Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QTNL TẠI CÔNG TY CAO SU VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.12 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QTNL TẠI CÔNG TY CAO SU VÀNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng
Công ty hoá chất Việt Nam, chuyên sản xuất các loại: Săm lốp xe đạp, xe máy, ô
tô, băng tải các loại, các loại cao su chịu áp lực, pin R20, các chi tiết kỹ thuật
bằng cao su ...Trụ sở chính của Công ty đặt tại 231 Đường Nguyễn Trãi, Quận
Thanh Xuân- TP Hà Nội.
Công ty Cao Su Sao Vàng mà tiền thân là Nhà Máy Cao Su Sao Vàng
được khởi công xây dựng từ ngày 22/12/1958, nằm trong tổng thể khu công
nghiệp Thượng Đình (gồm ba nhà máy:Cao Su, Xà Phòng, Thuốc Lá), chính
thức khánh thành và đi vào hoạt động ngày 23/5/1960.
Trải qua nhiều năm xây dụng và trưởng thành, Công ty luôn là lá
cờ đầu của ngành sản xuất chế phẩm cao su trong cả nước. Cho đến nay, Công
ty đã khẳng định được vai trò của mình và từng bước đi lên trong nền kinh tế
thị trường.
Trong những năm đầu mới thành lập, mặt hàng chủ yếu của Công
ty là săm lốp xe đạp. Mặt hàng này được sản xuất theo kế hoạch đã định trước
của nhà nước và chủ yếu sử dụng cho việc phân phối. Trải qua nhiều năm tồn
tại trong cơ chế hành chính, quan liêu bao cấp (1960-1978) nhịp độ sản xuất
của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động không ngừng tăng lên, nhưng nhìn
chung sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, ít được cải tiến về mẫu mã do
không có đối thủ cạnh tranh, bộ máy gián tiếp cồng kềnh, người đông song
hoạt động trì trệ, kém hiệu quả, thu nhập người lao động thấp, đời sống gặp
nhiều khó khăn.
Từ năm 1988-1989: Nhà máy trong thời kỳ quá độ, chuyển đổi từ
cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.Với tinh thần sáng
tạo, đoàn kết, nhất trí, Nhà máy đã tiến hành tổ chức và sắp xếp lại sản xuất
một cách có chọn lọc,bổ xung và tháo gỡ những ách tắc trong cơ chế cũ như:
+ Tổ chức lại sản xuất, giảm thiểu số bộ máy quản lý
+ Phân cấp quản lý cho các đơn vị cơ sở
+ Xây dựng mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc


Cùng với phương châm: Vì lợi ích của Nhà máy trong đó có lợi ích chính
đáng của riêng mình đã đưa Nhà máy dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
Năm 1990, sản xuất dần dần ổn định, thu nhập người lao động có chiều
hướng tăng lên, đã có nhiều biểu hiện tích cực chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại
và phát triển được trong nền kinh tế thị trường.
Từ năm 1991 đến nay: Công ty đã khẳng định được vị trí của mình là một
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Với hai nhiệm vụ cơ bản là sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, hiện nay Công ty Cao Su Sao Vàng có mạng lưới bán
hàng rộng khắp cả nước. Để mở rộng quy mô hơn nữa Công ty tích cực nghiên
cứu thị trường, tìm ra và đáp ứng thị trường bằng những mặt hàng mới phù
hợp. Đặc biệt công ty đã không ngừng nâng cao uy tín của mình bằng những
biện pháp như bảo hành sản phẩm, cải tiến khâu tiêu thụ. Với nỗ lực không
ngừng và sự gắn kết chặt chẽ giữa lãnh đạo Công ty với các phòng ban, cùng
CNVC-LĐ trong toàn Công ty. Đến nay, Công ty Cao Su Sao Vàng đã thực sự
khẳng định được vị trí khá chắc chắn của mình và đạt được nhiều thành tích
đáng kể như:
- Theo QĐ số 645/CNNg ngày 27/8/1992của Bộ Công Nghiệp Nặng đổi
tên Nhà máy thành Công ty Cao Su Sao Vàng. Ngày 1/1/1993Công ty
chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty Cao Su Sao Vàng.
- Ngày 5/5/1993 Theo QĐ số 215/TCNDT của Bộ công nghiệp nặng cho
thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Để chuyên môn hoá đối tượng quản
lý, ngày 20/12/1995 Thủ Tướng chính phủ quyết định số 835TTcp và nghị
định 02/cp ngày 25/1/1996 phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của
Tổng Công ty hoá chất Việt Nam. Theo văn bản này, Công ty Cao Su Sao
Vàng được đặt dưới sự quản lý của Tổng Công ty hoá chất Việt Nam.
Chúng ta đi xem xét kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trông
những năm gần đây:
* Năm 1960:
+ Giá trị tổng sản lượng: 2459442 đồng
+ Sản phẩm chủ yếu:

- Lốp xe đạp: 93664 chiếc
- Săm xe đạp: 38388 chiếc
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên: 262 người, được phân bổ trong 3
phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ ( không có ai tốt nghiệp đại
học, có hai cán bộ tốt nghiệp trung cấp)
+ Vốn sản xuất chủ yếu là vốn cố dịnh, không quá 1.000.000 đồng
vốn lưu động do nhà nước cấp
* Năm 2000:
+ Giá trị tổng sản lượng: 332.894.000.000 đồng
+ Sản phẩm sản xuát khá đa dạng và .phong phú gồm nhiều chủng
loại, mẫu mã nhưng có một số loại chủ yếu sau:
- Lốp xe đạp: 8013264 chiếc
- Săm xe đạp: 7524563 chiếc
- Lốp ô tô: 160877 chiếc
- Săm ô tô: 100137 chiếc
-Yếm ô tô: 23041 chiếc
- Lố xe máy: 1644156 chiếc
- Pin các loại: 42495780 chiếc
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên là 2726 người, trong đó trên đại
học có một người và 258 người có trình độ đại học, còn lại là công nhân kỹ
thuật và cao đẳng, trung cấp.
Để đẩy mạnh sản xuất, bên cạnh những biện pháp tổ chức nhằm
phát huy những tiềm năng sẵn có, điều chỉnh lại bộ máy quản lý thì việc đổi
mới công nghệ và cải tiến mẫu mã sản phẩm vẫn luôn được Công ty coi là một
yêu cầu bức thiết cần quan tâm. Do máy móc, thiết bị đuợc đầu tư trước đây
đại đa số đã bị hao mòn hữu hình, một số đã khấu hao hết, một số hết khả
năng sử dụng và số khác không còn phù hợp với yêu cầu hiện nay về chất
lượng, số lượng và quy cách sản phẩm. Công ty đã mạnh dạn huy động các
nguồn vốn nhằm đầu tư có chiều sâu, đổi mới có trọng điểm. Và kết quả là sản
phẩm Công ty sản xuất ra không chỉ đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong

nước mà còn có khả năng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Cùng với việc sản xuất và đổi mới công nghệ Công ty còn mở rộng
quy mô của mình bằng cách liên tục sát nhập với các xí nghiệp, nhà máy ở các
địa phương khác nhằm thực hiện chuyên môn hoá sản phẩm và bán thành
phẩm.
Tháng 3-1994: Công ty sát nhập với Xí Nghiệp Cao su Sao Vàng Thái
Bình và đưa xí nghiệp này trở thành một chi nhánh của Công ty tại Thái Bình.
Xí nghiệp này chuyên sán xuất, tiêu thụ săm lốp xe đạp, xe thồ...
Tháng 8-1995:Công ty sát nhập với Nhà máy Pin điện cực Xuân Hoà và
Nhà máy này trở thành chi nhánh của Công ty tại Xuân Hoà, chuyên sản xuất
về pin các loại.
Gần đây nhất là tháng 10-2000: Công ty sát nhập với Nhà máy Cao Su
Nghệ An và mở tại đây một chi nhánh vừa là cơ sở sản xuất các sản phẩm tù
cao su đồng thời cũng là chi nhánh chính để thực hiện các hoạt động tiêu thụ
của Công ty tại địa bàn lân cận.
Tính đến nay, Công ty đã có hơn 40 năm xây dựng và phát triển.
Hiện nay, Công ty đang là một trong những đơn vị kinh tế quốc doanh làm ăn
có hiệu quả nhất ở Hà Nội, xứng đáng được coi là con chim đầu đàn của
nghành chế phẩm cao su trong cả nước. Trong những năm gần đây, các sản
phẩm cao su của công ty luôn được đánh giá cao. Doanh thu của công ty hàng
năm tăng rất nhanh, thu nhập người lao động được nâng cao và đời sống ngày
càng được cải thiện . Ngoài ra, sản phẩm của Công ty cũng ngày càng trở nên
đa dạng và phong phú hơn rất nhiều và được tặng thưởng nhiều huy chương
về chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm.
Như vậy, qua nhiều năm thành lập và phát triển, Công ty Cao Su Sao Vàng đã
hoàn toàn đứng vững và khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế
thị trường ngày một phát triển như hiện nay.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ –KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CAO SU SAO
VÀNG ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, BỐ TRÍ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG,
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, CHĂM LO ĐỜI SỐNG CNVC-LĐ.

1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty
Công ty Cao Su Sao Vàng tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực
tuyến tham mưu, đứng đầu là giám đốc Công ty chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn
vị. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng
nghiệp vụ với các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong đó có nhiều người đã
từng tu nghiệp ở nước ngoài.
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty
(hình2.1) chúng ta có thể xác định rõ được chức năng, nhiệm vụ của từng
phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban đó cũng như các xí nghiệp, cơ
sở sản xuất đảm bảo cho việc sản xuất và xử lý thông tin nhanh và kịp thời.
Quá trình quản lý thu được hiệu quả cao nhất.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban gồm:
- Chức năng của ban giám đốc
+ Giám đốc Công ty: Lãnh đạo chung, chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ
bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà
nước về mọi hoạt động của Công ty.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp việc cho giám đốc về mặt kỹ thuật và phụ
trách khối kỹ thuật.
+ Phó giám đốc sản xuất: Điều hành sản xuất và nội bộ của Công ty
+ Phó giám đốc kinh doanh: Lãnh đạo các hoạt động kinh doanh của
Công ty.
+ Phó giám đốc đối ngoại XNK: Chỉ đạo về đường lối đối ngoại và XNK,
nghiên cứu, hợp tác khoa học mang tính quốc gia
+ Phó giám đốc xây dựng cơ bản: Phụ trách toàn bộ khâu sửa chữa, xây
dựng của toàn Công ty.
+ Bí thư Đảng uỷ và văn phòng Đảng uỷ: Lãnh đạo về công tác Đảng của
Công ty.
.+ Chủ tịch công đoàn và văn phòng công đoàn: Làm công tác công đoàn
của Công ty.
- Chức năng của các phòng ban:

+Phòng kỹ thuật cao su: Phụ trách các vấn đề về công nghệ sản xuất các
sản phẩm cao su, nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm mới, triển khai các đề án
cấp nhà nước.
+ Phòng kỹ thuật cơ năng: Phụ trách các hoạt động cơ khí, năng lượng,
động lực và an toàn lao động.
+ Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng vật tư hàng hoá đầu vào, đầu ra, thí
nghiệm nhanh để đánh giá các mẻ luyện.
+Phòng XDCB: Tổ chức thực hiện các đề án xây dựng cơ bản theo chiều
rộng và chiều sâu, trình giám đốc xem xét các dự án khả thi để có kế hoạch đầu
tư tiếp.
+Phòng tổ chức hành chính:Tổ chức quản lý nhân sự, lao động, tiền
lương, đào tạo và văn phòng
+Phòng điều độ: Đôn đốc giám sát tiến độ sản xuất kinh doanh, kịp thời
báo cáo số liệu về sản xuất, kinh doanh, ngày, tháng, năm, quý...
+ Phòng quân sự bảo vệ: Bảo vệ tài sản, vật tư, hàng hoá của Công ty,
phòng chống cháy nổ, xây dựng và huấn luyện tự vệ...
+ Phòng kế hoạch thị trường: Mua sắm vật tư hàng hoá đầu vào, tiêu thụ
sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất-kỹ thuật, tài chính, trình duyệt và theo dõi
thực hiện.
+ Phòng tài chính kế toán: Làm công tác hạch toán kế toán, lập kế hoạch
tài chính, quyết toán tài chính theo niên độ. Thường xuyên báo cáo kết quả sản
xuất kinh doanh cho ban giám đốc.
+ Phòng đối ngoại XNK: Nhập khẩu các vật tư, hàng hoá công nghệ cần
thiết mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đạt yêu cầu chất
lượng sản phẩm của Công ty.
+Phòng đời sống: Chăm lo sức khoẻ, đời sồng vật chất, công tác y tế,
quan tâm đến môi trường làm việc của công nhân viên.
Các xí nghiệp: Sản xuất theo kiểu chuyên môn hoá, nhằm tận dụng được
hết khả năng của từng nơi và từng địa bàn hoạt động.
* Nhận xét: Qua xem xét về sơ đồ và chức năng của các phòng ban, bộ

máy quản lý của Công ty ta có thể nhận thấy đây là một công ty có quy mô hoạt
động lớn và bộ máy điều hành, tổ chức hết sức khoa học. Đây là sơ đồ tổ chức
theo kiểu kết hợp nên nó đã tận dụng dược một cách tối đa các ưu điểm của
các hình thức quản lý trực tuyến và chức năng. Tuy nhiên, ở đây cũng đòi hỏi
người cán bộ cấp cao phải là người thực sự có năng lực quản lý một cách tổng
hợp mới có khả năng nắm bắt được toàn bộ quá trình sản xuất kinh danh của
công ty một cách thường xuyên, liên tục. Đồng thời cũng cần thiết đến lòng
trung thực, nhiệt tình của các nhân viên cấp dưới và ý thức tự quản của bản
thân người lao động từ quá trình sản xuẫt mới có được hiệu quả một cách tối
đa
2. Đặc điểm về sản phẩm:
Là một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su phục vụ
cho sản xuất và tiêu dùng, sản phẩm chính của Công ty trong thời gian qua
gồm có:
+ Lốp xe đạp gồm có các loại:
+ Lốp 650 đỏ, đen, hai màu
+ Lốp 660: đen, hai màu
+ Lốp mini: đỏ, đen, hai màu
+ Lốp xe thồ
- Săm xe đạp: chủmg loại tương đương với lốp xe đạp nhưng chỉ có hai
màu đen và đỏ
- Lốp ô tô: một bộ lốp ô tô gồm có lốp, săm, và yếm. Lốp ô tô các loại có
500-10; 500-12; 600-12; 650-14; 750-20; 825-20; 925-20;..trong đó lốp 900-20
được coi là lốp chuẩn
- Săm lốp ô tô xe máy gồm có các loại: Honda; Sim Son; Mínkl Ưin;
Future
- Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số loại sản phẩm khác như: Pin R20,
băng tải các loại, phụ tùng máy bằng cao su, ủng cao su, các loại cao su kỹ
thuật khá
Có thể khẳng định rằng, sản phẩm của Công ty rất đa dạng. Với cùng một loại

