Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.38 KB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------0o0-----------

ĐỖ THỊ DUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------0o0-----------

ĐỖ THỊ DUNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :


TS. LÊ ĐÌNH TRỰC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Tp.HCM” do chính tác
giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chưa
từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các nội dung tham khảo
đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 02 năm 2019
Tác giả

Đỗ Thị Dung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1


2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu............................................... 2
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2

2.1.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................. 2
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 2
2.2.

Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3

4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3
4.1.

Phương pháp nghiên cứu định tính........................................................ 4

4.2.

Phương pháp nghiên cứu định lượng..................................................... 4

5.


Đóng góp mới của đề tài.............................................................................. 5

6.

Kết cấu luận văn.......................................................................................... 6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................... 7
1.1.

Tổng quan các nghiên nước ngoài.......................................................... 7

1.2.

Tổng quan các nghiên cứu trong nước................................................. 11

1.3.

Khe hổng nghiên cứu............................................................................. 18


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 21
2.1. Tổng quan về kế toán quản trị ............................................................... 21
2.1.1. Các khái niệm kế toán quản trị .............................................................. 21
2.1.2. Vai trò của kế toán quản trị ................................................................... 22
2.2. Nội dung của kế toán quản trị ................................................................ 24
2.2.1. Kế toán quản trị chi phí ......................................................................... 24
2.2.2. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh .................................................. 28
2.2.3. Hệ thống đánh giá thành quả trong doanh nghiệp ................................ 28
2.2.4. Hệ thống hỗ trợ cho việc ra quyết định ................................................. 29

2.3. Doanh nghiệp sản xuất............................................................................ 30
2.3.1. Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất .......................................................... 30
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT .............................. 33
2.5. Các lý thuyết nền có liên quan ............................................................... 38
2.5.1. Lý thuyết dự phòng (Contingency theory) ............................................ 38
2.5.2. Lý thuyết bất định ................................................................................. 39
2.5.3. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) .................... 40
2.5.4. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí ( Cost bennefit theory) .................. 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 43
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 44
3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ......................................... 44
3.1.1. Khung nghiên cứu ................................................................................. 44
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 46
3.1.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng
KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM ........................ 47
3.2. Phương pháp nghiên cứu định ............................................................... 48


3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính.............................................................. 48
3.2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô tả thang đo.............................49
3.3.

Phương pháp nghiên cứu định lượng................................................... 53

3.3.1. Mẫu nghiên cứu................................................................................... 55
3.3.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát............................................................ 56
3.3.3. Phân tích dữ liệu.................................................................................. 56
3.3.4. Công cụ phân tích dữ liệu.................................................................... 57
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................. 59
4.1.


Kết quả nghiên cứu định tính............................................................... 59

4.2.

Kết quả nghiên cứu định lượng............................................................ 59

4.2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu.................................................................... 59
4.2.2. Mức độ vận dụng KTQT trong các DNSX tham gia khảo sát..............61
4.2.3. Phân tích hệ số Cronbach's alpha......................................................... 62
4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá................................................................. 68
4.2.4.1. Phân tích khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
vận dụng kế toán quản trị............................................................................ 69
4.2.4.2. Phân tích khám phá thang đo vận dụng kế toán quản trị..............73
4.2.5. Phân tích hồi quy................................................................................. 75
4.2.5.1. Phân tích tương quan................................................................... 75
4.2.5.2. Phân tích hồi quy......................................................................... 77
4.2.5.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến80
4.2.5.4. Phương trình hồi quy tuyến tính bội............................................ 81
4.3.

Bàn luận kết quả nghiên cứu................................................................ 83

4.3.1. Mức độ cạnh tranh của thị trường........................................................ 83
4.3.2. Nhận thức của người chủ/người điều hành DN về KTQT:...................84
4.3.3. Quy mô doanh nghiệp.......................................................................... 85
4.3.4. Văn hóa doanh nghiệp......................................................................... 85
4.3.5. Phân cấp quản lý.................................................................................. 86



4.3.6. Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.................................................. 86
4.3.7. Chi phí tổ chức công tác kế toán quản trị............................................. 87
4.3.8. Trình độ nhân viên kế toán.................................................................. 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................... 88
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 89
5.1.

