Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tìm hiểu quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh bắc ninh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

------------------------------

HOÀNG QUỐC BIỂU
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HẢI THỊNH - BẮC NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Đính hướng:

Ứng dụng

Khoa:

Kinh tế và phát triển nông thôn

Khóa học:

2015 – 2019

Thái Nguyên – năm 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

--------------------------------

HOÀNG QUỐC BIỂU
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HẢI THỊNH - BẮC NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Đính hướng:

Ứng dụng

Lớp:

K47 KTNN –N01

Khoa:


Kinh tế và phát triển nông thôn

Khóa học:

2015 – 2019

Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên – năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Được chỉ thị của nhà trường và phân công của các thầy cô giáo trong khoa
Kinh tế và Phát triên nông thôn em thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường cũng như kiến thức tự
tìm hiểu vận dụng vào quá trình thực tập em luôn nhận được sự chỉ bảo tận tình
của giáo viên hướng dẫn thực tập và các anh chị em, ban lãnh đạo Công ty Cổ
phần dinh dưỡng Hải Thịnh để em có thể hoàn thành khóa luận này một cách
trọn vẹn
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với cô
giáo TS. Bùi Thị Thanh Tâm người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tiếp theo cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị em, các phòng
ban chức năng và ban lãnh đạo Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh đã cung
cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ tôi đưa ra những phân tích
hợp lý và lối suy nghĩ chủ động cũng như tiếp cận những kiến thức thực tế mà
khi còn ngồi trên ghế nhà trường em chưa được thấu đáo.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã
giúp đỡ khi em gặp khó khăn để hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm
ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp
những ý kiến quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng .... năm 2019
Sinh viên

Hoàng Quốc Biểu


ii

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ ........................................................................ 2
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc, ý thức trách nhiệm .................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập ..................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập .................................................................... 5
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 6
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 6
2.1.1. Phân loại doanh nghiệp ............................................................................. 6
2.1.2. Nguyên vật liệu cho sản xuất TACN ...................................................... 10
2.1.3. Sản xuất TACN ....................................................................................... 12
2.1.4. Chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn ................................................. 15

2.1.5. Thị trường là gì ....................................................................................... 19
2.2. Cơ sở thực tiễn ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm ... 20
2.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ........................................................ 20
2.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ........................................................ 22
PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 29
3.1. Khái quát về công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh – Bắc Ninh ............ 29
3.1.1. Tóm tắt các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty ............................. 29
3.1.2. Tổ chức bộ máy của công ty ................................................................... 30
3.1.3. Quy mô của công ty ................................................................................ 32
3.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP DD Hải Thịnh ........ 33
3.2.1. Lĩnh vực sản suất thức ăn chăn nuôi ...................................................... 34
3.2.2. Lĩnh vực chăn nuôi trang trại.................................................................. 41


iii

3.2.3. Các lĩnh vực kinh doanh khác ................................................................ 42
3.2.4. Doanh thu và lợi nhuận tổng hợp trong toàn quy trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của CTCP DD Hải Thịnh ................................................ 44
3.3. Ưu và hạn chế của quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh .................... 46
3.3.1. Ưu điểm .................................................................................................. 46
3.3.2. Những hạn chế ........................................................................................ 47
PHẦN IV. KẾT LUẬN .................................................................................... 51
4.1. Kết luận ...................................................................................................... 51
4.2. Kiến nghị.................................................................................................... 51


iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Lượng nhập nguyên liệu đầu vào tháng 9/2016 .........................................37
Bảng 3.2. Các mã sản phẩm công ty hiện có ..............................................................39
Bảng 3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty dai đoạn 2015 - 2017 ...............39
Bảng 3.4. Quy mô và khả năng cung ứng các trại chăn nuôi của công ty ..................42
Bảng 3.5. Các sản phẩm của công ty hiện nay về mảng thực phẩm sạch...................43
Bảng 3.6. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty
qua 3 năm 2015 - 2017................................................................................................44


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTCP

: Công ty cổ phần

DD

: Dinh dưỡng

TACN

: Thức ăn Chăn nuôi

SX

: Sản xuất

DN


: Doanh nghiệp


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty ...................................... 30


