Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ từ TRUYỆN NGẮN SANG điện ẢNH dưới góc NHÌN tự sự học TRƯỜNG hợp mắt BIẾC của NGUYỄN NHẬT ÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.94 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
---˜&˜---

PHAN THỊ HẢI YẾN

NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM
VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH DƯỚI GÓC
NHÌN TỰ
SỰ HỌC: TRƯỜNG HỢP MẮT BIẾC
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


HUẾ, KHÓA HỌC: 2016-2020
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
---˜&˜---

PHAN THỊ HẢI YẾN

NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM
VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH DƯỚI GÓC
NHÌN TỰ
SỰ HỌC: TRƯỜNG HỢP MẮT BIẾC
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN THUẤN

HUẾ, KHÓA HỌC: 2016-2020


Lời cảm ơn!
Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất và lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến:
TS. Nguyễn Văn Thuấn đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh
nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận.
Xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu - Trường Đại hoc sư
phạm - Đại hoc Huế, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy giáo, cô
giáo trong nhà trường và thư viện trường, phòng tư liệu khoa Ngữ
Văn cùng gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Bản thân đã rất cố gắng để hoàn thành khóa luận, nhưng kinh
nghiệm vẫn còn hạn chế để có thể đạt được những yêu cầu đặt ra nên
chắc chắn sẽ không tránh được thiếu sót. Tôi rất mong nhận được các
lời góp ý, chỉ dẫn tận tình quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm 2020
Sinh viên

Phan Thị Hải Yến



MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi....................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................5
7. Cấu trúc của khóa luận..................................................................................6
B. NỘI DUNG...................................................................................................7
CHƯƠNG 1: PHIM NHƯ MỘT NGHỆ THUẬT TỰ SỰ...........................7
1. Tự sự trong văn học.......................................................................................7
1.1.Cốt truyện....................................................................................................7
1.2.Diễn ngôn tự sự...........................................................................................8
1.3.Nhân vật....................................................................................................10
1.4.Điểm nhìn..................................................................................................11
1.5.Kết cấu......................................................................................................13
2. Tự sự trong phim điện ảnh..........................................................................14

1


2.1.Cốt truyện..................................................................................................14
2.2.Diễn ngôn tự sự.........................................................................................16
2.3.Nhân vật....................................................................................................18
2.4.Điểm nhìn..................................................................................................19
2.5.Kết cấu......................................................................................................20
3. Tự sự trong truyện là cơ sở của tự sự trong phim chuyển thể.....................21
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ NHÂN VẬT VÀ DIỄN
NGÔN TỰ SỰ TỪ TIỂU THUYẾT MẮT BIẾC SANG PHIM ĐIỆN ẢNH23

1. Nhân vật......................................................................................................23
1.1.Hệ thống nhân vật.....................................................................................23
1.2. Miêu tả hành động và tính cách...............................................................28
1.3.Ngôn ngữ nhân vật....................................................................................40
2. Diễn ngôn tự sự...........................................................................................44
2.1.Nghệ thuật hình ảnh..................................................................................45
2.2.Lời thoại nhân vật......................................................................................47
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ CỐT TRUYỆN, ĐIỂM NHÌN
VÀ KẾT CẤU TIỂU THUYẾT MẮT BIẾC SANG PHIM ĐIỆN ẢNH.........53
1. Cốt truyện....................................................................................................53
1.1.Cách tiếp nhận và bổ sung.........................................................................53

2


1.2.Cách mở đầu và kết thúc...........................................................................58
2. Điểm nhìn....................................................................................................61
3. Kết cấu.........................................................................................................64
3.1.Bố cục........................................................................................................65
3.2.Cách tổ chức không gian - thời gian.........................................................69
C.KẾT LUẬN................................................................................................73
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................75

3


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã và đang là hiện
tượng hết sức phổ biến trong đời sống văn hoá nghệ thuật không riêng gì ở

Việt Nam mà cả trên thế giới. Khó có thể thống kê được con số khổng lồ về
số lượng những tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành phim. Trên thế
giới từ những thiên anh hùng ca, những câu chuyện truyền thuyết, thần thoại,
truyện thơ…
Đến Việt Nam cũng không ít những tác phẩm được chuyển thể từ các tác
phẩm văn học với nhiều thể loại khác nhau. Việt Nam có rất nhiều các tác
phẩm điện ảnh được chuyển thể từ văn hóa hay và nhận nhiều giải thưởng cao
quý trong và ngoài nước. Một số bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn
học: Tướng về hưu (1988) và Những người thợ xẻ (1998) - chuyển thể từ
truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp, Mê Thảo - Thời vang bóng
(2003, chuyển thể từ tác phẩm Chùa đàn của Nguyễn Tuân), Trăng nơi đáy
giếng (2008, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nữ nhà văn Trần Thuỳ
Mai), Cánh đồng bất tận (2010, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư)… Có thể nói điện ảnh vừa mang ơn tác phẩm văn học,
vừa có công chắp cánh cho tác phẩm văn học thăng hoa trong thứ ngôn ngữ
đa chiều đầy hấp lực của mình.
Tự sự học là một ngành nghiên cứu còn non trẻ, được định hình từ
những năm 60-70 của thế kỷ XX ở Pháp, nhưng đã nhanh chóng vượt ra khỏi
biên giới và có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học cơ bản. Bởi chiếm
lĩnh tri thức rộng lớn nên tự sự học là bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm
năng. Nó không chỉ giới hạn trong tự sự văn học mà còn được vận dụng để
nghiên cứu nhiều hình thức tự sự khác như: tôn giáo, lịch sử, triết học, âm
1


