Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.28 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ
2.1 Đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam và các thị trường xuất khẩu
lao động.
2.1.1 Đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam.
So với lao động cùng loại của các nước xuất khẩu lao động, lao động Việt
Nam được giới chủ đánh giá cao, tuy nhiên cũng có một số đặc điểm nổi bật
cũng như hạn chế sau.
• Ưu điểm:
- Thông minh, nhanh nhẹn, cần cù, chịu khó, ham hiểu biết.
- Trình độ học vấn tương đối cao.
- Nắm bắt công việc nhanh.
• Nhược điểm:
- Tác phong công nghiệp kém (mang nặng tác phong nông nghiệp).
- Thể lực yếu, chưa thích nghi được với cường độ lao động công nghiệp.
- Ngoại ngữ kém.
- Ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao.
2.1.2 Đặc điểm của thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam.
Nhìn chung, về thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam khá đa dạng, lao
động Việt Nam đã có mặt ở hầu hết khắp các khu vực cũng như Châu lục trên
thế giới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thị trường xuất khẩu lao động của
Việt Nam tập trung chủ yếu ở một số nước trong khu vực. Những thị trường
này đều có khoảng cách gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về truyền
thống văn hoá cũng như khí hậu…
Một số quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia hiện đang và
sẽ còn tiếp tục tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn. Đặc biệt là thị
trường Malaysia và thị trường Đài Loan, đây là hai thị trường rất có thiện cảm
với lao động Việt Nam, cho nên thay vì tiếp nhận lao động các nước khác, nay
họ chuyển dần sang tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn cho mọi
ngành nghề khác nhau. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng được coi là hai thị trường
khá dễ tính trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam. Do yêu cầu về tiêu chuẩn


lao động không cao, nên phần lớn lao động Việt Nam đều có đủ điều kiện về thể
lực, trí lực cũng như trình độ tay nghề để đáp ứng. Hơn nữa, xu hướng của các
thị trường nêu trên trong những năm tới, sẽ vẫn còn tiếp nhận lao động giản
đơn. Bên cạnh đó họ cũng có khả năng tiếp nhận nhiều lao động có trình độ
cao cho các lĩnh vực như: Phần mềm tin học.
Đối với các thị trường khác, tuy số lượng tiếp nhận không lớn như các thị
trường trong khu vực, do nhu cầu tiếp nhận, khác xa nhau về truyền thống văn
hoá, tôn giáo và cách xa nhau về mặt địa lý, song cũng cho thấy đây là những thị
trường khá dễ tính và đầy tiềm năng, rất có khả năng tiếp nhận nhiều lao động
của ta trong những năm tới.
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam qua các thời
kỳ.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
từ những năm 1980, từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới chung về cơ chế quản
lý kinh tế của đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động cũng đã có nhiều thay đổi,
phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và quan hệ quốc tế trong từng
thời kỳ. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam đã đạt được
những yêu cầu quan trọng, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
Có thể nói, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của Việt Nam được
chia thành ba thời kỳ:
2.2.1 Thời kỳ đầu (1980 – 1990).
2.2.1.1 Chủ trương và mục tiêu.
 Chủ trương.
Trong những năm đầu của thập kỷ 70 và nhất là sau khi đất nước thống
nhất, nhiều nước đã đặt vấn đề hợp tác sử dụng lao động với nước ta. Đảng và
Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách rất rõ ràng về vấn đề này:
Năm 1979 Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng Chính phủ
chính thức giao cho Bộ Lao động và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, nghiên cứu
tiến hành đàm phán với một số quốc gia XHCN về trao đổi, hợp tác lao động.

