Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

Những thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.12 MB, 48 trang )

Những thành tựu tiêu biểu
của nghệ thuật Trung Quốc
NHÓM 7 – LỚP 13CVHH


I. LỜI MỞ ĐẦU:
• Thời gian đi qua xóa nhòa nhiều thứ, chỉ còn lại với đời những
tinh hoa. Những tinh hoa ấy không tập trung mà phân tán
trên khắp địa cầu. Từ thời cổ đại đã có nhiều nền văn minh
lớn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhân loại. Ngoài Ai Cập,
Lưỡng Hà, Ấn Độ phải kể đến Trung Quốc. Trung Quốc nằm
trong số những cái nôi khởi đầu cho sự tiến bộ của loài người.
Bởi nền văn minh này có sự phát triển toàn diện trên các lĩnh
vực, nó còn lan tỏa sang các quốc gia lân cận. Người Trung
Quốc thích và giỏi sáng tạo. Bởi vậy những thành tựu họ để
lại là rất đáng ghi nhận, đặc biệt là trên lĩnh vực nghệ thuật.
Nghệ thuật Trung Quốc là sự kết tinh của trí óc lẫn sự dẻo dai.
Điều đó thể hiện qua những thành tựu to lớn còn tồn tại đến
bây giờ.


II. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA NGHỆ
THUẬT TRUNG QUỐC:
1. Kiến
trúc

Kiến trúc Trung Quốc rất phong phú và đặc sắc,bao gồm các thể
loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn
miếu,phòng ngự… Những kiến trúc cổ đại này sinh ra và lớn lên
trong nền văn hoá truyền thống Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ II TCN
đến giữa thế kỷ XIX) đã hình thành một hệ thống khép kín độc lập,


có giá trị thẩm mỹ và trình độ công nghệ cao hàm chứa ý nhân văn
sâu sắc.

VÀ Khi nói đến những thành tựu kiến trúc Trung Quốc, ta có thể kể đến một số
công trình kiến trúc tiêu biểu sau:


VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH :
Vẻ đẹp có một không hai của Vạn Lý
Trường Thành, công trình phòng thủ nổi tiếng
thế giới được xây dựng trải qua nhiều triều đại
trong lịch sử Trung Quốc.
Vạn Lý Trường Thành được liệt vào danh
sách “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của thế giới”.
Năm 1987, Vạn Lý Trường Thành được
UNESCO công nhận là Di sản thế giới.


Bức tường thành liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 trước Công Nguyên
cho tới thế kỷ 16. Vạn Lý Trường Thành có 3 phần cơ bản với độ dài mỗi phần khoảng
5.000 km (xấp xỉ 10.000 lý theo đơn vị đo của người Trung Quốc), chính vì vậy nó mới
được gọi “thành dài vạn lý”.
«Bất đáo Trường Thành phi hảo hán» là câu nói
cửa miệng của người Trung Quốc. Vạn lý
Trường Thành (tức Trường Thành) là công trình
kiến trúc vĩ đại nhất, là một trong những biểu
tượng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, và là
niềm tự hào của dân tộc này. Trường Thành bắt
đầu từ ải quan Gia Dụ (Cam Túc) ở phía tây,
uốn khúc chập chùng chạy sang phía đông đến

ải quan Sơn Hải (Hà Bắc).

(Bất đáo trường thành phi hảo hán - Bút tích của Chủ tịch Mao
Trạch Đông)


Quá trình xây dụng Vạn lý trường thành :
-Thời Xuân Thu: (770 - 476 tr.CN) tường nước Qi.
-Thời Chiến Quốc: (475-221 trCN) -Bức tường đế chế Jianluo nhà Tần. -Bức tường Vua Zhao
nhà Tần. -Bức tường nhà Ngụy. -Bức tường nhà Chu. -Bức tường nhà Yan.
-Thời nhà Tần (221 - 207 tr.CN): vạn lý trường thành nhà Tần (gọi là bức tường 10.000 dặm nhà
Tần).
-Thời nhà Hán (206 tr.CN - 24 sau CN): tường nhà Hán và 2 lâu đài ở khu Nội Mông.
-Thời Bắc Ngụy (386 - 534 sau CN): tường nam nước Ngụy.
-Thời nhà Qi (550 - 557): tường bắc nhà Qi.
-Thời nhà Tùy (581 - 618): tường nhà Tùy.
-Thời nhà Liêu (916 - 1125): tường và hào nhà Liêu.
-Thời nhà Jin (1115 - 1234): hào nhà Jin.
-Thời nhà Minh (1368 - 1644): vạn lý trường thành nhà Minh.


( Trường Thành dưới thời nhà Hán )
(Trường thành dưới thời nhà Tần. Đỏ: thành, Cam: ranh giới
quốc gia của Trung Quốc ngày nay.)