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, tham gia vào một sân chơi lớn, với nhiều cơ hội mới và thách thức mới.
Khi gia nhập WTO giúp Việt Nam giao thương và mở rộng thị trường hàng hóa
cũng như mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng
tạo sự cạnh tranh rất lớn đối với các Doanh nghiệp. Cạnh tranh không chỉ với
Doanh nghiệp trong nước và với cả các Doanh nghiệp nước ngoài. Để đứng
vững trên thị trường thì bản thân doanh nghiệp phải khai thác tối đa lợi thế, thế
mạnh của mình nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận.
Với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng mạnh
mẽ, có những doanh nghiệp đã tự khẳng định mình bằng sự tồn tại và phát triển
mạnh mẽ nhưng cũng có không ít những doanh nghiệp không thể đứng vững
trong nền kinh tế thị trường và phá sản.
Với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là các yếu tố nâng cao chất lượng
phục vụ tinh giảm tạo bộ máy gọn nhẹ đầu tư vào cơ sở và con người thì đối với
doanh nghiệp sản xuất là vấn đề quy trình sản xuất, từ các khâu đầu vào sản xuât
đến khâu đầu ra, chất lượng lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, định hướng

thị trường … rất nhiều các khâu trong quy trình sản xuất kinh doanh. Nếu một
khâu nào đó yếu sẽ dẫn đến những khâu khác ảnh hưởng và làm chậm nhịp
phát triển của doanh nghiệp.
Việc hiểu rõ về quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, công ty sẽ giúp cho hoạt động sản xuất được tối ưu tránh lãng phí cả
về tài lực, vật lực cho công ty và doanh nghiệp mình. Ngoài ra để tồn tại và
phát triển nhanh trong thị trường hiện tại việc nắm rõ quy trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất sẽ giúp cho quá trình vận hành
linh hoạt theo kịp sự biến đổi nhanh và có tính chuyên môn cao như hiện nay.


2

Nhận thấy đây là một vấn đề hết sức cấp thiết vào quan trọng đồng thời
được sự chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường cùng sự hướng dẫn của các thầy
cô giáo trong khoa Em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh – Bắc Ninh”
làm bài viết cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
+ Khái quát về cơ sở thực tập tốt nghiệp.
+ Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của CTCP DD Hải Thịnh – Bắc Ninh
+ Quy mô và hệ thống sản xuất của CTCP DD Hải Thịnh – Bắc Ninh
+ Quá trình nhập nguyên liệu của CTCP DD Hải Thịnh – Bắc Ninh
+ Quá trình sản xuất sản phẩm CTCP DD Hải Thịnh – Bắc Ninh
+ Sản phẩm đầu ra của CTCP DD Hải Thịnh – Bắc Ninh
+ Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty
+ Sơ bộ về các hoạt động khác tronng quá trình sản xuất của CTCP DD Hải
Thịnh – Bắc Ninh
+ Nêu ra các công việc đã làm và kinh nghiệm đã học được trong thời gian

thực tập tốt nghiệp.
+ Đánh giá khó khăn thuận lợi trong thời gian thực tập.
+ Bài học kinh nghiệm và giải pháp đưa ra.
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc, ý thức trách nhiệm
- Nâng cao phẩm chất, đạo đức cá nhân, ý thức nghề nghiệp.
- Tạo cho bản thân tác phong làm việc công nghiệp, hợp tác, thân thiện
phục vụ cộng đồng.
- Nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
 Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không chỉ
là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể,
đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.


3

- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không
can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các cán bộ tại nơi thực tập.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ phòng ban để có thể hoàn
thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.
- Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường làm việc.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần
giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường .
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Nội dung thực tập
Tìm hiểu quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP DD Hải
Thịnh – Bắc Ninh:

- Nhập nguyên liệu đầu
- Quá trình sản xuất, quy mô sản xuât
- Chất lượng sản phẩm đầu ra
- Phân tích đánh giá thị trường tiêu thụ, kênh phân phối của công ty
- Tìm hiểu kết quả hoạt động SXKD phản ánh qua chi phí và doanh thu.
Từ đó nhằm đánh giá một số ưu, nhược điểm và đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện qui trình và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Các số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên
cứu sẽ được điều tra thu thập trong quá trình thực hiện đề tài.
- Thu thập số liệu thứ cấp:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp vấn đề nghiên cứu
của đề tài đã được công bố chính thức tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như