nhạc, mỹ thuật, điện ảnh… Cho nên Roland Bathes có nói đại ý tự sự xuất
hiện cùng bản thân lịch sử loài người. Trong đó, tự sự văn học là đối tượng
nghiên cứu lâu đời nhất, phức tạp nhất. Còn điện ảnh lại là có tuổi đời trẻ hơn,
thế nên tự sự điện ảnh cũng là em út trong nghiên cứu tự sự học. Tuy nhiên,
sự bắt rễ của điện ảnh với văn học cũng tạo nên một mối quan hệ hữu cơ mới

khi so sánh tự sự văn học với tự sự điện ảnh, tuy có nhiều điểm chung nhưng
cũng có không ít điểm khác biệt vì chất liệu và phương thức tác động của hai
loại hình nghệ thuật là khác nhau. Không thể đánh giá về một tác phẩm điện
ảnh được chuyển thể từ tác phẩm văn học là bản sao của tác phẩm văn học
gốc. Bởi khi đi vào môi trường điện ảnh, với những nhân tố điện ảnh thì tác
phẩm văn học đã có sự chuyển biến khá nhiều.
Với niềm yêu thích văn chương và điện ảnh, mong muốn khám phá sâu
hơn vào địa hạt của hai lĩnh vực này, bổ sung cho mình cũng như những
người yêu văn chương và điện ảnh có thêm kiến thức quý báu, phát hiện ra vẻ
đẹp bí ẩn đằng sau “tảng băng trôi” của mỗi tác phẩm văn học và điện ảnh.
Đồng thời cũng mong muốn tìm ra bí quyết để một bộ phim chuyển thể từ tác
phẩm văn học sang một tác phẩm điện ảnh có thể thành công từ góc nhìn tự
sự. Từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Nghệ thuật chuyển thể từ
tác phẩm văn học sang điện ảnh dưới góc nhìn từ sự học: trường hợp Mắt
Biếc của Nguyễn Nhất Ánh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về mối quan hệ này, cuốn Văn học với điện ảnh (Mai Hồng dịch,
NXB Văn học, 1961) đã đưa ra mấy đặc trưng quan trọng trong việc viết truyện
phim, đặc điểm thành phần văn xuôi trong truyện phim… nhằm nâng cao tác
dụng của văn học trong điện ảnh, để sáng tạo những truyện phim và những bộ
phim kiểu mới thể hiện đời sống vô cùng phong phú một cách chân thực.

2


Cuốn Dẫn luận và nghiên cứu “Điện ảnh và văn học” (Timothy
Corrigan) đã chỉ ra khá nhiều điểm đồng thuận cũng như khác biệt giữa văn
học và điện ảnh trên cơ sở tái hiện một loạt giai đoạn lịch sử, các phong tục
văn hoá và phương pháp phê bình.
Hai cuốn sách cho thấy lịch sử của hai ngành nghệ thuật này, đặc trưng

của văn học và điện ảnh: chủ đề, tự sự và những yếu tố phong cách… thiên về
tìm hiểu phim chứ không chuyên sâu về mối quan hệ chuyển thể và phương
thức chuyển thể.
Ngoài ra, ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu ở quy mô
nhỏ lẻ:
- Về cái gọi là tính văn học trong điện ảnh (Tạp chí Nghiên cứu Nghệ
thuật, số 6 - 1984, Lê Châu)
- Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 6 - 1999,
Phạm Vũ Dũng)
- Bài viết “Văn học trong điện ảnh và điện ảnh với văn học” (Phim Việt
Nam thưởng thức - bình luận, NXB Văn hoá văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trần
Trọng Đăng Đàn).
- Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số
10 -2002, Minh Trí).
Trên cơ sở của mối quan hệ văn học - điện ảnh cùng với sự thành công
của một số phim chuyển thể và tác động sâu rộng của chuyển thể nên đã có
một số chuyên luận nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam như:
Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo: Liên văn bản trong văn chương và điện ảnh
của nhà nghiên cứu Nguyễn Nam.

