Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “gào thét” và “bàng hoàng” của lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.27 KB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


HỒ THỊ DIỄM HƢƠNG
MSSV: 6116124

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT QUA HAI
TẬP TRUYỆN NGẮN “GÀO THÉT” VÀ
“BÀNG HOÀNG” CỦA LỖ TẤN

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hƣớng dẫn: BÙI THỊ THÚY MINH

Cần Thơ, 2014


ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM


1.1. Tình hình văn học Trung Quốc ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng Lỗ Tấn
1.2.

Nhà văn Lỗ Tấn và sự nghiệp sáng tác
1.2.1. Nhà văn Lỗ Tấn
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn
1.2.2.1. Truyện ngắn
1.2.2.2. Tạp văn và một số thể loại khác

1.3. Đôi nét về hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”
1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác
1.3.2. Nội dung truyện ngắn khảo sát trong luận văn

CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
2.1. Kết cấu trần thuật
2.1.1. Nhan đề tác phẩm
2.1.1.1. Nhan đề theo tên nhân vật
2.1.1.2. Nhan đề theo tình tiết trong tác phẩm
2.1.2. Cốt truyện
2.1.2.1. Chi tiết nghệ thuật mang nhiều dụng ý
2.1.2.2. Kết thúc tác phẩm
2.1.3. Kết cấu truyện
2.1.3.1. Tình huống truyện đơn giản nhƣng bất ngờ
2.1.3.2. Hình thức kết cấu trần thuật đa dạng
2.2. Điểm nhìn trần thuật


2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài
2.2.2. Điểm nhìn bên trong
2.2.3. Điểm nhìn di chuyển

2.3. Giọng điệu trần thuật
2.3.1. Giọng triết lí suy ngẫm
2.3.2. Giọng giễu cợt, phê phán, lạnh lùng
2.3.3. Giọng hài hƣớc và châm biếm

CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
3.1.3. Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình
3.2. Thời gian nghệ thuật
3.2.1. Thời gian thực tại
3.2.2. Thời gian hồi ức, hồi tƣởng
3.2.3. Thời gian mơ ƣớc, khát vọng
3.3. Không gian nghệ thuật
3.3.1. Không gian bối cảnh
3.3.2. Không gian sự kiện
3.3.3. Không gian

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Lỗ Tấn là gƣơng mặt tiêu biểu của văn học hiện đại Trung Quốc, ông đã góp

phần đổi mới thi pháp văn học truyền thống, đặc biệt là thi pháp truyện ngắn. Bằng
tình yêu nghệ thuật, năng khiếu bẩm sinh với gần bốn mƣơi năm cầm bút, Lỗ Tấn đã
để lại cho nền văn học thế giới một số lƣợng tác phẩm khá lớn bao gồm truyện ngắn,
tạp văn, thơ mang giá trị lớn cả nội dung và nghệ thuật. Trong đó ông thành công vƣợt
bậc ở thể loại truyện ngắn. Lỗ Tấn đƣợc giới nghiên cứu văn học đánh giá “danh thủ
truyện ngắn thế giới”[9, tr. 86]. Trải qua thời gian, những sản phẩm quá trình lao động
nghệ thuật miệt mài của Lỗ Tấn cho đến nay vẫn mang đến sự hấp dẫn mạnh mẽ đối
với độc giả nói chung và các nhà nghiên cứu nói riêng. Các tác phẩm của ông có sức
lôi cuốn rộng rãi, phản ánh nhiều phƣơng diện của đời sống, văn hóa Trung Quốc.
Từ lâu, cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất gần gũi, thân thiết với nhiều thế hệ bạn đọc
Việt nam và đƣợc mọi ngƣời trân trọng. Những sáng tác của ông đã trở thành đối
tƣợng nghiên cứu, học tập của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên trong nhà trƣờng phổ
thông, cao đẳng và đại học. Những sáng tác vẫn còn in sâu trong trí nhớ mỗi thế hệ mà
Lỗ Tấn để lại nhƣ “A.Q chính truyện”, “Cố hương”, “Thuốc”,… Các sáng tác của
ông đã vƣợt lên trên lớp bụi mờ hoen ố của thời gian, không gian để rồi sáng mãi trong
tim những ngƣời mến mộ văn chƣơng chân chính.
Lỗ Tấn vốn dĩ là một ngƣời ôn hòa, trầm tĩnh, một mẫu trí thức đối đầu với thời
đại. Nhƣng cách đối đầu của ông không phải bằng con đƣờng bạo động chính trị hay
cải cách xã hội mà bằng con đƣờng nghệ thuật chân chính. Nếu nhƣ ở Trung Quốc lúc
bấy giờ đang đón luồng gió mới từ cách mạng thì Lỗ Tấn lại âm thầm, lặng lẽ, miệt
mài đi tìm ra thứ “thuốc chữa bệnh tinh thần” cho ngƣời dân Trung Quốc. Thứ “thuốc”
ấy muốn chữa lành bệnh phải tốn một thời gian khá dài và ông đã chứng minh điều đó
qua quá trình lao động nghệ thuật không ngừng nghĩ của mình. Suốt cuộc đời cầm bút,
Lỗ Tấn đã dùng những trải nghiệm có đƣợc để thức tĩnh sự mê muội của nhân dân
Trung Quốc lúc bấy giờ. Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn có rất nhiều thể loại nhƣng
thành công nhất của ông đối với ngƣời đọc là truyện ngắn, mà tiêu biểu là hai tập
“Gào thét” và “Bàng hoàng”. Vấn đề một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện
ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn là vấn đề đặc sắc, buộc ngƣời đọc phải
suy ngẫm và giải mã. Nhƣng việc giải mã về một số nghệ thuật qua hai tập truyện
ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn là vấn đề không hề đơn giản mỗi



ngƣời có thể suy ngẫm riêng và điều quan trọng nhất là phải có sự am hiểu nhất định
về tác giả cũng nhƣ con ngƣời Trung Quốc trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Vẫn biết đây là một vấn đề tuy không mới mẻ, nhƣng chƣa có nhiều tài liệu
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở Việt Nam, vì thế sẽ vấp phải khó khăn trong
quá trình thực hiện đề tài là điều không thể tránh khỏi. Nhƣng với lòng trân trọng đại
văn hào Lỗ Tấn, chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài hấp dẫn này với hi vọng tìm thấy
“giá trị sâu kín” nào đó đang đƣợc nhà văn kí gởi đâu đó đằng sau những trang viết
của mình.
Có thể nói một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn vẫn còn là
một mãnh đất phù sa màu mỡ đang rất cần những bàn tay lao động nghệ thuật khám
phá để nhìn thấy giá trị của nó với tài năng của một cây bút bậc thầy nhƣ
Lỗ Tấn. Với mong muốn nhỏ nhoi là phần nào hiểu đƣợc nghệ thuật nói chung và một
số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ
Tấn nói riêng, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai
tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn” để tìm hiểu và nghiên
cứu.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lỗ Tấn (1881 - 1936) nhà văn hiện thực xuất sắc góp phần quan trọng vào việc
tạo nên diện mạo mới cho nền văn học hiện đại Trung Quốc. Mặc dù các tác phẩm của
Lỗ Tấn sáng tác cách đây trên dƣới nửa thế kỉ nhƣng lớp bụi khoảng cách thời gian
không thể nào phủ lên hay che lấp đƣợc. Sức hấp dẫn tác phẩm Lỗ Tấn đã thực sự thu
hút các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học. Điều này không chỉ các nhà nghiên cứu
và lí luận Trung Quốc thừa nhận mà còn nhiều học giả ngoài nƣớc cũng vậy. Nhƣ vậy
việc đề cao Lỗ Tấn nhƣ là ngọn cờ mới của văn học Trung Quốc là phù hợp thực tế
lịch sử, không có gì phải bàn bạc. Đó là sự thực đã đƣợc UNESCO thừa nhận khi
phong tặng Lỗ Tấn danh hiệu Danh nhân văn hóa nhân loại, nhân dịp kỉ niệm một trăm
năm ngày sinh của ông.

