Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY VPP CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.08 KB, 22 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY VPP CỬU LONG
I. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG
TRONG CÔNG TY VPP CỬU LONG:
Vấn đề trả lương cho người lao động sao cho có hiệu quả là một vấn đề rất quan
trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một
chính sách tiền lương đưa ra có hiệu quả khi nó được mọi người thực hiện và chấp
nhận, nó quyết định sự thành công trong công tác quản trị doanh nghiệp, và giúp cho
doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Tiền lương vừa là một vấn đề kinh tế vừa là
một vấn đề xã hội, do đó để tiền lương vừa là động lực thúc đẩy người lao động tham
gia vào quá trình sản xuất. Có kết quả cao và đảm bảo đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp với chi phí tối ưu là điều mà các doanh nghiệp luôn trăn trở và cố gằng hoàn
thiện nó.
Như đã phân tích ở trên cho thấy Công ty VPP Cửu Long là một doanh nghiệp
Nhà nước thuộc loại quy mô vừa và nhỏ, được thành lập và phát triển chưa lâu, xong
Công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, trong đó công tác quản lý tiền lương,
tiền thưởng đã được Ban Giám đốc Công ty quan tâm chú ý chỉ đạo sát sao. Tuy nhiên
công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế chưa được hoàn thiện...
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu và phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng tại
Công ty trong thời gian vừa qua, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau nhằm
hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tiền lương, tiền thưởng tại Công ty có hiệu quả
hơn trong thời gian tới.
1. Hoàn thiện bộ máy làm công tác tiền lương:
Như đã phân tích ở tên cho thấy là, việc tổ chức bộ máy làm công tác tiền lương ở
Công ty VPP Cửu Long trong thời gian qua là chưa hợp lý và có hiệu quả, mặt khác
việc bố trí cán gộ đảm nhận công tác tiền lương chưa phù hợp do đó gây khó khăn cho
việc thực hiện các chức năng quản lý tiền lương có hiệu quả trong Công ty. Cán bộ
phòng kế toán vừa làm công tác kế toán vừa làm công tác tiền lương nên hiệu quả hoạt
Phòng tổ chức - Tiền lương Phòng Tài chính - Kế toán
Giám đốc Xí nghiệp, phân xưởng sản xuất
Các quản đốc và tổ trưởng tổ sản xuất


Công nhân
động không cao, hơn nữa những cán bộ làm công tác kế toán này cũng chưa được đào
tạo đầy đủ về các nghiệp vụ tổ chức quản lý lao động tiền lương.
Do đó thực tế hiện nay Công ty nên khôi phục lại phòng tổ chức tiền lương, trước
mắt cần chuyển một cán bộ làm công tác tiền lương ở phòng tài chính - kế toán sang
phòng tổ chức và có kế hoạch đào tạo thêm về nghiệp vụ quản lý lao động tiền lương
cho cán bộ này.
Phòng tổ chức từ kế hoạch về nhân lực trong năm, xác định phương pháp tính quỹ
lương trong năm, lựa chọn các hình thức, chế độ trả lương và đơn giá tiền lương phù
hợp sau đó chuyển sang phòng tài chính kế toán trên cơ sở các số liệu sản xuất kinh
doanh sẽ lập kế hoạch quỹ lương và tiến hành phát lương thực hiện đến từng người lao
động.
Sơ đồ luồng vận động của dòng tiền lương trong Công ty VPP Cửu Long như sau:
: Tiền lương và luồng thông tin quản lý, đi qua các phòng, các Xí nghiệp,
phân xưởng sản xuất, các tổ (theo quan hệ quản lý từ trên xuống).
: Luồng thông tin phản hồi (của cấp chịu sự quản lý).
Từ sơ đồ trên cho thấy, luồng tiền lương vẫn vận động vẫn như cũ nhưng sự khác
nhau ở đây là vai trò của phòng tổ chức tiền lương và phòng tổ chức hành chính. Theo
sơ đồ này thì phòng tổ chức tiền lương có vai trò quan trọng hơn, được quyết định các
vấn đề chính sách đối với người lao động.
Cụ thể là: Dòng tiền lương vẫn vận động từ phòng tổ chức đến phòng tài chính -
kế toán, qua các khâu trung gian và đến người lao động. Nhưng chức năng quản lý tiền
lương đã được khôi phục lại ở phòng tổ chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ có
hiệu quả hơn và phòng tài chính - kế toán cũng giảm bớt gánh nặng do phải kiêm nhiều
công việc.
Mặc dù việc khôi phục lại phòng tổ chức tiền lương hiện nay là vấn đề cấp thiết,
nhưng trước mắt chưa thể làm ngay được mà công việc này cần phải tiến hành từng
bước một. Bởi vì nếu Công ty cần tuyển 1 cán bộ tiền lương thì cần xin ý kiến của cấp
trên, và cần phát sinh thêm chi phí, do đó trước mắt Công ty nên cử cán bộ đi học trong
thời gian ngắn tại các lớp ngắn hạn, hay tham gia các hội thảo hướng dẫn về nghiệp vụ