3


Về quá trình chuyển thể tiểu thuyết thành phim (qua tác phẩm Triệu phú
ổ chuột) của Phạm Ngọc Hiến.
Luận án tiến sỹ Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh (Khảo sát
việc chuyển thể truyện văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn
học và điện ảnh Việt Nam) của tác giả Phan Bích Thuỷ - ĐH Sư phạm TP Hồ
Chí Minh năm 2012.
Đặc biệt là Luận văn thạc sỹ Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang

tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự) của Đỗ Thị Ngọc Diệp – ĐH Khoa học
xã hội và nhân văn Hà Nội năm 2010.
Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học còn là chủ đề được khá nhiều độc
giả - khán giả quan tâm và bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn về điện ảnh qua
một số bài báo: chủ đề Sách và phim chuyển thể ()
hay một số bài viết của Nguyễn Kinh Luân về Kịch bản điện ảnh chuyển thể
từ văn học đăng trên ()...
3. Mục đích nghiên cứu
Hiện tượng chuyển thể từ văn học sang tác phẩm điện ảnh đã không còn
là một đề tài quá mới mẽ, mỗi nhà nghiên cứu khi nhìn nhận vào một vấn đề
đều có những góc nhìn nhận khác nhau. Người viết nghiên cứu về vấn đề đó
trên các phương diện đó là cốt truyện, nhân vật, kết cấu, điểm nhìn, diễn
ngôn. Tức là đi sâu nghiên cứu cái cốt lõi và cái hình thức của chuyển thể,
khai thác công cụ của bất kì nhà văn hay một nhà làm phim nào. Người
nghiên cứu muốn tìm ra một phương pháp một cái nhìn khái quát nhất cho
những nhà làm phim chuyển thể để khai thác cái hay cái đặc sắc của phim
truyện. Đề tài sẽ không hướng đến những mối quan hệ hay sự khác biệt văn
học và điện ảnh mà vận dụng góc nhìn tự sự trong tác phẩm văn học sang tác
phẩm điện ảnh như thế nào. Để tạo nên một bộ phim chuyển thể thành công, có
4


dấu ấn của nhà làm phim trong một bộ phim độc lập chứ không phải là bản
dịch của tác phẩm văn học.
4. Đối tượng và phạm vi
Mối quan hệ giữa điện ảnh và văn học là phạm vi rộng lớn và phức tạp
đồng thời cũng đòi hỏi người có trình độ chuyên môn cao thì mới nghiên cứu
vấn đề một cách rõ ràng nhất. Tự sự học chú ý đến cấu trúc tự sự, kết cấu của
tầng bậc trần thuật, mô hình trần thuật, ngôn ngữ tự sự, loại hình cốt truyện...
Đó là những vấn đề trọng tâm của tự sự học giúp người nghiên cứu khám phá

được các tầng bậc ý nghĩa của tác phẩm. Dựa vào lý thuyết tự sự học, người
viết sẽ đi tìm hiểu vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện
ảnh trên các khía cạnh nổi bật: cốt truyện, diễn ngôn tự sự, nhân vật, điểm
nhìn và kết cấu.
Để làm rõ những vấn đề trên người viết tập trung nghiên cứu về trường
hợp: Chuyển thể tiểu thuyết Mắt Biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (biên
kịch, đạo diễn: Victor Vũ )
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong khóa luận đó là:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Được vận dụng triệt để trong khai
thác tài liệu liên quan đến nội dung luận văn. Từ việc phân tích những nghiên
cứu về nhân vật và cốt truyện trong văn học và điện ảnh, người viết tổng hợp
và đưa ra những ý kiến đánh giá riêng về việc chuyển thể tác phẩm văn học
sang tác phẩm điện ảnh trên hai phương diện đó.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Là phương pháp không thể thiếu khi
nhìn nhận, đánh giá giữa tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh trên bình
diện nhân vật và cốt truyện. Việc vận dụng phương pháp này giúp luận văn có

5


cái nhìn thấu đáo, sâu sắc khi phân tích tác phẩm gốc và tác phẩm chuyển
thể..
- Phương pháp thống kê: Phân loại được sử dụng linh hoạt trong từng
luận điểm của luận văn, nhất là khi chỉ ra các khía cạnh khác biệt trong tác
phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh qua Mắt Biếc
- Phương pháp tự sự: Phương pháp tự sự học đi sâu tìm hiểu những đặc
điểm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh nằm trong
phương thức tự sự
- Phương pháp liên ngành: Là thuộc tính của mọi khoa học xã hội và

