Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và công tác đào tạo công nhân kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.71 KB, 37 trang )

Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và công tác đào
tạo công nhân kỹ thuật.
I.Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
1.Giới thiệu chung về Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một trong 17 Tổng công
ty lớn nhất của Nhà nước được thành lập tại Quyết định số 69/TTg ngày
31/1/1996, theo Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm
thành lập các tập đoàn kinh tế Nhà nước bao gồm các đơn vị đóng tàu, sửa
chữa tàu, dịch vị tàu thuỷ do Bộ Giao thông vận tải và một số địa phương quản
lý.
Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước
có quy mô lớn bao gồm các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập,
doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp, có quan hệ gắn bó với
nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng tiêu thụ, dịch vụ, thông
tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị trong nghành công nghiệp tàu thuỷ, công trình
biển, dịch vụ hằng hải nhằm tăng cường tích tụ tập trung, phân công chuyên
môn hoá, hợp tác sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh & hiệu quả kinh
doanh của các đơn vị thành viên của toàn Tổng công ty nhằm thực hiện nhiệm
vụ Nhà nước giao cho, đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu của nền kinh tế.
Tại thời điểm thành lập toàn Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam có 23 đơn vị thành viên, sau hơn 8 năm xây dựng và phát triển Tổng
công ty đã có gần 70 đơn vị thành viên hoạt động trên phạm vi toàn quốc từ
Bắc vào Nam bao gồm 36 đơn vị hạch toán độc lập, 8 đơn vị hạch toán phụ
thuộc, 16 công ty cổ phần, 6 đơn vị liên doanh; Tổng công ty còn có 3 văn
phòng đại diện trong nước tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh,
7 văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Nga, I Rắc, Đức, Ba lan, Úc, Mỹ , Hàn
Quốc, Tổng công ty cũng có một số trường đào tạo công nhân kỹ thuật cung
cấp nhân lực cho ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là:
VIỆT NAM SHIPBUILDING INDUSTRY CORPORATION viết tắt là


VINASHIN
Địa chỉ: 109 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại : +84(4)8439816 – Fax +84(4)8439805/ +84(4)7330167
Email: website: />1.2. Nhiệm vụ, chức năng của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt
Nam
1. Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư phát triển công nghiệp đóng tàu; các
dự án nghiên cứu, thiết kế, đóng mới và sửa chữa tàu, các phương tiện vận tải
và các phương tiện thi công công trình thuỷ.
2. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng và triển khai các đề tài, các dự án ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực thuộc công nghiệp tàu thuỷ và cơ khí
giao thông vận tải có liên quan.
3. Chế tạo các trang thiết bị, phụ kiện, thiết bị điện và điện tử tàu thuỷ; các loại
dầm thép và kết cấu thép .
4. Khảo sát thiết kế xây dựng các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; các công trình
biển, các công trình xây dựng giao thông và dân dụng có liên quan trong và
ngoài nước.
5. Phá dỡ tàu cũ và sản xuất phế liệu; sản xuất và cung ứng các loại nguyên liệu
và sản phẩm kim loại, phi kim loại phục vụ cho công nghiệp đóng tàu và công
nghiệp giao thông vận tải.
6. Tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới
sản xuất và vận tải biển.
7. Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, phụ kiện, trang thiết bị phương tiện vận tải
thuỷ và các dịch vụ cho thuyền viên.
8. Tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu.
9. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài nước, đáp
ứng nhu cầu kinh doanh của Tổng công ty và các đối tác trong và ngoài nước.
10.Tổng công ty là đối tác chính của phía Việt Nam để thực hiện các dự án liên
doanh, liên kết trong công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, thực hiện các dự án
hợp tác khoa học kỹ thuật các dịch vụ tư vấn, thiết kế kỹ thuật với các đối tác
nước ngoài.

11. Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, dự án
đầu tư, các cơ chế và chính sách phục vụ cho sự nghiệp phát triển công nghiệp
tàu thuỷ trong cả nước.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty gồm có:
- Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc;
- Các đơn vị thành viên Tổng công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY

Trường CNKT I
Trường CNKT II
Trường CN
Bach Đằng























1.4. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp tàu thuỷ đối với đất nước.
- Công nghiệp tàu thuỷ là ngành công nghiệp tạo nên năng lực trang thiết bị kỹ thuật chủ yếu để thực hiện
chiến lược kinh tế biển.
- Công nghiệp tàu thuỷ là ngành công nghiệp tạo nên năng lực làm chủ khí tài và tạo ra các trang thiết bị kỹ
thuật đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
- Công nghiệp tàu thuỷ là một ngành công nghiệp lớn, một ngành công nghiệp góp phần tạo nên thị trường
cho các ngành khác.
Công nghiệp tàu thuỷ là một ngành công nghiệp chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
2.Chiến lược phát triển Tổng công ty giai đoạn 2001 - 2010:
Quán triệt đường lối của Đảng, tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành, Tổng công ty công
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam xác định chiến lược phát triển giai đoạn 2001- 2010 như sau:
2.1.Về định hướng phát triển.
a. Xây dựng và phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ (CNTT) Việt Nam thành một tập đoàn
kinh tế đa ngành với trung tâm là CNTT để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, đủ sức đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Đồng thời CNTT cũng sẽ tạo thị trường
cho các ngành công nghiệp khác phát triển, vì vậy xây dựng và phát triển Tổng công ty CNTT Việt Nam là
một chương trình thiết thực và có hiệu quả, thực hiện nhanh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
b.Phát triển CNTT thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế
đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trọng tâm tập trung vào đạo tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật đóng tàu
có trình độ cao, bắt kịp với công nghệ hiện đại.
c. Đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá và hội nhập ngành CNTT với chiến lược chủ động hội nhập để đến
khi chúng ta gia nhập WTO và AFTA toàn phần, ngành CNTT có đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường
trong nước và quốc tế. Để thực hiện được yêu cầu này, cần đặc biệt quan tâm tổ chức và thực hiện tốt các dự

án sản xuất gia công liên doanh liên kết với các đối tác có tiềm lực mạnh về CNTT như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ba Lan, Cộng hoà Liên bang Đức và các nước Bắc âu, Bắc Mỹ để nâng cao khả năng xuất khẩu sản phẩm mà
Việt Nam có thế mạnh như: Tàu container 1000 - 2000TEU, tàu chở sản phẩm dầu đến 100.000 tấn, tàu dánh
cá và chế biến công suất lớn, tàu hút bùn công suất lớn, tàu cao tốc, tàu bằng vật liệu composite… sang thị
trường khu vực Châu âu và Trung Đông.
d. Về định hướng sắp xếp lại tổ chức lại sản xuất trên quy mô toàn quốc:
Tổng công ty CNTT Việt Nam sẽ tích cực triển khai các nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, nghị quyết
Hội nghị trung ương 4, Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn và sắp xếp lại các DN nhà
nước tiến tới thành lập tập đoàn kinh tế mạnh, lấy đóng mới và sửa chữa tàu là khâu nòng cốt trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của tập đoàn, hình thành tập đoàn theo mô hình các công ty mẹ - công ty con kinh
doanh vốn qua công ty tài chính.
2.2. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 -2010:
Mục tiêu tổng quát là: “Sau năm 2010 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có ngành công nghiệp đóng
tàu phát triển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với tỷ lệ giá trị phần chế tạo sản xuất nội địa các phụ
kiện của các sản phẩm đóng mới trong nước đạt 60 -70% toàn giá trị con tàu, đáp ứng về cơ bản nhu cầu
phát triển đội tàu các loại trong nước và xuất khẩu đạt 500 triệu USD hàng năm.”
*Mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (2001 -2005):
Từ mục tiêu tổng quát 10 năm nêu trên, Tổng công ty xây dựng mục tiêu 5 năm tới (2001-2005) là:
"Tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển
nhanh, vững chắc các cơ sở đóng, sửa chữa tàu, các đơn vị khoa học công nghệ, tư vấn thiết kế, các cơ sở sản
xuất chế tạo máy móc trang thiết bị, vật liệu tàu thủy, vận tải, xây dựng và các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ khác. Đổi mới quản lý và điều hành trong toàn Tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng
cao sức cạnh tranh đáp ứng về cơ bản nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu trong nước và xuất khẩu được
nhiều tàu ra nước ngoài".
* Giai đoạn 2006 – 2010:
- Tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy đóng tàu thuộc Công ty CNTT Nam triệu để đóng và sửa chữa tàu
container đến 50.000 tấn.
- Tập trung xây dựng có trọng điểm một số nhà máy mới tại khu vực có tiềm năng như Dung Quất, Đồng Nai,
Cà Mau, trong đó tại Dung Quất để đóng và sửa chữa tàu đến 100.000DWT; tại Đồng Nai để đóng và sửa
chữa tàu hàng tổng hợp, tàu container đến 30.000DWT; tại Cà Mau để đóng tàu phục vụ khai thác kinh tế

