Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.14 KB, 20 trang )

Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Khămla lovanxay

quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai
ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Chuyên ngành

: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

Mã số

: 62 38 01 01

luận án tiến sĩ luật học

Hà nội - 2013


Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí MinH

Khămla lovanxay

quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai
ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Chuyên ngành

: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật


Mã số

: 62 38 01 01

luận án tiến sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Đình Thắng
2. PGS.TS Phạm Văn Lợi

Hà nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực.
Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được
công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Khămla LOVANXAY


Bảng chữ viết tắt
BĐS

: Bất động sản

CHXHCN


: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CHDCND

: Cộng hoà dân chủ nhân dân

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KTTT

: Kinh tế thị trường

NDCM

: Nhân dân cách mạng

NSDĐ

: Người sử dụng đất


QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

QLNN

: Quản lý nhà nước

QLĐĐ

: Quản lý đất đai

SDĐ

: Sử dụng đất

SHTN

: Sở hữu tư nhân

SHTT

: Sở hữu tập thể

SHNN

: Sở hữu nhà nước

VBQPPL


: Văn bản quy phạm pháp luật

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


Mục lục
Trang
Mở đầu

1

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

7

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào

7

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

10

1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Kết luận chương 1
Chương 2. Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước bằng pháp

luật đối với đất đai

19
21
22

2.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của quản lý Nhà nước
bằng pháp luật đối với đất đai

22

2.2. Nội dung và vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
đất đai

38

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với đất đai

48

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai
của một số nước trên thế giới và những bài học rút ra cho
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào về quản lý nhà nước
bằng pháp luật đối với đất đai

57

Kết luận chương 2


68

Chương 3. Đặc Điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và THC TRNG
Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở

70

nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
đến hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất
đai ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

70


3.2. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ khi luật đất đai ban
hành năm 1997 đến nay

72

3.3. Đánh giá chung về thực trạng Quản lý Nhà nước bằng pháp
luật đối với đất đai ở nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

127

Kết luận chương 3

139


Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý Nhà
nước bằng pháp luật đối với đất đai ở nước

140

cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

4.1. Yêu cầu khách quan và các quan điểm quản lý nhà nước bằng pháp
luật đối với đất đai ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

140

4.2. Các giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp
luật đối với đất đai ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

154

Kết luận chương 4

177

Kết luận

179

DANH MC CC CễNG TRèNH KHOA HC
CễNG B LIấN QUAN N TI CA TC GI
Danh mục tài liệu tham khảo


182
183


1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trên mọi mặt: kinh tế, chính trị,
xã hội của đời sống con người. Nó là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn, là thành phần
quan trọng của môi trường sống, là địa bàn các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và là thành quả cách mạng của
cả dân tộc. Do đó, QLNN bằng pháp luật đối với đất đai là vấn đề quan trọng
luôn được Đảng và Nhà nước CHDCND Lào quan tâm.
Từ khi mới thành lập Đảng, Đảng NDCM Lào đã đề cao vấn đề QLNN
bằng pháp luật đối với đất đai. Cương lĩnh của Đảng NDCM Lào năm 1955 đã
khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Lào là: đánh đổ đế quốc
xâm lược giành độc lập dân tộc và xoá bỏ chế độ phong kiến, đem lại ruộng
đất cho nông dân. Sau khi giải phóng đất nước, giành được độc lập, tự do năm
1975, Nhà nước CHDCND Lào đã triển khai thực hiện các đường lối của
Đảng để quản lý đất đai. Kể từ đó, Đảng và Nhà nước luôn có những bổ sung,
sửa đổi các chủ trương, đường lối QLNN đối với đất đai nhằm phát triển
kinh tế và xã hội. Đặc biệt những bổ sung, sửa đổi trong chủ trương, đường
lối quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước đã ban hành Luật Đất đai năm
1997 và Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm
2003 đã tạo ra hành lang quan trọng để giải quyết những vấn đề lớn phát
sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, góp phần tích cực vào thực
hiện thắng lợi công cuộc xây dựng nền kinh tế mới đẩy mạnh CNH, NĐH
đất nước, phát huy nội lực, tạo thành lang pháp lý cho việc quản lý và sử
dụng đất ở nước CHDCND Lào.