nhân văn. Chính vì thế, người viết cũng không thể bỏ qua phương pháp này
trong nghiên cứu luận văn. Vận dụng các nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử,
văn học, văn hoá, điện ảnh… đã giúp người viết có nhiều kiến thức để khai
thác, đào sâu và làm phong phú, toàn diện cho đề tài của mình.
6. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết tự sự học, người viết chỉ ra những nhân tố
chính tạo nên một bộ phim chuyển thể có giá trị, đồng thời chỉ ra tác động qua
lại sâu sắc của hai ngành nghệ thuật này. Từ đó cung cấp cho những nhà làm
phim một mẫu khái quát nhất để khai thác kho tàng văn học làm nên những bộ
phim điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao. Những yếu tố tự sự nào của tác phẩm
văn học có thể đi vào môi trường điện ảnh, những yếu tố tự sự nào sẽ bị lược bỏ.
Để làm được điều đó, cần không ít, tài năng và tầm văn hoá của những
người làm phim chuyển thể. Từ việc đi sâu vào những yếu tố cốt truyện, diễn
ngôn tự sự, điểm nhìn, nhân vật và kết cấu. Người viết lý giải hiện tượng thành
công của một tác phẩm chuyển thể và tác động “ngược trở lại” của nó đối với
văn học. Giúp nhà văn hiện đại có những cách xây dựng nhân vật, cốt truyện,
cấu trúc tác phẩm… của mình mới lạ hơn, đem đến nhiều tác phẩm có giá trị cho
6


người đọc.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết thúc, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận
gồm có:
Chương 1: Phim như một nghệ thuật tự sự
Chương 2: Nghệ thuật chuyển thể nhân vật và diễn ngôn tự sự từ tiểu
thuyết Mắt Biếc sang phim điện ảnh
Chương 3: Nghệ thuật chuyển thể cốt truyện, điểm nhìn và kết cấu từ
tiểu thuyết Mắt Biếc sang phim điện ảnh


7


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHIM NHƯ MỘT NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
1. Tự sự trong văn học
1.1.Cốt truyện
Khái niệm cốt truyện trong được sử dụng chủ yếu cho thể loại văn học
thuộc phương thức tự sự hoặc kịch. Cốt truyện còn được hiểu là hệ thống các sự
kiện, hành động, biến cố trong đời sống nhân vật diễn ra trong không - thời gian
nhất định nhằm làm nổi bật chủ đề từ tưởng tác phẩm. Khi tiếp cận một tác
phẩm thì điều đầu tiên chúng ta quan tâm nhất đó chính là cốt truyện. Johann
Wolfgang von Goethe nói “Còn gì quan trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó
thì cả nền lí luận nghệ thuật còn gì nữa”. William Somerset Maugham là nhà
văn, kịch, tác gia người Anh ông lại ví von “Nhà văn sống bằng cốt truyện, y
như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy”. Ta thấy cốt truyện quan trọng như
thế nào.
Trong giáo trình Lý luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên, tập 2, phần
Tác phẩm và thể loại văn học: “Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện được tạo
dựng trong tác phẩm tự sự, kịch. Một số văn bản trữ tình cũng có yếu tố cốt
truyện. Khái niệm cốt truyện nhằm tách truyện thành hai phần: một là chuỗi các
sự kiện rất đặc trưng cho thể loại tự sự và kịch, và một phần khác quan trọng
không kém là các yếu tố miêu tả, lời kể, lời bình. Thiếu các yếu tố này thì truyện
không thể thành truyện” [13, tr. 56]
Đặc biệt đối với tiểu thuyết, không hề bị giới hạn về độ dài văn bản, về
dung lượng phản ánh. Một cuốn tiểu thuyết có thể chỉ dài một trăm trang
nhưng cũng có thể lên đến vài ngàn trang. Sự tự do, linh hoạt về quy mô tác
phẩm cho phép tiểu thuyết có thể bao chứa dung lượng hiện thực khổng lồ.

8



Tiểu thuyết không chỉ phản ánh số phận của một hay một vài cá nhân mà còn
có thể tái hiện số phận của cả cộng đồng, của cả một dân tộc, một thời đại.
Cốt truyện tiểu thuyết thường có rất nhiều sự kiện, biến cố… với nhiều tuyến
nhân vật. Những đặc trưng riêng mang tính thể loại của cốt truyện tiểu thuyết
sẽ chi phối khá nhiều đến quá trình chuyển thể tác phẩm thành phim.
Cốt truyện và sự hấp dẫn của cốt truyện vẫn là một tiêu chí mang tính cổ
điển làm nên sự thành công của tác phẩm văn xuôi. Đặc biệt, trong vấn đề
chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh, cốt truyện vẫn là yếu tố
hàng đầu thu hút sự quan tâm của người chuyển thể kịch bản và các đạo diễn.
1.2.Diễn ngôn tự sự
Diễn ngôn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới,
về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn tự sự là “tấm thảm ngôn từ”, nghiên
cứu lời văn nghệ thuật tiểu thuyết, truyện ngắn cần thấy được. Một mặt diễn
ngôn nghệ thuật, trong tác phẩm xét cho cùng chính là sự phản ánh thế giới
hiện thực, thế giới tinh thần, của con người trong tư cách một “diễn ngôn”.
Mặt khác diễn ngôn nghệ thuật, trong tác phẩm không bao giờ xuất hiện ngẫu
nhiên, rời rạc, mà luôn được kiến tạo trong một cấu trúc mang tính hệ thống
chặt chẽ và tính chỉnh thể cao. Trong một văn bản nghệ thuật, giữa các chuỗi
câu nối tiếp của ngôn ngữ luôn có sự đan xen vào nhau một cách có nghĩa,
nhằm thể hiện ý tưởng chung của cấu trúc, đồng thời thực hiện chức năng
chuyên biệt của từng lớp diễn ngôn. Một văn bản trần thuật thường bao gồm
hai thành phần diễn ngôn: diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn của
nhân vật. Diễn ngôn của người kể chuyện bao gồm các lớp: diễn ngôn kể,
diễn ngôn miêu tả. Diễn ngôn của nhân vật bao gồm các lớp: diễn ngôn đối
thoại, diễn ngôn độc thoại. Diễn ngôn của người kể chuyện trong tiểu thuyết,
thường được phong cách hóa một cách rõ rệt. Đó là kiểu diễn ngôn luôn mang

