định ước lượng bootstrap ML của chúng, trong nghiên cứu lần thứ hai.

126
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định BC bootstrap về vai trò trung gian của YNKT

trong mối quan hệ TYN VCTD, nghiên cứu lần thứ hai.......................................128
Bảng 4.26. Bảng tổng hợp về các kết luận vai trò biến trung gian trong nghiên

cứu lần thứ hai...................................................................................................................... 128
Bảng 4.27. Kết luận chung về các giả thuyết nghiên cứu của luận án, nghiên

cứu lần hai............................................................................................................................... 129
Bảng 4.28. Kết luận chung về năm giả thuyết nghiên cứu của luận án, sau hai

lần nghiên cứu....................................................................................................................... 130


ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình đường dẫn chuỗi quan hệ nhân quả có biến trung gian62
Hình 2.2. Mô hình đường dẫn chuỗi quan hệ nhân quả không có biến trung gian

62

Hình 2.3. Quy trình thực hiện các thủ tục thống kê của luận án.........69
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án.................................................. 70
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................. 79
Hình 4.1. Cấu tạo của mô hình CFA trong nghiên cứu lần thứ nhất ..97
Hình 4.2. Vai trò của YNKT trong mối quan hệ TYN và VCTD.............103
Hình 4.3. Vai trò của YNKT trong mối quan hệ CNHN và VCTD.........104
Hình 4.4. Mô hình SR của nghiên cứu lần thứ nhất.................................108
Hình 4.5. Cấu tạo của mô hình CFA trong nghiên cứu lần thứ hai. .118
Hình 4.6. Cấu tạo của mô hình SR trong nghiên cứu lần thứ hai.....125
Hình 4.7. Cấu tạo của mô hình SR sau khi tái xác định, nghiên cứu lần thứ hai

127


x
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Lược khảo các nghiên cứu về chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng đã phát

hiện mối quan hệ giữa tình yêu nước và chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng ........167
Phụ Lục 2: Các bài viết trên phương tiện truyền thông về chủ đề yêu nước trong

tiêu dùng của người Việt Nam............................................................................................ 168
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp các nghiên cứu có sử dụng thang đo khái niệm tình

yêu nước/bản sắc dân tộc của Keillor và ctg. (1996)...............................................171
Phụ Lục 4: Danh sách chuyên gia tham gia nghiên cứu định tính .......173
Phụ Lục 5: Bản hỏi phỏng vấn sâu chuyên gia (mẫu dành cho chuyên gia nữ) .. 173

Phụ Lục 6: Dàn ý đại cương của các thang đo trong nghiên cứu định lượng sơ


bộ...................................................................................................................................................... 174
Phụ Lục 7: Bản câu hỏi hoàn chỉnh của nghiên cứu định lượng sơ bộ
.............................................................................................................................................. 175

Phụ Lục 8: Danh sách thành viên tham dự tọa đàm tại Viện Khoa học xã hội

vùng Nam Bộ (Viện KHXHVNB) ngày 20/4/2017..........................................................177
Phụ Lục 9: Mô tả quy trình chọn mẫu đại diện tại địa bàn Tp HCM, trong

nghiên cứu chính thức........................................................................................................... 178
Phụ Lục 10: Kết quả phân tích EFA lần 2, của nghiên cứu định lượng sơ bộ
.............................................................................................................................................. 180
Phụ Lục 11: Tính toán bậc tự do của mô hình CFA trong nghiên cứu định lượng

sơ bộ............................................................................................................................................... 182
Phụ Lục 12: Kết quả phân tích CFA trên mẫu 230 quan sát, nghiên cứu định

lượng sơ bộ................................................................................................................................. 182
Phụ Lục 13: Tính toán AVE và CR của các khái niệm trong nghiên cứu định

lượng sơ bộ................................................................................................................................. 187
Phụ Lục 14: Tính toán bậc tự do của mô hình SR trong nghiên cứu định lượng

sơ bộ............................................................................................................................................... 188
Phụ Lục 15: Kết quả phân tích mô hình SR trên mẫu 230 quan sát, nghiên cứu