biển phía Vịnh Thái Lan.
- Mở rộng các khu công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá lên 60% cho các sản phẩm đóng trong
nước tăng cường khả năng tự chủ của Việt Nam tiến tới việc sản xuất tầu hoàn toàn của Việt Nam.
3.Các thành tích đạt được của Tổng công ty năm 2002-2003
Những năm gần đây trong bối cảnh có nhiều biến động phức tạp về chính trị – kinh tế toàn cầu.
Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam vẫn nỗ lực
vượt qua và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra:
3.1.Tình hình sản suất kinh doanh đạt được qua các chỉ tiêu chủ yếu năm 2003 của Tổng Công ty .
Năm 2003 toàn Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn rất
đáng tự hào:
Nộp ngân sách Nhà nước : 112,589 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân toàn Tổng công ty đạt :1.450.000 đồng/người/tháng, đời sống công nhân viên
ngày càng nâng cao. Đây là một mức thu nhập tương đối cao so với mức thu nhập bình quân trong xã hội.
Khoản thu nhập này có tác dụng khuyến khích người lao động làm cho người lao động gắn bó với đơn vị
hơn.
Biểu 1:Bảng kết quả kinh doanh năm 2003
STT Chỉ tiêu
Kế hoạch
2003
Kết quả
thực hiện
2003
% thực
hiện KH
2003
% so với
2002
I Tổng sản lượng 4.179,5 5.330,6 127,5 163,9
Trong đó:
1 -Sản xuất C.nghiệp 2.729,6 2.995,7 109,7 144,7

2 -Xây dựng 92,5 331,4 358,3
3 -Vận tải 200,0 254,0 127,0
4 -Thương mại DVụ 1.157,4 1.749,5 151,2
II Doanh thu 3.179,5 3.690,7 116,1 146,7
Trong đó:
1 -Sản xuất C.nghiệp 2.143,2 2.317,2 108,1 135,1
2 -Xây dựng 82,5 260,6 315,9
3 -Vận tải 174,0 217,1 124,7
4 -Thương mại DVụ 779,8 895,8 114,9
(Nguồn:báo cáo tổng kết công tác năm 2003&nhiệm vụ KH năm 2004)
Tổng công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra:
- Giá trị tổng sản lượng 5.330,6 tỷ đồng; vượt 27,5% kế hoạch năm,
tăng 63,9% so với năm 2002.
- Giá trị doanh thu đạt 3.690,7 tỷ đồng; vượt 16,1% kế hoạch năm,
tăng 46,7% so với năm 2002
- Tổng giá trị xuất khẩu năm 2003 đạt giá trị gần 15 triệu USD
- Nộp ngân sách 112,589 tỷ đồng.
Năm 2003 Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã thực hiện được các
chỉ tiêu chủ yếu đặt ra cho mốc kế hoạch của năm 2005 (Theo đề án phát triển
Tổng công ty giai đoạn 2001- 2010 đã được Chính phủ phê duyệt).
*Khối sản xuất công nghiệp: đạt 109% kế hoạch năm 2003 về giá trị
sản lượng và 108,1% giá trị doanh thu; mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn cho
sản xuất kinh doanh, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng không ổn định, nhưng
Tổng công ty đã chủ động lo các nguồn vốn và tích cực thực hiện các hoạt
động xúc tiến bán hàng do đó đã hoàn thành nhiều sản phẩm lớn như tàu
hàng 6.500 tấn, 12.000 tấn, tầu container 1016 TEU hiện đại và lớn nhất từ
trước đến nay, tầu cao tốc…đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế được khách
hàng tin cậy, các đơn vị nhỏ tích cực thực hiện đóng mới các phương tiện vận
tải sông vận tải ven biển đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa.
*Khối xây dựng: đạt 358,3% kế hoạch năm 2003 và đạt 315,9% giá trị