9



phong cách ngôn ngữ của chính tác giả. Diễn ngôn của nhân vật - bao gồm cả
đối thoại, độc thoại, đặc biệt là đối thoại - chiếm một địa vị xứng đáng, nếu
không nói là ưu trội trong trần thuật tiểu thuyết. Không mấy khó khăn để nhận
ra rằng đối thoại và độc thoại chiếm tỉ lệ từ cao đến rất cao trong diễn ngôn
của nhân vật tiểu thuyết.
Thông thường, lời kể của người trần thuật tồn tại dưới hai hình thức: lời
khách quan của người kể chuyện giấu mặt và lời chủ quan của người kể
chuyện ngôi thứ nhất. Cả hai loại lời này đều có thể được “phong cách hóa”
tức là làm cho nó mang đậm dấu ấn chủ thể của người nắm giữ diễn ngôn.
Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, dễ nhận thấy nhà văn sử dụng thành thạo, thể
hiện được sự tinh tế và trong sáng của tiếng Việt. Lời văn của ông trong sáng
như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói hàng ngày, không lên gân, không màu mè
son phấn, làm dáng phô trương, bình dị mà mượt mà, mềm mại nhưng linh
hoạt, giàu chất thơ, chất nhạc có chức năng tạo bối cảnh, tâm thế cho những
cuộc thoại. Làm nên nét riêng ngôn ngữ tạp văn Nguyễn Nhật Ánh là lời văn
thủ thỉ tâm tình nhưng đằm thắm và giàu tính nhân văn, dẫn dụ người đọc đi
vào từng miền sâu thẳm của kí ức của tuổi thơ của tình yêu, từng tầng vỉa
những vấn đề thực tại của đời sống.
Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp
thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ, đồng thời cũng là hình thức căn
bản của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Diễn ngôn độc thoại là “lời phát ngôn
của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm,
mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực
tiếp của nó”. Độc thoại nội tâm giúp nhân vật tự bộc bạch hết tất cả những gì
người trần thuật khó nói hoặc không thể nói hết. Đó là những suy tư, trăn trở,
khát vọng, niềm vui, nỗi buồn và những lo toan thầm kín về bản thân hay về
người khác….
10



1.3.Nhân vật
Con người là chủ thể khách quan của cuộc sống, đồng thời cũng chính là
đối tượng trung tâm của văn học. Trong đời sống hàng ngày, con người nối
kết với nhau bằng những mối quan hệ tình yêu, tình bạn, đồng nghiệp, gia
đình, xã hội… vô cùng phong phú và phức tạp. Đó chính là nguồn “tài
nguyên” vô tận cho văn học khai thác, thể hiện. Nhưng giữa bộn bề chất liệu
của cuộc sống, chính đời sống con người, tư tưởng, tình cảm, số phận của nó
mới là đối tượng trung tâm mà văn học từ khi xuất hiện đã luôn cố gắng thể
hiện.
Nhà văn Tô Hoài đã cho rằng “nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết
thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng như vậy nhân vật
không chỉ nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung giá trị
nghệ thuật của tác phẩm. Sự thành bại của một nhà văn, một tác phẩm, phụ
thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật của mình như thế nào và được bạn
đọc đánh giá và đón nhận nhân vật đó ra sao.
“Nhân vật văn học là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới
của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng: chức năng của nhân vật là
khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết,
những ước ao và kỳ vọng về con người. Điều đó có nghĩa là nhân vật văn học
có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội đồng thời biểu
hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới và con người, tạo nên mối
liên hệ giữa các sự kiện trong tác phẩm”.[5; tr48]
Một đặc trưng của nhân vật trong tác phẩm văn học khác với nhân vật
trong các loại hình nghệ thuật không gian (như hội hoạ, điêu khắc, kiến
trúc…) nó là một chỉnh thể vận động trong không - thời gian. Tức là nhân vật
sẽ luôn có xu hướng biến thiên, vận động không ngừng theo diễn biến của cốt