định lượng sơ bộ, lần phân tích thứ nhất.....................................................................188


xi

Phụ Lục 16: Kết quả phân tích mô hình SR trên mẫu 230 quan sát, nghiên cứu

định lượng sơ bộ, lần phân tích thứ hai........................................................................194
Phụ Lục 17: Hệ số tương quan biến-tổng và Cronbach’s alpha của các khái

niệm trong nghiên cứu chính thức...................................................................................204
Phụ Lục 18: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần 2, nghiên cứu chính thức
.............................................................................................................................................. 205
Phụ Lục 19: Tính toán bậc tự do của mô hình CFA trong nghiên cứu chính thức207

Phụ Lục 20: Thực hiện kiểm định phân phối chuẩn đa biến trên gói phần mềm

R, dữ liệu của nghiên cứu chính thức.............................................................................207
Phụ Lục 21: Kết quả phân tích CFA trên mẫu đại diện 600 quan sát, nghiên cứu

chính thức.................................................................................................................................... 209
Phụ Lục 22: Tính toán AVE và CR của các khái niệm, nghiên cứu chính thức .. 216
Phụ Lục 23: Tính toán bậc tự do của mô hình SR trong nghiên cứu chính thức . 217

Phụ Lục 24: Kết quả ước lượng mô hình SR ở nghiên cứu chính thức
.............................................................................................................................................. 217
Phụ Lục 25: Tái xác định mô hình SR và ước lượng mô hình tái xác định, trong

nghiên cứu chính thức........................................................................................................... 224
Phụ Lục 26: Nội dung của nghiên cứu thử nghiệm để kiểm chứng (nghiên cứu

lần thứ ba).................................................................................................................................... 234


xii

TÓM TẮT LUẬN ÁN
Luận án sử dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp thống kê đa biến trong
giai đoạn nghiên cứu định lượng để phát triển và kiểm định mô hình đo lường khái
niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng trong bối cảnh thành thị VN. Kết quả
nghiên cứu khẳng định mô hình đo lường khái niệm Lòng yêu nước kinh tế của người
tiêu dùng đạt các yêu cầu về giá trị liên hệ lý thuyết, giá trị nội dung, độ tin cậy, tính
đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Do đó phát hiện của nghiên cứu có thể
bổ sung vào kiến thức học thuật tiếp thị hiểu biết về vai trò của lòng yêu nước kinh tế
của người tiêu dùng trong thuyết bản sắc xã hội. Trong luận án, phương pháp mô
hình cấu trúc tuyến tính được tác giả triển khai nghiêm ngặt với các yêu cầu cỡ mẫu
được tính toán theo quy tắc của Bollen (1989) và Jackson (2003); kiểm định phân phối
chuẩn đa biến của dữ liệu theo phương pháp Royston (1983) và Henze và Zirkler
(1990); quy trình ước lượng mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình
hồi quy cấu trúc SR tuân thủ đủ 06 bước theo quy tắc của Kline (2011). Ngoài ra, việc
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tác giả tiến hành bằng 02 thủ tục kiểm định
thống kê hiệu ứng biến trung gian, đầu tiên là kiểm định của Baron và Kenny (1986) và
sau đó là thủ tục BC bootstrap của Sem. Do đó Luận án là nguồn tham khảo có ý nghĩa
cho các nhà nghiên cứu học thuật có sử dụng Sem và kiểm định hiệu ứng biến trung
gian trong báo cáo của họ, trong tình hình thực tế là các ứng dụng này trong các công
trình đã xuất bản tại VN còn một số vấn đề tồn tại.
Từ khóa: lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng; kiểm đinh hiệu ứng biến
trung gian; mô hình cấu trúc tuyến tính; đánh giá mô hình đo lường khái niệm tổng hợp.