Đối với nền văn học Trung Quốc sự xuất hiện của ngòi bút Lỗ Tấn đã góp phần
quan trọng tạo nên diện mạo mới cho nền văn học hiện đại Trung Quốc, những tác
phẩm mang đậm dấu ấn sáng tạo độc đáo của ông đã nói lên điều đó. Ông là nhà văn
của thời đại Ngũ Tứ - thời đại trăn trở tìm đƣờng cho Cách mạng Trung Quốc. Lỗ Tấn
là cây bút táo bạo có thể nói là “vô tiền khoáng hậu”. Ông vĩ đại trƣớc hết là vì dùng


văn chƣơng làm vũ khí sắc bén vạch trần bản chất xấu xa của xã hội Trung Quốc
đƣơng thời, đƣa những tội lỗi của chúng ra ánh sáng đồng thời mổ xẻ căn bệnh tâm
hồn của quần chúng nhân dân, còn gọi là căn bệnh quốc dân tính, có tác dụng tích cực
tạo nên thắng lợi của Cách mạng vô sản Trung Quốc sau này.
Đối với Việt Nam, Lỗ Tấn nhƣ một tấm gƣơng sáng về nhân cách của một nhà
cách mạng vĩ đại, một tƣ tƣởng vĩ đại. Bác Hồ vô vàng kính yêu của chúng ta đã học
tập rất nhiều từ con ngƣời này. Bác là ngƣời Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với văn
chƣơng Lỗ Tấn. Sinh thời Bác rất thích đọc truyện ngắn Lỗ Tấn bằng tiếng Trung
Quốc và trong cả đời hoạt động cách mạng oanh liệt của mình không chỉ một lần Bác
nhắc đến Lỗ Tấn, đặc biệt qua hai câu thơ của Bác:
“Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu”
(Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ,
cúi đầu làm ngựa lũ nhi đồng ) [8, tr. 230]
Có thể nói Lỗ Tấn là một trong những nhà văn nƣớc ngoài đƣợc trân trọng và có
nhiều công trình nghiên cứu nhất nƣớc ta. Từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà văn,
nhà nghiên cứu trong nƣớc cả thế giới đều đi sâu vào khám phá và luận giải, nghiên
cứu về Lỗ Tấn cũng nhƣ các sáng tác của ông mà tiêu biểu nhất là thể loại truyện
ngắn. Cụ thể có thể nói đến những công trình sau:
Đặng Thai Mai là ngƣời đầu tiên dịch và giới thiệu Lỗ Tấn vào Việt Nam. “Sau
bài thơ “Con người và thời gian”, Đặng Thai Mai lần lượt dịch “Người qua đường”
(1942), “Khổng Ất Kỷ” (1943), “AQ chính truyện” (1943) và một bài tạp văn của Lỗ
Tấn. Năm 1944 ông tập hợp lại thành cuốn “Lỗ Tấn, thân thế, văn nghệ”, trong đó

có 55 trang khảo cứu công phu về thân thế, nhân cách, địa vị của Lỗ Tấn trong văn
học Trung Quốc và đặc biệt giới thiệu cuốn truyện nổi tiếng “AQ chính truyện”[8, tr.
231]. Có thể nói Đặng Thai Mai đã mang những tác phẩm của Lỗ Tấn đến với văn học
Việt Nam. Tiếp sau Đặng Thai Mai là Trƣơng Chính và Lƣơng Duy Thứ - đây là hai
chuyên gia quen thuộc chuyên nghiên cứu về Lỗ Tấn. Sau đó, xuất hiện hàng loạt các
nhà văn, các nhà nghiên cứu phê bình văn học tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về Lỗ Tấn
trong đó có Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Trần Áng và gần đây nhất là Trần Lê
Hoa Tranh. Những công trình nghiên cứu của họ đánh giá rất cao giá trị tác phẩm Lỗ
Tấn nói riêng và về Lỗ Tấn nói chung.


Trở lại với vấn đề trọng tâm, một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn
“Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn cũng đƣợc giới nghiên cứu phê bình Việt
nam đào sâu khai thác. Tuy nhiên, số lƣợng các công trình nghiên cứu và đƣợc công
bố rộng rãi chiếm số lƣợng không nhiều. Tiêu biểu trong những công trình đó có thể
kể đến một số bài viết của Lƣơng Duy Thứ trong đó có bài “Truyện ngắn của Lỗ
Tấn” từng nêu: “Truyện Lỗ Tấn hầu hết là truyện ngắn. Song nó mang một nội dung
xã hội sâu sắc. Nhiều truyện rất cô đúc, “có kích thước của truyện dài”. Điều đó quyết
định ở chiều sâu tư tưởng của tác giả, song cũng liên quan đến vấn đề cấu trúc tác
phẩm. Lỗ Tấn để công sức nghiền ngẫm xây dựng kết cấu, làm cho nó chặt chẽ, súc
tích mà lại hoàn chỉnh, sinh động. Nhìn chung, tác phẩm Lỗ Tấn tuy đề cập đến những
vấn đề xã hội và nhân sinh sâu sắc, nhưng cấu trúc đơn giản, bình dị, không hề mang
tính chất đồ sộ”[20, tr. 353]. Với bài viết này tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu truyện
ngắn của Lỗ Tấn cũng nhƣ kết cấu trong một số truyện ngắn để thấy đƣợc nét đặc sắc,
nổi bật mà Lỗ Tấn đã gửi gắm trong truyện ngắn của mình.
Hay bài viết về “Một số thủ pháp nghệ thuật độc đáo”, Lƣơng Duy Thứ đã
nhận xét: “Tất cả những đặc sắc nghệ thuật nói ở trên đã làm cho Lỗ Tấn thành công
xuất sắc trong lĩnh vực truyện ngắn. Truyện ngắn “yêu cầu để cho tư tưởng một địa
bàn rộng, cho ngôn ngữ một địa bàn hẹp” không dễ dãi chiều theo tình cảm mình, cố
gắng truyền thần nhân vật, chặt chẽ cô đúc trong kết cấu, tiết kiệm trong miêu tả, vận

dụng nhiều thủ pháp sáng tạo nhằm gợi lên sự suy nghĩ ngoài khuôn khổ thực tế của
tác phẩm. Tất cả những ưu điểm đó làm cho Lỗ Tấn trở thành một “danh thủ truyện
ngắn thế giới”. Tác phẩm của ông do đó “có thể đọc đi, đọc lại nhiều lần như những
bài thơ””.[20, tr. 360]. Ở bài viết này Lƣơng Duy Thứ đã nhận xét khái quát về những
nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn mà đặc biệt là về ngôn từ, các kiểu
kết cấu và xây dựng nhân vật.
Cũng có bài viết khác về Lỗ Tấn, Lƣơng Duy Thứ đã nhận xét về nghệ thuật của
hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” nhƣ sau: “Mâu thuẫn xã hội hết sức
gay gắt. Các vấn đề cơ bản của cách mạng như đạp đỗ chế độ cũ, giải phóng con
người, xây dựng một xã hội mới công bằng hợp lý,…nổi bật lên một ánh sáng cách
mạng dân chủ mới. Là một nhà cách mạng dân chủ cấp tiến, Lỗ Tấn đã nhìn thấy sâu
sắc các vấn đề đó và phản ánh đầy đủ trong tác phẩm của

mình”[2, tr.

162]. Hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” đƣợc xem nhƣ là xuất sắc


trong ba tập truyện ngắn của ông. Cho nên khi nghiên cứu về truyện ngắn các nhà
nghiên cứu và phê bình thƣờng tập trung vào hai tập truyện ngắn trên. Ở bài nhận xét
trên Lƣơng Duy Thứ đã cho ta thấy đƣợc hoàn cảnh ra đời để tạo nên hai tập truyện
ngắn đặc sắc nhƣ thế.
Ở bài viết “Lỗ Tấn bậc thầy truyện ngắn”, tác giả Anh Đức cũng từng nhận xét:
“Cái cảm giác trước hết của tôi bao trùm lên tất cả truyện ngắn Lỗ Tấn ấy là tình yêu
thương con người, là tinh thần nhân đạo và nhân bản thắm đậm nơi ông. (…) Xem ra,
trước sau gì Lỗ Tấn cũng là người thầy thuốc, ban đầu là người thầy thuốc y khoa, về
sau chẽ đường từ bắt mạch, chữa bệnh tinh thần cho con người. Hầu hết những con
người mà Lỗ Tấn dựng lên bằng chữ nghĩa đều là những người đau bệnh, những
người bất hạnh trong xã hội Trung Quốc đầy bệnh tật và bất hạnh. Nhưng có điều
cũng hơi trái khoáy, vì như ta biết, Lỗ Tấn xuất thân từ gốc nhà quan, thuộc tầng lớp