Kết luận.................................................................................................. 89

5.2.

Một số kiến nghị..................................................................................... 91

5.2.1. Đối với nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường...............................91
5.2.2. Đối với nhân tố nhận thức của người chủ/người điều hành doanh
nghiệp về KTQT:............................................................................................. 92
5.2.3. Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp................................................. 93
5.2.4. Đối với nhân tố văn hóa doanh nghiệp................................................ 93
5.2.5. Đối với nhân tố phân cấp quản lý........................................................ 94
5.2.6. Đối với nhân tố áp dụng CNSXTT...................................................... 94
5.2.7. Đối với nhân tố chi phí cho việc tổ chức công tác KTQT....................95
5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai...................96

5.3.1. Hạn chế của đề tài................................................................................ 96
5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai....................................................... 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO



PHỤ LỤC
+ Phụ lục 1 Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến chuyên gia
+ Phụ lục 2 Bảng câu hỏi khảo sát
+ Phụ lục 3 Bảng tóm tắt một số nghiên cứu ngoài nước tiêu biểu về vận dụng
KTQT trong các doanh nghiệp
+ Phụ lục 4 Bảng tóm tắt một số nghiên cứu trong nước tiêu biểu về vận dụng
KTQT trong các doanh nghiệp
+ Phụ lục 5 Thống kê mô tả
+ Phụ lục 6 Kết quả cronbach’s Alpha của thang đo
+ Phụ lục 7 Phân tích nhân tố khám phá
+ Phụ lục 8 Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính
+Phụ lục 9 Bảng danh sách chuyên gia
+Phụ lục 10 Danh sách doanh nghiệp khảo sát


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục chữ viết Tiếng Việt
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

CĐKT

Cân đối kế toán


2

CNSXTT

Công nghệ sản xuất tiên tiến

3

DN

Doanh nghiệp

4

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

5

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

6

LCTT

Lưu chuyển tiền tệ


7

KTQT

Kế toán quản trị

8

KTTC

Kế toán tài chính

9

KQKD

Kết quả kinh doanh

10

SXKD

Sản xuất kinh doanh

11

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


2. Danh mục chữ viết tắt Tiếng Anh
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

ABC (Activity Based Cost)

Chi phí dựa trên cơ sở hoạt động

2

AMT
(Advanced Manufacturing Kỹ thuật sản xuất tiên tiến
Technology)

3

BSC (Balannced Scorcard)

Phương pháp thẻ điểm cân bằng

4

EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố khám phá


5

FTA (Free Trade Agreement)

Hiệp định thương mại tự do

6

H (Hypotheses)

Giả thuyết

7

KMO

Hệ số Kaiser – Meyer - Olkin

8

MAPs
(Management accounting Vận dụng kế toán quản trị
Practices)

9

Sig (Observed significane level)

Mức ý nghĩa quan sát



10 SPSS (Statiscal package for the
social sciences)

Phần mềm thống kê cho khoa học
xã hội

11 JIT (Just-In-Time)

Quản trị Just in Time

12 IFAC (International Federation of
Accountants)

Hiệp hội kế toán quốc tế

13 TQM (Total Quality Management)

Quản trị chất lượng toàn diện


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tổng kết cơ sở ứng dụng của lý thuyết nền.....................................42
Bảng 3.1 Mã hóa các thang đo................................................................................ 53
Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu............................................................. 60
Bảng 4.2 Cronbach's Alpha của thang đo quy mô doanh nghiệp (QMDN).............62
Bảng 4.3 Cronbach's Alpha của thang đo nhận thức của người chủ/người điều hành
DN về KTQT (NTDN)............................................................................................ 64
Bảng 4.4 Cronbach's Alpha của thang đo chi phí tổ chức công tác KTQT trong DN