Đặc biệt trong những năm gần đây tăng trưởng kinh tế đã đạt được
nhiều kết quả tích cực, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
công nghiệp, góp phần giữ ổn định chính trị - xã hội cũng như hội nhập khu
vực và thế giới.


2
Tuy nhiên, QLNN bằng pháp luật đối với đất đai ở nước CHDCND Lào
hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém và nhiều vấn đề bức xúc như: Một số
văn bản ban hành chưa sát thực tế, khó thực hiện, chưa đồng bộ, đôi lúc một
số quy định chưa phù hợp và mâu thuẫn với nhau, nên chưa giải quyết được
triệt để những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Bên
cạnh đó, tiềm năng đất đai chưa được khai thác tốt. Đất đai chưa được chuyển
dịch hợp lý, hiệu quả sử dụng còn thấp. Tình trạng người SDĐ vi phạm pháp
luật đất đai và tình hình khiếu nại về đất đai diễn ra khá nghiêm trọng. Vấn đề
Nhà nước thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, bên
cạnh đó kế hoạch SDĐ và công tác QHSDĐ theo trong thời kỳ chưa đáp với
tốc độ phát triển, hội nhập của đất nước. Cơ quan QLNN đối với đất đai còn
cồng kềnh và kém hiệu quả, đội ngũ cán bộ công chức còn yếu về chuyên
môn, hạn chế về năng lực, tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng còn
diễn ra phổ biến và khá trầm trọng ở một số lúc một số nơi, chưa đảm bảo
công khai, dân chủ trong thực thi chính sách pháp luật về đất đai; chưa kịp
thời thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất
đai. Hiện tượng lãng phí đất đai, giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm
quyền, xử lý vi phạm pháp luật đất đai không nghiêm và còn có biểu hiện tiêu
cực dẫn đến TTBĐS, trong đó có thị trường chuyển nhượng QSDĐ hoạt động
không lành mạnh, tình trạng đầu cơ đất đai diễn ra rất nghiệm trọng, gây khó
khăn, cản trở lớn cho đầu tư phát triển và giải quyết đất ở, tạo ra những đặc
quyền, đặc lợi, dẫn đến tiêu cực và tham nhũng của một số cán bộ, cá nhân.
Từ những thực tế hạn chế, yếu kém trong QLNN và SDĐ nêu trên, đòi hỏi

Nhà nước Lào phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN bằng pháp luật đất
đai trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Từ những lý do nêu trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Quản lý
Nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào" làm đề tài luận án tiến sĩ của mình, với mong muốn đóng góp một
phần trí tuệ nhỏ bé cho QLNN bằng pháp luật đối với đất đai ở nước
CHDCND Lào.


3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn QLNN bằng pháp
luật đối với đất đai ở nước CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm và
giải pháp nhằm bảo đảm QLNN bằng pháp luật đối với đất đai ở nước
CHDCND Lào, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước Lào.
- Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án có nhiệm vụ :
+ Nghiên cứu những cơ sở lý luận về QLNN bằng pháp luật đối với đất
đai, trong đó tập trung nghiên cứu khái niệm QLNN bằng pháp luật đối với
đất đai nhằm xác định nội hàm và rút ra những đặc điểm của nó, đồng thời xác
định vai trò và nguyên tắc về QLNN bằng pháp luật đối với đất đai; bài học từ
thực tiễn ở một số quốc gia, rút ra cho nước CHDCND Lào.
+ Nghiên cứu thực trạng về QLNN bằng pháp luật đối với đất đai của
CHDCND Lào, trong đó đi sâu nghiên cứu các nội dung QLNN bằng pháp
luật đối với đất đai, rút ra những nguyên nhân hạn chế sự vận hành về QLNN
bằng pháp luật đối với đất đai ở nước CHDCND Lào.
+ Đề xuất yêu cầu khách quan, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu
nhằm bảo đảm QLNN bằng pháp luật đối với đất đai ở nước CHDCND Lào
trong thời gian tới.