mũ cao áo dài. Vậy nguồn cơn nào đã đưa ông đến với quần chúng lao khổ, hòa đồng
với họ, để từ đó vẫy bút tạo nên những hình tượng nhân vật sống động của lớp người
ấy như AQ, như chị Tường Lâm, Nhuận Thổ, Khổng Ất Kỉ,…” [19, tr. 356]. Nhƣ vậy,
có thể nói mối quan tâm của Lỗ Tấn hƣớng về những con ngƣời bất hạnh mà tiêu biểu
là ngƣời phụ nữ trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Họ là những con ngƣời khổ cực
nhất, bất hạnh nhất, Lỗ Tấn đã dành mối quan tâm đặc biệt đến những con ngƣời này.
Bài viết dù không đề cập, khám phá về một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn
của Lỗ Tấn nhƣng cũng phần nào cho ngƣời đọc thấy đƣợc những cái độc đáo trong
việc xây dựng một số nhân vật điển hình trong truyện ngắn của ông, đồng thời phản
ánh xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
Công trình tiếp theo có thể kể đến là “Loại thể văn học” của tác giả Phƣơng
Lựu. Có thể thấy đây là công trình nghiên cứu khá bao quát về nghệ thuật cũng nhƣ
cấu trúc viết truyện ngắn của Lỗ Tấn. Trong bài viết , tác giả đã phát hiện và điểm qua
ý nghĩa của việc kết cấu viết truyện ngắn. Về cấu trúc viết truyện ngắn Lỗ Tấn tác giả
nhận định: “Một vài truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn, trước mắt người đọc hiện ra
không phải chỉ là một vài mẫu đoạn nhỏ trong đời người, mà buộc chúng ta phải liên
tưởng đến cả một giai đoạn lịch sử. Sáng tác của Lỗ Tấn cho phép hoài nghi sự tuyệt
đối của quan niệm cho rằng địa bàn của truyện ngắn chỉ là một hay vài giai đoạn nhỏ
trong toàn bộ cuộc đời của con người mà thôi. Quan niệm đó đúng trong nhiều trường
hợp nhưng truyện ngắn cũng có thể trở thành “tấm bia kỉ niệm vĩ đại” trở thành “tòa


đại lầu chứa tinh thần thời đại” như Lỗ Tấn đã nói”[11, tr. 148]. Lỗ Tấn không những
có sức ảnh hƣởng ở Trung Quốc mà ở nƣớc ngoài cũng vậy. Nhiều nhà nghiên cứu
cũng nhận xét Lỗ Tấn nhƣ “bậc thầy truyện ngắn”. Quả vậy, truyện ngắn của ông
mang phong vị riêng, một nét rất Lỗ Tấn và cũng rất Trung Quốc. Với những công
trình trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết những ý kiến, nhận định rất thuyết phục và có
cơ sở khoa học. Những bài viết trên phần nào cho ngƣời đọc thấy đƣợc những cái hay,
cái độc đáo của truyện ngắn Lỗ Tấn, đồng thời cho ngƣời đọc cách tiếp cận mới trên
bình diện nghệ thuật. Tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu lại đứng ở một góc độ, một khía

cạnh khác nhau khi thể hiện vấn đề ở nhiều góc nhìn khác nhau với mong muốn mang
đến một cái nhìn khái quát hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về một số đặc điểm nghệ
thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn.
Nhƣ vậy, từ nhiều góc độ khác nhau các nhà nghiên cứu văn học đã đi sâu khám
phá và luận giải rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh trong những sáng tác cũng nhƣ cuộc
đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn mà đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn của ông.
Tuy nhiên, phần lớn những công trình này chỉ tìm hiểu về đề tài, chủ đề, phân tích một
số truyện ngắn hay đặc điểm về thi pháp trong sáng tác của Lỗ Tấn chứ chƣa có sự đặc
biệt chú ý, quan tâm đến vấn đề lí luận “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập
truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn”. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
này làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn sẽ mang đến những kiến thức hệ thống và
đầy đủ nhất về “Nghệ thuật” trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Khi thực hiện đề tài “Một
số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ
Tấn” chúng tôi tiếp thu những thành tựu của các bậc thầy đi trƣớc để làm cơ sở, tiền
đề cho việc nghiên cứu kết hợp với kiến thức của bản thân đã đƣợc học, chúng tôi sẽ
cố gắng hoàn thành thật tốt luận văn.

3. Mục đích nghiên cứu
Văn chƣơng là một thế giới đa sắc, đa thanh vô cùng và là một lĩnh vực rất khó
để vƣơn đến độ thành công. Nếu ngƣời viết chƣa hoặc non về mặt cảm nhận suy luận
và một cảm súc mạnh mẽ trƣớc “cái đẹp” của văn chƣơng. Vì vậy, công trình với tƣ
cách nghiên cứu văn chƣơng, nên đòi hỏi ở ngƣời viết nhiều kĩ năng. Đặc biệt là kĩ
năng nghiền ngẫm, nhào nặng ngôn từ và một năng lực cảm nhận khá tinh tế. Đó cũng
là kết quả của một quá trình tìm tòi suy nghĩ. Và nhất là xuất phát từ những cảm xúc
tinh lọc mạnh mẽ và lòng say mê chân thành. Khi nghiên cứu đề tài này đòi hỏi ngƣời


viết phải tham khảo nhiều tài liệu sách vở có liên quan. Nghiên cứu cẩn thận và sâu
sắc các cứ liệu ấy. Việc nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập
truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của


Lỗ Tấn”, ngƣời viết mong muốn

đạt đƣợc những mục đích sau:
Qua khảo sát, nghiên cứu một số truyện ngắn của Lỗ Tấn để thấy đƣợc một số
đặc điểm nghệ thuật mà ông đã thể hiện qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng
hoàng” .
Bên cạnh đó, ngƣời viết cũng muốn tìm hiểu về sự ảnh hƣởng của truyện ngắn
Lỗ Tấn đến ngƣời dân Trung Quốc, cũng nhƣ những yếu tố tiền đề làm nên tƣ tƣởng
của Lỗ Tấn khi viết những truyện ngắn này.
Việc tìm hiểu đề tài để thấy vai trò, vị trí to lớn của nhà văn trong dòng chảy văn
học Trung Quốc lúc bấy giờ và Lỗ Tấn cũng là ngƣời mang một xu hƣớng mới vào
văn học Việt Nam.
Nghiên cứu đƣợc đầy đủ các khía cạnh trên là đã giải quyết đƣợc yêu cầu của đề
tài. Qua đó thấy đƣợc cái hay, cái mới, cái độc đáo tinh túy của tác phẩm và tài năng
kiệt suất của tác giả.

4. Phạm vi nghiên cứu
Văn học Trung Quốc là một trong những nền văn học lớn và rực rỡ của thế giới
với những đại biểu kiệt xuất và cống hiến nhiều kiệt tác cho thế giới từ rất sớm. Mà
trong đó có Lỗ Tấn, với tinh thần chung đó nay tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Một số
đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ
Tấn” do chỉ nghiên cứu về truyện ngắn nên chúng tôi chỉ khảo sát một số truyện ngắn
của Lỗ Tấn mà thôi.
Về nghiên cứu truyện ngắn chúng tôi khảo sát ở hai tập truyện ngắn nổi tiếng của
ông là “Gào thét” và “Bàng hoàng”. “Gào thét” gồm mƣời bốn truyện ngắn nhƣ:
Nhật kí người điên, Khổng Ất Kỷ, Thuốc, Ngày mai, Một mẫu chuyện nhỏ, Câu chuyện
cái đầu tóc, Sóng gió, Cố hương, A.Q chính truyện, Tết Đoan Ngọ, Luồng ánh sáng,
Thỏ và Mèo, Kịch vui và đàn vịt, Hát tuồng ngày rước thần. “Bàng hoàng” gồm mƣời
một truyện ngắn nhƣ: Lễ cầu phúc, Trong quán rượu, Một gia đình hạnh phúc, Miếng