doanh thu; Tổng công ty đã tích cực thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng,
nhanh chóng đưa các công trình vào sử dụng phục vụ kịp thời yêu cầu sản
xuất.
*Khối vận tải : đạt 127% kế hoạch năm 2003 và đạt 124,7% giá trị
doanh thu; Thị trường vận tải đang phát triển nhanh và ổn định trong năm
2003 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch
đề ra. Tổng công ty đã tích cực mạnh dạn mở các tuyến vận tải viễn dương tới
nhiều nơi như Cuba, Nam Mỹ, Châu Phi và đang khai thác đội tầu thực nghiệm
của mình, đó là thành công rất lớn tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp
theo.
*Khối Thương mại- Dịch vụ thiết kế: đạt 151,2% kế hoạch năm 2003
và 114,9% giá trị doanh thu; Đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh,
lấy công nghiệp đóng tầu làm trung tâm là mục tiêu phát triển của Tổng công
ty; vì vậy năm 2003 các đơn vị kinh doanh thương mại, thiết kế đã hoạt động
rất có hiệu quả.
3.2. Về xuất nhập khẩu:
a.Xuất khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu năm 2003 đạt giá trị ~ 15 triệu USD.
Về đóng mới :
Các đơn vị trong Tổng công ty đã và đang triển khai thực hiện một số các sản
phẩm xuất khẩu bao bồm:
- 01 tàu khách 80 giường cho chủ tàu Pháp tại nhà máy đóng Sông
Cấm, đã bàn giao cho chủ tàu với trị giá là 1,5 triệu USD.
- 01 tàu hàng khô 6.390 tấn cho chủ tàu Nhật Bản, tàu đang thi công
tại nhà máy đón tàu Bặch Đằng.
- 03 tàu tìm kiếm cứu nạn Sar 27 – 1760cv: sản phẩm xuất khẩu tại
chỗ.
- 02 tàu tìm kiếm cứu nạn Sar 41 – 2320cv: sản phẩm xuất khẩu tại
chỗ.
Ngoài các sản phẩm trên các đơn vị vẫn đẩy mạnh gia công các loại phụ

kiện thép tàu thuỷ cho các bạn hàng nước ngoài, như tại Nhà máy sửa chữa
tàu biển Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Bến Kiền, Nhà máy đóng tàu Bặch
Đằng…
Về sửa chữa:
Do đã được đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, nên các đơn vị ngày càng
thu hút được nhiều tàu đến sửa chữa, hoạt động sửa chữa rất sôi động, hiệu
suất sử dụng dock của các nhà máy đạt rất cao từ 90- 100% như tại Nhà máy
sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Bặch Đằng, Công ty đóng tàu
và công nghiệp hàng hải Sài Gòn. Nhiều tàu nước ngoài đã và đang được sửa
chữa tại các nhà máy Bặch Đằng, Phà Rừng, Công ty đóng tàu và CNHH Sài
Gòn, liên doanh Hyundai-Vinashin …mang lại những khoản ngoại tệ đáng kể
và góp phần làm tăng doanh thu thường xuyên trong năm. Doanh thu sửa
chữa tàu nước ngoài trong năm 2003 của các nhà máy đạt khoảng 2,47 triệu
USD.
b.Về nhập khẩu:
Để phục vụ sản xuất kinh doanh, theo kế hoạch đề ra năm 2003 Tổng
công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam phải nhập khẩu giá trị là 90 triệu USD
vật tư (sắt, thép …), máy móc thiết bị, tàu cũ (để phá dỡ)…
Thực hiện nhập khẩu trong năm 2003 của toàn Tổng công ty đạt 121.0
triệu USD.
*Trong đó :
- Vật tư, máy móc thiết bị : 117,5 triệu USD
- Tàu cũ (để phá dỡ): 3,5 triệu USD
Hiện tại Tổng công ty còn phải nhập khẩu một lượng nguyên vật liệu và
trang thiết bị tương đối lớn từ nước ngoài điều này làm giảm khả năng tự
chủ của ta trong việc sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí sản xuất.
3.3. Đầu tư phát triển
Năm 2003 Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã thực hiện được các dự án đầu tư xây
dựng với kết quả như sau:
+Tổng số vốn Ngân sách Nhà nước cấp : 71 tỷ đồng