sản phẩm nhưng công ty đã cố gắng sản xuất nhiều mẫu mã, kích thước khác
nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Chẳng hạn như lốp xe máy
của Công ty có rất nhiều loại khác nhau từ lốp xe Honda đến lốp của nhiều loại
xe mới hiện nay như: Future, Ware...Ngoài ra một số sản phẩm của công ty
mang tính đồng bộ cao, Ví dụ như lốp xe ôtô 500 – 20 đến 650 – 14 bao giờ
cũng gồm 01 lốp, 01 săm, 01 yếm. Chính sự đa dạng đó đòi hỏi công nghệ sản
xuất cũng phải liên tục được cải tiến một cách linh hoạt thích ứng với sự thay
đổi về mẫu mã cũng như quy cách sản phẩm.
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Là một doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty hoá chất Việt Nam nêu nguyên
liệu của Công ty có những đặc thù riêng. Đó là những nguyên tố hoá học,
những chất vô cơ, hưu cơ có công thức hết sức phức tạp. Để chế tạo ra một sản
phẩm phải có những nhóm nguyên liệu chính sau:
+ Nhóm 1: Bao gồm các loại cao su: Cao su thiên nhiên và cao su tổng
hợp. Đây là nhóm nguyên liệu chính của Công ty.
+ Nhóm 2: Chất liệu hoá (chủ yếu là lưu huỳnh).
+ Nhóm 3: Chất tiếp xúc D, M, DM, TMTD...
+ Nhóm 4: Các chất trợ xúc tiến: ZnO, axits, Stric...
+ Các chất phòng bão như D, A, RD...
+ Nhóm 6: Chất phòng tự lưu: AP.
+ Nhóm 7: Chất độn, than đen, N330, N774, Cao lanh...
+ Nhóm 8: Chất làm mềm: paraphin, antilux 654.
+ Nhóm 9: Vải mành, vải mành ô tô, xe đạp, xe máy, các loại vải mành
khác dùng để làm dây cua roa.
+ Nhóm 10: Tanh các loại (dùng cho ô tô, xe đạp, xe máy...).
+ Nhóm 11: Các nguyên vật liệu phụ: xăng công nghiệp, vải lót, nilông
bọc...
Có thể nói việc phân chia các nhóm trên đây chỉ mang tính tương đối vì
một chất có thể vừa là chất độn, vừa là chất xúc tiến. Do đặc điểm về nguyên
liệu của Công ty nên công nghiệp sản xuất săm lốp cao su đòi hỏi phải có sự

chính xác cao độ nhất ở công đoạn sử dụng các chất lưu hoá, xúc tiến... Tình
hình nguyên vật liệu của Công ty có một số nét nổi bật sau:
Thứ nhất, hầu hết các nguyên vật liệu quan trọng của ngành cao su đều
phải nhập khẩu từ nước ngoài (100% các chất phòng bão, tanh, silicon, cao su
tổng hợp đều phải nhập ở nước ngoài. Các nước thường xuất khẩu cho ta là
Nhật Bản, Nam Triều Tiên, úc và trước kia là Liên Xô, phương thức nhập khẩu
của Công ty được tiến hành theo hai cách:
+ Công ty trực tiếp nhập của nước ngoài với khối lượng lớn như vậy sẽ
tiết kiệm được chi phí và không phải qua trung gian.
+ Công ty nhập thông qua các nhà trung gian với khối lượng nhỏ. Theo
phương thức này, Công ty sẽ tiết kiệm được thời gian, mức độ rủi ro thấp
nhưng chi phí cao.
Chính do việc Công ty phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài nên
dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc vào các nhà cung uứng, dễ bị gây sức ép về giá
cả và thời gian giao hàng, kế hoạch kinh doanh phụ thuộc nhiều vào nhà cung
ứng.
Thứ hai: Việc dự trữ vật tư không đảm bảo các nguyên tắc an toàn kinh
tế. Việc tính dự trù vật tư được tiến hành như sau:
Lượng vật tư cần = ∑ số lượng x dự trù định mức + chênh lệch tồn kho.
Việc tính toán được giao cho phòng kế hoạch kinh doanh đảm nhận.
Trên thực tế do kho chứa vật tư không đảm bảo về kỹ thuật, diện tích nên ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng nguyên vật liệu và thời gian bốc dỡ hàng.
Biểu 2.1. Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu ba năm 1998. 1999, 2000.
Năm
Tên vật tư
ĐVT 1998 1999 2000
1. Giá trị nhập khẩu USD 4.100.000 7.300.400 12.000.880
2. Số lượng
- Cao su tổng hợp Tấn 800 1.120 1.310
- Vải mành Tấn 500 690 820

