1. PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU
1.2. MỤC ĐÍCH
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
1.3.1. Đối tượng
1.3.2. Phạm vi
1.4. BỐ CỤC CỦA BÀI
Nội dung của bài tiểu luận được chia thành ba phần:
Phần 1: Tổng quan
Phần này giới thiệu khái quát mục đích của bài tiểu luận, đối tượng , phạm vi
điều tra, nội dung và bố cục của bài tiểu luận.
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Khái quát chung về lạm phát
Chương 2: Tình hình lạm phát 2008
Chương 3: Biện pháp
Phần 3: Kết luận
1
2. PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẠM PHÁT
2.1.1. Khái niệm
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế đi liền với nền kinh tế thị trường. Có nhiều
nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ này nhưng nói chung chưa
có sự thống nhất hoàn toàn.
Karl Marx cho rằng: “Lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá mức cần thiết”
V.I.Lenin cũng đưa ra một ý niệm tương tự: “Lạm phát là sự thừa ứ tiền giấy
trong lưu thông”.
Vào thập niên 1960 Milton Fredman khẳng định lại rằng: “Lạm phát bao giờ
và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”.
Còn R.Dornbusch và Fischer cho rằng: “Lạm phát là tình trạng mức giá
chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian nhất định”.
Đề cập đến lạm phát, người ta thường có hai khái niệm kèm theo, đó là giảm
phát hay còn gọi là thiểu phát và giảm lạm phát.
Giảm phát (Deflation): là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm
xuống đi liền với việc giảm bớt thu nhập quốc dân và sản lượng.
Giảm lạm phát (Disinflation): là sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát – nghĩa là mức giá
chung vẫn tăng lên, tức vẫn còn lạm phát, nhưng với mức độ thấp hơn trước, tức tốc
độ tăng giá trở nên chậm lại.
2.1.2. Phân loại
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa nên
dựa vào tỉ lệ tăng giá để căn cứ phân loại lạm phát. Trên cơ sở đó các nhà kinh tế đã
chia lạm phát thành ba loại khác nhau.
Lạm phát vừa phải (Moderate inflation)
Là loại lạm phát một con số (Single digitinflation) hay lạm phát nước kiệu.
Xảy ra khi giá cả hành hóa tăng chậm ở mức một con số hằng năm (dưới 10%).
Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
Lạm phát cao (Gallopping inflation)
Lạm phát cao hay còn gọi là lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở
mức hai con số (Từ 10% đến dưới 100%). Với mức lạm phát này, mức độ tăng giá
đã gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, biểu hiện bằng đồng tiền mất giá
một cách nhanh chóng, lãi suất thực (real interest rate) giảm xuống dưới số 0 và có
nơi lãi suất thực giảm xuống 50% - 100% và do vậy nhân dân tránh giữ tiền mặt mà
muốn bảo tồn của cải dưới dạng tài sản phi tiền tệ.
Siêu lạm phát (Hyper inflation)
Xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hay còn được gọi là lạm
phát siêu tốc. Đây được coi là một căn bệnh ung thư đối với các nền kinh tế.
Vd: Cuộc siêu lạm phát điển hình diễn ra tại Đức vào tháng 11/1923 với tỷ lệ
10.000.000 lần do với tháng 11/1922. Sau này,ở các nước khác, siêu lạm phát diễn
ra như Bolivia vào 1985 với tỷ lệ 50.000%.
2
2.2. CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT 2008
2.2.1. NGUYÊN NHÂN
Sau cơn khủng hoảng lạm phát vào những năm 1980 đầu 1990 giá cả Việt
Nam đã duy trì ổn định với tỷ lệ lạm phát bình quân chỉ trên 3% trong những năm
1996 – 2003. Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008, nước ta đã phải
đương đầu với nạn lạm phát. Năm 2008 được coi là có hai cuộc khủng hoảng đối
với nền kinh tế. Không nằm ngoài những nguyên chung đã gây ra nạn lạm phát thì
năm 2008 còn có cho nó những nguyên nhân riêng. Vậy nguyên nhân gây ra lạm
phát 2008 là do đâu?