( CPTC)................................................................................................................... 64
Bảng 4.5 Cronbach's Alpha của thang đo chi phí tổ chức công tác KTQT trong DN
( loại CPTC 3)......................................................................................................... 65
Bảng 4.6 Cronbach's Alpha của thang đo văn hóa doanh nghiệp (VHDN).............65
Bảng 4.7 Cronbach's Alpha của thang đo trình độ của nhân viên kế toán (TDNV) 66
Bảng 4.8 Cronbach's Alpha của thang đo mức độ cạnh tranh của thị trường
(MDCT).................................................................................................................. 66
Bảng 4.9 Cronbach's Alpha của thang đo áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến
(CNTT)................................................................................................................... 67
Bảng 4.10 Cronbach's Alpha của thang đo phân cấp quản lý (PCQL)....................67
Bảng 4.11 Cronbach's Alpha của thang đo phân cấp quản lý (loại PCQL5)...........68
Bảng 4.12 Cronbach's Alpha của thang đo vận dụng kế toán quản trị (VD)...........68
Bảng 4.13 Bảng hệ số KMO và kiểm định Barlett.................................................. 69
Bảng 4.14 Ma trận xoay nhân tố............................................................................. 70
Bảng 4.15 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (lần 2).......................................... 71
Bảng 4.16 Ma trận xoay nhân tố (lần 2).................................................................. 72
Bảng 4.17 Kết quả phân tích nhân tố VD............................................................... 74
Bảng 4.18 Ma trận tương quan giữa các nhân tố..................................................... 76
Bảng 4.19 Kết quả phân tích hồi quy bội................................................................ 78
Bảng 4.20 Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy bội................................................ 80
Bảng 4.21 Bảng vị trí quan trọng của các biến độc lập........................................... 82


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Hệ thống chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)...................................27
Hình 2.2 Mô hình kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất.....................................33
Hình 2.3 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)........................ 41
Hình 3.1 Khung nghiên cứu luận văn..................................................................... 45
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 48



TÓM TẮT
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, trước sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
thì việc vận dụng các KTQT vào trong các DN để nâng cao thành quả hoạt động là
điều thiết yếu. Để kế toán quản trị thực sự phát huy hiệu quả trong quản lý thì trước
hết phải có những nhận xét hết sức rõ ràng về những nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng KTQT trong DN. Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT tại các DNSX trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu nhằm
nhận diện và đo lường mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Tổng hợp các lý
luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, qua
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, tác giả đã kiểm định tám
nhân tố như sau: quy mô doanh nghiệp, nhận thức của người chủ/người điều hành
doanh nghiệp về kế toán quản trị, chi phí tổ chức công tác kế toán quản trị, văn hóa
doanh nghiệp, trình độ của nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh của thị trường,
mức độ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, phân cấp quản lý. Sau đó tác giả tiến
hành khảo sát trên 206 mẫu hợp lệ thu thập được. Kết quả nghiên cứu gồm bảy nhân
tố tác động tích cực đến khả năng vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản
xuất theo mức độ giảm dần bao gồm: mức độ cạnh tranh của thị trường, nhận thức
của người chủ/người điều hành doanh nghiệp về kế toán quản trị, quy mô doanh
nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, phân cấp quản lý, áp dụng công nghệ sản xuất tiên
tiến, chi phí tổ chức công tác kế toán quản trị.
Từ các kết quả nghiên cứu, một số ý kiến đề xuất giúp các nhà quản lý xây
dựng những giải pháp để tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khuyến
khích các DN vận dụng KTQT vào trong quản trị nhằm nâng cao sức cạnh tranh và
bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất trong nền kinh tế thị trường hiện
nay.
Từ khóa: Kế toán quản trị, nhân tố ảnh hưởng, doanh nghiệp sản xuất



ABSTRACT
In a globalized economy, in the face of fierce competition, it is essential to
apply management accounting to businesses to improve performance. In order for
management accounting to really efficiency in management, it must first have very
clear remarks on the factors affecting the use of management accounting in
enterprises. Research topic "Factors affecting the application of management
accounting at manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City". Research to identify
and measure the impact of factors affecting the application of management
accounting in manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City. Summary of theories
and inheritance results from previous studies related to the topic, by qualitative
research methods combined with quantitative analysis, author has tested eight
factors as follows: enterprise size, awareness of the owner / operator of the
enterprise on management accounting, the cost of organizing management
accounting, corporate culture, the level of accountant, the level of market
competition, the level of application the advanced production technology,
management decentralization. Then the author conducted a survey and collected 206
valid samples. The research results includes seven factors that positively impact the
ability to apply management accounting in enterprises according to the gradual
reduction, including: the level of market competition, awareness of the owner /
operator of the enterprise on management accounting, enterprise size, corporate
culture, management decentralization, apply advanced production technology, and
the cost of organizing management accounting.
According to the research results, the author given some suggestions helps
managers build solutions to increase the efficiency of business management. In
addition, enterprises are encouraged to apply management accounting into
management to improve competitiveness and catch up with the growth rate of the
manufacturing industry in the current market economy.
Keywords: Management accounting, influencing factors, manufacturing enterprises