11



truyện, kích thích vào trí tưởng tượng của người đọc. Hơn nữa nguyên lý
“tảng băng trôi” trong văn học luôn luôn tồn tại, nghĩa là người đọc sẽ khám
phá ra rất nhiều những ẩn ý đằng sau câu chữ. Đó cũng chính là đặc điểm
nhân vật văn học khác với nhân vật điện ảnh. Với ngôn từ là chất liệu xây
dựng hình tượng nhân vật nên mỗi người đọc sẽ có một nàng Kiều riêng, một
cô Tấm bước ra từ quả thị, một anh hùng Núp, một chị Sứ… rất riêng biệt.
Văn học không tái hiện được các hình tượng nhân vật hữu hình, một cách trực
quan sinh động như các nghệ thuật khác, song lại có khả năng làm “hiện
hình” nhân vật qua hệ thống ngôn từ mà nó còn tái hiện. Những gì mong
manh, mơ hồ, hư ảo và đặc biệt là thâm nhập vào những miền sâu kín nhất
của tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân vật trong tác phẩm.
1.4.Điểm nhìn
“Điểm nhìn” là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh
và Mĩ. Theo M.H. Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học - A Glossary of
Literature terms), điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện
được kể đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý
nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành
động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm
hư cấu. [1]
Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học
(NXB Giáo dục -1998) cho rằng “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát
ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác
giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá,
cảm thụ của chủ thể đối với thế giới.
Trong tác phẩm văn học có hai điểm nhìn chủ yếu đó là điểm nhìn bên
trong và điểm nhìn bên ngoài. Về điểm nhìn bên trong có thể điều này được

12



thể hiện trong nhiều truyện ngắn nhưng cụ thể hơn đó là truyện ngắn Chí
Phèo, đoạn miêu tả khi Chí được tỉnh dậy say cơn say khi đã qua đêm với Thị:
“Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên
ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong
cái lều ẩm thấp vẫn chỉ hơi tờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và
gặp đêm thì bên ngoài trời vẫn sáng… Hình như có một thời hắn đã ao ước có
một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ
một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như
thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó
không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia
của đời”. Chí dường như cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống, của sự
bình yên, hay đó chính là tình yêu. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ rất tinh tế để
thể hiện được nổi niềm khao khát được yêu được hạnh phúc, được có một gia
đình nhỏ nhoi của Chí. Đây cũng là cảnh mà chúng ta có thể thấy được, Chí
như đã muốn trở về với con người lương thiện chỉ muốn có một cuộc sống
giản dị, chồng cuốc đất vợ rồng rau sống trong ngôi nhà nhỏ cùng với Thị.
Điểm nhìn bên ngoài, giúp nhà văn và người đọc dựng lên một anh chàng Chí
chỉ biết rạch mặt ăn vạ... một tên lưu manh, một thứ cặn bã của xã hội.
Tựu chung lại có thể hiểu điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày,
miêu tả phù hợp với cách nhìn nhận, cách cảm thụ thế giới xung quanh của
tác giả được thể hiện lại vào trong tác phẩm thông qua nhân vật và những sự
kiện trong văn học. Ta thấy rằng bất kì một câu chuyện nào được kể ra cũng
được kể dưới góc nhìn của người kể đó, người kể chuyện luôn thực hiện hành
động kể với một hay nhiều điểm nhìn khác nhau. Đó như là năng lực nhìn
nhận, đánh giá vấn đề của người kể chuyện đã được tích lũy kinh nghiệm, tri

13



thức, vốn sống của cá nhân điểm nhìn đó bộc lộ qua những tuyên ngôn của tác
giả trong tác phẩm, qua nhân vật.
1.5.Kết cấu
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Trên một
mức độ lớn, có thể nói sáng tác tức là kết cấu. Khi người ta nói xây dựng tác
phẩm, xây dựng cốt truyện, xây dựng tính cách, xây dựng cấu tứ trong thơ.
Lê Lưu Oanh quan niệm: “Kết cấu là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố
trong tác phẩm để tạo dựng được thế giới hình tượng giàu ý nghĩa thẩm mĩ, có
khả năng khái quát đời sống, thể hiện tư tưởng của nhà văn”. Để tạo thành
những sinh mệnh nghệ thuật có sức sống, tái hiện những bức tranh đời sống
giàu tính khái quát, nghệ sĩ phải thực hiện công việc tổ chức các yếu tố của
tác phẩm để tạo thành một chỉnh thể mang giá trị nghệ thuật. Việc tổ chức này
rất sinh động và vô cùng phong phú.[15; tr59]
Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng như: bộc lộ tốt chủ đề và
tư tưởng các tác phẩm, triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lý
hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả. Tạo ra tính toàn
vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ. Trong mối quan hệ giữa
kết cấu với chủ đề - tư tưởng thì chủ đề - tư tưởng bao giờ cũng đóng vai trò
chỉ đạo và chi phối kết cấu. Thông qua ý thức năng động của chủ quan nhà
văn, nó sẽ quy định hình thức kết cấu của tác phẩm. Nhưng nhiệm vụ quan
trọng nhất của kết cấu là phải tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư
tưởng thống nhất, sao cho chủ đề - tư tưởng thấm sau vào từng bộ phận của
tác phẩm kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Ví dụ, trong truyện ngắn Vợ Chồng A
Phủ, nếu không có sự xuất hiện hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ khi A Phủ
bị trói vào cột nhà, không một ai thấy không một ai xót thương, thì chắc chắn
giá trị nhân đạo của tác phẩm sẽ không được sâu sắc như nó vốn có.