( Trường thành dưới thời nhà Minh )
( Mọi người tham gia xây dựng Trường
thành )



-

Vạn Lý trường thành và những sự thật thú vị :

• Vạn Lý trường thành là công trình nhân tạo dài nhất hành tinh
• Nơi rộng nhất của tường thành là 30 m, nơi cao nhất là 3,65 m. Điểm cao nhất của Trường Thành (đỉnh
tháp canh) là 7,9 m.
• Lời đồn đại rằng loại vữa dùng để xây Trường Thành được trộn xương người là hoàn toàn không có
thật. Vữa dùng để xây công trình dài nhất thế giới này bao gồm nhiều loại vật liệu khác nhau tùy từng
thời, từ đất sét, đá, gạch vụn, gỗ tới đá vôi...
• Vài phần của Trường Thành được bảo tồn và phục chế, nhưng phần lớn đều đã hoang phế. Từng có
thời gian người dân gỡ gạch đá của Trường Thành để xây nhà.
• Việc xây dựng Trường Thành chính thức chấm dứt vào năm 1644 khi vị vua cuối cùng của triều Minh
bị phế truất. Từ đó Trường Thành không được xây thêm mà chỉ có các hoạt động sửa chữa, trùng tu.


Theo truyền thuyết, một con rồng đã chỉ hướng xây dựng Trường Thành cho người Trung Quốc. Nhiều
người còn cho rằng bản thân Vạn Lý Trường Thành đã mang hình dáng của một con rồng nằm trên rặng
núi.


Vạn Lý Trường Thành còn được mệnh danh là “nghĩa trang dài nhất thế giới” vì hàng trăm ngàn người

đã chết trong quá trình xây dựng. Một số người được chôn ngay dưới móng tường thành.


Vạn Lý Trường Thành là điểm tham quan nổi tiếng và đông khách nhất Trung Quốc, với hàng chục

triệu lượt khách mỗi năm.



Đây còn là nơi diễn ra nhiều thử thách thể thao. Ví dụ vào năm 1987, vận động chạy đường dài người

Anh, William Lindesay, đã chạy hơn 2.400 km trên Trường Thành.


Hầu hết các bức tường thời kỳ xây dựng đầu tiên không còn tồn tại. Vạn Lý Trường Thành chúng ta

thấy ngày nay được xây dựng chủ yếu trong thời nhà Minh (1368-1644).


Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của Vạn Lý Trường Thành, quỹ Bảo tồn
Di sản thế giới đã liệt công trình này vào danh sách những di sản bị đe dọa nặng nề
nhất.


Nhiều người tin rằng có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ trên mặt trăng,

nhưng giống như nhìn một sợi tóc từ khoảng cách 3 km, điều đó là không thể.
Ngày 11 – 05 – 2004 ESA ( Cơ quan Hàng không châu ) khẳng định Vạn Lý
Trường Thành không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng có thể nhìn bằng một
camera thích hợp.


TỬ CẤM THÀNH ( CỐ CUNG BẮC KINH ):

Đây là hoàng cung của chế độ
phong kiến trung Quốc suốt 500 năm.
Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt,

kiến trúc rộng lớn, bày biện sang trọng,
Tử Cấm Thành là viên ngọc vĩ đại của
kiến trúc Trung Quốc.


Nằm giữa lòng thành phố Bắc Kinh sầm uất, Tử Cấm
Thành (còn gọi là Cố Cung) như một kì quan đẹp vĩnh
hằng cùng với thời gian, ghi dấu ký ức oai hùng của một
thời đại vàng son huy hoàng mà hơn 24 vị hoàng đế nhà
Minh và Thanh đã ngự trị suốt từ khi hoàn tất vào năm
1421 cho đến năm 1925. Tử Cấm Thành ngày nay là bảo
tàng viện lớn nhất trên thế giới, cất giữ các báu vật nghệ
thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc, cổ vật và
hội họa. Hàng năm, Cố Cung này có đến 10 triệu lượt
khách tham quan. Năm 1987, UNESCO tuyên bố Tử
Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới.

( Toàn cảnh Tử Cấm Thành )


Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi
Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu
thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh - Thanh từ Minh
Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm.
Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2. Cố
Cung gồm có: 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh cơ và khoảng 9.000 phòng. Xung quanh có tường
thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt
thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn.
Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam - Bắc ở chính giữa. Hai bên là các
kiến trúc phụ đối xứng nhau.



Cửa Thái Hoà:

Đây là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành

Cửa Ngọ Môn :

Ngọ Môn là cửa chính để vào Cố Cung nằm ở phía Nam
trên trục chính.


Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung
tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong
quần thể kiến trúc đó.

Điện Thái Hoà :


Điện Trung Hoà

Điện Trung Hoà là nơi
để vua chuẩn bị trước
khi tới điện Thái Hoà
ngự triều, diện tích hơi
nhỏ, bài trí cũng đơn
giản.