2.2.1.1. Tác động của thị trường thế giới
Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy giảm mạnh 4.9% năm 2007, dự báo
xuống 4% năm 2008. Thương mại quốc tế giảm mạnh so với năm 2006. Nền Kinh
tế Mỹ (chiếm ¼ GDP toàn Thế giới) đang suy giảm, chuyển qua suy thoái, ảnh
hưởng đến giá cả nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm trên toàn Thế giới tăng
đột biến dẫn đến lạm phát xảy ra ở nhiều nước. Thị trường tài chính Thế giới thiệt
hại khoảng 3500 tỷ USD, đặc biệt Việt Nam đang được đánh giá là “ngôi sao đang
lên”. Sau khi gia nhập WTO thì nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam từ các nhà đầu tư
nước ngoài rất lớn đã góp phần làm tăng chi tiêu, xây dựng, chứng khoán, lạm phát.
Bởi vì Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu vì vậy khi nền kinh tế gặp
trục trặc thì ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế của Việt Nam.
2.1.1.2. Tàn dư của năm 2007
Tại Việt Nam các nguyên nhân phát sinh lạm phát trên đều xuất hiện
với những trọng số khác ở mỗi thời kỳ khác nhau. Năm 2007 là năm
mà các nhà nước tích tụ bấy lâu nay gặp cơn lốc lạm phát Thế giới. Ở
năm 2008, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng nhanh. Năm 2007 là 12.63%
và ba tháng đầu năm 2008 tăng trên 9%, đặc biệt là cán cân thương
mại năm 207 thâm hụt lớn. Cán cân vãng lai thâm hụt ở tỷ lệ cao trên
6% ở mức đáng lo ngại. Hệ thống chính trị khủng hoảng do những tác
bên trong hoặc bên ngoài làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ
của nhà nước xói mòn. Từ đó làm cho uy tín và sức mua của đồng
tiền bị giảm sút, họ không tiêu xài hoặc đánh giá thấp giấy bạc mà
nhà nước phát hành. Khủng hoảng giá nhiên liệu, giá lương thực, sắt
thép… trên Thế giới vừa được hạ nhiệt thì cuộc khủng hoảng địa ốc
cho vay dưới chuẩn mực ở nước Mỹ được “ủ bệnh” từ hơn một năm
trước bùng phát vào giữa tháng 9 đã lan nhanh sang lĩnh vực tài chính
tiền tệ, kinh tế, lao động, việc làm và lan nhanh sang các khu vực các
nước.
2.1.1.4. Lạm phát do chi phí đẩy
Trong năm 2008, giá cả các mặt hàng lương thực thực phẩm và nguyên liệu
đầu vào chủ chốt cho nền kinh tế như xăng dầu, sắt thép… giá nhân công tăng
3
mạnh. Nước ta nhập khẩu chiếm 90% GDP tuy là giá xăng dầu tăng cao trong
phamj vi toàn cầu nhưng tình hình lạm phát ở các nước khác không trầm trọng như
nước ta. Do tăng chi phí sản xuất vào việc sử dụng nguồn lực còn thấp, tiền lương
thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp
với tăng trưởng đã khơi mào cho quá trình lạm phát. Ngoài ra nếu nhìn sâu hơn thì
có một nguyên nhân đơn giản mà ai cũng thấy rõ là làm giảm nguồn cung của một
số mặt hàng thiết yếu, cụ thể là dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh trong những
năm gần đây tái phát 2008, đặc biệt đầu năm 2008 là việc rét đậm rét hại làm chết
8328 con trâu bò ở Tây Bắc Bộ.