14



Kết cấu là một phương diện cơ bản và tất yếu trong sáng tác nghệ thuật.
Nói tới kết cấu là nói tới sự sắp xếp, phân bố các thành phần khác nhau của
hình thức nghệ thuật tác phẩm và biểu hiện nội dung văn học. Trần Đình Sử
viết: “Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ
thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra” [13, tr.152]. Kết
cấu thể hiện quá trình tư duy sáng tạo của nhà văn và quá trình vận động của
tư duy ấy. Kết cấu tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm, làm cho tác phẩm
thành một khối thống nhất, thể hiện tốt tư tưởng thẩm mỹ của tác giả. Vì vậy,
sự lựa chọn kết cấu của nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức biểu hiện
của đề tài, chủ đề, tăng cường sức tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho
nhiệm vụ nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm, để lại ấn tượng trong lòng bạn
đọc.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt kết cấu với bố cục của tác phẩm. Bố cục là
một phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức
thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những
liên kết cụ thể của các thành phần của cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí
các yếu tố ngoài cốt truyện... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một
chỉnh thể nghệ thuật”[15; tr60]. Tất cả đó sẽ được tác giả phân bố sắp xếp
theo một trật tự hợp lí, để theo đúng với nội dung và nghệ thuật nó sẽ tạo nên
một kết cấu thích hợp.
2. Tự sự trong phim điện ảnh
2.1.Cốt truyện
Cốt truyện là tất cả các sự kiện của câu chuyện được mô tả trực tiếp
trong phim và bao hàm cả những tư liệu nằm ngoài thế giới câu chuyện như
phần danh sách đoàn làm phim phía đầu hoặc cuối bộ phim. Khái niệm cốt
truyện trong phim về bản chất vẫn gần gũi với khái niệm cốt truyện trong tác

15



phẩm văn học. Nó cũng là “một chuỗi những sự kiện trong một mối liên hệ
nhân quả xảy ra trong không gian và thời gian”[5; tr95]. Khán giả hiểu một bộ
phim tự sự bằng cách xác định các sự kiện và liên kết chúng bằng nguyên
nhân và kết quả, thời gian và không gian. Như vậy, về cơ bản, cốt truyện của
phim cũng chính là hệ thống sự kiện được xếp đặt, tổ chức nhằm bộc lộ xung
đột, mâu thuẫn, phát triển tính cách nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật
trong phim.
Phim truyện điện ảnh chỉ có độ dài trung bình 2700 mét đến 2900 mét
được quy định chiếu trong khoảng 90 phút đến 120 phút nên không thể diễn
giải câu chuyện một cách miên man gây phức tạp và khó hiểu cho khán giả.
Tất cả phụ thuộc vào cách nhà biên kịch và đạo diễn điện ảnh xử lý mối quan
hệ giữa thời gian câu chuyện - thời gian cốt truyện và thời gian trình chiếu.
Những cách thức đa dạng mà cốt truyện của phim có thể tạo ra với thời lượng
câu chuyện cho phép phim truyện điện ảnh rất tự do trong phương pháp mô
tả, không bị giới hạn về thời gian, không gian. Phim truyện đòi hỏi phải có cốt
truyện tập trung, tổ chức cân đối, không lê thê, rườm rà và hàm chứa sức
mạnh tiềm tàng của hình ảnh thị giác; đường dây cốt truyện rõ nét, nổi bật;
kết cấu cốt truyện phải thật chau chuốt và dồn dập. Tức là phải có một đường
dây cốt truyện chính, đường dây ấy sẽ đóng vai trò chi phối, quán xuyến toàn
bộ nội dung, tư tưởng của bộ phim. Bên cạnh đường dây cốt truyện chính, nhà
làm phim cũng sẽ tạo ra nhiều những rễ nhánh phụ để làm bộ phim phong
phú, đa dạng hơn. Trong quá trình phát triển kịch tính, phải luôn chú ý những
đường dây phụ không được cắt đứt đường dây chính, xoá mất đường dây
chính. Thành công của cốt truyện phim không thể không kể đến phần mở đầu và
kết thúc phim. Phần mở đầu cung cấp cho ta một cơ sở để từ đó phim diễn biến
và lôi cuốn ta vào câu chuyện như nhân vật, không gian, thời gian xảy ra sự
việc… Đoạn kết của phim đa số có nhiệm vụ thoả mãn hoặc đánh lừa những
16