- Ngày 11/02/1980 hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 46/CP về việc đưa cán
bộ, công nhân đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn ở các
nước Xã hội Chủ nghĩa.
- Ngày 29/11/1980 hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 362/CP về việc hợp tác
sử dụng lao động với các nước XHCN, đáp ứng một phần yêu cầu lao động của
các nước anh em, giải quyết việc làm cho một bộ phần thanh niên chưa có việc
làm.
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trong báo cáo của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã
hội trong 5 năm 1986 – 1990, hợp tác lao động đã được xác định là một trong
3 chương trình kinh tế lớn; mở rộng việc đưa lao động ra nước ngoài bằng
nhiều hình thức thích hợp.
 Mục tiêu.
- Chủ yếu là đưa cán bộ, công nhân viên đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay
nghề, nắm vững những kỹ thuật then chốt, phức tạp, tinh vi trong quy trình
chế tạo sản phẩm và trong cả dây chuyền công nghệ, hoặc nắm vững những
kiến thức và tay nghề cần thiết để có thể tự mình thiết kế và chế tạo những sản
phẩm mới.
- Phát huy mọi tiềm năng lao động và chất xám, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho Đất nước.
2.2.1.2 Kết quả xuất khẩu lao động.
Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trên quan
hệ hợp tác sử dụng lao động giữa Việt Nam với các nước Xã hội Chủ nghĩa
(XHCN) thông qua các hiệp định Chính phủ và các thoả thuận giữa ngành với
ngành. Cơ chế xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trên mô hình Nhà nước trực
tiếp ký kết và triển khai tổ chức thực hiện đưa người lao động đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài.
Từ 1980 – 1990, Việt Nam đã đưa đi được 265.501 lao động. Trong tổng số
265.501 lao động đã đưa đi, phần lớn lao động của ta chủ yếu được đưa sang 4
nước XHCN (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari) với tổng số lao động là:

240.301 người, trong đó có 91.955 lao động nữ, chiếm 38,26% và trong tổng số
240.301 lao động đã gửi đi chỉ có 101.084 người đã có nghề
(1)
chiếm 42,06%. Số
lao động còn lại trước khi đi, phần lớn là không nghề
(2)
bằng 57,94% tổng số lao
động đưa sang 4 nước này. Ngoài số lao động gửi sang các nước XHCN, Nhà
nước ta còn gửi 25.200 lao động sang làm việc ở các nước khác thuộc khu vực
vùng Vịnh và Châu Phi.
Tiến độ đưa lao động Việt Nam làm việc tại các nước XHCN được thể hiện
qua bảng số (1) dưới đây.
(1)
(1)
Lao động đã qua đào tạo nghề.
(2)
(2)
Lao động chưa qua đào tạo nghề.
Bảng số (1):
Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước XHCN từ
1980 - 1990.
Đơn vị tính: (Người).
Năm
Số lượng
Lao động
XK
Nữ
Lao động
có nghề
Lao động

không
nghề
Tỷ lệ (%)
lao động
có nghề
Tiền gửi về
(Triệu VN đồng)
1980 1.570 590 1.570 0 100 0
1981 20.230 5.569 14.882 5.348 73,56 0,955
1982 25.970 8.151 12.116 13.784 46,65 8,5
1983 12.402 4.620 4.603 7.799 37,11 25,1
1984 4.489 1.566 3.297 1.192 73,44 32,1
1985 5.008 3.031 3.658 1.350 73,04 76,9
1986 9.012 3.095 1.800 7.212 19,97 433,5
1987 46.098 23.863 21.024 25.074 45,60 1.426,18
1988 71.835 25.459 25.109 46.726 34,95 23.027,9
1989 40.618 14.964 12.034 28.584 29,62 1.084,32
1990 3.069 1.047 921 2.148 30,00 8.512,8
Tổng
240.301
(*)
91.955 101.084 139.217 42,06 26.115,455
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với Nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.
Hình (1): Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ (1980 -
1990).
Qua kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ từ 1980 – 1990 trên đây,
ta nhận thấy một số vấn đề sau:
Trong giai đoạn này, mặc dù chúng ta phải đối mặt với không ít những khó
khăn về kinh tế lẫn chính trị, song công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia
của chúng ta cũng đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu làm tiền