4

lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã các báo cáo tổng kết liên quan đến cơ
sở sản xuất và qua internet.
- Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo cáo
kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của các
phòng ban trong trang trại.
- Thu thập số liệu sơ cấp
+ Quan sát đánh giá và ghi chép đầy đủ các vấn đề quan sát được vào sổ ghi chép
+ Phỏng vấn Key Person
- Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương
pháp khuyến khích lôi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân
tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch thảo

luận cũng như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các công
cụ PRA sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp: tiến hành phỏng vẫn trực tiếp giám đốc của công ty.
+ Quan sát trực tiếp: Tiến hành quan sát trực tiếp tham gia các hoạt động
sản xuất các hoạt động tiêu thụ của công ty, nhằm hiểu biết tổng quát, đồng
thời đánh giá độ tin cậy của các số liệu mà giám đốc công ty đã cung cấp.
- Số liệu thu thập được trong quá tình điều tra có thể tổng hợp vào các
bảng biểu, từ đó đưa ra những nhận định về kết quả các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
- Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan
hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết
luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế trong việc
phát triển kinh tế của cơ sở.
- Phương pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin,
tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông


5

qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực
tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất của cơ sở.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: Phương pháp này
đòi hỏi người quản lý trang trại phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục suốt
trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào, đầu ra
từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thông
qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian thực tập:từ 23/8-23/11/2018
- Địa điểm thực tập: CTCP DD Hải Thịnh – Bắc Ninh



6

PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1. Cơ sở lý luận
2.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế, có mối
quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền
với sự phát triển của các phương thức sản xuất. Do đó, hiểu về doanh nghiệp
một cách sâu sắc là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc vốn một cách toàn diện hơn.
Theo định nghĩa của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp
là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải và dịch vụ
để bán. Theo Luật Công ty Việt Nam ban hành năm 1999, doanh nghiệp là các
đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt
động kinh doanh, đó là việc thực hiện một hay một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hay thực hiện dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lời.
Luật Doanh nghiệp Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2014 đã đưa
ra khái niệm về doanh nghiệp “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích kinh doanh” [5]. Khái niệm doanh nghiệp theo đó được hiểu theo nghĩa
khá rộng rãi, đầy đủ và chặt chẽ.
Như vậy, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp
nhân hoặc không, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp
luật, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
2.1.2. Doanh nghiệp sản xuất
Song hành với các doanh nghiệp thương mại với vai trò thúc đẩy sự phát

triển hàng hóa thì không thể không kể đến các doanh nghiệp sản xuất. Đây là
các doanh nghiệp chuyên tiến hành các hoạt động sản xuất các loại hàng hóa


7

nhằm cung cấp ra thị trường. Là những doanh nghiệp then chốt trong việc tạo ra
các sản phẩm hàng hóa để cung cấp cho người tiêu dùng. Đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và khu vực.
+ Doanh nghiệp sản xuất là: Những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, tư
liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm
hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quá trình sản xuất của một doanh nghiệp là sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ
bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm.


Sức lao động: là khả năng của lao động; là tổng thể việc kết hợp, sử dụng

thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao động.


Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà hoạt động lao động

của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối
tượng lao động gồm hai loại: Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên (ví dụ: khoáng
sản, đất, đá, thủy sản...), liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác; Loại
thứ hai đã qua chế biến – có sự tác động của lao động trước đó (ví dụ: thép, phôi,
sợi dệt, bông…), là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.



Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác

động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động
thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Trong sản xuất, có hai loại tư
liệu lao động là: bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục
đích của con người, tức là công cụ lao động (ví dụ: máy móc, thiết bị sản xuất…);
bộ phận gián tiếp cho quá trình sản xuất (ví dụ: nhà xưởng, kho, sân bay, đường
xá, phương tiện giao thông…). Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai
trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp sản xuất
Để biết được doanh nghiệp, công ty mình đang thuộc thành phần nào nhỏ,
vừa và nhỏ, lớn thì có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nhau và cụ thể:
- Đối với người chủ doanh nghiệp việc xác định mô hình của doanh nghiệp là
hết sức quan trọng với người chủ doanh nghiệp. Bởi nó liên quan trực tiếp đến các
loại thuế mà doanh nghiệp đó phải chịu trong công việc kinh doanh của mình.


