Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
Đề tài nghiên cứu :
MỘ THÁP PHẬT GIÁO Ở ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT :
Mộ tháp phật giáo còn được gọi là tháp mộ, tháp thờ, hay tháp phật.
“Đi đến những ngôi chùa Việt Nam, thấy những ngọn tháp cao, thực ra không cao
lắm, chừng mười đến mười ba thước, những tháp thấp hơn chừng ba đến năm
thước. Người ta cũng quan niệm đơn giản, đó là tháp mộ của các vị sư từng trụ trì
nơi đất Phật này, hoặc giả, đó là nơi đựng xá lỵ của các vị cao tăng .” ( Theo
Giacngo.vn )
Phật giáo là một trong những tín ngưỡng tôn giáo lớn nhất của người Việt Nam và
cả thế giới. Ở phật giáo chúng ta có thể biết đến với những tín ngưỡng và nhiều
kiến trúc đặc sắc khác nhau nhưng chắc hẳn mộ tháp phật giáo vẫn là ẩn số với khá
nhiều người. Mộ tháp à kiến trúc cổ ở các ngôi chùa có niên đại lâu đời và được
xây dưới dạng mộ hình tháp, và là nơi chôn cất của các chủ trì hoặc cao tăng. Mộ
tháp phật giáo cũng là một trong những điểm văn hóa đặc sắc của phật giáo nói
chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Tháp Phật mang một ý nghĩa biểu tượng của triết thuyết Phật giáo.
MỞ ĐẦU :
1.Lý do chọn đề tài :
Xuyên suốt quá trình phát triển của phật giáo ở Việt Nam, mộ tháp là biểu tượng
đặt trưng của chùa chiền Việt Nam, tuy nhiên vấn đề tìm hiểu cũng như nghiên cứu
về mộ tháp vẫn chưa phát triển. Mộ tháp đặc biệt xuất hiện nhiều ở các nước xứ sở
của đạo phật như Ấn Độ, Thái Lan, tuy nhiên mộ tháp ở Việt Nam có phần hạn chế
hơn. Ở Việt Nam, mộ tháp chủ yếu có nhiều ở các tỉnh như Ninh Bình, Nam Định,
Hà Nội,... Còn vấn đề mộ tháp ở Đà Nẵng chưa từng được nghiên cứu, vì thế nhóm
4 chọn đề tài “Mộ tháp phật giáo ở Đà Nẵng” làm vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu
1
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
kĩ hơn về tín ngưỡng thờ phụng, cũng như những nét đặc sắc của mộ tháp phật
giáo ở Đà Nẵng và của đạo phật trên toàn thế giới.
2.Mục địch nghiên cứu :
- Tìm hiểu rõ hơn về đạo phật ở Đà Nẵng nói riêng và của phật giáo nói chung.
- Khám phá ra những nét đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng riêng của phật giáo ở
các chùa chiền.
- Biết rõ hơn về kiến trúc phật giáo ở mộ tháp.
- Hiểu rõ hơn về văn hóa của phật giáo cũng như đời sống và quan điểm của tín đồ
phật giáo
3.Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Có kết quả thiết thực và chính xác để làm tư liệu cho :
Phật giáo Đà Nẵng
Phật giáo Việt Nam
Khảo cổ học
Di tích – lịch sử văn hóa
Nghệ thuật kiến trúc
Chính quyền thành phố Đà Nẵng
4.Đối tượng, phạm vị và tài liệu nghiên cứu :
- Đối tượng : Mộ tháp phật giáo
- Phạm vi : Thành phố Đà Nẵng
- Tài liệu nghiên cứu : cuốn sách “Thiền uyển tập anh”
- Phạm vi thực tế : Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
5.Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
- Khảo cứu
- Biên khảo
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
I.
Kết quả nghiên cứu dựa trên tài liệu :
A. Tài liệu 1:
Cuốn sách : THIỀN UYỂN TẬP ANH
Soạn giả : Kim Sơn – Thiền phái Trúc Lâm ( năm 1337 )
Năm 1715 được khắc in bản đầu tiên.
Dịch giả : Lê Mạnh Phát ( Năm 1976, đến năm 1999 được tái bản )
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
1. Nội dung chính của cuốn sách :
Bản Thiền uyển tập anh được khắc in năm 1715 gồm 2 quyển. Đầu
sách có một bài tựa không mang tên tác giả. Sau bài tựa có danh sách
14 người đã góp công vào việc ấn. Tiếp theo là 68 Thiên truyện , gồm:
3
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
+ 37 thiên chép tiểu truyện của 38 vị ( truyện 11 chép chung hai vị )
thiền sư thuộc phải Vô Ngôn Thông.
+ 29 thiên chép tiểu truyện của 39 vị thiền sư thuộc phái Tỳ-ni-đa-lưuchi.
+ Một thiên chép tiểu truyện của thiền sư Thảo Đường cùng danh sách
gồm 18 vị thuộc thiền phái này.