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp sản xuất được ví như một đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của
nền kinh tế quốc dân. Tại đây, diễn ra các hoạt động tạo ra sản phẩm – thực hiện
cung cấp các loại sản phẩm đó – phục vụ nhu cầu xã hội. Vai trò của doanh nghiệp
sản xuất trong nền kinh tế thị trường là không thể phủ nhận....Theo tổng cục thống
kê, trong năm 2018 ngành sản xuất có mức tăng trưởng khá 10.2% và đóng góp 9.5
điểm phần trăm vào mức tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã không ngừng
thay đổi để hoàn thiện mình và bắt kịp với xu thế thời đại. Nhà nước đã có rất nhiều
chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như khuyến khích DN trong nước
xuất khẩu sang thị trường thế giới. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh
nghiệp nước ta nói chung và DNSX nói riêng không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với
các công ty trong nước, mà còn phải cạnh tranh gay gắt, quyết liệt hơn từ công ty
nước ngoài, có lợi thế hơn cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý. Để phát triển
bền vững trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nhiệp phải có
những chính sách, chiến lược cạnh tranh tốt song song với việc hoàn thiện các công
cụ quản lý kinh doanh mà trong đó KTQT là một công cụ vô cùng hữu hiệu. Các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp dụng các công cụ kỹ thuật quản trị để ứng phó
với những thay đổi đồng thời tăng cường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Để có được thông tin kịp thời, phù hợp, hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho quá trình ra quyết
định các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng vận dụng KTQT như là một công
cụ hỗ trợ đắc lực cho mình.
Qua sự tìm hiểu của tác giả cũng như những nghiên cứu trước đây của: Trần
Ngọc Hùng, 2016. Trần Thị Yến (2017); Huỳnh Cao Khải (2018);.. Cho thấy nhận
thức và hiểu biết về kế toán quản trị vẫn còn nhiều hạn chế và chưa vận dụng hiệu
quả vào thực tế doanh nghiệp. Cho đến nay việc vận dụng KTQT vào hoạt động
quản trị trong các DN vẫn còn nhiều vướng mắc, bỡ ngỡ hệ quả tất yếu là thực trạng



2

tỷ lệ vận dụng KTQT trong các DNSX nói chung còn chưa phổ biến, các công cụ kỹ
thuật KTQT được vận dụng hầu hết là công cụ kỹ thuật truyền thống và hiệu quả
đóng góp cho công tác quản trị chưa cao.
Việc vận dụng KTQT vào DNSX chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và chính
những nhân tố này đôi khi có thể dẫn đến sự thất bại, không phù hợp với thực tiễn
các doanh nghiệp, nên việc nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh” được tác giả thực hiện nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của
các nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong DNSX là chủ đề rất quan trọng và hữu
ích. Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn giúp các
DNSX thấy rõ được vai trò KTQT, các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
KTQT. Việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có ảnh hưởng đến việc
vận dụng KTQT tại loại hình doanh nghiệp này sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng
những giải pháp để tăng hiệu quả quản lý DN. Bên cạnh đó, khuyến khích các
DNSX vận dụng KTQT vào trong quản trị nhằm nâng cao sức cạnh tranh và bắt kịp
với tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất trong những năm tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu: nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các DNSX trên địa bàn TP.HCM.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể


Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các
DNSX tại TP.HCM


Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT
trong các DNSX trên địa bàn TP.HCM


3

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: “Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng
KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Tp.HCM”?
Câu hỏi nghiên cứu 2: “Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận
dụng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Tp.HCM như thế nào”?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
KTQT trong các DNSX trên địa bàn TP.HCM thông qua đối tượng khảo sát là các
doanh nghiệp sản xuát ở TP.HCM đã, đang và có quan tâm đến vận dụng các kỹ
thuật KTQT.
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại
một số doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM. Để thuận tiện cho công tác thu
thập thông tin, dự liệu trình bày trong luận văn, tác giả sẽ căn cứ vào thông tin, dữ
liệu được tổng hợp từ bảng khảo sát.
 Phạm vi thời gian: Khảo sát được thực hiện từ tháng 06/2018 đến tháng
11/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn được tác giả sử dụng là kết hợp
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng .


Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1 : Những nhân tố nào đang ảnh


hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DNSX trên địa bàn TP.HCM? trước hết,
tác giả lược khảo kết quả từ các công trình nghiên cứu trước, sau đó sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: phỏng vấn sâu với chuyên gia, xây
dựng thang đo, các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp định lượng để kiểm định
lại các giả thuyết nghiên cứu này.


Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố

đến việc áp dụng KTQT trong các DNSX trên địa bàn TP.HCM như thế nào? tác giả
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm: Hoàn thiện thang đo,


4

bảng câu hỏi chính thức và tiến hành khảo sát, thực hiện các kỹ thuật phân tích
thống kê như đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định giá trị thang đo, phân tích
tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội.
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia
có kinh nghiệm trong lĩnh vực KTQT để tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan việc
xác định các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT trong các DNSX trên
địa bàn TP.HCM. Thành phần tham dự các cuộc thảo luận và trao đổi trực tiếp gồm
5 chuyên gia, trong đó 3 chuyên gia là Phó Giám đốc, kế toán trưởng trong các công
ty sản xuất đang vận dụng KTQT và 2 giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng
dạy KTQT tại các trường đại học.
Trước hết, tác giả dựa vào có sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước
đây để thiết lập thang đo dự kiến cho các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
KTQT trong DNSX cũng như dàn bài thảo luận với các chuyên gia. Sau khi trao đổi
bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu các chuyên gia, dựa trên mô hình đề xuất ban đầu về

các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT trong các DNSX trên địa bàn
TP.HCM tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu chính thức. Đồng thời các
chuyên gia cũng tiến hành thảo luận và xây dựng thang đo cho các nhân tố tác động
đến khả năng áp dụng KTQT trong các DNSX trên địa bàn TP.HCM.
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Từ kết quả thảo luận chuyên gia, tác giả tiến hành hoàn thiện thang đo cho
các nhân tố, bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành khảo sát, sau đó làm sạch và phân tích
dữ liệu theo các mục tiêu nghiên cứu và các giả thuyết đưa ra. Tác giả sử dụng các
kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 23.0. Để đưa ra được
kết quả nghiên cứu bao gồm: thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha,
phân tích nhân tố khám pháp (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến
tính bội.


5

5. Đóng góp mới của đề tài
Một là, ngoài các nhân tố được kế thừa từ nhiều nghiên cứu trước đây, tác
giả đưa vào mô hình nghiên cứu thêm nhân tố phân cấp quản lý nhằm kiểm định lại
mức độ ảnh hưởng của nhân tố này lên khả năng áp dụng KTQT, nghiên cứu thực
nghiệm trong các DN sản xuất tại TP.HCM, Việt Nam.
Hai là, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại các DNSX
trên địa bàn TP.HCM gồm 7 nhân tố ảnh hưởng: nhận thức của người chủ/người
điều hành DN về KTQT, quy mô DN, văn hóa DN, áp dụng công nghệ sản xuất tiên
tiến, mức độ cạnh tranh của thị trường, phân cấp quản lý, và chí phí cho việc tổ
chức KTQT.
Ba là, từ đó tác giả đề xuất kiến nghị nhằm mục đích gia tăng tính khả thi
của việc vận dụng KTQT trong các DNSX trên địa bàn TP.HCM. Từ đó giúp cho
các nhà điều hành doanh nghiệp có được một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc điều
hành hoạt động, đưa ra quyết định kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của

DN, giúp DN vượt qua được những khó khăn trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như
hiện nay để phát triển bền vững.