hoặc học tập kinh nghiệm của công tác này ở các Công ty cùng ngành... để cho cán bộ
phụ trách công tác tiền lương này nắm bắt được các kiến thức cần thiết, có hệ thống để
có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách đúng đắn và chính xác.
2. Hoàn thiện công tác quản lý các quỹ tiền lương, tiền thưởng:
2.1. Hoàn thiện phương pháp xây dựng quỹ tiền lương:
Hiện nay Công ty xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương theo phương pháp lao động
định biên:
V
KH
= [L
đb
x TL
MINDN
(H
cb
x H
PC
) + V
BC
] x 12
ΣV
KH
= V
KHSX
x V
KHKD
+ V
KHTG
Tuy nhiên việc xác định các chỉ tiêu để lập kế hoạch quỹ tiền lương chưa chính
xác và hợp lý như:

+ Xác định L
đb
: Công ty xác định L
đb
theo phương pháp định mức hao phí lao
động tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm theo đơn vị (giờ/người/đơn vị sản phẩm) từ đó
quy đổi ra số lao động định biên. Thực tế là số lao động định biên Công ty xây dựng
năm kế hoạch luôn lớn hơn số lao động thực tế thực hiện do đó chưa đảm bảo tiết kiệm
chi phí quỹ lương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó để xác định L
đb
được chính xác và phù hợp đòi hỏi công tác xây dựng định mức lao động tổng hợp cho
1 đơn vị sản phẩm cần phải được thực hiện phương pháp theo khoa học và đồng bộ đó
là phương pháp khảo sát bấm giờ và chụp ảnh bước công việc và quá trình thực hiện
công việc một cách nghiêm túc và bài bản.
+ Việc lập kế hoạch quỹ lương cho bộ phận lao động nào thì đòi hỏi phải lấy hệ
số lương cấp bậc bình quân và hệ số phụ cấp lương bình quân tương ứng với các lao
động đó để tính mới đảm bảo chính xác và hợp lý. Mặt khác Công ty phải xác định hệ
số cấp bậc bình quân theo cấp bậc công việc mới đảm bảo đúng đẵn và chính xác khi
lập quỹ lương.
+ Việc tính số lao động bổ sung đảm bảo sản xuất vào những ngày lễ, tết... cần
được Công ty hiểu đúng đắn hơn và cần đưa số lao động này vào L
đb
để lập kế hoạch
quỹ tiền lương.
2.2. Hoàn thiện phương pháp thanh toán quỹ tiền lương thực hiện:
ΣV
TH
= V
ĐG
x C

SXKD
+ V
TG
+ V
VP

Trong đó:
V
ĐG
: Là đơn giá do Công ty xây dựng và được Bộ Công nghiệp thẩm định
ΣV
TH
: Là tổng quỹ tiền lương thực hiện
C
SXKD
: Là chỉ tiêu sản xuất kinh doanh mà Công ty lựa chọn (doanh thu)
V
TG
: Là quỹ lương làm thêm giờ
V
PV
: Là các khoản phụ cấp lương chưa tính vào đơn giá.
Do Công ty tính đơn giá theo doanh thu, nên quỹ tiền lương thực hiện của Công ty
phụ thuộc rất lớn vào mức doanh thu đạt được. Thực tế là doanh thu của Công ty hàng
năm đạt rất cao nhưng thực tế hiệu quả thực sự (lợi nhuận) lại chưa lớn, do chi phí sản
xuất kinh doanh cao. Do đó quỹ tiền lương thực hiện của Công ty hàng năm rất cao và
luôn vượt so với kế hoạch. Do đó chưa đảm bảo tiết kiệm chi phí quỹ lương, do đó cần
phải căn cứ vào cả lợi nhuận đạt được hàng năm mới đảm bảo hợp lý hơn vì thực hiện
quỹ tiền lương với kết quả sản xuất kinh doanh.
Mặt khác thực tế hiện nay việc lập kế hoạch quỹ lương làm thêm giờ nhưng việc