xiii
ABSTRACT
The author flexibly used and combined the multivariate statistical methods in
the quantitative research stage to develop and evaluate the measurement model of the
construct consumer patriotism in the context of urban Vietnam. The research results
confirm that the measurement model of consumer patriotism met the requirements of

nomological validity, content validity, reliability, unidimensionality, convergent validity
and discriminant validity. Therefore, the research's findings can supply marketing
academic knowledge the role of consumer patriotism in social identity theory. In the
thesis, the structure equation model is strictly implemented by the author with
calculating the sample size requirements according to rules of Bollen (1989) and
Jackson (2003); checking multivariate normal distribution of data by Royston (1983)
and Henze and Zirkler (1990) test; estimating confirmatory factor analysis model and
structure regression model following 06 steps of Kline (2011). In addition, the research
hypotheses is tested by two mediation effect test, the first is the test of Baron and
Kenny (1986) and the second is the BC bootstrap procedure of Sem. The thesis is a
valuable reference source for academic researchers who use Sem and test mediation
effect test in their works in the situation that these applications in the works were
published in Vietnam still exit some issues.

Keyword: consumer patriotism ; mediation effect test; structure
equation model; evaluating the measurement model of contruct.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Chương này giới thiệu tổng quát về luận án, bối cảnh thực tiễn và
khoảng trống trong tài liệu học thuật dẫn đến lý do tác giả lựa chọn đề tài
nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu của luận án. Tiếp đó, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học - thực tiễn của nghiên cứu, cũng được tác giả trình bày.
1.1

Lý do lựa chọn đề tài


Hội nhập kinh tế thế giới và tự do hoá thương mại là xu thế tất yếu của thời đại, đã
tạo cơ hội và khả năng giao lưu, và hiểu biết giữa các quốc gia với nhau, giúp các quốc gia
khẳng định mình trước cộng đồng quốc tế, nhưng cũng mang đến nhiều thách thức. Việt
Nam (VN) không nằm ngoài quy luật này, ngày 11/01/2007, nước ta đánh dấu một sự kiện
quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi chính thức trở thành thành viên của
tổ chức thương mại thế giới WTO. Cho đến thời điểm này, toàn cầu hóa thị trường đã làm
thay đổi các điều kiện cạnh tranh của các doanh nghiệp VN. Họ phải tham gia cuộc chơi mới
theo luật lệ của các nước đối tác hoặc các cam kết trong khu vực, phải áp dụng nhiều tiêu
chuẩn quốc tế trong sản xuất, bị bãi bỏ nhiều ưu đãi, bảo hộ trước đây của chính phủ đối
với doanh nghiệp. Sự sẵn có của hàng ngoại nhập với giá cả ngày càng hợp lý cộng thêm
vào các hoạt động tiếp thị toàn cầu gia tăng nhanh do sự phát triển của công nghệ số, đã tạo
ra một bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong nước.

Trong cạnh tranh của toàn cầu hóa kinh tế, sự thiên vị của người tiêu dùng đối
với các sản phẩm trong nước là một yếu tố quyết định quan trọng của hành vi mua sản
phẩm nội địa (Josiassen, 2011), nên khai thác sự thiên vị của người tiêu dùng trở thành
một hàng rào phi thuế quan tinh tế bảo vệ nền sản xuất trong nước. Kêu gọi tình yêu
nước của dân chúng để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng nội là một chiến lược được các nhà
kinh doanh và nhà làm chính sách của nhiều quốc gia vận dụng. Sau sự kiện 11/9 tại
Mỹ, General Motors từng phát thông điệp "Bây giờ là lúc để tiến lên phía trước. […].
Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải giữ công nhân làm việc và nền kinh tế tiếp
tục phát triển”. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ
Chính trị VN phát động từ năm 2009 là một minh chứng khác của chủ trương này.