8

- Ngoài ra việc xác đinh được mô hình doanh nghiệp, công ty còn giúp cho
các nhà lãnh đạo và các câp quản lý của công ty hiểu được trách nhiệm và nghĩa
vụ của doanh nghiệp trong việc đảm bảo các vấn đề công ăn việc làm cho người
lao động hiện nay cũng như các trách nhiệm và xứ mệnh doanh nghiệp mình gắn
với xã hội.
Để phân loại rõ ràng và đơn giản mô hình của doanh nghiệp ta cùng xem
qua bảng 2.1:
Bảng 2.1. Phân loại doanh nghiệp theo doanh nghiệp sản xuất
Đơn vị

Doanh nghiệp


Doanh nghiệp

siêu nhỏ

vừa và nhỏ

Các tiêu chí
- Tổng số lao động
- Tổng số vốn
- Tổng doanh thu hàng năm

Doanh nghiệp
lớn

Người

<10

10 - 200

200 - 300

Tỷ đồng

<3

< 20

20 - 100


Tỷ đồng

<3

50 - 200

> 200

Nguồn:
2.1.3. Đặc điểm, quy trình và san suất của các doanh nghiệp sản xuất
* Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất
Đặc điểm chung về hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất gồm:
- Quyết định sản xuất của doanh nghiệp dựa trên những vấn đề chính như:
Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Làm thế nào để tối ưu
hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm?
- Quy trình sản xuất là một chuỗi các công việc được thực hiện theo thứ tự
để tạo ra sản phẩm trên cơ sở kết hợp: nguyên vật liệu; nhân công; máy móc
thiết bị; năng lượng và các yếu tố khác.
- Chi phí sản xuất là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao
gồm: chi phí nguyên vật liệu; chi phí nhân công; chi phí khấu hao máy móc nhà
xưởng; chi phí năng lượng; chi phí điều hành và phục vụ sản xuất.


9

- Chi phí sản xuất gồm: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (nếu phân theo
quan hệ sản phẩm); chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung (nếu phân theo các khoản mục).
- Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tạo ra lượng sản phẩm

hoàn thành (thành phẩm) trong một khoảng thời gian nhất định.
* Quy trình sản xuất là gì?
Quy trình sản xuất là một quá trình để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh có
thể sử dụng được trên thị trường. Trong đó các doanh nghiệp sản xuất đóng vai
trò hoàn thiện các sản phẩm này để cung cấp cho người tiêu dùng.
Có 2 loại quy trình sản xuất thông dụng hiện nay :
+ Sản xuất tập trung vào sản phẩm : chỉ tốt khi sản xuất hàng hóa có số
lượng ít và đã được chuẩn hóa
+ Sản xuất tập trung vào quy trình : sản xuất nhiều loại hàng hóa có số
lượng vừa và nhỏ.
Với mỗi loại hàng hóa khác nhau đều có quy trình sản xuất khác nhau. Các
quy trình sản xuất này phụ thuộc chủ yếu vào từng loại mặt hàng với chi phí
nguyên vật liệu, nhân công hoàn toàn riêng biệt.
* Quy trình quản lý doanh nghiệp sản xuất
Hoạt động Quản lý trong doanh nghiệp sản xuất (Quản lý quy trình sản
xuất) có sự tham gia của tất cả các bộ phận tại nhà máy (ban giám đốc nhà máy
và các phòng ban, bộ phận trực thuộc), với các công việc tuần tự sau:
- Bộ phận sản xuất kế thừa “kế hoạch sản xuất” từ bộ phận kinh doanh và
xây dựng các “kế hoạch sản xuất” chi tiết theo các công đoạn sản xuất.
- Dựa trên kế hoạch sản xuất, tồn kho nguyên liệu khả dụng sẽ tiến hành dự
trù nguyên liệu phục vụ sản xuất.
- Kiểm tra và theo dõi thời gian dừng máy để dự trù vật tư sửa chữa, bảo dưỡng.
- Lập các đề nghị mua vật tư, đề nghị xuất/lĩnh vật tư chuyển bộ phận kỹ
thuật kiểm tra và gửi về phòng mua hàng.