3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
QLNN bằng pháp luật đối với đất đai có nội hàm rất rộng, có thể nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Luận án này chỉ nghiên cứu vấn đề dưới
góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật, mà không đi sâu vào nghiên cứu các
quy định của pháp luật đối với đất đai cụ thể thuộc chuyên ngành Luật đất đai.
Tuy nhiên, quá trình phân tích, luận án có sử dụng một số phạm trù của khoa
học chuyên ngành Luật đất đai để chứng minh làm rõ nội dung nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án tập trung vào các phương tiện pháp lý cấu
thành QLNN bằng pháp luật đối với đất đai: xây dựng pháp luật đất đai; tổ
chức thực hiện pháp luật đất đai và xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai
cùng với ý thức pháp luật và pháp chế về lĩnh vực đất đai là môi trường và


4
nguyên tắc hoạt động về QLNN bằng pháp luật đối với đất đai, trong sự tác
động qua lại lẫn nhau của một thể thống nhất.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Về cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào về Nhà nước và
pháp luật đối với các vấn đề đất đai. Đặc biệt luận án còn vận dụng những
luận điểm về QLNN bằng pháp luật đối với đất đai được trình bày trong các
Văn kiện của Đảng NDCM Lào trong những năm gần đây.
- Về phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện bởi phương pháp luận Duy vật biện chứng và
Duy vật lịch sử trong đó chú trọng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp trừu tượng khoa học, phân tích hệ thống, phương
phân tích quy phạm.
Các phương pháp được sử dụng cụ thể như sau:
- phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng trong việc phân tích hệ

thống pháp luật đất đai ở nước CHDCND Lào được thực hiện một cách đồng
bộ, gắn với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước.
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học được sử dụng để khái quát
những đặc điểm của pháp luật đất đai ở CHDCND Lào, những nguyên nhân cơ
bản trong việc hạn chế hiệu quả quản lý đất đai bằng pháp luật ở CHDCND
Lào, những đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật đất đai ở CHDCND Lào.
- Phương pháp thu thập thông tin: Nhằm phục vụ cho việc chứng minh
các luận điểm, các lập luận và nhận định đánh giá về thực trạng thực hiện
pháp luật đất đai ở CHDCND Lào, luận án sử dụng phương pháp thu thập
thông tin trực tiếp và gián tiếp các số liệu, các đánh giá nhận xét trong các báo
cáo tổng kết hằng năm, các tài liệu hội thảo, các tạp chí.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích những nội
dung cơ bản về quản lý đất đai của nhà nước và thực tế quản lý sử dụng đất
trên địa bàn ton quốc, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra
những đánh giá chung mang tính khái quát về thực trạng quản lý và sử dụng


5
đất ở nước CHDCND Lào. Thực trạng này được đặt trong bối cảnh chung của
cả nước và dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường.
- Phương pháp phân tích quy phạm: Là phương pháp sử dụng thường
xuyên để phân tích nội dung, đặc điểm, những mâu thuẫn, hạn chế của một số
quy phạm pháp luật đất đai ở CHDCND Lào.
- Phương pháp so sánh: Luận án tiến hành nghiên cứu một vấn đề
chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai.
Đồng thời nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở nước
CHDCND Lào, được xem xét đánh giá trên cơ sở so sánh đối chiếu với công
tác quản lý đất đai của một số nước trên thế giới, đặc biệt là pháp luật đất đai
của Việt Nam nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho nước CHDCND Lào.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Luận án "Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở nước Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào" là một công trình nguyên cứu chuyên khảo đầu
tiền dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, nhằm luận giải một
cách tương đối có hệ thống QLNN bằng pháp luật đối với đất đai ở nước
CHDCND Lào trong nền KTTT theo định hướng XHCN. Vì thế có thể nói
Luận án có một số điểm mới cơ bản sau:
- Thứ nhất, lần đầu tiên tác giả đã xây dựng được khái niệm và rút ra
các đặc điểm của QLNN bằng pháp luật đối với đất đai, đồng thời phân tích
một cách có hệ thống nguyên tắc, nội dung và vai trò QLNN bằng pháp luật
đối với đất đai ở nước CHDCND Lào. Đây là cơ sở lý luận để nâng cao nhận
thức về QLNN bằng pháp luật đối với đất đai và góp phần chỉ đạo hoạt động
thực tiễn QLNN bằng pháp luật đối với đất đai ở nước CHDCND Lào.
- Luận án trình bày một cách có hệ thống thực trạng về QLNN bằng
pháp luật đối với đất đai. Từ đó rút ra một số nhận xét và kết luận về sự cần
thiết phải đổi mới và hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với đất đai. Đây là
cơ sở thực tiễn để tiến hành hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với đất đai ở
nước CHDCND Lào.
- Thứ ba, lần đầu tiên luận án đã xây dựng một hệ thống các quan điểm
và đề xuất các phương pháp có tính khả thi để hoàn thiện QLNN bằng pháp luật
đối với đất đai, nhằm góp phần bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn


6
tài nguyên vô giá đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập
quốc tế và khu vực về kinh tế đang tiến hành ở nước CHDCND Lào hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài "Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với
đất đai ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sau:
- Luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận về QLNN bằng

pháp luật đối với đất đai trong nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN. Đây
là cơ sở lý luận để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật đất đai
hiện hành; xây dựng Luật Đất đai mới; tổ chức thực hiện pháp luật đất đai và
xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
- Luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để các cơ quan QLNN
thực hiện việc quản lý và bảo vệ đất đai ở nước CHDCND Lào.
- Luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng
dạy môn Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, môn Luật Đất đai cho hệ thống
các Trường chính trị - hành chính tỉnh, thành phố và các trường Đại học.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, giải trình những chữ viết tắt, mục lục, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương, 13 tiết.


183
Danh mục tài liệu tham khảo
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Bồng (2001), "Một số vấn đề về quản lý nhà nước về đất đai
trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí quản lý Nhà nước, số 4.
2. Vũ Văn Châu (1994), Chính sách ruộng đất đai của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong công cuộc đổi mới, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
3. Trần Tú Cường (2007), Tăng cường quản lý của nhà nước đối với đất đai
trong quá trình đô thị hoá ở thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Lê Công Cường (2008), "Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Trần Ngọc Đường (chủ biên) (1999), Lý luận chung về Nhà nước và pháp
luật, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khoá VII.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị Đại biểu lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
9. Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất
đai qua thực tiễn tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Học viện Chính trị Quốc gia (1997), Giáo trình Nhà nước và pháp luật,
Quản lý hành chính, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.


184
11. Nguyễn Minh Hiển (2009), áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính nhà
nước về đất đai ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. Phan Văn Khải (2002), "Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, chỉnh đốn
kỷ cương trong bộ máy Nhà nước", Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 12.
13. Hà Văn Khanh (2007), áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính nhà
nước về đất đai ở thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
14. Trần Xuân Long (2003), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với đất đai ở tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ Luật, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (2000), Bàn về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
22. V. I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
23. V. I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
24. V. I. Lênin (2002), Nhà nước và cách mạng, Nxb Sự thật, Mátxcơva.
25. C. Mác và Ăng ghen (1983), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. C. Mác và Ăng ghen (1993), Tuyển tập, tập 23, Nxb CTQG, Hà Nội.
27. Montésquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục.
28. Đào Xuân Mùi (2002), Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai ở
ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ
Chí Minh, Hà Nội.


185
29. Nguyễn Cảnh Quý (2002), Hoàn thành cơ chế điều chỉnh pháp luật đất
đai ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
30. PGS,TS Nguyễn Cảnh Quý (2010), Lịch sử pháp luật đất đai Việt Nam từ
năm 1945 đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. PGS,TS Nguyễn Cảnh Quý (2012), Nhận thức và thực hiện pháp luật đất
đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Bùi Xuân Sơn (1999), "Một số vấn đề về quản lý và sử dụng đất hiện nay",
Tạp chí Cộng sản, số 4.
33. Nguyễn Văn Sửu (2010) (Chủ biên), Đổi mới chính sách đất đai ở Việt
Nam - từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Công
an Nhân dân, Hà Nội.

35. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2000), Giáo trình quản lý nhà nước về
đất đai và nhà ở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Khoa Luật (1993), Giáo trình lý luận
chung về Nhà nước và pháp luật, Chủ biên PTS. Nguyễn Cửu Việt.
37. Bùi Đình Thanh (2000), "Một vài suy nghĩ về quản lý đất đai trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản, số 6.
38. Trần Hùng Tiến (2003), Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai ở thành phố Việt Trì tỉnh Phú
Thọ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
39. Nguyễn Quang Tuyến (2003), Địa vị pháp lý người sử dụng đất trong các
giao dịch dân sự, thương mại về đất đai, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.