xà phòng, Cây trường minh đăng, Thị chúng, Cao phu tử, Con người cô độc, Tiếc
thương những ngày đã mất, Anh em, Ly hôn.
Để tìm hiểu về đề tài này, tôi dựa vào bản dịch của Trƣơng Chính giới thiệu
trong quyển “Truyện ngắn Lỗ Tấn” - Nhà xuất bản Văn học - 2000. Đây là bản dịch
tƣơng đối chính xác và đƣợc truyền bá rộng rãi. Trên cơ sở bản dịch này, tôi đi sâu vào
tìm hiểu “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng
hoàng” của Lỗ Tấn” để làm rõ những khía cạnh mà đề tài yêu cầu.
Đồng thời, ngƣời nghiên cứu cũng tham khảo một số tài liệu có liên quan đến
vấn đề một số đặc điểm nghệ thuật, tác giả Lỗ Tấn, truyện ngắn của Lỗ Tấn,…để
nhằm làm sáng tỏ nội dung đề tài nêu.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học cũng đƣợc đầu tƣ rất nhiều
công sức và tâm huyết đồng thời phải vận dụng nhiều phƣơng pháp, thao tác khác
nhau để nghiên cứu: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng
hợp, thao tác hệ thống hóa, thao tác khái quát hóa,…Đối với đề tài này, tôi tiến hành
tìm hiểu những nét sơ lƣợc về nội dung để thấy đƣợc một số đặc điểm nghệ thuật trong
truyện ngắn của Lỗ Tấn.
Để trình bày bài viết đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất thì chọn lựa phƣơng pháp nghiên
cứu thích hợp là một cách thức quan trọng giúp tôi thực hiện. Với đề tài này tôi sẽ sử
dụng các phƣơng pháp nhƣ sau:
Phƣơng pháp lịch sử - xã hội: tìm hiểu, nghiên cứu quá trình sáng tác của nhà
văn qua các chặng đƣờng phát triển.
Phƣơng pháp tiểu sử: để tiếp cận tác giả, tác phẩm, sự ảnh hƣởng của tác phẩm
đến công chúng xƣa và nay.
Phƣơng pháp phân tích: đƣợc sử dụng xuyên suốt nhằm đi sâu triển khai, phân
tích, lí giải nhận xét vấn đề.
Phƣơng pháp hệ thống: hệ thống lại từng phƣơng diện của vấn đề để có cái nhìn

toàn diện, logic, khoa học khi đánh giá.
Phƣơng pháp tổng hợp: rút ra nhận xét, đánh giá của mình để bài viết mang tính
chất khoa học và thuyết phục hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh các phƣơng pháp chính trên, tôi còn sử dụng các phƣơng
pháp bổ trợ là chứng minh, lí giải so sánh, đƣa ra khái niệm. Đồng thời, ngƣời viết


cũng vận dụng các lí thuyết về thi pháp học để làm sáng tỏ nội dung đề tài nêu. Việc
nhắc đến các thuật ngữ liên quan là một trong những điều khó tránh khỏi. Việc bổ trợ
những phƣơng pháp này để ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt thông tin. Mặc khác, về phía
ngƣời nghiên cứu nó sẽ giúp tôi thuận lợi hơn, đề tài đƣợc rõ ràng sáng sủa và trong
sáng hơn, hiệu quả sẽ khả quan, trình bày sẽ đẹp và bắt mắt hơn.
Đây là đề tài mới, yêu cầu cao về phía ngƣời nghiên cứu và dĩ nhiên cũng có độ
khó của nó. Nhƣng với tinh thần muốn khám phá cái mới tôi sẽ hoàn thành đề tài
nghiên cứu này tốt nhất. Đồng thời, cũng mong muốn đem lại cho ngƣời đọc một nét
khác về một số truyện ngắn của Lỗ Tấn qua cái nhìn về nghệ thuật. Trong chừng mực
giới hạn vốn hiểu biết về truyện ngắn Lỗ Tấn và về kinh nghiệm sống nên khi hoàn
thành đề tài sẽ khó tránh khỏi thiếu sót.
Vì vậy, qua đề tài này sẽ giúp tôi hoàn thiện hơn về nội dung cũng nhƣ hình
thức, nhằm giúp ngƣời đọc ngày càng quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn về truyện ngắn
của Lỗ Tấn cũng nhƣ “một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào
thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn”.

NỘI DUNG


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. Tình hình văn học Trung Quốc ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng Lỗ Tấn
Lỗ Tấn đã sống và cống hiến hết mình cho dân tộc cũng nhƣ đất nƣớc Trung
Quốc. Ông hoàn toàn xứng đáng để nhận đƣợc những gì cao quý thuộc về mình và

niềm tin yêu của quần chúng nhân dân. Nền văn học Trung Quốc hiện đại lúc bấy giờ
cũng có ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng của Lỗ Tấn.
Văn học hiện đại Trung Quốc đƣợc bắt đầu từ phong trào Ngũ Tứ, là một bộ
phận không thể thiếu trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc trƣớc hết là lịch sử cũng cố và tăng cƣờng sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với mặt trận văn nghệ. Tƣ tƣởng này bắt đầu có tác
dụng chỉ đạo đối với văn học Ngũ Tứ. Lỗ Tấn là ngƣời đại biểu cho nền văn học đó.
Đảng đã rất quan tâm đến các nhà văn nhƣ Mao Thuẫn, đặc biệt là Lỗ Tấn. Cù Thu
Bạch là ngƣời đại diện cho tổ chức Đảng, đã hết sức tín nhiệm Lỗ Tấn, và nhiệt tình
giúp đỡ ông về tƣ tƣởng cũng nhƣ công tác. Cù Thu Bạch còn đánh giá một cách toàn
diện và chính xác tác dụng chiến đấu, ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật tạp văn của
Lỗ Tấn.


Đây là thời kì có bƣớc chuyển biến quan trọng trong cuộc đời Lỗ Tấn. Từ một
ngƣời dân chủ đến một chiến sĩ cộng sản. Từ cuộc Cách mạng Tháng Mƣời Nga cho
đến phong trào “Ngũ Tứ”, sự truyền bá chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân và đội
tiên phong ra đời,… tất cả những sự kiện trên đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn và tƣ
tƣởng của Lỗ Tấn. Nó đánh thức tƣ tƣởng của nhân dân Trung Quốc mà đặc biệt là Lỗ
Tấn.
Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc phản ánh tiến trình cách mạng Trung
Quốc. Việc nghiên cứu văn học hiện đại Trung Quốc là nghiên cứu những tác giả lớn
và những tác phẩm ƣu tú xuất hiện trong đoạn văn học nằm trong tiến trình phát triển
của văn học Trung Quốc hiện đại. Nếu nhƣ nền văn học trƣớc khẳng định mình bằng
các tên tuổi nhƣ Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ,…Đến văn học hiện đại cũng có
những các tên đƣợc xem nhƣ hạng văn hào thế giới nhƣ Lỗ Tấn, Quách Mạc Nhƣợc.
Văn học Thời Ngũ tứ (1919 - 1927) là thời kì nảy mầm và bƣớc đầu phát triển
của nền văn học vô sản. Song song với sự phát triển của phong trào Ngũ tứ và các tác
phẩm thời kì này mang màu sắc mới mẻ. Bất kì đề tài nào của thời kì này đều có các
tác phẩm ƣu tú. Năm 1918 “Nhật ký người điên” của ông đã mở đầu cho trận tấn

công vào thành lũy phong kiến về mặt sáng tác. Tiếp đó “KhổngẤt Kỷ”, “AQ chính
truyện”, “Lễ cầu phúc”,…ra đời đã mổ xẻ phê phán sâu sắc đời sống xã hội và chế độ
phong kiến.
Bƣớc sang thời kì nội chiến cách mạng lần thứ hai, với sự nỗ lực của nền văn học
vô sản Trung Quốc đã trƣởng thành, sáng tác ngày một phong phú và có giá trị. Thời
kì này các nhà văn tƣ sản cách mạng trƣớc kia, mà ngƣời tiêu biểu là Lỗ Tấn, cũng đã
hoàn thành quá trình cải tạo tƣ tƣởng của mình, vững bƣớc trên con đƣờng phục vụ sự
nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. “Chuyện cũ viết lại” đã đánh dấu bƣớc chuyển
biến từ chủ nghĩa hiện thực cách mạng đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của
Lỗ Tấn.
Con đƣờng của Lỗ Tấn là con đƣờng từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng đến chủ
nghĩa cộng sản, từ chủ nghĩa hiện thực phê phán đến hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ngay
từ buổi đầu, với một nhiệt tình cao độ, Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút của mình vạch trần
thối nát của xã hội cũ, thức tĩnh tinh thần cách mạng của nhân dân, động viên cải cách
xã hội. Các tác phẩm của ông thời bấy giờ, truyện ngắn cũng nhƣ tạp văn, đều tràn đầy
tinh thần chiến đấu chống đế quốc phong kiến và các thế lực đen tối của xã hội cũ. Tuy


thời kì này, tƣ tƣởng của Lỗ Tấn còn chịu sự hạn chế của tiến hóa luận, nhƣng ông
cũng đã tiếp thu đƣợc những ảnh hƣởng tốt của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Tác phẩm
của ông không chỉ đập phá cái cũ còn nỗ lực tìm tòi cái mới. Lỗ Tấn là ngƣời tiếp thu
truyền thống tốt đẹp của văn học cổ điển Trung Quốc, tiếp thu tinh hoa của văn học
dân gian và văn học nƣớc ngoài. Không ngừng tìm kiếm phong cách dân tộc trong
sáng tác. Con đƣờng của Lỗ Tấn cũng chính là con đƣờng của nền văn hóa Trung
Quốc mấy mƣơi năm qua.