6

6. Kết cấu luận văn
Phần mở đầu : Vấn đề nghiên cứu


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu



Chương 2: Cở sở lý thuyết



Chương 3: Phương pháp nghiên cứu



Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận



Chương 5: Kết luận và hướng nghiên cứu trong tương lai


7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả lược khảo lại các nghiên cứu trước đây có liên
quan đến đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại
các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Để từ đó tác giả đưa ra được nhận xét
về kết quả mà các nghiên cứu trước đã tìm được và từ đó xác định khe hổng nghiên
cứu. Kết cấu của chương này như sau:
 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
1.1.

Tổng quan các nghiên nước ngoài

Nghiên cứu của Khaked Abed Hutaibat (2005) “Management accounting
practices in Jordan: A contingency approach”, đối tượng nghiên cứu là các công ty
ngành công nghiệp ở Jordan, mẫu khảo sát tại công ty quy mô vừa và lớn .Với
phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng, tác giả đã chỉ ra việc vận
dụng KTQT bị ảnh hưởng bởi: quy mô DN, lĩnh vực kinh doanh, mức độ cạnh
tranh, và mức độ sở hữu cổ đông nước ngoài.
Tiếp đến là nghiên cứu của Ismail, N.A and King, M, (2007) “Factors
influencing the alignment of accounting informatin systems in small and medium
sized Malaysian manufacturing firms”. Tác giả cũng đưa ra kết quả các nhân tố tác
động đến việc vận dụng KTQT gồm: quy mô doanh nghiệp, mức độ tác động của
công nghệ thông tin lên quy trình vận hành DN, trình độ nhân viên kế toán, mức độ
cạnh tranh. Điểm giống với nghiên cứu của Khaked Abed Hutaibat(2005) là hai biến
quy mô doanh nghiệp và mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến việc vận
dụng KTQT. Điểm đặc biệt của nghiên cứu này là cho ra kết quả nhân tố trình độ
nhân viên kế toán có tác động đến việc áp dụng KTQT.
Nghiên cứu của Magdy Abdel-Kader và Robert Luther (2008) đăng trên tạp
chí British Accouting Review “The impact of firm characteristics on management

accounting practices: A UK-based empirical analysis”. Các tác giả đã thực hiện


8

nghiên cứu thông qua việc khảo sát các DN trong lĩnh vực sản xuất đồ uống và thực
phẩm ở Anh. Trong công trình nghiên cứu này, họ đã xem xét ảnh hưởng của 10
khía cạnh của các đặc điểm bên trong và bên ngoài DN lên việc thực hiện KTQT
trong các công ty riêng lẻ và chia làm ba nhóm đặc trưng của DN đó là:
 Nhóm đặc điểm bên ngoài: (1) tính không chắc chắn của môi trường; (2)
quyền lực của khách hàng.
 Nhóm đặc điểm của tổ chức: (3)chiến lược cạnh tranh; (4) phân quyền;
(5) quy mô doanh nghiệp.
 Nhóm đặc điểm về quy trình sản xuất: (6) sử dụng hệ thống sản xuất phức
tạp; (7) mức độ áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT); (8) thực
hiện quản trị chất lượng toàn diện (TQM); (9) thực hiện hệ thống sản xuất
tức thời (JIT) và (10) tính mau hỏng của sản phẩm.
Và sau khi tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 650 công ty thuộc
ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống họ đã thu về 245 bảng câu hỏi hoàn tất để
sử dụng phân tích. Bảng khảo sát được gửi đến hai nhóm đối tượng khảo sát: bộ
phận KTQT và bộ phận quản lý sản xuất làm cho kết quả nghiên cứu được khái quát
hơn. Kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy 7 trong số 10 nhân tố này tác động tích
cực để thực hành kế toán quản trị; còn lại ba nhân tố không tác động đến thực hành
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp thực phẩm và đồ
uống tại Anh gồm: (3) chiến lược cạnh tranh; (4) sử dụng hệ thống sản xuất phức
tạp; (10) tính mau hỏng của sản phẩm. Trong đó đáng chú ý nhất là biến: (10) tính
mau hỏng của sản phẩm, biến này chưa được các nhà nghiên cứu trước đây đề cập
đến nên tác giả cho rằng đây sẽ là biến tiềm năng ảnh hưởng lớn đến việc vận dụng
KTQT, nhưng dữ liệu phân tích cho kết quả lại trái với kỳ vọng ban đầu.
Nghiên cứu của tác giả đã đưa ra nhiều biến khác nhau thuộc ba nhóm đặc