186
40. Lê Văn Trung (2001), Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối
với doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
41. Lê Văn Thành (2008), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
42. Trần Thị Thoa (2001), Quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Bình,
Luận văn Thạc sỹ quản lý Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
43. Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1996), Bình luận khoa học Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam 1992, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
44. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1993), Nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Đề tài KX 02-03
45. Nguyễn Thế Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của

chính quyền quận Tây Hồ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội.
46. Đặng Hùng Võ (2003), "Hoàn thiện pháp luật về đất đai đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH đất nước", Báo Nhân dân, số 17450, thứ 3, 6/5/2003.
47. Nguyễn Thị Hoàng Bách Yến (2010), Hoàn thiện pháp luật về giải quyết
khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Lào

48. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng NDCM Lào (2000), Năm bài học
của Đảng NDCM Lào trong sự nghiệp lãnh đạo, Nxb Thanh niên,
Viêng Chăn.
49. Bản tổng kết pháp lý về quản lý đất đai (2010), Nxb Cơ quan quản lý đất
đai quốc gia, Viêng Chăn.


187
50. Bộ Tài chính (1999), Quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 1677,
6/11/1999 về hệ thống đánh giá phân hạng đất và xây dựng cơ bản,
Viêng Chăn.
51. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (2010), Kế hoạch phát triển nông nghiệp
và lâm nghiệp 2011 - 2015, Viêng Chăn.
52. Bản tổng kết pháp lý (2010), Nxb Sa Vang, Viêng Chăn.
53. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quốc
gia năm 5 lần thứ VII (2011-2015), Viêng Chăn.
54. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2003), Báo cáo tình hình triển khai việc
kiểm tra quản lý, sử dụng đất theo quy định số 198/QĐ-TTg ngày
24/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Viêng Chăn.
55. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2003), Hướng dẫn số 35/CQLĐQG ngày

5/2/2009, Viêng Chăn.
56. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2010), Báo cáo tóm tắt những vấn đề
nổi bật về quản lý và sử dụng đất ở CHDCND Lào hiện nay.
57. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2010), Kế hoạch 5 năm về quản lý và sử
dụng đất 2011 - 2015, Viêng Chăn.
58. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2010), Kế hoạch phân phối quản lý và
sử dụng đất quốc gia, Viêng Chăn.
59. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2010), Hướng dẫn số 20/CQLĐQG ngày
9/4/2010, Viêng Chăn.
60. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2007), Kế hoạch quản lý và phát triển
đất ở nông thôn, Viêng Chăn.
61. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2007), Bản Tổng kết năm 2001-2005 và
phương hướng 2006-2010 về việc quản lý và sử dụng đất toàn quốc,
Viêng Chăn.


188
62. Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2009), Bản Tổng kết 25 năm 1984-2009
và phương hướng 2011-2015, 2020 về việc quản lý và sử dụng đất
toàn quốc, Viêng Chăn.
63. Chính sách đất đai và tài nguyên thiên nhiên quốc gia (2001), Nxb Cơ
quan quản lý đất đai quốc gia, Viêng Chăn.
64. Đảng NDCM Lào (2001), Bài tóm tắt nội dung Đại hội của Đảng NDCM
Lào, khoá VII, Nxb Tuyên huấn Trung ương, Viêng Chăn.
65. Đảng NDCM Lào (2003), Nghị quyết Trung ương 4, khoá VII, 23/3/2002
về CNH, HĐH, Nxb Tuyên huấn Trung ương, Viêng Chăn.
66. Đảng NDCM Lào (1986), Khoá IV, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
67. Đảng NDCM Lào (1991), Khoá V, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
68. Đảng NDCM Lào (1991), Khoá V, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
69. Đảng NDCM Lào (1996), Khoá VI, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