1.2. Nhà văn Lỗ Tấn và sự nghiệp sáng tác
1.2.1. Nhà văn Lỗ Tấn
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài. Ông sinh ngày 25 tháng 9
năm 1881 tại huyện Thiệu Hƣng, Chiết Giang, Trung Quốc. Gia đình ông là một gia

đình quan lại sa sút trong giai đoạn khi đất nƣớc Trung Hoa có nhiều biến động. Ông
nội Lỗ Tấn là Chu Giới Phu làm quan cho triều đình Mãn Thanh. Năm Lỗ Tấn đƣợc
13 tuổi thì ông nội của nhà văn bị tống vô ngục vì vụ án khoa trƣờng. Từ đó, gia đình
Lỗ Tấn bị sa sút. Cha ông là Chu Bá Nghi đỗ tú tài nhƣng không đƣợc ra làm quan. Về
sau, ông bị mắc bệnh phù và qua đời sớm. Mẹ của Lỗ Tấn là bà Lỗ Thụy – một ngƣời
phụ nữ nông thôn trung hậu, kiên định, đảm đang và rất mực yêu thƣơng con. Lỗ Tấn
từ khi còn nhỏ đã đƣợc mẹ kể cho nghe rất nhiều câu chuyện cổ. Vì vậy, có thể nói mẹ
Lỗ Tấn là ngƣời có sức ảnh hƣởng lớn nhất trong việc hình thành tài năng và nhân
cách của nhà văn. Vì hoàn cảnh gia đình sa sút nên ông phải theo mẹ về quê ngoại sinh
sống và học tập.
Bút danh của Lỗ Tấn lấy từ chữ Tấn trong Tấn hành có nghĩa là muốn đi nhanh
hơn về phía trƣớc còn chữ Lỗ là lấy từ họ của mẹ ông – bà Lỗ Thụy. Vì để tƣởng nhớ
công ơn sinh thành, suốt đời chăm lo cho gia đình nhất là nhà văn, cho nên nhà văn lấy
bút danh là Lỗ Tấn và đây là một trong những lí do chính ảnh hƣởng đến con đƣờng
sáng tác sau này của nhà văn.
Thời thơ ấu, từ 6 tuổi đến 17 tuổi, Lỗ Tấn học ở trƣờng làng. Ông tỏ ra rất thông
minh và lanh lợi đƣợc nhiều ngƣời khen ngợi và yêu mến. Tuy còn nhỏ tuổi nhƣng
ông đã đọc hầu hết các thƣ tịch cổ. Ông ham mê và khám phá các tác phẩm dân gian
nhƣ truyện cổ, sân khấu và hội họa. Thị hiếu và sở trƣờng văn nghệ sớm đƣợc hình
thành từ nhà văn. Đồng thời, do có điều kiện sống gần gũi với con em và nông dân lao


động ở quê nên Lỗ Tấn có điều kiện hình thành và ảnh hƣởng từ những tình cảm chân
thành, đôn hậu của con ngƣời nông thôn.
Năm 18 tuổi Lỗ Tấn đến Nam Kinh học. Đầu tiên Lỗ Tấn học trƣờng “Thủy sư
học đường”(trƣờng đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau ông thi vào trƣờng
“Khoáng lộ học đường”(trƣờng đào tạo kỉ sƣ mỏ địa chất). Đây là những trƣờng “Tây
học” đào tạo cho học sinh những tầm nhìn tri thức và khoa học mới. Những kiến thức
ở những trƣờng này cũng một phần nào ảnh hƣởng đến suy nghĩ của Lỗ Tấn. Ông bắt
đầu hoài nghi về những gì thuộc về truyền thống và bắt đầu cải cách chúng.

Năm 1902, Lỗ Tấn sang Nhật du học. Ở đây ông đã bộc lộ tinh thần yêu nƣớc
thiết tha bằng các hoạt động. Ông đã từng viết: “Ngã dĩ ngã huyết tiến Hiên viên”,
“Ta nguyền lấy máu ta để hiến dâng cho Tổ quốc”. Năm 1904 Lỗ Tấn vào học trƣờng
thuốc “Tiên Đài”. Sở dĩ Lỗ Tấn xin vào trƣờng thuốc vì lòng yêu nƣớc nồng nàn, tha
thiết. Bên cạnh đó, lúc này nƣớc Nhật là nƣớc đang là tấm gƣơng trong việc dùng
ngành y để chấn hƣng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Vì vậy, khi vào trƣờng
thuốc ông có một ƣớc mơ duy nhất là dùng ngành y để cải tạo xã hội Trung Quốc và
chữa bệnh cho những ngƣời dân nghèo nhƣ cha của ông.
Năm 1906, một hôm Lỗ Tấn xem một bộ phim tài liệu về cuộc đấu tranh Nga–
Nhật, trong bộ phim có cảnh một ngƣời Trung Quốc làm mật thám cho Nga bị quân
đội Nhật bắt đƣợc xử tử trƣớc đám đông và quần chúng Trung Quốc. Trƣớc cảnh
ngƣời dân của mình bị xử tử, công chúng ngƣời Trung Quốc tỏ ra rất vui mừng, hình
ảnh này đã tác động mạnh đến tƣ tƣởng của Lỗ Tấn. Ông nhận ra rằng nghề thuốc chỉ
có thể “chữa bệnh về thể xác cho họ trong lúc này không quan trọng bằng chữa bệnh
tinh thần”. Từ đó ông đi vào con đƣờng văn nghệ quyết tâm dùng ngòi bút của mình
để thức tỉnh tâm hồn của ngƣời dân Trung Quốc còn đang ngủ say, khơi gợi ý chí tự
lực, tự cƣờng của quần chúng Trung Quốc.
Ngoài việc sáng tác văn nghệ, Lỗ Tấn tham gia vào phong trào yêu nƣớc của
thanh niên và ông trở thành lãnh tụ của giới thanh niên Trung Quốc yêu nƣớc lúc bấy
giờ. Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của
nhân dân Trung Quốc.
Cuộc đời của Lỗ Tấn sống hết mình cho cuộc cách mạng của nhân dân Trung
Quốc sẵn sàng đấu tranh vì tự do cho đồng bào ông. Ngay cả khi sáng tác nghệ thuật
cũng vậy ông đã dùng nó vào việc giành lại độc lập tự do cho dân tộc và chữa bệnh


tinh thần cho quốc dân. Do làm việc quá sức, sau một thời gian bệnh nặng ngày 19
tháng 10 năm 1936, Lỗ Tấn đã qua đời tại nhà số 9, phố Đại Lục, Thƣợng Hải, Trung
Quốc. Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền phản động, nhân dân và quần chúng cách
mạng ở Thƣợng Hải đã phủ lên quan tài ông lá cờ thêu ba chữ “Dân tộc hồn”. Đây

cũng là tình cảm lòng kính yêu của ngƣời dân Trung Quốc dành cho nhà văn, nhà cách
mạng vĩ đại Lỗ Tấn.

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn
Trong hành trình văn nghiệp của mình, Lỗ Tấn đã tạo ra một số lƣợng tác phẩm
phong phú với nhiều thể loại: truyện ngắn, tạp văn, thơ cổ, thơ mới, kịch, khảo cứu,
nghị luận, phê bình, dịch thuật,… Trong đó, truyện ngắn đƣợc coi là thể loại thành
công hơn cả.