10

- Dựa trên kế hoạch và nguồn lực phù hợp tiến hành lập các “lệnh sản xuất”
chuyển tới các phân xưởng, công đoạn sản xuất trong nhà máy để tiến hành quá

trình sản xuất.
- Theo dõi tiến độ, thống kê sản xuất chi tiết theo các kế hoạch sản xuất.
- Phối kết hợp, kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành.
Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp
trong việc cung cấp hàng hóa trên thị trường tiêu dùng. Đặc biệt là các loại hàng
hóa thiết yếu cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dân.[12]
2.1.4. Nguyên vật liệu cho sản xuất TACN
Ngành công nghiệp sản xuất TACN đã có từ lâu đời trên thế giới và du
nhập vào thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay (khoảng năm 1993) với sự du
nhập đầu tiên từ các công ty nước ngoài và liên doanh theo sau đó là các doanh
nghiệp, công ty trong nước phát triển theo ngành này. Để sản xuất thức ăn chăn
nuôi cần nhiều các nguyên liệu đầu vào có thể kể ra một vài loại nguyên liệu
được sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
* Nguyên liệu từ bột đậu tương khô
Là sản phẩm thu được sau khi chiết xuất hầu hết dầu từ hạt đậu tương. Sản
phẩm có dạng bột mảnh, tơi xốp, có màu vàng nâu nhạt và mùi thơm đặc
trưng. Hạt đậu tương Là sản phẩm dạng đậu tương, sau khi tách vỏ, hạt được
phơi khô, có màu vàng tươi đặc trưng.
* Nguyên liệu từ bã ngô tách cồn
Là sản phẩm phụ giàu protein của quá trình sản xuất ethanol từ ngô. Sản
phẩm có dạng bột thô, màu vàng tươi, vàng sậm hoặc màu nâu và có mùi thơm
đặc trưng của sản phẩm lên men
* Nguyên liệu từ khô cải đắng
Là sản phẩm thu được sau khi chiết xuất hầu hết dầu từ hạt cải đắng, sản
phẩm có dạng bột viên, màu nâu vàng.
* Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ bột gia cầm
Sản phẩm được dùng làm nguồn bổ sung đạm rất tốt cho gia súc, gia cầm
có thể thay thế các sản phẩm tương tự khác



11

* Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Cám gạo trích ly
Là sản phẩm thu được sau khi chiết xuất dầu từ cám gạo, sau đó được
sấy khô và ép viên, màu xám bạc. Các loại cám, tấm, bắp, củ mì, lúa mì và dầu
mỡ phải đảm bảo được ít ra là 9 triệu tấn mỗi năm (tính trung bình các nguyên
liệu cung năng lượng chiếm 60 – 70% trong công thức thức ăn).Sử dụng gạo
làm thức ăn chăn nuôi không nhất thiết phải dùng loại chà bóng dùng xuất khẩu
mà lấy ngay loại gạo lức, giá hiện nay dao động 6.600 – 6.700 đồng/kg. So với
lúa mì, bắp thì gạo vẫn rẻ hơn khá nhiều nên hoàn toàn có thể thay thế, sử dụng
làm nguyên liệu thức ăn được. Cám mì có hàm lượng xơ cao hơn bắp (9,7 so với
2,9%) và tinh bột thấp hơn (27 so với 64%) cho nên bò ăn cám mì ít bị rối loạn
tiêu hoá và chứng toan huyết hơn khi ăn bắp. Bản thân chất xơ thì hàm lượng xơ
axít (ADF) dễ tiêu hoá của cám mì cũng rất cao hơn bắp: 13,5 so với 3,3%.
Nghiên cứu cám mì đơn lẻ hay một hỗn hợp bắp+khô dầu nành, cho tương đương
nhau về protein thô, thì tăng trọng và năng suất sinh sản cũng ngang nhau. Như
vậy cám mì là một thức ăn tinh được nhà chăn nuôi bò chăn thả chọn lựa ưu tiên,
trước những hỗn hợp tinh hạt+đạm, do đơn giản hơn trong thao tác mà chi phí
thức ăn lại tiết kiệm nhiều hơn.
* Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ cám mỳ viên
Là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất bột mì và bột kiêu mạch, chủ yếu
bao gồm vỏ, sau đó được ép thành viên có dạng hình trụ, màu xám bạc.
* Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ khô dừa
Là sản phẩm thu được sau khi chiết xuất hầu hết dầu từ quả dừa đã được
phơi khô, sản phẩm có dạng bột, màu nâu đen và mùi thơm đặc trưng.
* Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ khô cọ
Là sản phẩm thu được sau khi chiết xuất hầu hết dầu từ quả cọ, sản phẩm
có dạng bột, màu nâu và dễ hấp thu nhiệt do chứa thành phần Phôtpho cao.
* Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ bột gan mực
Bột gan mực là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo rất tốt cho vật nuôi. Đây