điểm mang lại một kết quả đáng tin cậy về các nhân tố tác động đến việc vận dụng
KTQT. Điểm mới của nghiên cứu này so với các công trình nghiên cứu trước đó là
tác giả đã đưa ra hai biến chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây: (2)
quyền lực khách hàng và (10) tính mau hỏng của sản phẩm.


9

Nghiên cứu của Tuan Zainun Tuan Mat (2010) “Manangement acccounting
and organizational change: impact of alignment of management acccounting
system, structure and strategy on performance”, nghiên cứu này chỉ ra tác động
giữa KTQT và sự thay đổi về hiệu suất trong các công ty sản xuất ở Maylaysia. Kết
quả nghiên cứu cho ra các nhân tố: cấu trúc phân quyền trong doanh nghiệp, chiến
lược kinh doanh, công nghệ sản xuất tiên tiến có tác động đến việc vận dụng KTQT.
So với nghiên cứu của tác giả Magdy Abdel Kader và Robert Luther (2008) thì
tương đồng về nhân tố: cấu trúc phân quyền trong doanh nghiệp. Điểm mới của
nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây là chỉ ra 2 nhân tố mới là:
CNSXTT, chiến lược kinh doanh có tác động đến việc áp dụng KTQT.
Biến CNSXTT lại được Ông Kamilah Ahmad (2012) kiểm định trong công
trình nghiên cứu mang tên “Factors Explaining the Extent of Use of Management
Accounting Practices in Malaysian Medium Firms”. Để thực hiện nghiên cứu, các
tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát cho 1.000 doanh nghiệp nhỏ ở Malaysia trong
lĩnh vực sản xuất, thu về 160 bảng câu hỏi được trả lời hợp lệ và sử dụng chúng để
tiếp tục nghiên cứu, để xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ vận
dụng kế toán quản trị với kết luận như sau:
 Trong các DNNVV tham gia khảo sát thì sử dụng các công cụ kỹ thuật
KTQT truyền thống nhiều hơn các công cụ kỹ thuật KTQT hiện đại. Cụ thể là các
công cụ kỹ thuật truyền thống như: hệ thống chi phí, hệ thống dự toán và hệ thống
đánh giá hiệu quả được vận dụng nhiều hơn các công cụ kỹ thuật hiện đại như hệ
thống hỗ trợ cho việc ra quyết định và KTQT chiến lược.


Các DNNVV có quy mô vừa vận dụng hầu hết các công cụ KTQT
hơn là
các DNNVV có quy mô nhỏ, sự khác nhau thể hiện ở các công cụ hiện đại.


KTQT đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản trị trong các

DNNVV, đặc biệt là công cụ kỹ thuật bao gồm hệ thống đánh giá hiệu suất và các
hoạt động kiểm soát.
Tác giả đưa ra giả thuyết cả năm nhân tố trên đều có ảnh hưởng tích cực đến
việc áp dụng KTQT là: (1) quy mô DN, (2) mức độ cạnh tranh trên thị trường, (3)


10

nhận thức của người chủ DN/người quản lý doanh nghiệp; (4) áp dụng công nghệ
sản xuất tiên tiến; (5) trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Trong quá trình
tác giả nghiên cứu đã tiến hành xử lý số liệu thu thập được, phân tích mô tả, thử
nghiệm chi-bình phương và thử nghiệm phi tham số để kiểm tra các giả thuyết đã
đưa ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có nhân tố (5) trình độ chuyên môn của
nhân viên kế toán thì không ảnh hưởng, kết quả này trái ngược với kết quả nghiên
cứu Ismail, N.A and King, M, (2007), còn lại bốn nhân tố đầu tiên là tác động tích
cực đến việc áp dụng KTQT.
Kết quả trên đồng nhất với Tuan Zainun Tuan Mat (2010) và tương đối phù
hợp với giả thuyết đưa ra cũng như nghiên cứu của Magdy Abdel-Kader và Robert
Luther (2008), điểm mới là tác giả đã chỉ ra hai nhân tố mới tác động lên việc vận
dụng KTQT là: (2) mức độ cạnh tranh trên thị trường và (3) nhận thức của người
chủ DN/người quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên lại cho kết quả trái ngược với kết
quả nghiên cứu của Alper Erserim (2012) về nhân tố mức độ cạnh tranh trên thị