70. Đảng NDCM Lào (2001), Khoá VII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
71. Đảng NDCM Lào (2006), Khoá VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
72. Đảng NDCM Lào (2011), Khoá IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
73. Quốc hội (1991), Hiến pháp nước CHDCND Lào năm 1991, Nxb Quốc
hội, Viêng Chăn.
74. Quốc hội (2003), Hiến pháp nước CHDCND Lào năm 2003, Nxb Quốc
hội, Viêng Chăn.
75. Quốc hội (2001), Luật đất đai nước CHDCND Lào năm 1997, Nxb Bộ Tư
pháp, Thủ đô Viêng Chăn.
76. Quốc hội (2003), Luật đất đai nước CHDCND Lào năm 2003, Nxb Bộ Tư
pháp, Viêng Chăn.
77. Quốc hội (2010), Nghị quyết 65/QH ngày 30/7/2010 về quản lý và sử dụng
đất, kỳ họp Quốc hội 9 khoá VI, Viêng Chăn.
78. Hồng-keo Ma-Ly-Chăn-Sy (2011), Quản lý việc sử dụng đất Nhà nước ở
tỉnh Sa La Văn, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh (Lào), Viêng Chăn.


189
79. Sun-thòn Sy-la-Phêt (2011), Tăng cường quản lý và sử dụng đất ở Thủ đô
Viêng Chăn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ hành chính, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Lào), Viêng Chăn.
80. Thủ tướng Chính phủ (1991), Chỉ thị hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ
Lào, số 14/TTg, ngày 27/1/1999 về việc tăng cường tổ chức thực hiện
chính sách giao đất - giao rừng và kiểm tra việc thực hiện Luật đất
đai, Viêng Chăn.
81. Thủ tướng Chính phủ (2002), Sắc lệnh số 216/TTg 6/12/2002 về việc thừa
nhận quy hoạch phát triển đất đai, Viêng Chăn.
82. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định số 135/CP ngày 25/5/2009 về việc
cho thuê đất của Nhà nước, Nxb Sa Vang-2010, Viêng Chăn.

83. Thủ thướng Chính phủ (2003), Tờ trình Quốc hội về dự án Luật Đất đai
sửa đổi, bổ sung số 138/CP tại kỳ họp thứ 4 khoá VI, Viêng Chăn.
84. Thủ tướng Chính phủ (1994), Nghị định số 186/CP ngày 12/10/1994 về
việc giao đất - giao rừng để sản xuất nông nghiệp và trồng cây,
Viêng Chăn.
85. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị định số 343/CP ngày 25/09/2007 về việc
thực hiện chính sách đối với người có công cách mạng, Viêng Chăn.
86. Thủ tướng Chính phủ (2004), Nghị định số 67/CP ngày 18/5/2004 về tổ chức
và hoạt động của Cơ quan quản lý đất đai quốc gia, Viêng Chăn.
87. Tạp chí đất đai và tài nguyên thiên nhiên (2008), Quản lý đất đai và tài nguyên
thiên nhiên để phát triển bền vững, số 3, tháng 10/2008, Viêng Chăn.
88. Tạp chí đất đai và tài nguyên thiên nhiên (2008), Thực trạng hoạt động
của cơ quan quản lý đất đai quốc gia ở CHDCND Lào từ năm 1996
đến 2008, số 3, tháng10/2008, Viêng Chăn.
89. Tạp chí Đất đai và tài nguyên thiên nhiên (2008), Sử dụng đất đúng pháp luật
đất đai để phát triển bền vững, số 3, tháng 10/2008, Viêng Chăn.


190
90. Tạp chí Đất đai và tài nguyên thiên nhiên (2008), Thực hiện chính sách
đất đai và bảo vệ môi trường, số 2, tháng 7/2008, Viêng Chăn.
91. Tạp chí Đất đai và tài nguyên thiên nhiên (2008), Giải quyết khiếu nại tranh
chấp đất đai bằng hoà giải hành chính, số 3, tháng 7/2008,Viêng Chăn.
92. Tạp chí Đất đai và tài nguyên thiên nhiên (2008), Thành quả cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất giai đoạn I (1995-2003)- II (2004-2008),
số 2, tháng 7/2008, Viêng Chăn.
93. Tạp chí đất đai và tài nguyên thiên nhiên (2008), Sử dụng đất đúng pháp luật
đất đai để phát triển bền vững, số 3, tháng 10/2008, Viêng Chăn.
94. Tạp chí đất đai và tài nguyên thiên nhiên (2009), Vai trò của Luật đất đai trong
quản lý và sử dụng đất hiện nay, số 7, tháng 12/2009, Viêng Chăn.

95. Tạp chí đất đai và tài nguyên thiên nhiên (2011), Chính sách đất đai đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, số 11, tháng 1/2011,
Viêng Chăn.



×