là sản phẩm được dùng nhiều trong chế biến thức ăn thủy sản. Độ tiêu hóa và
hấp thụ của bột gan mực cao, lại chứa nhiều acid amin tự do, nucleptides,


12

taurine nên khi trộn vào thức ăn sẻ làm tăng vị ngon và cải thiện tăng trưởng
cho tôm, cá. Đặc biệt các acid amin tự do có trong bột gan mực sẻ là chất dẩn
dụ, kích thích sự bắt mồi của động vật thủy sản. Bột gan mực cũng có thể sự
dụng như chất phụ gia trong sản xuất thức ăn chăn nuôi cho vật nuôi như heo
và gà.[2]
2.1.5. Sản xuất TACN
Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi
sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những
sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường
miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình
thường trong một thời gian dài.
Dựa trên phương pháp chế biến, thức ăn chăn nuôi gồm:
- Thức ăn hỗn hợp
- Thức ăn dạng bột
- Thức ăn đậm đặc
Tại Việt Nam hiện đã có nhiều tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi với quy
trình và thiết bị công nghệ hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản
phẩm; Đồng thời, đây cũng là những thương hiệu uy tín, lâu năm được người
nuôi trồng tín nhiệm như Grobest, UP, Skretting, Thăng Long… [2]
Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi thường trải qua các giai đoạn sau:
* Thiết lập khẩu phần ăn
Trước khi bắt tay vào sản xuất, việc tiến hành thiết lập khẩu phần ăn là một
bước quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, đáp ứng được
các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả sử dụng và thời gian

bảo quản thức ăn, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất.
Thức ăn của vật nuôi bao gồm 5 khẩu phần chính: tối thiểu, tương đối, thực
tế, đầy đủ và bổ sung. Trước khi tiến hành sản xuất thức ăn, để phối hợp khẩu
phần đạt kết quả tốt, đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho vật nuôi và có giá thành
hợp lý mang lại hiệu quả cho người nuôi, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Xác


13

định nhu cầu dinh dưỡng của từng loại động vật; lựa chọn nguyên liệu phối hợp;
tính toán giá cả và tìm hiểu tính sẵn có của nguyên liệu; tính toán phương pháp
tổ hợp khẩu phần.
* Quy trình sản xuất
Sản xuất thức ăn chăn nuôi đòi hỏi phải khắt khe và nghiêm ngặt trong quá
trình sản xuất nhằm đảm bảo được sự bền vững của thức ăn và thành phần phối
trộn không bị thay đổi qua quy trình sản xuất cũng như giữ được chất lượng
trong quá trình vận chuyển, sử dụng và bảo quản. Thông thường một quy trình
sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm các bước theo bảng sau.
Một số thiết bị cơ bản cần thiết trong quá trình sản xuất gồm có: bộ phận
nghiền, trộn, chuyền động và băng tải, máy ép viên, bộ phận phun, lò hơi, hệ
thống sấy, làm mát, đóng bao.
* Hệ thống nghiền nguyên liệu
Nghiền nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc lẫn nhau
trong quá trình trộn ép viên và tăng khả năng tiêu hóa. Có nhiều loại máy nghiền
khác nhau trên thị trường hiện nay; đĩa nghiền và búa nghiền là bộ phận nghiền
được sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản xuất thức ăn. Đối với loại đĩa
nghiền thức ăn được nghiền ép giữa hai đĩa có bề mặt thô, một trong hai đĩa hay
cả hai đĩa sẽ quay ép. Nhược điểm là không thể nghiền nhỏ mịn các loại nguyên
liệu. Búa nghiền bao gồm các búa chuyển động hoặc không chuyển động dập
vào rotor. Các búa này sẽ nghiền nhỏ tất cả các nguyên liệu và được phân kích