2.1.1.5. Lạm phát do cầu kéo
Do tổng cầu vượt trội đã đẩy giá chung lên cao, sự thúc đẩy của cầu
có thể xuất phát từ những cú sốc bên trong hay bên ngoài, từ những
chính sách thu chi ngân sách hay thị trường mở rộng, chính sách tài
khóa không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng của căn bện lạm
phát ở nước ta. Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế chính phủ đã có
những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên
tục bội chi ngân sách trong nhiều năm trên 6% GDP (năm 2007 bội
chi khoảng trên 56 nghìn tỷ đồng). Đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là
điều cần thiết nhưng dàu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải gây lãng phí
lớn trong thời gian dài là nguy hiểm cho nền kinh tế nước nhà. Chính
sách tiền tệ năm 2007 cũng có những vấn đề cần xem xét, cung tiền
(tống phương tiện thanh toán) tăng nhanh 2005 là 23.4%, năm 2006 là
33.6%, năm 2007 là 53.8%, tổng cộng ba năm cung tiền M
2
tăng
134.2% trong khi ba năm GDP chỉ tăng 25.09%. Đầu năm 2008 nó
bộc phát mạnh là do sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu)
và thiên tai. Thật không may trong thời điểm nhạy cảm này là một
động thái có từ trước của chính phủ. Đó là tăng lương cơ bản 20%
vào ngày 1/1/2008
2.1.1.6. Lạm phát do xuất nhập khẩu
Năm 2008 Việt Nam hội nhập kinh tế Thế giới có nhiều doanh nghiệp nước
ngoài và trong nước mọc lên. Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn so với
tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản
phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung nhỏ hơn tổng cầu, lạm phát
nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
Sản phẩm không tự sản xuất được phải nhập khẩu khi giá nhập khẩu tăng dẫn
đến giá bán sản phẩm tăng, đẩy mức giá chung tăng và nước ta đã nhập khẩu cả tỷ
lệ lạm phát từ các nước đặc biệt là Trung Quốc.
2.1.1.9. Lạm phát quán tính
Trong đợt sốt giá gạo ảo đã gây ra lạm phát quán tính. Lạm phát trong thời
gian gần đây tăng đột biến không chỉ là hệ quả tích kuyx của quá trình tăng trưởng
4
dài hạn mà còn là kết quả của năng lực sản xuất yếu kém do tích tụ của trình độ
công nghệ thấp và chậm được cải thiện trong nhiều năm qua
Do siêu lợi nhuận có được từ đầu cơ trên cả hai thị trường chứng khoán và bất
động sản đã làm nảy sinh phương thức tiêu dùng mà đặc trưng của nó là mua vét
với khối lượng lớn trong thời gian ngắn nhiều loại hàng hóa như vàng, ngoại tệ,
đất đai..
2.2.2. Diễn biễn lạm phát 2008
2.2.2.1. Những năm trước lạm phát 2008
Sau cơn khủng hoảng lạm phát vào những năm cuối 1980 đầu 1990, giá cả
chung ở Việt Nam đã duy trì ở mức ổn định với những tỷ lệ lạm phát bình quân chỉ
trên 3% trong những năm 1996 – 2003. Vấn đề lạm phát của nền kinh tế nước ta
được nhắc đến nhiều từ những năm 1996 – 2003. Có thể thấy liên tục từ 1998 đến
nay, tốc độ tăng trưởng GDP năm sau đều cao hơn năm trước và năm 2008 đạt mức
cao nhất trong vòng 10 năm. Chỉ số CPI đã liên tục tăng suốt trong 4 năm qua: bắt
đầu là 9.5% năm 2004; 8.4% năm 2005; 6.6% năm 2006; 12.6% năm 2007 và trong
4 tháng đầu năm 2008 đã tăng 11%. Đây là chỉ số CPI từ năm 2000 đến năm 2007
theo Tổng Cục Thống Kê:
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
8% 4% 3% 9.5% 8.4% 6.6% 12.6%
4%
3%
9,50%
8,40%
6,60%
12,60%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tại hội thảo giá cả cuối năm 2007, Giáo sư Kenichi Ohno và nhóm kinh tế vĩ
mô tài chính của Việt Nam Daragon Fund Limited (VDF) cho rằng: lạm phát của
Việt Nam ở mức thấp hơn hoặc xấp xỉ 10% không phải là thảm họa kinh tế vĩ mô và
5