- Than đen Tấn 70 95 110
- Dây thép tanh Tấn 300 420 560
- axit Stearic Tấn 60 128 310
- Silicon Tấn 4 11 21
- Van ô tô Chiếc 100.000 347.514 462.000
- Van xe máy Chiếc 700.000 130.200 1.456.921
- Lưu huỳnh Tấn 30 37 46
- Silicat Tấn 16 19 18
( Nguồn: Phòng đối ngoại XNK )
4. Đặc điểm về tài chính.
Bước sang nền kinh tế thị trường trong điều kiện hạch toán kinh doanh
độc lập, cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty Cao su sao vàng
đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt về thị trường, vốn, máy móc thiết bị cũ, lạc
hậu. Đứng trước tình hình đó, Công ty đã xác định lại phương án sản xuất kinh
doanh là vừa sản xuất, vừa đầu tư và đầu tư có trọng điểm . Công ty đã mạnh
dạn tạo vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm thông qua ba nguồn:
+ Vốn tự có: Chủ yếu trích từ khấu hao TàI SảN Cẩ địNHĐ và lợi nhuận
để lại Công ty, cùng với việc huy động từ chính người lao động trong tập thể
Công ty. Tính đến cuối năm 2000, tổng số vốn tự có của Công ty vào khoảng 60
tỷ đồng.
+ Vốn ngân hàng cấp.
+ Vốn liên doanh, liên kết.
Tiến tới Công ty có kế hoạch cổ phần hoá từng phần doanh nghiệp của
mình trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó chính người
lao động sẽ là các cổ đông và họ thực sự gắn bó quyền lợi, trách nhiệm của
mình với Công ty hơn.
Chúng ta có thể xem xét tình hình tài chính của Công ty qua các năm gần
đây thông qua biểu sau:
Biểu 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Công ty từ 1997 - 2000.

(Đơn vị: 1.000.000 VNĐ).
Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999 2000
Số tiền L% Số tiền L% Số tiền L% Số tiền L%
Tổng vốn 96.656 00 107.66
5
00 110.75
2
00 123.00
0
00
Vốn lưu động 43.051 4.54 26.486 4.6 26.470 3.9 28.659 3.3
Vốn cố định 53.605 5.46 81.179 5.4 84.282 6.1 94.341 6.7
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Qua biểu trên ta thấy:
- Từ cơ cấu vốn của Công ty có thể chứng tỏ đây là một Công ty có quy
mô lớn và tốc độ tăng trưởng vốn là khá nhanh: so sánh các năm ta có bảng
sau:
Biểu 2.3: Mức tăng trưởng vốn qua các năm 98, 99, 2000.
(Đơn vị: 1.000.000 VNĐ)
Chỉ tiêu 98/97 99/98 2000/99
Tổng vốn 11.009 3.087 12.248
Vốn lưu động - 16.565 - 16 2.189
Vốn cố định 27.574 3.103 10.059

Nhìn vào bảng mức độ tăng trưởng vốn ta có thể nhận thấy nguồn vốn
tăng qua các năm và năm sau cao hơn năm trước.
- Nguồn vốn tăng chủ yếu là vốn cố định. Đây cũng là một đặc trưng đối
với doanh nghiệp sản xuất. Nguồn vốn cố định tăng lên như vậy chủ yếu để đầu