thanh toán tiền lương làm thêm giờ chưa được Công ty thực hiện đúng chế độ, mà vẫn
trả lương như giờ làm việc bình thường là chưa hợp lý, chưa đảm bảo sức khoẻ và kích
thích cho người lao động...
2.3. Quản lý năng suất lao động khi xây dựng quỹ tiền lương:
Để đảm bảo mối quan hệ giữa phân phối cho tích luỹ và cho tiêu dùng của người
lao động trong Công ty, phải đảm bảo được nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động
bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân nhưng thực tế là tốc độ tăng
năng suất lao động năm 2002 của Công ty VPP Cửu Long lại nhỏ hơn tốc độ tăng tiêng
lương bình quân. Do đó nếu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân bằng với tốc độ
tăng tiền lương bình quân (đáng lẽ ra phải lớn hơn) thì quỹ tiền lương thực hiện của
Công ty năm 2002 chỉ là:
V
TH
2002: = L
đb
x TL
BQ
x 12
Trong đó: TL
BQ
là tiền lương bình quân khi tính lại, giảm bằng tốc độ tăng của
năng suất lao động.
TLBQ = 2.114.035 - 21.114.035 x (163% - 144,5%)
⇒ TLBQ = 1.722.938 đồng/tháng
Vậy: V
TH
2002: 206.753 (tr.đ)
Khi đó: Chi phí tiền lương đã giảm được
∆V = 482.000 - 206.753 = 201.932 (tr.đ)
Như vậy: Việc thực hiện quỹ lương năm 2002

Là rất bất hợp lý mà nguyên nhân chủ yếu là do quỹ lương thực hiện tính theo
doanh thu, nêu quỹ lương thực hiện đã vượt kế hoạch rất lớn. Đòi hỏi cơ quan quản lý
tiền lương của Công ty cần xét duyệt một cách chính xác các chỉ tiêu và điều kiện được
thực hiện quỹ lương một cách hợp lý.
2.4. Phân định rõ quỹ tiền lương của bộ phận quản lý và bộ phận tiếp sản
xuất.
Thực tế hiện nay nói chung là giữa bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất được lập
chung 1 quỹ lương, do đó Công ty thường tính gộp số lao động quản lý vào các bộ phận
sản xuất để lập quỹ lương chung và phân bố kế hoạch quỹ lương cho mỗi bộ phận sản
xuất. Điều này là không hợp lý vì chỉ có một số cán bộ quản lý được hưởng lương phụ
cấp vào tiền lương của bộ phận sản xuất, còn số cán bộ còn lại hưởng lương theo chế
độ quy định. Do đó cần tách riêng số cán bộ quản lý hưởng lương theo chế độ ra khỏi
quỹ lương của các bộ phận sản xuất để lập 1 quỹ lương riêng.
3. Hoàn thiện công tác xây dựng đơn giá tiền lương:
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất kinh doanh những sản
phẩm có chi phí nguyên vật liệu lớn trong giá thành sản phẩm, do những nguyên vật
liệu này là từ nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn của giá cả biến động trên thị trường,
mặt khác trong Công ty, phòng kinh doanh vật tư thực hiện chức năng nhập khẩu
nguyên vật liệu và kinh doanh tổng hợp nhằm tạo ra lợi nhuận cho Công ty. Do đó nhìn
vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy mặc dù doanh thu hàng năm của
Công ty khá cao nhưng lợi nhuận lại chưa tương xứng. Do đó xây dựng đơn giá tiền
lương như Công ty đang tính hiện nay là theo phương pháp doanh thu đã tồn tại những
hạn chế là chưa đảm bảo tiết kiệm, hợp lý hoá chi phí tiền lương với kết quả sản xuất
kinh doanh. Do đó chưa đảm bảo tiền lương gắn với năng suất lao động, làm cho mỗi
người lao động thấy được kết quả lao động của họ gắn với họ và với hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty để họ cố gắng hơn.
Em xin đề nghị xuất phương án xây dựng đơn giá tiền lương theo lợi nhuận như
sau:
V
ĐG

=
Σ QL
KH
Σ P
KH
Trong đó: V
ĐG
: Là đơn giá tiền lương (đồng/1000đồng lợi nhuận)
ΣQL
KH
: Là tổng quỹ tiền lương kế hoạch
ΣP
KH
: Là lợi nhuận kế hoạch
Việc xây dựng đơn giá tiền lương theo lợi nhuận này sẽ đảm bảo gắn kết được
tiền lương của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó phản
ánh rõ tình hình Công ty làm ăn có hiệu quả hay không, tránh tình trạng người lao động
không quan tâm đến hiệu quả hay không, tránh tình trạng người lao động không quan
tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời áp dụng phương pháp
xây dựng đơn giá tiền lương theo lợi nhuận cũng đảm bảo được nguyên tắc của tổ chức,
quản lý tiền lương trong Công ty là đảm bảo tốc độ tăng năng suất bình lớn hơn tốc độ
tăng tiền lương bình quân.
4. Hoàn thiện các hình thức tiền lương, tiền thưởng:
4.1. Hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương:
4.1.1. Hoàn thiện hình thức tiền lương theo thời gian:
* Đối với tiền lương theo thời gian của CBNV thuộc hệ thống quản lý. Như đã
phân tích ở trên, tiền lương tháng của CBNV được tính theo công thức.
TL
ti
=