2

Do đó việc điều tra sự thiên vị có tính tình cảm của người tiêu dùng đối
với nền sản xuất trong nước là một chủ đề được các nhà nghiên cứu hành vi
tiêu dùng khá quan tâm mà tập trung nhiều vào mô hình chủ nghĩa vị chủng tiêu

dùng. Các nghiên cứu về chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng đã được thực hiện tại
nhiều quốc gia như Nam Tư cũ; Hàn Quốc; Malaysia; Hà Lan; Slovenia;
Kazakhstan; Trung Quốc; Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran và Azerbijani (F-Ferrin và ctg., 2015;
Sharma và ctg., 1995; Shah và Hazil, 2016; Josiassen, 2011; Vida và Reardon,
2008; Rybina và ctg., 2010; Ishii, 2009; Wang và Chen, 2004; Yüce, 2014)…và có
cả tại VN (Cao Quốc Việt, 2015; Nguyen và ctg., 2008; Le và ctg, 2013).
Hàng loạt công trình nghiên cứu về mô hình chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng đã phát
hiện mối quan hệ thuận chiều mạnh mẽ giữa tình yêu nước của dân chúng và chủ nghĩa vị
chủng tiêu dùng của họ (Abraha và ctg., 2015; Auruskeviciene và ctg., 2012; Balabanis và
ctg., 2001; Cao Quốc Việt, 2015; Cao Quốc Việt và Nguyễn Thị Quý, 2017; Dmitrovic và ctg.,
2009; Erdoğan và Burucuoğlu, 2016; F-Ferrín và ctg., 2015; Ishii, 2009; Pentz và ctg., 2017;
Rybina và ctg., 2010; xin xem lược khảo tại Phụ lục 1). Theo nhận định của tác giả, việc vận
dụng mối quan hệ giữa tình yêu nước với chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng của dân chúng, mà
đã được kiểm chứng ở các nước khác, cho một quốc gia như VN, cần sự điều tra kỹ lưỡng
hơn, vì các đặc điểm môi trường kinh tế, chính trị và lịch sử khá riêng biệt của đất nước
chúng ta. Balabanis (2001) cũng nhận định rằng vì tình yêu nước và chủ nghĩa dân tộc
không tự động chuyển thành chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng ở tất cả các nước, cho nên hiểu
rõ cơ chế bên trong nó là rất quan trọng.
Trong thế kỷ 20, VN đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và sự
chi phối của Mỹ. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, trong một thời gian dài, nền
sản xuất trong nước yếu kém do cấm vận quốc tế và do một số lựa chọn chính sách chưa
hợp lý. Sau đó các nhà lãnh đạo đã nhận ra khó khăn của đất nước nên thực hiện mở cửa
và đổi mới kinh tế VN. Từ đó VN hồi phục, phát triển, và thoát khỏi nhóm các quốc gia
nghèo nhất thế giới. Bên cạnh đó, dân tộc VN lại là một dân tộc có tình cảm đồng bào mạnh
mẽ, điều này thể hiện rõ trong ca dao, tục ngữ, truyện cổ dân tộc. Trong bối cảnh đó, người
tiêu dùng VN có thể sẽ mang niềm tự hào to lớn về những thành tựu kinh tế xã hội của quốc
gia, do đó họ có động lực để duy trì đà phát triển kinh tế xã hội


3


đó bằng cách ủng hộ mạnh mẽ nền sản xuất trong nước. Họ cũng có thể đặc biệt xem
trọng việc bảo vệ hoặc hỗ trợ đồng bào mình qua tiêu thụ hàng nội hoặc thiên lệch thái
độ chống đối hàng ngoại, xuất phát từ đặc điểm tâm lý tình cảm của dân tộc VN.