+Số vốn năm 2002 điều chuyển sang là: 17,73 tỷ đồng
Tổng công ty đã phân bổ kế hoạch chi tiết 71 tỷ đồng vốn do Nhà nước cấp.
Nhìn chung các dự án được ghi vốn đầu tư năm 2003 dã triển khai đày đủ các thủ tục để tiến hành
thực hiện .
* Tổng số vốn thực hiện năm 2003 thực hiện đạt: 552,65 tỷ đồng
Trong đó :
- Vốn Ngân sách Nhà nước đạt: 88,73 tỷ đồng
• Công trình chuyển tiếp nhóm B đạt : 32,21 tỷ đồng
• Công trình khởi công mới nhóm B đạt: 34,15 tỷ đồng
• Công trình chuyển tiếp nhóm C đạt: 17,37 tỷ đồng
• Công trình khởi công mới nhóm C đạt: 3,99 tỷ đồng
- Vốn tín dụng ưu đãi ước đạt : 464,25 tỷ đồng
* Các dự án trọng điểm năm 2003 bao gồm :
- Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu Dung Quất phục vụ chương trình đóng tàu 100.000 tấn vào
năm 2004;
- Dự án xây dựng khu công nghiệp Cái Lân nhằm mục tiêu năm 2005 sẽ xuất xưởng mẻ thép đầu
tiên;
- Dự án xây dựng nhà máy chế tạo động cơ diezien tại nhà máy đóng tàu Bặch Đằng và khu công
nghiệp An Hồng – Hải Phòng.
Ngoài ra Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam còn tiếp tục đẩy
nhanh các dự án mở rộng Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Công ty CNTT Nam
Triệu, hoàn thiện dự án Nhà máy đóng tàu Bặch Đằng và hoàn thiện một loạt
các dự án đang thực hiện dở dang khác.
* Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam rất chú tâm trong đầu tư
phát triển tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường hoà nhập, việc đầu tư
vào các nhà máy sản xuất thép ở Cái Lân, nhà máy sản xuất động cơ ở An
Hồng, Bạch Đằng …sẽ làm tăng khả năng tự chủ của Tổng công ty, giảm bớt
sự phụ thuộc vào nước ngoài, làm tăng tỷ lệ nội địa hoá cho các sản phẩm của
Tổng công ty.
3.4 Công tác khoa học kỹ thuật.

Xác định khoa học kỹ thuật là động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất
phát triển, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đặc biệt quan tâm,
đẩy mạnh các hoạt động khoa học kỹ thuật:
+ Công tác quản lý ở văn phòng Tổng công ty qua mạng VinashinNet
vẫn tiếp tục hoạt động tốt và là một công cụ thực sự không thể thiếu trong
mọi hoạt động quản lý, công tác của công ty.
+ Hoàn thiện và đưa các mạng máy tính nội bộ tại các nhà máy đóng tàu
Bạch Đằng, Hạ Long, Bến Kiền vào hoạt động.
+ Trung tâm tin học kết hợp với các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng , Hạ
Long đã nghiên cứu ứng dụng thành công bộ phần mềm thiết kế thi công
ShipContructor. Hiện nay, các thiết kế thi công tàu 13.500 tấn tại Bạch Đằng,
tàu 12.500 tấn tại Hạ Long đang được hoàn thành băng bộ phần mềm này.
+Hầu hết các nhà máy được trang bị đồng bộ các máy cắt điều khiển
bằng chương trình đem lại năng suất và chất lượng cao,
+Các đơn vị thiết kế đẩy mạnh việc ứng dụng các phần mềm vào quá
trình thiết kế, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+Bể thử mô hình tàu thuỷ sau khi hoàn thiện giai đoạn một đã đưa vào
thực nghiệm phục vụ quá trình thiết kế, đồng thời tiếp tục thực hiện nâng cấp
giai đoạn hai nhằm đưa bể thử mô hình trở thành Phòng thí nghiệm trọng
điểm Quốc gia.
+ Cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên xây dựng và áp dụng
HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000; đến nay đã có 8 doanh ngiệp và cơ
quan Tổng công ty được cấp chứng nhận ISO.
+ Các đơn vị trong Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam cũng đã
thực hiện nhiều đề tài chuyển giao công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt:
đề tài chế tạo vỏ bằng vật liệu composit; chuyển giao công nghệ đóng tàu
container, chuyển giao công nghệ sản xuất que hàn tàu thuỷ chất lượng cao…
Thông qua việc thực hiện các đề tài khoa học kỹ thuật, các đề án thực
nghiệm, chuyển giao công nghệ, trình độ kỹ thuật, công nghệ và năng lực sản
xuất của nhiều đơn vị nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng

phát triển.
4. Đặc điểm nguồn nhân lực của Tổng Công ty
Khi mới thành lập toàn Tổng công ty có 8.500 lao động đến nay tổng
công ty đã có hơn 17.000 công nhân viên tham gia quản lý, điều hành, sản xuất
kinh doanh với khoảng 3000 cán bộ tốt nghiệp đại học, khoảng 13.000 công
nhân kỹ thuật chuyên ngành.
a.Cán bộ Lónh đạo.
Hiện có 158 đồng chí, tuổi đời bỡnh quõn 48 tuổi, đội ngũ cán bộ lónh
đạo chủ chốt của công ty hầu hết được đào tạo có hệ thống về khoa học kỹ
thuật chuyên ngành, được bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh đó cú
những tiến bộ vượt bậc trong điều hành sản xuất và quản lý doanh nghiệp
trong những năm vừa qua. Tuy vậy so với yờu cầu phỏt triển thỡ đội ngũ này
vẫn cũn thiếu cả về số lượng, năng lực điều hành, trỡnh độ ngoại ngữ và ứng
dụng tin học trong công việc.
b. Cỏn bộ quản lý .
Hiện có 532 người, tuổi đời bỡnh quõn 45 tuổi, trỡnh độ đại học chiếm
80%. Đây là đội ngũ cán bộ chủ chốt của từng đơn vị, nhìn chung đội ngũ này
được đào tạo tương đối bài bản, được chọn lọc từ các cán bộ chuyên môn
nghiệp vị giỏi, phẩm chất tốt từ cơ sở, từ các đơn vị, có kinh nghiệm thực tế
được đề bạt làm cán bộ chủ chốt của các phòng, ban, phân xưởng của các đơn
vị.
c. Cán bộ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ.
Tổng số 2.380 người tuổi đời từ 40 - 45 tuổi, trỡnh độ đại học và trên
đại học chiếm 65%. Nhỡn chung đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật,
chuyên môn nghiệp vụ của Tổng Công ty đều được đào tạo có hệ thống, chịu
khó tự học tập, rèn luyện, tích luỹ kiến thức trong thực tiễn sản xuất, nhưng
chưa được bổ sung cập nhật kiến thức mới một cách liên tục. Lực lượng cán bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành đóng tàu của Tổng công ty cũn
quỏ mỏng, nhất là cỏc đơn vị ở xa các trường đại học chuyên ngành, lực lượng
cán bộ sung sức ở tuổi 30 - 40 quá ít và phân bổ không đều, phần lớn hạn chế

về ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác.
d. Công nhân kỹ thuật
Trong những năm gần đây từ đũi hỏi của thực tiễn vươn lên đóng tàu cỡ
lớn, yêu cầu chất lượng cao thúc đẩy trỡnh độ và sự vươn lên của đội ngũ công
nhân kỹ thuật, do đó tay nghề của công nhân có tiến bộ vượt bậc so với những
năm 2000 trở về trước. Tuy nhiên đội ngũ công nhân kỹ thuật của Tổng công
ty chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới đũi hỏi ngày càng cao cả về số lượng
và chất lượng.
5. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho các đơn vị phục vụ kế hoạch sản xuất
kinh doanh những năm trước mắt và lâu dài, Tổng công ty đã triển khai công
tác đào tạo đội ngũ lao động như sau:
- Tăng cường tiến hành tuyển dụng lao động mới tốt nghiệp ở các trường Đại
học chuyên ngành,các trường Cao đẳng, Trường trung học và các trường Công
nhân kỹ thuật vào làm việc;
- Duy trì các lớp Đại học tại chức chuyên ngành tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần
Thơ, mở thêm lớp ở Thành phố Hồ Chí Minh, duy trì lớp học công nghệ đóng
tàu văn bằng hai tại Hà Nội, khai giẩng lớp học đại học bằng hai tại Đà Nẵng;
- Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Dung
Quất, Trường công nhân kỹ thuật nghiệp vụ tàu thuỷ II ở Thành phố Hồ Chí
Minh và đang thúc đẩy tiến độ xây dựng đưa vào hoạt động trường công nhân
kỹ thuật nghiệp vụ công nghiệp tàu thuỷ I ở Hải Phòng.
- Tổ chức thăm quan thực tập giữa các nhà máy trong Tổng công ty.
- Tổ chức đưa cán vộ kỹ thuật đi đào tạo và thực hiện chuyển giao công nghệ ở
nước ngoài.
Việc tăng cường và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo đã giúp cho
Tổng công ty có được một lực lượng lao động có trình độ cao hơn, chất lượng
hơn về mọi mặt có thể đáp ứng được những đòi hỏi trong chiến lược phát triển
của Tổng công ty trong cạnh tranh và hội nhập.
Tuy vậy, với tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng của toàn Tổng Công