tư cho máy móc thiết bị và có một số máy móc thiết bị chính như: Máy luyện,
máy lưu hoá lốp xe đạp, máy định hình lưu hoá lốp ô tô, máy cắt vài và lò đốt
dầu...
Như vậy, với nguồn vốn lớn mạnh và các hình thức sử dụng vốn một
cách có hiệu quả, Công ty có thể đứng vững và phát triển một cách nhanh
chóng, đảm bảo đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay go va
quyết liệt như hiện nay. Đồng thời, cùng với việc đầu tư đúng mức sẽ giúp cho
sản phẩm của Công ty không chỉ cạnh tranh với thị trường trong nước mà cả
các sản phẩm của thị trường nước ngoài, đưa nền kinh tế nước ta ngày càng
phát triển hơn nữa, có khả năng hoà nhập với sự phát triển chung của nền
kinh tế trong khu vực.
5. Đặc điểm về thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất.
5.1 Đặc điểm về công nghệ sản xuất.
Quy trình công nghệ của Công ty cao su Sao vàng là qui trình sản xuất
liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến song do chu kỳ sản xuất ngắn nên việc
sản xuất chỉ diễn ra ở một xí nghiệp.
Nhìn chung, công nghệ sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô về cơ bản
không khác nhau nhiều. Hai qui trình sản xuất săm xe đạp và lốp xe đạp được
thê rhiện trong các hình 2.2 và 2.3.
Qua quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp, chúng ta có thể thấy một số
công đoạn rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất lốp xe đạp đó là công
đoạn luyện, cán, tráng, lưu hoá, thành hình. Những công đoạn này có ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm (KCS).
* Công đoạn luyện chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầulà sơ luyện có
tác dụng biến cao su sống thành cao su có độ dẻo thích hợp; gia đoạn hai là
hỗn luyện, cao su sau khi sơ luyện được kết hợp với hoá chất cho ra sản phẩm
cao su có màu thích hợp phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm cao su theo
yêu cầu. Đây là công đoạn quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy,
công đoạn này nhân viên KCS tự cân đong hoá chất và kiểm tra luôn sản phẩm
sau khi đã hỗn luyện.

* Công đoạn cán tráng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
sản phẩm lốp xe đạp, lốp xe máy, lốp ô tô, công đoạn này có 4 bước công việc
là: sấy khô vải, nhiệt luyện cao su, táp cao su một mặt, tráng cao su hai mặt.
Yêu cầu của công đoạn cán tráng là sản phẩm làm ra không được quá dày
hoặc quá mỏng. Cao su phải được cán đều hai mặt, mặt trong mỏng hơn mặt
ngoài.
* Công đoạn thành hình lốp, công đoạn này sử dụng một số bản thành
phẩm của các công đoạn khác như: Sử dụng vải của công đoạn tráng, sử dụng
tanh của công đoạn sản xuất tanh. ở công đoạn này, yêu cầu kích thước lốp
phải chuẩn, mặt lốp được định hình và cũng có nhân viên KCS theo dõi, kiểm
tra.
* Công đoạn lưu hoá là công đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất,
lốp xe đạp sau khi được định hình đưa vào nấu chín ở nhiệt độ cao từ 150 độ
đến 160 độ C. Công đoạn này, công nhân có quyền lựa chọn bán thành phẩm
của khâu định hình vì khi cao su đã được nấu chín, nếu hỏng sẽ không sử dụng
lại được và sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Sản phẩm làm ra
sẽ được nhân viên KCS kiểm tra và đóng dấu chất lượng.
Hỗn luyện
Nhiệt luyện
Ép suất
Luồng ống
Lưu hoá
Định dài
Cắt van
Mài đầu
Phết keo
Nối đầu
Thử chân không
Đóng gói
Nhập kho

Hóa chất
Cao su
Sàng sẩy
Sơ luyện
Hình 2.2: Quy trình sản xuất săm xe đạp
Hình 2.3: Qui trình sản xuất lốp xe đạp
Dây thép tanh
Đảo tanh
Cắt ren tanh
Luồn ống nối
Dập cắt ba via
Vòn tanh tròn
Cắt hình mặt lốp
Cao su sống
Cắt sấy
Sơ luyện Phối lực
Gia công cắt sấy
Hoá chất Vải mành
Cán tráng
Sấy
Hỗn luyện Xé vải
Nhiệt luyện Cuộn vải
Thành hình lốp
Định hình lốp
Lưu hoá lốp
Kiểm tra
Nhập kho
Cốt hơi
Tóm lại, do tính chất phức tạp của bước công việc ở các công đoạn nêu
trên viện bố trí công nhân lành nghề có trình độ phù hợp với mức độ phức tạp