trường.
Đến năm 2015, đồng tác giả Kamilah Ahmad, Shafie Mohamed Zabri nghiên
cứu về “Factors explaining the use of management accounting practices in
Malaysian medium-sized firms”. Mục đích của nghiên cứu này là để nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT (MAPs) trong các DN vừa và nhỏ của
Malaysia trong lĩnh vực sản xuất. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp
định lượng, theo đó tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 500 DN vừa và nhỏ
của Malaysia trong lĩnh vực sản xuất để điều tra ảnh hưởng của các nhân tố chính
đến MAPs, kết quả thu về 110 bảng khảo sát hợp lệ để sử dụng cho nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, mức độ cạnh tranh thị trường, cam kết của
chủ sở hữu / người quản lý, CNSXTT có ảnh hưởng đáng kể đến MAPs. Tuy nhiên,
nghiên cứu này cũng có hạn chế là chỉ tập trung vào các doanh nghiệp vừa trong
lĩnh vực sản xuất, do đó kết quả nghiên cứu thực nghiệm có thể thiếu tính tổng quát
đối với tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia (SMEs). Nghiên cứu này
lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT, và


11

cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về MAPs trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nghiên cứu này tương đồng với kết quả của Kamilah Ahmad (2012).
Nghiên cứu của đồng tác giả Leite, Akaísa Afonso Fernandes, Paula Odete
Leite, Joaquim Mendes (2016) “Contingent factors that influence the use of
management accounting parcices in the Portuguese textile and clothing sector”.
Tác giả khảo sát 58 công ty ngành công nghiệp dệt may và quần áo thuộc Hiệp hội
Dệt may Bồ Đào Nha (ATP). Tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu năm nhân tố: (1)
cạnh tranh, (2) sự đa dạng sản phẩm, (3) quy mô của tổ chức, (4) tầm quan trọng
của chi phí thông tin đối với quyết định, và (5) CNSXTT với việc áp dụng KTQT .
Các giả thuyết của mô hình phân tích được hỗ trợ bởi lý thuyết dự phòng. Kết quả
nghiên cứu cho ra 4 nhân tố tác động đến việc áp dụng KTQT ngoại trừ biến: (4)

tầm quan trọng của chi phí thông tin đối với quyết định là không có ý nghĩa thống
kê. Nhân tố: CNSXTT ảnh hưởng tích cực và trực tiếp. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của các tác giả Kamilah Ahmad (2012), Tuan Zainun Tuan Mat (2010),
Kamilah Ahmad, Shafie Mohamed Zabri (2015).
Mặc dù vậy, hạn chế của nghiên cứu là do cỡ mẫu thấp, không thể coi là đại
diện cho toàn bộ ngành công nghiệp dệt may của Bồ Đào Nha, và kết luận không
thể coi là đại diện rộng rãi. Tập hợp biến ngẫu nhiên được xem xét tương đối nhỏ,
phản ánh môi trường phức tạp của các công ty. Do vậy, điểm xuất phát cho những
nghiên cứu trong tương lai khi mở rộng mẫu cho các ngành sản xuất hay nghiên cứu
các biến số ngẫu nhiên khác mà không được xem xét trong nghiên cứu này như: cơ
cấu tổ chức, chiến lược, sự không chắc chắn về môi trường và văn hóa tổ chức.
1.2.

Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Mặc dù KTQT đã xuất hiện từ lâu đời và phát triển rất mạnh ở các nước trên
thế giới nhưng tại nước ta mới được hệ thống hóa trong hơn 20 năm trở lại đây. Quá
trình xây dựng, phát triển, hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam đã từng bước xác lập kinh tế thị
trường, nâng cao cạnh tranh, đề cao quyền tự chủ kinh doanh của DN và tạo nên áp


×