mong đợi mà cả bộ phim đã mang lại. Cũng có thể là giải quyết những xung đột
trước đó và đi đến hồi kết cho truyện. Kết thúc mở được các đạo diễn áp dụng
khá phổ biến trong một số phim.
Những đặc trưng riêng của cốt truyện phim so với cốt truyện văn học, sẽ
chi phối cách thức nhà biên kịch tiếp cận và cải biên cốt truyện văn học, trong
quá trình chuyển thể tác phẩm văn học lên màn ảnh.
2.2.Diễn ngôn tự sự
Diễn ngôn ở điện ảnh cũng giống như diễn ngôn ở văn học thường bao
gồm hai thành phần diễn ngôn: diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn
của nhân vật. Diễn ngôn của người kể chuyện bao gồm các lớp: diễn ngôn kể,
diễn ngôn miêu tả khi bước vào môi trường điện ảnh sẽ thay đổi thành nghệ
thuật hình ảnh. Diễn ngôn của nhân vật ở văn học bao gồm các lớp: diễn ngôn
đối thoại, diễn ngôn độc thoại sẽ trở thành lời thoại của nhân vật. Có sự thay
đổi này, để phù hợp với từng đặc trưng riêng của mỗi thể loại.
Nghệ thuật hình ảnh chính là sự kết hợp hình ảnh và âm thanh với nhau
một cách nhuần nhuyễn theo một tỷ lệ tương ứng, thích hợp tác động vào các
giác quan để rồi từ đó tạo ra được những hiệu quả của tiếp nhận ở người xem.
Hình ảnh có những ưu thế đặc biệt, đó là tính ghi thực trực tiếp, ra đời nhanh
và gây ấn tượng sâu sắc. Với đặc trưng 24h/s, hình ảnh phản ánh con người,
sự kiện, sự việc, hiện tượng trong trạng thái động. Thông qua những hình ảnh
đó đã giúp người xem nhận thức những hoạt động kế tiếp nhau, liên tục của
sự kiện, hiện tượng. Tận mắt thấy rõ những sự việc, hiện tượng xảy ra giúp
người xem có cái nhìn chân thực nhất, giúp họ đưa ra những nhận định hay
phán xét, có những cảm nhận riêng. Chẳng hạn cảnh tàu chìm trong phim
Titanic với hàng trăm người la hét hoảng loạn và sự chia ly đau đớn của cặp

17



tình nhân Jack và Rose đã trở thành một trong những cảnh kinh điển của điện
ảnh.
Để tạo nên một kịch bản phim thu hút người xem thì nhà biên kịch, đạo
diễn phải chú trọng đến ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật trong kịch bản.
Đối thoại trong phim phục vụ cho việc tạo ra những tiền đề quan trọng nhằm
xây dựng tính cách nhân vật và phát triển câu chuyện. Ngôn ngữ của nhân vật
được thể hiện rõ nét trong mỗi câu thoại: Nó thể hiện nghề nghiệp, địa
phương, học vấn… Nó toát ra được cá tính của nhân vật: nóng tính, cộc cằn,
dịu dàng, cởi mở, trầm tĩnh, lịch thiệp. Trong phim, nhiệm vụ chủ yếu để phát
triển câu chuyện là hình ảnh. Đối thoại được xem là những phù họa khéo léo
cho hình ảnh nhằm phát triển câu chuyện. Còn độc thoại trong phim giúp
nhân vật bộc lộ những suy nghĩ bên trong, là sự lí giải về hành động của nhân
vật. “Đối với nghệ thuật điện ảnh, vấn đề chủ yếu là lấy hình tượng thị giác,
thêm vào lời nói và âm thanh là hai thủ pháp biểu hiện đã trở nên rất quan
trọng để mô tả thế giới tâm hồn của nhân vật. Nội tâm của con người phức
tạp, kín đáo nên rất khó khăn trong việc biểu hiện. Trước hết là cái không
trông thấy và thuộc về phẩm chất, tâm lí, nên không thể ghi dấu bằng hành vi
và động tác. Có lúc tư tưởng và hành động không thống nhất với nhau, thậm
chí còn trái ngược nhau. Trong những trường hợp như vậy, độc thoại là cách
mà tác giả điện ảnh thường lựa chọn để mô tả nội tâm nhân vật.”[14; tr101]
Không thể phủ nhận rằng, tác phẩm điện ảnh ra đời từ tác phẩm văn học,
thực tiễn hoạt động lâu dài của văn học đã tích lũy được kinh nghiệm trần
thuật và kĩ thuật kết cấu phong phú. Cho nên, sự phát triển của diễn ngôn điện
ảnh không thể tránh khỏi việc hấp thu những tư liệu lí luận của diễn ngôn văn
học.

18



×