đề xúc tiến và phát triển cho xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm kế
tiếp.
(*)
(*)
Không bao gồm 25.200 lao động tại các nước ở (Trung Đông và Châu Phi).
Nhìn chung, số lượng lao động Việt Nam đưa đi hàng năm theo Hiệp Định
Chính phủ và các thoả thuận giữa ngành với ngành không phải là cố định. Số
lượng lao động đã được đưa đi cao nhất phải nói đến các năm 1981, 1982 và
đặc biệt là các năm từ 1987 - 1989. Năm 1980 số lao động Việt Nam được đưa
đi 100% là lao động có nghề, còn kể từ năm 1981 – 1990 số lượng lao động
không nghề đưa đi ngày một tăng lên, chiếm 57,94% trong tổng số lao động
Việt Nam được đưa sang 4 nước XHCN trong cả thời kỳ. Lý do chính của tình
trạng này là do yêu cầu của phía Chính phủ các nước tiếp nhận lao động Việt
Nam không yêu cầu cao về trình độ tay nghề của lao động. Phần lớn các nước
này phân phối ngay lao động Việt Nam vào các nhà máy, cơ sở sản xuất. Họ tự
kèm cặp, đào tạo
(1)
cho lao động ta để trở thành công nhân thực thụ. Đây là
một đặc điểm rất đặc biệt của lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
kể từ trước đến nay. Nó cũng rất khác biệt so với hoạt động đưa lao động ra
nước ngoài của các nước trong khu vực như Philippin, Thailand… trong cùng
khoảng thời gian này.
Ngoài các nước XHCN nhà nước ta còn đưa 25.200 lao động sang cả các
nước khác. Nhưng chủ yếu là tập trung ở các nước vùng Vịnh và các nước
thuộc Châu Phi. Lao động đưa sang các nước vùng Vịnh là 18.000 người và
Châu Phi (Libya, Angieria, Angola, Mozambiq, Congo, Madagasca) là 7.200
người.
Bảng số (2): Phân bố lao động Việt Nam tại 4 quốc gia XHCN từ
1980 - 1990.
Đơn vị tính: (Người).

Quốc gia tiếp Tổng số Trong đó
(1)
(1)
Đào tạo ngoại ngữ, nghề nghiệp… trong vòng từ 1 – 2 năm.
nhận lao
động Việt
Nam
Lao động
tiếp nhận
Nữ
Tỷ lệ
(%) Nữ
Lao động
có nghề
Tỷ lệ (%)
lao động có
nghề
Liên Xô 105.081 53.073 50.50 20.562 19,56
CHDC Đức 70.010 25.718 36.73 27.125 38,74
Tiệp Khắc 37.580 9.528 25.35 28.504 75,84
Bungari 27.630 3.636 13.15 24.893 90,09
Tổng 240.301
91.955
38,26 101.084 42,06
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.
Như vậy, trong thời kỳ này thị trường xuất khẩu lao động của chúng ta tập
trung chủ yếu vào thị trường các nước XHCN như trong bảng số (2) đã chỉ rõ.
Phần lớn lao động của ta đưa sang 4 quốc gia, chủ yếu tập trung ở Liên Xô và
CHDC Đức. Hai quốc gia còn lại về số lượng lao động đến làm việc không lớn
bằng Liên Xô và CHDC Đức, nhưng cũng cho thấy đây là hai thị trường cũng