của bước công việc trong dây chuyền đã được các xí nghiệp sản xuất hết sức
quan tâm. Việc sắp xếp này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác trả lương sản
phẩm ở các xí nghiệp. Nếu bố trí lao động hợp lý thì người lao động sẽ nhận
được tiền lương phù hợp với hao phí lao động do chính họ bỏ ra và xí nghiệp sẽ
thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu bố trí lao động không hợp
lý thì sẽ ảnh hưởng tới việc hoàn thành công việc cũng như đảm bảo cho người
lao động có được nguồn thu nhập thoả đáng.
5.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Trước đây, phần lớn các máy móc hoạt động trong các xí nghiệp sản
xuất của Công ty là máy móc của Trung Quốc. Mặc dù một số máy móc thiết bị
đã hết thời gian sử dụng nhưng vẫn được dùng như: Máy luyện kín, máy luyện
hở, máy lưu hoá săm lốp xe đạp... Số máy cũ chủ yếu tập trung ở XNCS 1,
XNCS2, XNCS3, khi sử dụng máy móc này chúng gây ra tiếng ồn lớn, toả hơi
nóng tốn nhiên, nguyên vật liệu.
Đến nay, Công ty đã từng bước đổi mới công nghệ, thay đổi máy móc
thiết bị tiên tiến của các nước như: Liên Xô, Đức, Nhật, Đài Loan và cả Việt
Nam... Do việc đầu tư đúng hướng, Công ty đã liên tục cải tiến và mua sắm
thêm thiết bị mới, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất với những mặt hàng có
chất lượng cao, có uy tín, số lượng lớn, phù hợp với nhu cầu phong phú của thị
trường. Hiện nay Công ty đã và đang sử dụng các loại máy móc sau:
Biểu 2.4: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty.
STT Tên máy móc, thiết bị Nướcsản
xuất
Nămđưavàosử
dụng
Nguyêngiá(VNĐ)
1. Máy luyện các loại VN, TQ, LX 1960,1976,1992 886.719.711
2. Máy cán các loại Trung Quốc 1971,1976,1993 861.861.921
3. Máy thành hình lốp VN, TQ 1975,1993,1994 1.208.272.810
4. Máy định hình Việt Nam 1989 7.196.125

5. Máy lưu ho cácloại TQ,VN,LX 1965. 1987, 1996 2.152.425.656
6. Máy đột dập tanh Việt Nam 1976, 1979, 1993 5.190.610
7. Máy cắt băng VN, Đức 1973, 1977, 1990 127.139.191
8. Các loại bơm TQ 1987, 1996 251.132.113
9. Máy nén khí QT, Nhật 1992, 1993, 1996 91.655.000
10. Máy cuộn vải VN, Mỹ 1961, 1975, 1993 6.910.410
11. Máyép,máycuộn đầu săm Trung Quốc 1965, 1975, 1993 1.270.000.000
12. Máy ép vải mành Việt Nam 1978 851.767
13.. Các loại khuôn Đài Loan 1971, 1988, 1995 95.106.410
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Mặt khác, do đặc điểm của Công ty là tiến hành sản xuất ba ca nên số
lượng máy móc được đưa vào sử dụng hết công suất. Số lượng máy móc mới
mua về được tiến hành tính khấu hao nhanh nhằm thu hồi vốn để tiếp tục đầu
tư vào đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm.
Như vậy, nhìn chung Công ty đã nhận thức được vấn đề cải tiến máy móc
thiết bị sản xuất một cách đúng đắn, số lượng máy móc đầu tư được sử dụng
một cách tối đa nhằm tránh được lãng phí máy móc và hao phí vô hình. Tuy
nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi các nhà quản trị phải biết sắp xếp nguồn
nhân lực cho phù hợp cũng như tìm kiếm những thị trường mới, ngách để tiêu
thụ được các sản phẩm của Công ty mình một cách cao nhất có thể.
6. Đặc điểm về lao động.
Lao động là yếu tố quan trọng đảm bảo cho qúa trình sản xuất kinh
doanh có hiệu quả và là yếu tố đầu vào cho mỗi qúa trình sản xuất kinh doanh.
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà máy cao su sao vàng
có: 262 người phân bổ trong ba phân xưởng sản xuất và sáu phòng ban nghiệp
vụ. Về trình độ không ai tốt nghiệp đại học, chỉ có hai cán bộ tốt nghiệp trung

×