cỡ qua màn sàng lưới bằng thép. Các tấm sàng bằng thép này có các lỗ tùy thuộc
vào kích cỡ mong muốn.
* Hệ thống trộn
Máy trộn thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được
định mức theo một tỷ lệ thích hợp tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Nhìn chung
thành phần nguyên liệu khô được trộn trước sau đó mới tiếp tục trộn đến các
nguyên liệu dạng ướt. Việc trộn có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần
theo từng mẻ trộn. Thức ăn hỗn hợp được trộn đều giúp bổ sung dưỡng chất,
mùi vị cho nhau giữa các thành phần nguyên liệu. Đồng thời, trộn thức ăn còn


14

làm tăng cường phản ứng hóa học hay sinh học khi chế biến thức ăn. Thông
thường trong công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi người ta thường sử dụng
máy trộn vít đứng và máy trộn vít nằm ngang hay máy trộn ngang với bộ phận
trộn hình mái chèo, ruy băng (ribbon).
* Hệ thống ép viên
Là hình thức nén các thành phần hay hỗn hợp nguyên liệu đã trộn để tạo ra
hình dạng viên thức ăn bền vững đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng của động
vật chăn nuôi. Việc nén ép các nguyên liệu làm cho thức ăn đạt chất lượng tốt
nhất. Hệ thống ép viên thường bao gồm các loại thiết bị: thùng nhận nguyên liệu,
thiết bị ép viên, bộ phận làm nguội, nghiền, sàng và bộ phận chứa. Trong ép viên
một bàn lỗ và trục cán được lắp ráp với nhau. Các vật liệu sau khi trộn được đưa
qua bàn ép có chứa các lỗ và bị trục cán ép thành viên. Sử dụng hơi nước, nhiệt và
áp lực để tạo lực kết dính các nguyên liệu nhằm sản xuất các viên đồng đều kích
thước. Trong chăn nuôi động vật, tùy theo tập tính dinh dưỡng của vật nuôi mà có
2 dạng là dạng viên chìm cho tôm, động vật ăn đáy (công nghệ ép viên nén) và
dạng viên nổi cho thức ăn cá (công nghệ ép đùn).
- Ép viên nén: Trong ép viên nén hỗn hợp trộn được làm nóng đến nhiệt độ

khoảng 850C, độ ẩm 16% trong thời gian 5 - 20 giây, sau đó hỗn hợp được nén
qua bàn lỗ bằng kim loại. Nhiệt độ và thời gian của từng công đoạn thay đổi tùy
theo thiết bị và thành phần nguyên liệu. Thiết bị ép này thường được sử dụng để
ép viên thức ăn dạng chìm cho tôm. Các yếu tố ảnh hưởng đến viên ép nén là
công thức thức ăn; thành phần muối khoáng; độ mịn của hạt nguyên liệu; độ hồ
hóa nguyên liệu trước khi ép viên; khuôn ép; tốc độ quay của rotor; tốc độ thức
ăn đi qua máy; áp lực của không khí. Chất lượng của viên thức ăn ép nén lệ
thuộc vào 40% công thức thức ăn (nhất là hàm lượng chất béo); 20% độ mịn của
nguyên liệu; 20% hồ hóa nguyên liệu; 15% khuôn ép và 5% làm nguội và sấy
khô (Độ ẩm cao làm viên thức ăn bị mềm, độ ẩm không thích hợp làm viên thức
ăn dễ bị vụn).