TL
NINDN
x H
CBi
x Ni x H
Lt
26
Có thể thấy rằng tiền lương hàng tháng của những CBNV này phụ thuộc rất lớn
vào hệ số lương tháng (hệ số kinh doanh). Tuy nhiên hiện nay hầu nhu nếu kết quả sản
xuất kinh doanh chung trong tháng đạt được thì mỗi CNNV này đều được nhận chung 1
hệ số kinh doanh như nhau mà chưa có sự phân biệt, đánh giá mức độ đóng góp, thành
tích của mỗi người trong kết quả chung đó. Do đó Công ty cần thiết phải tiến hành đánh
giá quá trình thực hiện công việc của người lao động thông qua phương pháp bình bầu
xếp loại A, B, C tương ứng để được hưởng tỷ lệ hệ số kinh doanh đó, nhằm phân biệt
rõ thành tích đóng góp của từng người và đảm bảo sự công bằng hơn.
* Đối với tiền lương theo thời gian của các chức danh lãnh đạo trong Công ty: Khi
quy định hệ số tiền lương theo chức danh Giám đốc Công ty nên thảo luận với các cán
bộ chức danh này và dựa trên phương pháp cơ sở khoa học như phương pháp cho điểm
các yếu tố: trình độ, mức độ phức tạp công việc đảm nhận, trách nhiệm thâm niên công
tác... để xác định hệ số cho chính xác và hợp lý.
4.1.2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm:
4.1.2.1. Hoàn thiện các điều kiện để trả lương theo sản phẩm có hiệu quả:
a. Hoàn thiện công tác định mức lao động:
Định mức lao động giữ một vị trí quan trọng, nó không chỉ là cơ sở của tổ chức
lao động khoa học trong doanh nghiệp mà còn là cơ sở để trả lương chính xác, thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Định mức lao động là yêu cầu bắt buộc đối
với hình thức trả lương theo sản phẩm, lương khoán trong các Xí nghiệp vì nó xác định
đúng số liệu và chất lượng của lao động đã hao phí, phân biệt kết quả lao động của các
thành viên trong doanh nghiệp.
Đối với công tác định mức lao động hiện nay ở Công ty VPP Cửu Long chưa

được làm tốt: Những cán bộ làm công tác này lại do cán bộ kế toán - thống kê đảm
nhận, họ chưa nắm hết được nghiệp vụ của công tác định mức mà chủ yếu theo kinh
nghiệm để xác định, tuy có kết hợp với khảo sát bấm giờ nhưng chưa hoàn toàn khoa
học và hợp lý. Để xác định định mức 1 cách chính xác và khoa học không chỉ dựa trên
cơ sở kinh nghiệm của bản thân mà phải kết hợp với những kiến thức hiểu biết nhất
định về ĐMLD được trang bị qua việc học tập và nghiên cứu. Có như vậy khi vào cơ sở
sản xuất thực tế mới biết phương pháp xây dựng mới phù hợp với hoàn cảnh thực tế,
tìm ra cách thức để có thể áp dụng định mức vào thực tế, đưa mức sát với thực tế nhất
để vừa nâng cao chất lượng, vừa giúp xác định được đơn giá chính xác.
Hiện nay công tác định mức của Công ty chưa kết hợp giữa 2 phương pháp khảo
sát và bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm và chụp ảnh ngày làm việc đầy đủ do đó
chưa xác định được mức chính xác, mặt khác do chỉ tiến hành bấm giờ nên đã để xẩy ra
hiện tượng là người lao động có thái độ làm việc hình thức để tăng thời gian sản xuất
lên do đó tăng đơn giá lên. Do đó cần có biện pháp tuyên truyền, phổ biến để người lao
động hiểu vai trò của công tác này đối vói quyền lợi và lợi ích của họ và của Công ty để
họ có tinh thần hợp tác trong công tác này.
Như vậy kết hợp 2 phương pháp chụp ảnh và bấm giờ để xác định được mức
chính xác hiện nay là cần thiết. Thông qua phương pháp bấm giờ, giúp cho cán bộ định
mức có thể xác định thời gian tác nghiệp để sản xuất ra sản phẩm được chính xác, đồng
thời qua phương pháp chụp ảnh ngày làm việc, cá nhân người lao động và máy móc
thiết bị... sẽ giúp cho cán bộ định mức xác định được nguyên nhân hoàn thành hay
không hoàn thành mức do những thao tác, động tác chưa hợp lý hay do việc tổ chức bố
trí phục vụ nơi làm việc chưa tốt... để tìm ra phương pháp làm việc tiên tiến rộng rãi
trong công nhân và giúp phát hiện những loại thời gian lãng phí, tìm ra nguyên nhân để
loại trừ nó ra khỏi thời gian sản xuất. Do đó 2 biện pháp làm kết hợp chặt chẽ với nhau
sẽ cho ta mức lao động chính xác.

×