Có thể nói tuy Thiền uyển tập anh là tác phẩm truyện nhưng đó là
một thế giới thu nhỏ của tín ngưỡng phật giáo cũng như là một dấu
ấn đậm nét của phật giáo đương thời.
2. Lý do chọn tài liệu :
- Đây là cuốn sách cổ nhất về phật giáo mà chúng ta hiện có.
- Là cuốn sách cổ đầu tiên đề cập đến mộ tháp :
Ở trong cuốn sách tháp với mộ tháp được hiểu như nhau.
Trang 12 _ Thiền uyển tập anh ( Lê Mạnh Phát dịch ) có đoạn :
“Dạy xong, Sư chắp tay mà mất. Cảm Thành làm lễ trà tì thu xá
lợi, dựng tháp thờ Sư tại núi Tiên du, bấy giờ là nhằm ngày12
tháng giêng năm Bính ngọ Đường Bảo Lịch thứ 2 (826), Sư thọ
sáu mươi tám tuổi.”
Đoạn này kể về THIỀN SƯ Vô Ngôn Thông (759 - 826). Qua cái
chết của nhà sư soạn giả đề cập đến tháp, ở đây là tháp chôn cất và
thờ nhà sư, tương ứng với mộ tháp mà chúng ta đang nghiên cứu
Tiếp theo ở tập truyện về Thiền sư Vân Phong, dịch giả Lê Mạnh Phát có
dịch một đoạn :
“Trong khoảng Chính hoà (1680 - 1704), vua đến chơi, đổi tên chùa là
Trấn quốc. Trong khoảng Vĩnh Hựu (1735 - 1739) và Cảnh Hưng
(1740 - 1786) có những danh Tăng như Hà Giác Quan, Đỗ Tu Ma, Đỗ
Trung Nghĩa đều ở đó. Ba tháp Thông quang, Linh quang và Viên
quang cùng tượng của họ hiện còn. Đời Gia Long của triều ta, Bùi
phương trượng kế đăng, tháp Tịch quang của Sư này nay vẫn còn.”
( Trang 19 _ tập truyện thứ 4 )
Ở đoạn này thấy rõ mộ tháp là nơi lưu giữ những gì thuộc về
những thiền sư,danh tăng hay trụ trì đã khuất.Trong đó còn lưu giữ
tượng của họ.
...
3. Tiểu kết :
Qua cuốn sách chúng ta có thể thấy được :
4
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
- Xuyên suốt những truyện trong Thiền uyển tập anh là sự ra đi của
một danh tăng, đi liền với sự kết thúc là một ngôi tháp xuất hiện.
- Cuốn sách khắc họa rõ nét và cụ thể về những bật thiền sư và
những người được chôn cất trong mộ tháp. Những người được
chôn cất trong mộ tháp thường là những bật thiên sư có ảnh hưởng
to lớn đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo tại một vùng, một chùa
nhất định.
- Mộ tháp được vua chúa ban thưởng hoặc do chính nhà chùa làm
nên để tôn kính danh tăng.
- Tùy theo điều kiện hay dụng ý mà mộ tháp được xây với kích
thước khác nhau, có thể ít tầng hoặc nhiều tầng ( ít có thể 2-3 tầng,
nhiều có thể lên đến hơn trăm tầng ), có thể to hoặc nhỏ.
Qua đó cho ta thấy được ý nghĩa của mộ tháp đối với phật giáo là
vô cùng quan trọng.
II.
Kết quả nghiên cứu trên thực tế :
A. Địa điểm nghiên cứu 1:
Chùa Tam Thai _ Ngọn thủy sơn, Núi Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Chủ trì hiện tại : Thượng hạnh Hà Mã
1. Lý do chọn địa điểm :
- Chùa Tam Thai là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.
( Xây dựng năm 1630 )
- Là di tích lịch sử văn hóa
5
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
- Chùa là một trong những nơi tín ngưỡng phật giáo phát triển nhất ở
thành phố Đà Nẵng.
- Là nơi có nhiều mộ tháp, trong đó có những mộ có niên đại lâu
đời.
2. Mộ tháp 1 : ( cách chùa Tam Thai khoảng 10m. Ở phía trái chùa )
- Mộ được xây dựng năm 2005.
- Là nơi chôn cất Sư ông Thượng Trí Hạ Giác ( chủ trì trước của
chùa ) .
- Kiến trúc :
Mộ gồm 5 tầng, với không gian kín.
Mỗi tầng tháp thì mái có 6 cạnh, mỗi đỉnh cạnh có một tượng lân.
6
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
Đỉnh tháp là hình tòa sen , với một trụ thẳng ở tâm tòa sen hướng lên trời.
Tháp được xây dựng bằng kết cấu từ 6 trụ đứng.
Mỗi tầng tháp được trang trí với những hoa ven khác nhau, chủ yếu là các
hoa văn gần gũi với đời sống, thiên nhiên như : nhành lựu, cây cối , cây tre,
chim chóc , ...
7
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
Mặt chính của tháp ( tầng 1 ) có văn bia viết bằng chữ Hán cổ.