Từ đó, tác giả dự đoán rằng có thể tập trung khai thác sâu hơn các đặc điểm
bên trong mối quan hệ nhân quả giữa tình yêu nước với chủ nghĩa vị chủng tiêu
dùng của người VN, theo hướng là tìm hiểu bản chất và cơ chế ủng hộ của người
yêu nước VN đối với nền kinh tế trong nước đã diễn ra như thế nào, vì chủ nghĩa vị
chủng người tiêu dùng được xem là một khái niệm mang tính chất vừa ủng hộ
nhóm trong (nước mình) cũng như vừa chống đối nhóm ngoài (nước khác) về tiêu
thụ (Balabanis và Diamantopoulos, 2004; Sharma và ctg., 1995) xét theo thuyết bản
sắc xã hội (nguyên văn là Social identity theory – từ sau đây tác giả gọi tắt là SIT).
Xem xét tiếp các công trình nghiên cứu học thuật liên quan đến khái niệm yêu
nước trong tiêu dùng ở cấp độ người tiêu dùng cá nhân, tác giả thấy rằng cũng có các
công trình đề cập đến khái niệm này (Chen, 2011; Han, 1988; Kim và ctg., 2013;
MacGreg và Wilkinson, 2012; Min Han, 1994; Notari và ctg., 2011; Ngô Thái Hưng, 2013;
Shah và Hazril, 2016; Tsai, 2010). Tác giả sẽ bình luận về từng công trình trong nội
dung Bảng 2.1, còn cơ bản có thể tóm tắt điểm nổi bật của các công trình này là sử
dụng các khái niệm gần nhau như “lòng yêu nước của người tiêu dùng”, “tiêu dùng
yêu nước” hoặc “lòng yêu nước kinh tế”, nhưng các tác giả các công trình đó không
giải thích các khái niệm bằng thuyết SIT nên họ cũng chưa thực hiện điều tra việc có
hay không cơ chế tác động nhân quả giữa chúng với chủ nghĩa vị chủng của người
tiêu dùng, cũng như với các khái niệm quan trọng khác của thuyết SIT. Từ sau đây để
thống nhất tác giả kết hợp cách gọi tên của các tác giả (Chen, 2011; Han, 1988; Kim và
ctg., 2013; MacGreg và Wilkinson, 2012; Min Han, 1994; Notari và ctg., 2011; Ngô Thái
Hưng, 2013; Shah và Hazril, 2016; Tsai, 2010) thành tên gọi chung là “lòng yêu nước
kinh tế của người tiêu dùng”, tác giả cũng nhận định rằng thực tế nói trên trong các
công trình nghiên cứu xoay quanh chủ đề này đã khiến cho việc nắm bắt bản chất và
vai trò của khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng trở nên khó khăn hơn.


Trong quá trình tổng quan các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên
cứu, tác giả còn phát hiện ra hai tồn tại đáng kể như sau:


4

Thứ nhất, sự khác biệt trong các quan điểm đo lường khái niệm tình yêu
nước của con người. Về cơ bản, các dòng quan điểm đo lường khác nhau về khái
niệm này là của Adorno và ctg. (1950); Karasawa (2002); Kosterman và Feshbach
(1989); Keillor và ctg. (1996); và một số học giả riêng lẻ khác (F-Ferrín và ctg., 2015;
Vida và Reardon, 2008; Z-Roth và ctg., 2015). Nhưng bởi vì khái niệm tình yêu nước
gắn chặt với văn hoá nên nó cần được lấy bối cảnh trong thị trường cụ thể (Vida và
Reardon, 2008), nên việc lựa chọn một biện pháp đo lường tình yêu nước nào phù
hợp với nền văn hóa VN là một câu hỏi quan trọng.
Thứ hai, mối quan hệ giữa tư tưởng hướng ngoại của người tiêu dùng, còn
được gọi bằng thuật ngữ “chủ nghĩa hướng ngoại”, với chủ nghĩa vị chủng của
người tiêu dùng chưa được xác định quy luật rõ ràng, có thể dẫn lời Rybina và ctg.
(2010) nhận xét rằng, trong các nghiên cứu tiếp thị đã có về chủ đề này, tồn tại các
kết quả mâu thuẫn và thậm chí trái ngược về tác động của chủ nghĩa hướng ngoại
lên chủ nghĩa vị chủng của người tiêu dùng. Khi VN mở cửa với thế giới, nhiều nền
văn hóa nước ngoài đã du nhập vào đất nước và tiếp xúc với con người VN, sự đổi
mới đột ngột môi trường kinh tế-văn hóa-xã hội so với nhiều năm đóng kín trước
đó hẳn sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong thái độ hướng ra thế giới của người
dân VN, do đó theo tác giả sự tập trung điều tra về mối quan hệ trên là cần thiết.