không kém phần qua trọng trong hệ thống các nước mà lao động Việt Nam
được đưa đến lao động.
Về độ tuổi của số lao động trên khi gửi đi, theo quy định là từ 18 – 40 tuổi.
Đây được coi là độ tuổi có nhiều khả năng tốt về thể lực, trí lực và năng lực
làm việc khi đi lao động ở nước ngoài. Thực tế cho thấy, ở một số nước có xuất
khẩu lao động, họ cũng lựa chọn lao động trong độ tuổi này để đưa đi. Do đó,
sau khi kết thúc thời hạn lao động trở về, người lao động vẫn còn có thể tiếp
tục tái xuất hoặc làm việc ở trong nước tuỳ theo khả năng của mình.
Về cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại 4 quốc gia, được thể hiện
trong bảng số (3) dưới đây:
Bảng số (3): Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại 4 quốc
gia XHCN
từ 1980 - 1990 theo các nhóm ngành chính.
Đơn vị tính: (Người).
Ngành nghề Tổng số
Quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam
Liên Xô
CHDC
Đức
Tiệp
Khắc
Bungari
Công nghiệp 178.190 80.710 58.347 29.161 9.972
Cơ khí 63.206 20.945 18.862 16.812 6.587
Công nghiệp nhẹ 104.427 57.641 35.869 8.533 2.384
Hoá chất 7.407 2.123 3.516 1.588 180
Thực phẩm 3.150 0 99 2.229 822
Xây dựng và vật liệu XD 45.597 19.469 5.548 5.096 15.484
Nông nghiệp 1.531 0 75 831 625
Lâm nghiệp 4.718 1.975 930 1683 130

Các ngành khác 10.265 2.934 5.115 794 1.422
Tổng 240.301 105.088 70.015 37.565 27.633
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với Nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.
Có thể thấy rằng, cơ cấu ngành nghề ở 4 quốc gia trên tương đối đa dạng,
nhưng chưa mang tính đa dạng về loại, nhóm lao động. Việc làm của lao động
Việt Nam đảm trách có tới hơn 90% là lao động giản đơn, chủ yếu là lao động
trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên cơ cấu ngành nghề này
không phải do lao động Việt Nam được đào tạo từ trong nước, mà phần lớn là
do các nước tiếp nhận lao động của ta tự kèm cặp, đào tạo và sử dụng cho đến
khi kết thúc thời hạn lao động. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, lao động
có nghề của ta chỉ chiếm 42,06% và số lao động không nghề chiếm tới 57,94%
so với tổng số lao động đưa đi.
Như vậy, qua kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ này đã cho
thấy, chất lượng lao động xuất khẩu của ta đã được nâng lên rõ rệt, điều này
được thể hiện qua kết quả xuất khẩu tăng dần từng năm, khẳng định lao động
Việt Nam đã có thể đáp ứng nhu cầu về lao động của nước tiếp nhận trong
nhiều lĩnh vực.
2.2.2 Thời kỳ (1991 – 1995).
2.2.2.1 Chủ trương và mục tiêu.
Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước XHCN ở Đông Âu
tiếp nhận lao động của ta đều xảy ra những biến động lớn về chính trị, kinh tế xã
hội. Nhiều nước ở Châu Phi có lao động Việt Nam làm việc cũng gặp khủng
hoảng kinh tế xã hội và chính trị, còn ở Trung Đông lại phải đối đầu với cuộc
chiến tranh Iraq. Vì vậy mà hầu hết các nước này không còn nhu cầu tiếp nhận
lao động Việt Nam, thậm chí có tiếp nhận nhưng đứt quãng và số lượng cũng
không đáng kể. Trước những biến động bất ổn đó, để có thể tiếp tục duy trì và
phát triển xuất khẩu lao động, Chính phủ đã khẳng định: phải tiếp tục mở rộng
hợp tác quan hệ quốc tế, trong đó hợp tác về xuất khẩu lao động vẫn được coi
như là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia.
 Chủ trương.

Mở rộng và hướng xuất khẩu lao động sang các nước trong khu vực và trên
thế giới, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp,
coi đó là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động việc làm quốc gia.
- Ngày30/6/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 108/CT – HĐBT về việc mở
rộng hợp tác lao động, là một nhiệm vụ kinh tế quan trọng, có ý nghĩa chiến lược
lâu dài.
- Ngày 20/01/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 07/NĐ - CP đã khảng
định: Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là
một hướng giải quyết đúng đắn…
 Mục tiêu.
Nhằm duy trì xuất khẩu lao động, phát huy mọi tiềm năng lao động và chất
xám, giải quyêt việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu
ngoại tệ cho Đất nước.
2.2.2.2 Kết quả xuất khẩu lao động.
Khác với thời kỳ đầu, cơ chế xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ này
đã được đổi mới, trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước và
chức năng kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Nhà nước thống nhất xuất
khẩu lao động bằng các chính sách và quy định pháp lý. Các tổ chức kinh tế
được nhà nước cấp giấy phép thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất
khẩu lao động thông qua các hợp đồng ký kết với bên nước ngoài. Do vậy mà
khắc phục được những khó khăn và đạt được một số kết quả khích lệ bước đầu
và điều này được thể hiện rõ qua bảng số (4) kết quả xuất khẩu lao động dưới
đây.
Bảng số (4): Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 -
1995.
Đơn vị tính: (Người).
Năm
Số lượng
Lao động
XK