1.2.2.1. Truyện ngắn
Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là “Nhật kí người điên” đƣợc in trên
tờ Thanh niên mới số tháng 5 – 1918, truyện này đƣợc lấy tên dựa theo truyện
ngắn “Nhật ký của một người điên” của Gogol. Từ năm 1921 đến năm 1927 có thể
nói là những năm đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn với sự ra đời của hai
tập truyện ngắn nổi tiếng: “Gào thét” (1921 – 1924) gồm 14 truyện ngắn và “Bàng
hoàng” (1924 – 1925) gồm 11 truyện ngắn. “Gào thét” là tập truyện ngắn đầu tiên
trên con đƣờng văn nghiệp của ông nhƣng giá trị mà nó mang lại không hề nhỏ. Nó
đánh dấu móc son lịch sử trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn, trong đó
có “A.Q chính truyện” – tác phẩm đƣợc biết đến rộng rãi nhất trong sự nghiệp văn
học của Lỗ Tấn. Kế đến tác giả lại cho ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn “Bàng hoàng”
tác giả không chỉ tập trung phản ánh cơ cực, cuộc sống bị bốc lột và chà đạp dã man
của những ngƣời nông dân lao động nghèo mà còn tha thiết muốn giải cứu họ. Riêng
tập “Chuyện cũ viết lại” đƣợc viết trong giai đoạn cuối đời của Lỗ Tấn, tập truyện
mang một sắc thái riêng. Đó là những câu chuyện “cũ” đƣợc làm mới lại. “Chuyện cũ
viết lại” đƣợc xem nhƣ một tập truyện mang tính chiến đấu sâu sắc mà không hề hoài
cổ. Nội dung bao trùm trong những truyện ngắn của Lỗ Tấn là cuộc sống của ngƣời
nông dân, cuộc sống ngƣời phụ nữ, ngƣời phụ nữ và vấn đề cách mạng,… Các sáng
tác của Lỗ Tấn hầu hết là vạch trần cái xấu xa của xã hội lớp trên, phản ánh nỗi bất
hạnh của xã hội lớp dƣới.


1.2.2.2. Tạp văn và một số thể loại khác


Bên cạnh đó, tạp văn cũng chiếm một số lƣợng khá lớn trong sự nghiệp sáng tác
văn học Lỗ Tấn. Theo nhà nghiên cứu Trần Xuân Đề, Lỗ Tấn có 650 bài tạp văn đƣợc
thu thập trong 16 tập, chia làm hai loại một loại thiên về nghị luận và một loại thiên về
trữ tình, tự sự. Có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ: “Quan niệm của tôi về tiết liệt”,
“Nôra đi rồi thì ra sao”, “Dạo bút dưới đèn”, “Kỷ niệm Lưu Hòa Trân”, “Hoa hồng
không hoa”,… Nội dung những bài tạp văn này là quan điểm của nhà văn về xã hội
Trung Quốc thông qua những vấn đề mà ông đề cập nhƣ vấn đề ngƣời phụ nữ, vấn
đề “người ăn thịt người” hay thái độ xót xa về tình cảnh của đất nƣớc Trung Quốc
thời phong kiến. Tính chiến đấu phản đế, phản phong thể hiện rất rõ trong những tác
phẩm này, đồng thời Lỗ Tấn đã kế thừa tƣ tƣởng vô sản nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu
để tăng tính chiến đấu cho các tác phẩm của mình.
Lỗ Tấn còn có tập thơ văn xuôi “Cỏ dại” giàu tính hiện đại, nói về cuộc đấu
tranh không khoan nhƣợng chống thế lực đen tối đang ám ảnh, thể hiện nỗi u uất và
buồn đau, nỗi căm hờn và tinh thần chiến đấu.
Ngoài ra, Lỗ Tấn còn sáng tác kịch, viết nghiên cứu lý luận phê bình và
dịch nhiều tác phẩm của văn học Nga sang tiếng Trung Quốc. Nhƣng truyện ngắn và
tạp văn vẫn đƣợc coi là những thành công rực rỡ nhất trong sự nghiệp văn học của
ông.

1.3. Đôi nét về hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”
1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác
Lỗ Tấn sáng tác nhiều thể loại nhƣ thơ trữ tình, truyện ngắn, tạp văn, lịch sử văn
học. Nhƣng thành công nhất và để lại ấn tƣợng trong lòng ngƣời đọc vẫn là thể loại
truyện ngắn.
Theo Lại Nguyên Ân truyện ngắn là “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường
được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và
xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng”[1, tr. 361].

Còn theo các tác giả của Lí luận văn học thì cho rằng “truyện ngắn là hình thức
ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều kho làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các
hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với
những bài kí ngắn”[7, tr. 397]. Truyện ngắn là một hình thức của tự sự cỡ nhỏ, nội
dung của truyện ngắn thì bao trùm các phƣơng diện của đời sống đời tƣ, thế sự hay sử
thi. Nhƣng cái độc đáo của truyện ngắn là ngắn có thể đọc một mạch và dễ tiếp thu.


Phân loại truyện ngắn và các thể loại truyện khác tùy vào nội dung phản ánh và dung
lƣợng của truyện nhƣ truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài.
Lỗ Tấn không có một sự nghiệp văn học đồ sộ nhƣ các nhà văn khác, nhƣng để
lại giá trị to lớn trong nền văn học Trung Quốc nói riêng và văn học thế giới nói
chung. Truyện ngắn Lỗ Tấn tuy có 3 tập truyện ngắn “Gào thét”, “Bàng hoàng” và
“Chuyện cũ viết lại” nhƣng để lại ấn tƣợng trong lòng độc giả nhất là hai tập “Gào
thét” và “Bàng hoàng”. Ba tập truyện ngắn duy chỉ có 33 truyện ngắn nhƣng để lại
giá trị rất cao. “Gào thét” là tập truyện ngắn đƣợc viết thời kì đầu sự nghiệp văn học
của Lỗ Tấn. Nó là tập truyện ngắn đánh dấu bƣớc thành công mới cho một tài năng
kiệt xuất, một tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân sâu sắc. Sau “Gào thét” tập truyện ngắn
“Bàng hoàng” ra đời cũng gây đƣợc tiếng vang lớn. Tập truyện ngắn tập trung phản
ánh những vấn đề xã hội, những khó khăn trong cuộc sống của ngƣời dân lao động.
Đồng thời cũng là lời cảm thƣơng sâu sắc trƣớc những số phận bất hạnh. Riêng chỉ có
tập truyện ngắn “Chuyện cũ viết lại” là mang một sắc thái riêng. Khác với hai tập
truyện trƣớc “Chuyện cũ viết lại” là tập truyện ngắn “cũ” đƣợc viết theo lối mới bằng
sự cách tân của nhà văn. Tác giả muốn dùng những quan điểm mới của mình để viết
lại chuyện cũ, giải thích lại các truyền thuyết, đánh giá lại các sự kiện và nhân vật lịch
sử, đồng thời mƣợn xƣa nói nay, châm biến khéo léo chính trị phản động, ca ngợi tinh
thần lao động sáng tạo,…Dƣới ngòi bút điêu luyện của Lỗ Tấn, hƣơng vị cổ và màu
sắc thời sự đƣợc kết hợp một cách nhuần nhuyễn. Tuy vậy trong bài nghiên cứu này,
ngƣời viết chỉ tìm hiểu về hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”.
Tóm lại, qua các truyện ngắn của Lỗ Tấn, ông đã khẳng định đƣợc tài năng của

mình trên văn đàn văn học thế giới. Ông đƣợc xem nhƣ là một bậc thầy về thể loại
truyện ngắn. Ông dùng ngòi bút của mình để vạch trần những âm mƣu xấu xa, đƣa bọn
chúng ra ánh sáng, đồng thời cũng đánh thức xã hội đầy mê muội với những hũ tục lạc
hậu, mê tính dị đoan. Vì vậy, ông đƣợc ví nhƣ ngƣời đặt nền móng đầu tiên cho nền
văn học hiện đại Trung Quốc. Những tác phẩm của ông vẫn tồn tại mãi trong lòng
ngƣời đọc nhƣ “A.Q chính truyện”, “Nhật kí người điên”, “Thuốc”, “Cố
hương”,…Trong đó tác phẩm “A.Q chính truyện” là một kiệt tác trong sự nghiệp
sáng tác văn chƣơng của ông. Nó gắn liền với Lỗ Tấn – ngƣời khai sáng cho nền văn
học hiện đại Trung Quốc.