1.2

Vấn đề nghiên cứu


Từ sự phát hiện khe trống nghiên cứu đang tồn tại trong các nghiên
cứu xoay quanh chủ đề lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng tác giả
nêu lên vấn đề nghiên cứu như sau:
Sự chi tiết hóa khái niệm “lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng” VN.

Cách đo lường phù hợp của khái niệm “tình yêu nước” của người VN.

Quy luật mối quan hệ giữa “chủ nghĩa hướng ngoại của người tiêu
dùng” VN với “chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng” của họ.
Mạng liên kết nhân quả của “lòng yêu nước kinh tế của người tiêu
dùng” với các khái niệm “chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng”, “tình yêu nước”
và “chủ nghĩa hướng ngoại”, xét trên nền thuyết SIT.


5

Sử dụng và phát triển kỹ thuật thống kê phù hợp để giải quyết các
vấn đề nghiên cứu nêu trên.
1.3

Mục tiêu nghiêu cứu

Đánh giá thang đo khái niệm lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng.

Lựa chọn thang đo khái niệm tình yêu nước phù hợp với người VN
Xác định mối quan hệ nhân quả giữa khái niệm chủ nghĩa hướng
ngoại với chủ nghĩa vị chủng của người tiêu dùng
Kiểm định mối quan hệ của lòng yêu nước kinh tế của người tiêu
dùng với các khái niệm quan trọng của thuyết SIT (bao gồm chủ nghĩa vị
chủng tiêu dùng, tình yêu nước, chủ nghĩa hướng ngoại).

1.4

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là mô hình đo lường lòng yêu nước
kinh tế của người tiêu dùng thành thị VN, và các khái niệm khác được đặt trên nền
thuyết SIT mà có mối liên hệ với lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng, như: tình
yêu nước, chủ nghĩa vị chủng người tiêu dùng, chủ nghĩa hướng ngoại.

1.4.2 Phạm vi khái niệm
Luận án tập trung nghiên cứu khái niệm “lòng yêu nước kinh tế của người tiêu
dùng” ở cấp độ cá nhân người tiêu dùng chứ không xem xét ở cấp độ chính sách vĩ mô
của quốc gia (Clift và Woll, 2012a,b; Grant, 2012; Morgan, 2012; Rosamond, 2012;
Seabrooke, 2012) hay ở cấp độ doanh nghiệp (Petya và Marco, 2014; Yosifon, 2016).

Luận án sử dụng khái niệm người tiêu dùng thành thị, tức là người tiêu
dùng là dân cư đô thị. Khái niệm dân cư đô thị được định nghĩa tại Khoản 2
Điều 3 Nghị định 42/2009/NĐ-CP là “dân số thuộc ranh giới hành chính của đô
thị, bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn”.

1.4.3 Phạm vi không gian
Do giới hạn về thời gian, nhân lực và kinh phí để thu thập dữ liệu nên tác giả
quyết định tập trung vào đối tượng người tiêu dùng sống tại thành thị của VN. Theo tác


6

giả, giới hạn phạm vi như vậy có thể đáp ứng được mục tiêu của luận án vì ở vùng
nông thôn VN hiện nay về cơ bản hệ thống phân phối hàng hóa tiêu dùng chưa phát

triển đa dạng, chủ yếu là chợ và tiệm tạp hóa. Ngược lại, ở thành thị hàng nội và hàng
ngoại đều sẵn có, không những phong phú về chủng loại mà còn rõ ràng giá cả. Có thể
dẫn chứng từ thực tế triển khai kế hoạch điều tra chỉ số giá tiêu dùng CPI giai đoạn
2014-2019 tại Tp HCM, Tổng cục Thống kê ban hành danh mục 654 mặt hàng và dịch vụ
tiêu dùng được sắp xếp theo cấu trúc của chỉ số CPI, nhưng thực tế cho thấy khi Cục
Thống kê Tp HCM rà soát thì hai huyện ngoại thành Bình Chánh và Củ Chi có số lượng
mặt hàng ít hơn hẳn so với 654 mặt hàng được Tổng cục thống kê ban hành và so với
các quận nội thành của Tp HCM, là một minh chứng của việc thiếu hụt hàng hóa ở
những vùng xa xôi so với vùng thành thị trung tâm.