15

- Ép đùn: Là công nghệ ép viên ở áp lực và nhiệt độ cao để tạo viên. Áp
lực nén cao tạo ra áp lực lớn trên viên thức ăn và khi ra khuốn ép, viên thức ăn
sẽ nở. Nhiệt độ cao 120 - 1250C giúp hồ hóa hoàn toàn tinh bột. Khi làm nguội
chúng chỉ chiếm khoảng 0,25 - 0,3 g/cm3 vì thế viên thức ăn có thể nổi được.
Công nghệ ép đùn có nhiều ưu điểm như: hồ hóa tinh bột tốt hơn; dễ kiểm soát
nhờ tự động hóa; có khả năng bất hoạt một số yếu tố kháng dinh dưỡng trong
nguyên liệu; khử trùng được các loại vi khuẩn, nấm mốc có trong thức ăn; quá
trình ép viên sẽ làm giảm 50% lượng nước trong nguyên liệu; giúp nấu chín thức
ăn làm tăng độ tiêu hóa protein và năng lượng.
* Bảo quản thức ăn
Thức ăn sau khi sản xuất phải được bảo quản tại kho chứa thành phẩm của
cơ sở sản xuất và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định để đảm bảo
chất lượng thức ăn. Quá trình lưu trữ thức ăn có thể làm cho thức ăn bị hư hỏng
giảm phẩm chất. Vì vậy, thời gian bảo quản tốt nhất cho thức ăn luôn phải được
xác định. Sau đó, tiến hành phân phối thức ăn đến các cơ sở nuôi[2]

2.1.6. Đánh giá chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn
Một số quan điểm:
- Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, một khái niệm mang tính
chất tổng hợp về các mặt kinh tế - kỹ thuật, xã hội.
- Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, triển
khai và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và
được duy trì trong quá trình sử dụng.
Để đánh giá chất lượng sản phẩm một cách cụ thể và chính xác thì nhà nước
đã ban hành rất nhiều các văn bản hướng dẫn cũng như các quy chuẩn cụ thể
cho các ngành và lĩnh vực riêng. Trong đó nghành sản xuất TACN cũng có
những tiêu chuẩn và quy chuẩn cụ thể như sau:
* Các tiêu chuẩn
- TCVN 9472:2012 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi - bột máu yêu cầu kỹ thuật


16

- TCVN 9473:2012 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi - bột xương
và bột thịt xương - yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 9471:2012 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi - Dicanxi
phosphat - yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 9474:2012 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – Xác định
hàm lượng tro không tan trong axit clohydric.
- TCVN 8763:2011 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – Xác định
hàm lượng axit xyanhydric - Phương pháp chuẩn độ.
- TCVN 8762:2011 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – Phương
pháp tính giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm.
- TCVN 8764:2010 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – Xác định
hàm lượng axit amin.
- TCVN 1547-2007 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – thức ăn

hỗn hợp cho lợn
- TCVN 2265-2007 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – thức ăn
hỗn hợp cho gà
- TCVN 4325-2007 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – lấy mẫu
- TCVN 1644-2001 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi - bột cá yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 1547-2007 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi - Thức ăn
hỗn hợp cho lợn
- TCVN 6952-2001 Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi – chuẩn bị
mẫu thử
* Các quy chuẩn
- 27/2016/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn
chăn nuôi.
- QCVN 01-133:2013/BNNPTNT và QCVN 01-134:2013/BNNPTNT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc và cơ sở xay, xát thóc gạo


17

- QCVN 01-103:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm, kiểm định thức ăn chăn nuôi gà
- QCVN 01-104:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm, kiểm định thức ăn chăn nuôi lợn
- QCVN 01-101:2012/BNNPTNT, QCVN 01-102:2012/BNNPTNT,
QCVN 01-103:2012/BNNPTNT và QCVN 01-104: 2012/BNNPTNT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi
và thức ăn chăn nuôi
- QCVN 01-78-2011-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn
chăn nuôi - các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong
thức ăn chăn nuôi
- QCVN 01-10:2009/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn

chăn nuôi - hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối
đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà
- QCVN 01-12:2009/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn
chăn nuôi - hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối
đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn
- QCVN 01-13:2009/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn
chăn nuôi - hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối
đa cho phép trong thức ăn cho bê và bò thịt
- QCVN 01-77:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở sản
xuất thức ăn chăn nuôi thương mại - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- QCVN 01-78:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn
chăn nuôi - các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong
thức ăn chăn nuôi
- QCVN 01-11:2009/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn
chăn nuôi - hàm lượng kháng sinh, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép
trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt [10]
Thông thường, người ta rất dễ chấp nhận ý tưởng cho rằng cải tiến và nâng
cao chất lượng sản phẩm là phải tập trung cải tiến và nâng cao đặc tính kỹ thuật,


×