Nữ
Tỷ lệ (%)
Nữ
Lao động
có nghề
Tỷ lệ (%)
lao động
có nghề
Tiền gửi về
(USD)
1991 1.022 133 34,05 520 51,00 7.971.600
1992 810 79 33,33 423 52,22 14.289.600
1993 3.960 480 33,58 2.341 59,16 45.177.600
1994 9.230 980 41,60 4.679 50,69 109.200.000
1995 10.050 1.715 46,26 5.489 54.61 181.272.000
Tổng 25.072 3.387 13,51 13.452 53,65
357.910.80
0
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.
Hình (2): Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam
thời kỳ (1991 - 1995).
Qua kết quả xuất khẩu lao động thời kỳ từ 1991 – 1995 trên đây, ta nhận
thấy một số vấn đề sau:
Nhìn chung, số lượng lao động xuất khẩu của ta đưa đi hàng năm là rất
thấp so với các năm xuất khẩu trong thời kỳ trước, đồng thời số lượng lao
động xuất khẩu cũng không cố định mà luôn có sự biến đổi theo từng năm cụ
thể. Số lượng lao động xuất khẩu thấp nhất trong thời kỳ này là năm 1992, ta
chỉ đưa đi được 810 lao động; trong đó có 79 người là lao động Nữ, chiếm
33,33% và 423 lao động đã có tay nghề, chiếm 52,22% trong tổng số lao động
được đưa đi năm 1992. Năm 1991 được coi là năm có tiến bộ hơn, nhưng số

lượng lao động đưa đi cũng chỉ dừng lại ở con số 1.022 lao động; Trong đó,
133 lao động Nữ, chiếm 34.05% và 520 người là lao động đã qua đào tạo,
chiếm 51% trong tổng số lao động được đưa đi trong năm 1991. Tình trạng trì
trệ này đã được khắc phục bằng các kết quả số lượng lao động xuất khẩu tăng
dần trong các năm từ 1993 – 1995. Năm 1993 ta xuất khẩu được 3.960 lao
động; trong đó có 480 lao động Nữ, chiếm 33,58% và 2.341 lao động có nghề,
chiếm 59,16% trong tổng số lao động được đưa đi trong năm 1993. Năm 1994
ta xuất khẩu được 9.230 lao động; trong đó có 980 lao động Nữ, chiếm 41,60%
và 5.489 lao động có tay nghề, chiếm 50,69% trong tổng số lao động được đưa
đi trong năm 1994. 10.050 là con số lao động xuất khẩu cao nhất mà xuất khẩu
lao động Việt Nam đã đạt được trong cả thời kỳ; trong đó có 1.715 người là
lao động Nữ, chiếm 46,26% và 5.489 lao động đã có nghề, chiếm 54,61% trong
tổng số lao động đã được đưa đi trong năm 1995.
Số liệu cũng cho thấy: tỷ lệ (%) lao động Nữ còn rất thấp so với tổng số
25.072 lao động được đưa đi trong cả thời kỳ, khoảng 3.387 người, chiếm
13,51%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động có tay nghề lại tăng lên đáng kể, khoảng
13.452 người, chiếm 53,65%. Như vậy, tỷ lệ lao động có tay nghề trong thời kỳ
này cao hơn hẳn so với thời kỳ đầu 1980 – 1990 là 11,59% còn tỷ lệ (%) lao
động Nữ lại giảm xuống, khoảng 24,75% so với thời kỳ đầu.

×