Bảng 1.1. Danh mục các mặt hàng đại diện tính chỉ số giá tiêu dùng CPI giai
đoạn 2014-2019, tại địa bàn Tp HCM.
Quận/huyện

Số mặt hàng

Quận 1

643

Quận 3

612

Quận 11

589

Quận Tân Bình


651

Quận Bình Thạnh

618

Quận Thủ Đức

602

Huyện Bình Chánh

554

Huyện Củ Chi

537
Nguồn: Cục thống kê thành phố HCM, 2018

Trong điều kiện tiêu dùng rộng mở hơn tại thành thị như vậy thì sự lựa chọn
thiên vị hàng hóa trong nước và chống đối hàng hóa nước ngoài của người tiêu
dùng mới có điều kiện xảy ra hoàn chỉnh. Theo lập luận đó tác giả xác định phạm vi
không gian nghiên cứu của luận án không bao gồm các vùng nông thôn VN mà tập
trung vào thành thị và khoanh vùng tại các quận nội thành của hai đô thị được
chọn thu thập dữ liệu là Tp HCM và Hà Nội chứ không khảo sát tại các huyện.


7

1.4.4 Đối tượng thu thập dữ liệu

Đối tượng thu thập dữ liệu là những người dân thành thị VN đã trưởng thành,
có đủ năng lực hành vi và chủ động trong các quyết định mua sắm của mình.

1.5

Phương pháp nghiên cứu

Luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tiến hành qua hai giai đoạn

1.5.1 Giai đoạn I, giai đoạn nghiên cứu định tính
Tác giả áp dụng phương pháp GT (Grounded theory) để khám phá mối quan hệ
giữa lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng với chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng, và
các khái niệm khác có liên quan, như tình yêu nước hay chủ nghĩa hướng ngoại của
người tiêu dùng, từ đó tác giả có cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết nghiên cứu, bởi vì như đã tổng quan ở trên, hiện này chưa có nghiên cứu nào
sẵn có khai thác mối quan hệ giữa lòng yêu nước kinh tế của người tiêu dùng và các
khái niệm chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng, tình yêu nước hay chủ nghĩa hướng ngoại.
Tác giả vận dụng phương pháp GT theo hướng dẫn của Strauss và Corbin (1990),
với các điều chỉnh linh hoạt theo tình huống thực tế của nghiên cứu. Triển khai cụ thể của
phương pháp GT trong nghiên cứu này sẽ được tác giả trình bày tại chương 3.

1.5.2 Giai đoạn II, giai đoạn nghiên cứu định lượng
Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng hai lần. Lần thứ nhất là nghiên cứu sơ
bộ, lần thứ hai là nghiên cứu chính thức. Hai lần nghiên cứu này đều tuân thủ quy trình
như nhau với các bước thứ tự là: Xây dựng/hoàn chỉnh thang đo các khái niệm trong
mô hình nghiên cứu đã đề xuất Nghiên cứu đánh giá thang đo lần 01 Nghiên cứu đánh
giá thang đo lần 02. Cụ thể các bước được mô tả tóm lược như sau:
Xây dựng/hoàn chỉnh thang đo khái niệm bằng phương pháp nghiên cứu chuyên
gia: ở nghiên cứu định lượng sơ bộ tác giả dùng kỹ thuật phỏng vấn sâu chuyên gia; ở
nghiên cứu định lượng chính thức tác giả dùng kỹ thuật thảo luận nhóm chuyên gia. Mục

đích của bước này là xây dựng và hoàn chỉnh thang đo cho khái niệm lòng yêu nước kinh
tế của người tiêu dùng và lựa chọn thang đo phù hợp cho các khái niệm liên


×