ty,
Để đáp ứng với năng lực sản xuất và trang thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, hoàn thành các nhiệm vụ đề
ra và mục tiêu Nhà nước giao cho, việc đào tạo nguồn nhân lực có trỡnh độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
cao bổ sung nguồn nhân lực của ngành Đóng tàu Việt Nam ngày càng trở lên cần thiết và cấp bách. Tổng
công ty trong những năm sắp tới sẽ cần một lượng lao động rất lớn có thể nói là sự tăng lên đột biến về nhu
cầu lao động do việc tiếp nhận sự sát nhập của các đơn vị mới vào Tổng công ty, do việc xây dựng mới các
Công ty, nhà máy, do hình thành các cụm khu công nghiệp tàu thuỷ với quy mô lớn trên khắp cả nước. Trong
thời gian qua lực lượng lao động của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã có sự cố gắng vượt bậc
để hoàn thành nhiệm vụ được giao, song để hoàn thành kế hoạch trong 5, 10 năm tới đòi hỏi phải có nguồn
nhân lực tương xứng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao đảm bảo cả số lượng và chất lượng đáp
ứng yêu cầu đặt ra. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tổng công
ty là hết sức to lớn và trọng trách.
Thực hiện các Quyết định số 1420/QĐ-TTg và 1055/QĐ-TTg của Thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển Tổng Công ty Công nghiệp
Tàu thuỷ Việt Nam và Quy hoạch tổng thể ngành Công nghiệp tàu thuỷ nước ta
giai đoạn 2001- 2010. Trong những năm qua, bằng mọi nỗ lực vượt bậc của
cán bộ công nhân viên trên cơ sở cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nước,
Tổng Công ty đó phỏt triển khụng ngừng với nhịp độ tăng trưởng bỡnh quõn
hàng năm đạt trên 30%, đó đóng và sửa chữa được tàu có trọng tải đến 15
ngàn tấn. Trong những năm tới nhiệm vụ của Tổng Công ty rất nặng nề, đưa
sản lượng đến 2005 gấp 4 lần năm 2000, phấn đấu đóng được tàu có trọng tải
đến 100 ngàn tấn.
Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới trang
thiệt bị công nghệ, Tổng công ty phải đặc biệt quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.
Là Cơ quan chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty việc đào tạo, bồi
dưỡng, bổ xung lực lượng đáp ứng yêu cầu hiện nay và những năm tiếp theo là một yêu cầu cấp bách hiện
nay của Tổng Công ty. Nhận thức được điều đó nên ngay từ những năm đầu thành lập, Lónh đạo Tổng Công
ty đó chỉ đạo các ban, đơn vị trực thuộc chủ động lựa chọn sắp xếp cán bộ chuyên viên theo đúng nhu cầu
công việc và thực hiện về quy hoạch cán bộ các cấp, chuẩn bị và điều phối nguồn nhân lực phục vụ cho kế
hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức sắp xếp lại lao động nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, góp

phần hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng. Tuy nhiên trước yêu cầu phát
triển với tốc độ cao vấn đề nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật đang là một nhu
cầu cấp bách của Tổng công ty.
II. Nhu cầu công nhân kỹ thuật của Tổng công ty từ nay tới năm
2010.
Sau hơn 8 năm xây dựng và phát triển Tổng Công ty đã được sự quan
tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ, các Bộ, Ban ngành của TW và địa
phương có liên quan và sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ công nhân
viên chức toàn Tổng công ty, những năm qua Tổng công ty đó cú những
bước tiến quan trọng trong tổ chức xây dựng đội ngũ lao động, sản xuất

×