Ngai


vàng

trong

điện

Bảo Hoà:

Cung Càn Thanh:
Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm
Thành, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu.
Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại
thần và giải quyết công việc hàng ngày.


Điện Giao Thái, cung Khôn Ninh :

(điện Giao Thái )

Cung Khôn Ninh đời Minh và đầu đời Thanh là nơi ở của
Hoàng hậu


Điện Dưỡng Tâm :
Ngự hoa viên (vườn Thượng Uyển):

( Cổng của điện Dưỡng Tâm )
Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái hậu, đến đời

Phần phía sau cùng ở Tử Cấm Thành là Ngự hoa

viên mà trong các sách Việt Nam thường gọi là
Vườn Thượng Uyển. Đó là vườn hoa trong cung
đình.

vua Ung Chính nhà Thanh thì dùng làm nơi ăn nghỉ
của nhà vua, còn là nơi tiếp kiến các đại thần, giải
quyết công việc thường nhật, nên ở giữa điện không
có ngai vàng.


2. Điêu
khắc :

Nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc đã có từ lâu đời và chiếm vị trí khá quan
trọng trong nền nghệ thuật nước này. Cách đây 6000 năm, người Trung Quốc
đã biết dùng ngọc để chế tác thành các đồ trang sức đeo trước cổ. Đây là kĩ
thuật ngọc điêu sớm nhất ở Trung Quốc cũng như trên thế giới.Từ thời xưa
người ta đã chia điêu khắc ra làm ba ngành: điêu khắc trên ngọc gọi là ngọc
điêu, điêu khắc trên đá gọi là thạch điêu, điêu khắc trên gỗ gọi là mộc điêu.


• Ngọc điêu:
Chạm khắc ngọc là
một trong những loại
hình điêu khắc cổ xưa
nhất Trung Quốc, thể
hiện sự kết hợp giữa
tính “cương” của
ngọc với cái “nhu”
của hội họa, hai đặc

tính ấy giao hòa làm
nên sự tuyệt vời của
loại hình nghệ thuật
tinh mỹ này.


• Thạch điêu :
Điêu khắc đá ở Trung Quốc có lịch sử hơn 3.000 năm, bắt đầu vào khoảng đời nhà
Thương. Vào thời nhà Đường, Phật giáo phát triển rất mạnh, các tăng ni phật tử trở
thành người truyền bá nghệ thuật điêu khắc đá.
Đến thời Minh, Thanh, điêu khắc đá Thanh Điền phát triển rất mạnh, kỹ thuật cũng như
phương pháp điêu khắc ngày càng tinh xảo hơn.
Nhiều tác phẩm điêu khắc đá của Trung Quốc đã được đánh giá cao và có giá trị rất
lớn. Như cặp tượng” Tần ngẫu” đời Tần, tượng Lạc Sơn đại phật cao 71 mét do hòa
thượng Khải Tông khai tạc. Tiếp đó là tượng phật nghìn mắt nghìn tay và 500 vị la
hán của Dương Huệ Chi. Công trình phật giáo lông môn động…


Tượng phật Lạc Sơn :
Tượng Phật Lạc sơn này, được tạc từ một vách đá ở miền nam Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nó được xây
dựng bởi một nhà sư Trung Hoa có tên là Haithong vào năm 713, công trình này được hoàn thành sau 90
năm và cho tới ngày hôm nay, nó vẫn là tượng đá Đức Phật lớn nhất trên thế giới cao 71m và rộng 28m.


Là nơi lưu giữ số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc
Phật giáo cổ của Trung quốc. Được UNESCO công nhận

Long Môn
động:
Là một công trình được khắc hoàn toàn

từ đá và dựa trên nền của các hang
động rộng lớn tại vùng Lạc Dương, tên
của nơi này theo tiếng Trung có nghĩa
là “Cổng rồng”. Hang động được khởi
công từ năm 493, thuộc triều đại Bắc
Ngụy (năm 386 - 534), khi mà giai cấp
thống trị chuyển đến Lạc Dương.

là Di sản thế giới, hang động Longmen (hay Long Môn
động) là một kho báu với số lượng lớn các tác phẩm điêu
khắc Phật giáo cổ của Trung quốc.


• Mộc điêu :
Khắc gỗ đạt đến đỉnh cao đầu tiên ở Trung Quốc trong thời nhà Tống (9601279) khi các nhà nghệ thuật liên hợp lại với nhau thành lập các xưởng khắc gỗ.
Sản xuất khắc gỗ màu đạt đến một trình độ hoàn hảo cao, thế nhưng trong thế kỷ
17 khắc gỗ ở Trung Quốc chỉ được sử dụng để in lại hình ảnh, mà trong đó có rất
nhiều cố gắng để diễn đạt lại thật đúng các ấn tượng do vẽ bằng cọ và các tông
màu mang lại.Ngày nay nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đã đạt đến trình độ cao. Có
những tác phẩm đã được đưa vào sách kỉ lục.


×