Trước văn bia có lưu hương cỡ lớn và trước lưu hương có tượng phật A di
lặc.
8
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
Điểm giao giữa đế tháp với tầng 1 là một tòa sen lớn bao quanh 6 cạnh của
tòa tháp .
B. Địa điểm nghiên cứu 2: Chùa Linh Ứng_Ngọn Thủy Sơn, Núi
Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
1. Lý do chọn địa điểm :
9
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
- Chùa Linh Ứng cùng nằm trên khuôn viên Ngọn Thủy Sơn. Chùa
Tam Thai được gọi là chùa trong thì chùa Linh Ứng được gọi là
chùa ngoài.
- Chùa Linh Ứng có nhiều mộ tháp cổ.
2. Mộ tháp 2 :
- Mộ được xây dựng ngày 28 – 11 -1975
- Là nơi tưởng niệm và chôn cất hòa thượng Thích Hương Sơn ( Chủ
trì trước của chùa Linh Ứng )
- Kiến trúc :
Mộ tháp gồm 3 tầng, mỗi tầng gồm 6 cạnh, mỗi đỉnh cạnh là một con rồng.
Đỉnh tháp là hình hoa sen và có trụ
10
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
6 chân tháp, mỗi chân tháp là hình một con lân.
Tầng 1 được trang trí bằng hoa văn, tầng 2 và 3 được trang trí bằng hán tự.
11
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
Tầng dưới cùng là tòa sen .
Mộ tháp có 6 cột.
Xung quanh mộ có tường thấp bao bọc và trên tường được trang trí bằng các
hoa văn như hình : hoa sen, thú vật,...
Phía sau mộ tháp là trích dẫn cuộc đời của hòa thượng Thích Hương Sơn.
12
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
Phía trước là lưu hương và hai bên là hai con lân.
Mặt trước mộ có bia bằng chữ Hán.
13
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
C. Tổng kết nghiên cứu :
- Trong quá trình tìm hiểu nhóm biết được câu chuyện về sự hình
thành kiến trúc mộ tháp theo truyền thuyết của phật giáo :
Đức phật trước khi đi cắm gậy của mình xuống đất, úp quả chuông
xuống và phủ áo cà sa lên để lại cho đời sau hình thù của tháp mộ,
dần dần tháp được biến tấu thêm tòa hoa sen trên đỉnh đầu che lấp
phần dư của gậy và tăng thêm phần tín ngưỡng trong phật giáo.
Từng tầng của tháp mộ được thể hiện theo nép gấp của áo cà sa.
- Mục đích xây dựng tháp mộ thường được để tưởng nhớ những trụ
trì, sư tăng đã khuất của chùa. Những người có ảnh hường lớn đến
tín ngưỡng phật giáo ở tại ngôi chùa. Và mộ tháp nơi chôn cất của
những bậc sư thầy đó.
- Kiến trúc mộ tháp hầu như gần giống nhau. Cho dù những niên đại
xây dựng khác nhau, và có vài nét biến tấu nhưng cơ bản vẫn giữ
nét đặc trưng ban đầu của kiến trúc mộ tháp phật giáo như :
Biểu tượng lân, rồng, văn bia, hoa văn truyền thống và biểu hoa
sen trên đỉnh đầu. Cơ bản vẫn mang kiến trúc của một ngôi mộ.
Và những nét giống như trong truyền thuyết.
14
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
D. So sánh mộ tháp và tháp :
1. Đối tượng lựa chọn nghiên cứu :
Tháp Xá Lợi ( Xá Lị ) . Tháp được xây dựng năm 1997
_ Thuộc khuôn viên chùa Linh Ứng_ Ngọn Thủy Sơn, Núi Ngũ
Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
2. Lý do chọn đối tượng :
- Tháp gần với hai mộ tháp đã thực hiện nghiên cứu.
- Kiến trúc tương tự và tháp tương đối lớn.
15
Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 4 – 13CVHH
3. Phân tích đối tượng :
- Những điểm giống mộ tháp :
+ Gồm nhiều tầng, mỗi tầng có 6 cạnh, đỉnh mỗi cạnh là hình một
con rồng.
+ Có một trụ giữa hướng lên trời.
+ Có lưu hương thờ.
+ Mỗi tầng được trang trí bằng hoa văn hoặc là chữ Hán.
- Những điểm khác nhau giữa mộ tháp và tháp.
+ Mộ tháp là không gian kín còn tháp là không gian mở.
+ Tháp không có tòa sen trên cùng.
+ Tháp không có văn bia.
+ Tháp được xây dựng để thờ phật và các vị la hán.
+ Tháp có tên còn mộ tháp thì không.
KẾT LUẬN :
Hầu hết các chùa điều mộ tháp, đó là nơi chôn cất và tưởng niệm các vị cao tăng
cũng như trụ trì đã khuất trong chùa. Mộ tháp ở các chùa khác nhưng điều có nét
kiến trúc gần như giống nhau.
Mộ tháp là một trong những biểu hiện tiêu biểu của sự hình thành và phát triển của
kiến trúc phật giáo ở Việt Nam.
16