1.3.2. Nội dung truyện ngắn khảo sát trong luận văn


Lỗ Tấn là đỉnh cao của văn học hiện đại Trung Quốc. Trong các tác phẩm của
mình, Lỗ Tấn đề cập đến rất nhiều vấn đề nhƣ cuộc sống của ngƣời nông dân, cuộc
sống của ngƣời phụ nữ, cuộc sống ngƣời trí thức và vấn đề cách mạng,… Tuy vậy,
cuộc sống ở nông thôn, hình ảnh của ngƣời nông dân chất phác và cuộc sống bần cùng
của họ là đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Ngòi bút của Lỗ Tấn đã đi sâu
vào thế giới nội tâm, vào những sầu não thƣơng tâm, những dằng dặc, đau đớn trong
tâm hồn họ. Thông qua đó, Lỗ Tấn đã đặt ra vấn đề mới, mang tính thời đại sâu sắc về
vấn đề ngƣời phụ nữ, vấn đề cách mạng,…
“Nhật ký người điên” đây là quyển nhật ký của một ngƣời bị mắc bệnh “bách
hại cuồng”, đƣợc viết trong khoảng thời gian từ ngày 2 tháng 4 năm Dân quốc thứ tƣ
đến tháng 1 năm 1918. Anh ta là em trong một gia đình gồm hai anh em trai, mọi
ngƣời trong xóm từ già đến trẻ đều nhìn anh bằng ánh mắt khác lạ, họ xem anh là một
kẻ điên. Còn đối với anh, anh nghĩ rằng mọi ngƣời ở đây kể cả anh trai của mình đều
là những kẻ ăn thịt ngƣời và họ đang chờ cơ hội để ăn thịt anh. Câu nói của anh ở cuối
tác phẩm cũng là lời của tác giả: “Hãy cứu lấy trẻ em!” nhƣ một lời thức tĩnh nhân
dân đấu tranh xóa bỏ lịch sử bốn ngàn năm ăn thịt ngƣời đó.
“Khổng Ất Kỷ” đây là câu chuyện kể về một ngƣời nho sĩ tên là Khổng Ất Kỷ.

Ông là một ngƣời có học, biết chữ nhƣng thi mãi mà không đỗ tú tài. Hàng ngày cuộc
sống của ông thật vất vả. Ông thƣờng đến quán rƣợu Hàm Thanh để uống rƣợu và ông
thƣờng xuyên trở thành trò cƣời cho những ngƣời tại quán rƣợu. Bi kịch của ngƣời trí
thức nghèo này đã dâng lên cao trào khi ông trở thành một kẻ tàn phế, ông bị ngƣời ta
đánh què chân vì tội ăn cắp và cuối cùng ngƣời ta không thấy ông nữa vì nghĩ ông đã
chết.
“Thuốc” là câu chuyện kể về gia đình lão Hoa Thuyên có đứa con trai là thằng
Thuyên bị bệnh ho lao. Một đêm mùa thu gần về sáng, Lão Hoa Thuyên đem số tiền
vợ chồng dành dụm đƣợc để mua một thứ “thuốc”. Thứ “thuốc” ấy là một cái bánh
tẩm máu tử tù và đem về cho thằng Thuyên, con trai lão ăn để chữa bệnh lao. Trời
sáng, quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần, mọi ngƣời bàn tán về cái chết
của tử tù. Tử tù là Hạ Du, một ngƣời cách mạng bị xử chém vì chống Nhật . Mọi
ngƣời cho Hạ Du là thằng điên, thằng khốn nạn và khen Cụ Ba là khôn vì đó tố cáo
cháu mình để lấy tiền thƣởng. Họ cũng cho vợ chồng lão Hoa là may vì tìm đƣợc máu
để tẩm bánh bao làm thuốc. Tiết thanh minh vào mùa xuân năm sau, bà Hoa đi thăm


mộ con ở đây bà gặp mẹ của Hạ Du. Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng, nhƣng sau đó
bà Hoa đã bƣớc qua ranh giới phân chia khu nghĩa địa dành cho dành cho ngƣời nghèo
sang khu dành cho ngƣời chết chém để an ủi mẹ Hạ Du. Cả hai bà mẹ đều hết sức kinh
ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa.
“Ngày mai” là truyện ngắn viết về nhân vật chị Tƣ Thiền. Chị là một ngƣời phụ
nữ góa chồng phải sống một mình với đứa con. Niềm tin cuối cùng mà chị đặt vào đứa
con cũng bị tan biến khi đứa con vì bệnh mà chết. Chị sống rất cô đơn và mong sự
đồng cảm từ mọi ngƣời. Nhƣng ở đây, con ngƣời quá ghẻ lạnh với nhau. Ngƣời ta có
thể vui đùa trên cái đau khổ của chị. Chị Tƣ Thiền chỉ một lần hy vọng là nằm mơ thấy
đứa con trai đã chết. Tác giả đã làm đƣợc điều đó và cái hy vọng mong manh ấy cũng
xóa đi cái đêm đau đớn dằng dặc, cứ bôn ba mãi rồi sẽ biến thành ánh sáng của ngày
mai.
“Một mẩu chuyện nhỏ” là câu chuyện của nhân vật “tôi”. Anh đã chứng kiến và

kể lại câu chuyện mà mình đã gặp. Anh ta thấy một vụ va chạm giao thông. Trong khi
anh lái xe thì lo cho bà lão còn anh ta thì có thái độ không quan tâm. Sau sự việc xảy
ra anh đã vô cùng ân hận và xấu hổ vì có thái độ nhƣ thế. Qua truyện ngắn cho thấy sự
vô tâm và hờ hững của đại bộ phận ngƣời dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
“Câu chuyện cái đầu tóc” là truyện ngắn viết về nhân vật “tôi”. Anh sống trong
xã hội Trung Quốc dần mở cửa, Cách mạng Tân hợi thành công. Nhƣng sự thật đáng
buồn là hầu hết ngƣời dân đều không nhớ đến ngày kỉ niệm này. Việc cắt bỏ hay để
đuôi sam là một việc hệ trọng đối với ngƣời dân lúc bấy giờ. Nó có liên quan đến sinh
mệnh, công việc của họ. Qua truyện ngắn tác giả cũng nhằm phê phán những hủ tục
lạc hậu của ngƣời dân qua việc cắt hay để đuôi sam.
“Sóng gió” là câu chuyện kể về nhân vật Bảy Cân. “Sóng gió” đƣợc phản ánh
trong gia đình anh Bảy Cân cũng là sóng gió lớn ngoài xã hội khi Trƣơng Huân lập lại
ngôi hoàng đế ở Bắc Kinh. Sóng gió trong gia đình anh xoay quanh cái đầu tóc của
anh là có để đuôi sam hay không. Nhƣng lại có liên quan đến sự việc xảy ra ngoài xã
hội là chế độ phong kiến đang dần lập lại, Cách mạng Tân hợi không đƣợc nhƣ trƣớc
nữa. Một cuộc cách mạng không đƣa đến kết quả, cơ sở xã hội không có gì thay đổi.
Tác phẩm là một lời phê phán đối với Cách mạng Tân hợi. Một cuộc cách mạng không
triệt để và xa rời quần chúng.


“Cố hương” là truyện ngắn đƣợc kể lại qua nhân vật “tôi”. Anh trở về quê
hƣơng sau hơn 20 năm xa cách. Lúc này thời tiết đang độ giữa đông, trời âm u, gió
lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê cũ
chợt hiện lên trong ký ức trẻ thơ đã làm anh có chút không vui. Về thăm làng lần này,
anh có ý định từ giã quê lần cuối để lo cho công việc và chuyển nhà đi nơi khác sinh
sống. Hình ảnh thân quen khiến anh nhớ đến ngƣời bạn cũ thƣở nhỏ là Nhuận Thổ một cậu bé nông dân khỏe mạnh, tháo vát, hiểu biết và hồn nhiên. Ngày ấy hai đứa trẻ
chơi thân với nhau, sau 20 năm xa cách gặp lại, anh nhận thấy Nhuận Thổ đã thay đổi
đi rất nhiều. Anh trở thành một ngƣời nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm đi. Anh
buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tƣơng lai của cháu Hoàng và Thuỷ
Sinh (con của Nhuận Thổ ) sau này sẽ ra sao. Hình ảnh con đƣờng ở cuối truyện nói

lên lòng mong mỏi hy vọng một sự đổi thay cho quê hƣơng anh.
“A.Q chính chuyện” là câu chuyện kể lại cuộc phiêu lƣu của A.Q, một anh
chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định. A.Q nổi tiếng
với phƣơng pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ nhƣ mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ
"chúng đang đánh bố của chúng". AQ có nhiều tình huống lý luận đến "điên khùng".
A.Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhƣng lại sợ hãi trƣớc những kẻ hơn mình
về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh
thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo
ngƣợc và áp bức của chúng. Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của A.Q, đó
cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Kết thúc tác phẩm,
hình ảnh A.Q bị đƣa ra pháp trƣờng vì một tội nhỏ cũng thật là sâu sắc và châm biếm.
“Tết đoan ngọ” là truyện ngắn viết về nhân vật Phƣơng Huyền Xƣớc. Ông ta là
một nhà giáo, một tên trí thức ích kỉ tiêu biểu cho lớp ngƣời trí thức lúc bấy giờ. Ông
ta luôn sống cảnh chật vật, luôn bị ám ảnh bởi gánh nặng gia đình, cơm áo, gạo,
tiền,…Tết đoan ngọ đã cận kề mà nhà không có tiền trả nợ, vậy mà khi chính phủ
thiếu tiền lƣơng của Phƣơng Huyền Xƣớc, ông ta đã không dám lên tiếng và ông ta
chƣa bao giờ hòa nhập vào tập thể để đấu tranh cho dù ông ta là một nạn nhân trực tiếp
của xã hội.
“Luồng ánh sáng” kể về số phận bất hạnh của nhân vật Trần Sĩ Thành. Vì sự
nghiệp của tổ tông, ông đi thi nhƣng không đậu nên ông cảm thấy hổ thẹn. Nghe lời
của tổ tiên, ông quyết đi tìm luồng ánh sáng mới mà chính ông cho rằng nó sẽ dẫn


đƣờng cho ông. Nhƣng đến cuối cùng ông đã chết đuối dƣới một con sông và mọi
ngƣời cũng không tìm ra đƣợc nguyên nhân cái chết của ngƣời trí thức bất hạnh này.
“Thỏ và mèo” là truyện ngắn nhƣng mang phong vị của truyện đồng thoại thiếu
nhi Nga. Chuyện xoay quanh những con thú chó, mèo và thỏ. Nó là không những là
thứ thú nuôi trong mà mà cũng có nhiều lợi ích khác. Chúng nó cũng cần đƣợc nuôi
dƣỡng và yêu thƣơng cẩn thận từ ngƣời chủ của mình.
“Kịch vui về đàn vịt” là truyện ngắn kể về nhân vật Erosenco. Ông là một nhà

văn chuyên viết sách thiếu nhi. Ông ta có thú vui tao nhã giữa chốn phồn hoa nhƣ Bắc
Kinh là nuôi những con vật mà mình yêu thích. Khi nuôi những con vật này ông thấy
lòng mình bình yên và cảm nhận thiên nhiên một cách sâu sắc nhất. Con vật mà cuối
cùng ông nhận nuôi là những con vịt. Những con vịt này luôn gắn bó với nơi đây dù
ông không còn xuất hiện ở đây nữa.
“Hát tuồng ngày rước thần” là câu chuyện của nhân vật “tôi”. Đó là những trải
nghiệm đầy thú vị khi anh ở Bắc Kinh, nơi cho là phồn thịnh nhất nhƣng lối sống thì
không giống nhƣ ông ta mong muốn. Qua việc đi xem hát tuồng cũng thấy đƣợc sự
khác biệt giữa hai nơi là Bắc Kinh và quê nhà của anh. Ở Bắc Kinh tuy là phồn thịnh
thật nhƣng con ngƣời sống với nhau không có tình cảm. Họ chỉ vì lợi ích của riêng
mình mà thôi. Còn ở quê nhà của anh, tuy không đƣợc nhƣ ở Bắc Kinh nhƣng con
ngƣời luôn đối xử với nhau bằng tình cảm mà không nơi nào có đƣợc.
“Lễ cầu phúc” là truyện kể về thím Tƣờng Lâm là ngƣời phụ nữ nông thôn, thím
sống với chồng nhƣng không có con. Khi chồng chết, mẹ chồng cay nghiệt, thím bỏ
lên thị trấn ở cho nhà Lỗ Tứ. Thím làm không tiết sức, ăn ít làm nhiều nên gia đình
này rất thích, giao cho thím hết các việc quan trọng nhƣ lễ cầu phúc, thím cảm thấy
mãn nguyện. Một hôm, thím đi vo gạo ở bờ sông thì bị mẹ chồng cho ngƣời bắt trói,
đem bán để lấy tiền cƣới vợ cho con trai thứ hai. Lúc đầu thím phản kháng lại nhƣng
vô ích, sau đó thím có con với ngƣời chồng mới, đặt tên là A Mao. Nhƣng không may,
ngƣời chồng này mất, con bị sói ăn, gia đình chồng đuổi thím đi, thím trở về ở cho gia
đình Lỗ Tứ. Nhƣng gia đình này không cho thím động vào đồ cúng nữa, vì thím đã có
hai đời chồng. Sau đó thím bị đuổi ra khỏi nhà, gặp Lỗ Tấn thím muốn biết con ngƣời
khi chết có linh hồn không. Thím không muốn có linh hồn vì thím sợ bị xẻ đôi ngƣời
vì tội có hai chồng. Mặt khác, thím muốn có linh hồn để gặp lại A Mao. Cuối cùng
thím bị đói rét và chết vùi trong tuyết đêm giao thừa.


“Trong quán rượu” là tác phẩm kể về nhân vật “tôi” trong một lần về thăm quê
có trở lại quán rƣợu Nhất Thạch Cƣ, nơi đã ghi dấu nhiều kỉ niệm thời thơ ấu của anh.
Tại đây anh gặp lại Lã Vĩ Phủ, là một nhà giáo cũng là một ngƣời bạn lúc xƣa của anh.

Hai ngƣời cùng nhau uống rƣợu và kể cho nhau nghe những chuyện quá khứ, hiện tại
và những dự định cho tƣơng lai. Qua câu chuyện bộc bạch của ngƣời bạn cũ, nhân vật
“tôi” nhận thấy Lã Vi Phủ đã thay đổi nhiều. Anh ta không còn là một anh thanh niên
nhanh nhẹn, hoạt bát mà đã trở thành một ngƣời ích kỷ, sống cho bản thân và phó thác
cho số phận.
“Một gia đình hạnh phúc” là câu chuyện kể về nhân vật Hứa Khâm Văn. Anh là
một nhà viết văn, anh luôn tìm cảm hứng cho đề tài “Một gia đình hạnh phúc” mà anh
ta đang theo đuổi. Hành trình đó luôn xa vời và không phù hợp với thực tại. Nhƣng
anh ta đâu biết rằng chính gia đình anh ta đã vì anh mà không hạnh phúc vậy mà anh
lại đi tìm cho mình cái gọi là gia đình hạnh phúc. Cuối cùng chính đứa con gái đã làm
anh thức tĩnh rằng chính gia đình anh ta sẽ trở thành một gia đình hạnh phúc nếu anh
biết trân trọng và gìn giữ.
“Miếng xà phòng” là kể về nhân vật Tứ Minh là một tên trí thức dốt nát. Có lần
ông ra phố mua cho vợ miếng xà phòng thơm và tình cờ gặp một bọn học sinh tân thời,
sau đó bị bọn này đã chửi ông bằng một chữ ngoại ngữ. Ấm ức vì không hiểu đƣợc ý
nghĩa của từ ấy, ông đã cáu gắt với cả gia đình và điều này là động lực để ông ta thực
hiện hành động tuyên chiến với bọn học sinh hƣ hỏng này. Nhƣng điều làm ông ta băn
khoăn nhất là hình ảnh cô gái còn rất trẻ phải đi ăn xin nuôi bà. Vấn đề “hiếu nữ
hành” đƣợc ông ta đƣa lên báo. Nhƣng phải chăng đằng sau hành động đạo đức ấy
đang chê đậy những thềm muốn hèn hạ trong con ngƣời trí thức dốt nát Tứ Minh?
“Cây trường minh đăng” là câu chuyện tƣơng truyền rằng cây trƣờng minh
đăng là cây đèn đƣợc vua Lƣơng Võ để lại để bảo vệ dân làng ở thôn Các Quang. Mọi
ngƣời đều xem nó là một báu vật cao quý và thiêng liêng. Trong thôn chỉ có riêng anh
chàng mắc bệnh điên, không hiểu lý do gì mà anh ta lại muốn thổi tắt ngọn đèn đó đi.
Thế là một cuộc họp khẩn cấp đƣợc triệu tập, cả làng họp lại để tìm cách bảo vệ ngọn
đèn đó với mong ƣớc cả làng đƣợc sống yên ổn và thanh bình.
“Thị chúng” là câu chuyện của một em bé. Em ấy sinh sống rất vất vả. Cuộc
sống không tƣơi đẹp nhƣ những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Còn những ngƣời xung
quanh em đều rất hờ hững, họ ghẻ lạnh với em. Cuối cùng đến một ngày rồi họ cũng



×