Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG NĂM 2000 Ở CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT GIẤY TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.82 KB, 51 trang )

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐƠN GIÁ TIỀN
LƯƠNG NĂM 2000 Ở CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT GIẤY TỔNG CÔNG TY GIẤY
VIỆT NAM.
I/ GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM.
Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập theo quyết định số 250/TTg
ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính Phủ, hoạt động theo Điều lệ về tổ chức
và hoạt động của Tổng công ty do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 52/CP
ngày 2/8/1995.
Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn, do
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, bao gồm các đơn vị thành viên
hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp, có
quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào
tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp giấy và trồng
rừng nguyên liệu giấy, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên
môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao; nâng cao
khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng
công ty; đáp ứng nhu cầu về giấy của thị trường.
Tổng công ty Giấy Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Công
nghiệp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân
Tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý
Nhà nước; đồng thời chụi sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ
quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo qui
định tại Luật doanh nghiệp nhà nước và các qui định khác của pháp luật.
Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ sản xuất, kinh
doanh giấy các loại. Bảo đảm nhu cầu thiết yếu về giấy do Nhà nước giao,
chăm lo phát triển vùng nguyên liệu giấy; cung ứng vật tư, nguyên liệu, phụ
liệu, thiết bị cho ngành giấy; thực hiện xuất, nhập khẩu giấy và các loại hàng
hoá khác liên quan đến ngành giấy; kinh doanh các ngành nghề khác theo qui
định của pháp luật.
Tổng công ty Giấy Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt
Nam, có tên giao dịch quốc tế là VIET NAM PAPER CORPORATION, viết tắt là


VINA PIMEX. Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại Thành phố Hà Nội.
1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức, bộ máy của Tổng công ty.
Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập trên cơ sở tập hợp một số
Công ty, Nhà máy và Lâm trường bao gồm: 15 đơn vị hạch toán độc lập, 28
đơn vị hạch toán phụ thuộc và 2 đơn vị sự nghiệp.
Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập và hoạt động theo mô hình
của Tổng công ty 91. Vì vậy, Tổng công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị
và được điều hành bởi Tổng giám đốc theo mô hình quản lý sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Chủ tịch HĐQT
Các đơn vị sản xuất Giấy
Các đơn vị nguyên liệu Giấy
Các đơn vị KD dịch vụ
Các đơn vị sự nghiệp
Phòng kế hoạch v à đầu tư
Phòng kinh doanh v à đối ngoại
Phòng khoa học kỹ thuật
Phòng pháp chế
Chi nhánh TCT tại TP
HCM
Phòng t i chính kà ế toán
Phòng tổ chức lao động, tiền lương
Văn phòng Tổng công ty
- Hội đồng quản trị: có 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trong đó có một Chủ tịch Hội đồng quản trị một thành
viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm Trưởng ban Kiểm soát, hai
thành viên khác là các chuyên gia về ngành giấy, pháp luật, có thể hoạt động

chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng
giám đốc Tổng công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức
hoạt động qui định tại Chương III Điều lệ hoạt động Tổng công ty.
- Ban kiểm soát: do Hội đồng quản trị lập ra để giúp Hội đồng quản trị
thực hiện kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị
thành viên Tổng công ty. Ban kiểm soát có 5 thành viên. Trong đó có một thành
viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban, 4 thành viên khác do Hội đồng quản
trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, gồm một thành viên là chuyên viên kế
toán, một thành viên do Đại hội công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu,
một thành viên do Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp giới thiệu và một thành viên do
Tổng cục Trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp
giới thiệu.
- Tổng giám đốc: do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện
pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị,
trước người bổ nhiệm mình và trước pháp luật về điều hành hoạt động của
Tổng công ty.
- Văn Phòng Tổng công ty, các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức
năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý,
điều hành công việc.
- Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty có Điều
lệ tổ chức hoạt động riêng, có con dấu riêng. Các đơn vị này có quyền tự chủ
kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối
với Tổng công ty.
- Thành viên là các đơn vị hạch toán phụ thuộc: có quyền tự chủ kinh
doanh theo phân cấp của Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và
quyền lợi đối với Tổng công ty. Tổng công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các
nghĩa vụ tài chính phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này.
- Các đơn vị sự nghiệp: có qui chế hoạt động do Hội đồng quản trị phê
chuẩn; thực hiện chế độ lấy thu bù chi, được hỗ trợ một phần kinh phí sự

nghiệp, đào tạo từ ngân sách Nhà nước. Được tạo nguồn thu từ thực hiện các
dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học đào tạo cho các đơn vị trong nước và
nước ngoài; được hưởng quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi theo chế độ, trường
hợp thấp hơn mức bình quân của Tổng công ty thì có thể được hỗ trợ từ quĩ
khen thưởng và phúc lợi của Tổng công ty.
2/ Một số đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt
Nam.
2.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Trong phần cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty đã trình bày, Tổng
công ty Giấy Việt Nam được thành lập trên cơ sở tập hợp các doanh nghiệp
sản xuất giấy, các đơn vị nguyên liệu giấy, các đơn vị kinh doanh dịch vụ và các
đơn vị sự nghiệp. Vì vậy, cơ cấu sản phẩm của Tổng công ty đa dạng và phong
phú, chúng ta có thể chia cơ cấu sản phẩm theo các hình thức kinh doanh như
sau:
- Sản phẩm chính của các đơn vị sản xuất giấy: đây cũng là sản phẩm
chính của Tổng công ty, hàng năm các đơn vị sản xuất khoảng 170.000 tấn
giấy các loại chiếm 50% tổng sản lượng của Hiệp hội sản xuất giấy Việt Nam.
Trong các sản phẩm giấy thì giấy in viết, giấy in báo và giấy in nói chung
chiếm khoảng 80% tổng khối lượng sản phẩm giấy. Bên cạnh các sản phẩm
trên Tổng công ty còn sản xuất một số sản phẩm giấy khác phục vụ tiêu dùng
trong nước như: giấy Telex, giấy Carton, krap, Dulex, giấy bao gói, giấy hộp,
giấy bìa, các loại giấy vệ sinh, giấy ram các khổ từ A4 đến A0, giấy định lượng
các loại từ 28-100g/m
2
,...Chất lượng sản phẩm giấy các loại của Tổng công ty
ngày càng cao, năm 2000 các sản phẩm giấy của Công ty Giấy Bãi Bằng và
Công ty Giấy Tân Mai triển khai và đã được chứng nhận áp dụng hệ thống ISO
9002.
- Các sản phẩm các đơn vị nguyên liệu giấy bao gồm các loại sau:
+ Các sản phẩm khai thác chế biến: gồm Gỗ dán, các sản phẩm lâm

nghiệp như gỗ các loại, tre nứa, dăm mảnh đạt sản lượng từ 150.000 tấn/
năm.
+ Sản phẩm lâm sinh: trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng.
Hàng năm Tổng công ty trồng được khoảng 5.000 ha rừng mới, chăm sóc,
quản lý và bảo vệ trên 10.000 ha rừng các loại.
- Sản phẩm dịch vụ: Trang in, bút các loại, chai nhựa, ...
Ngoài ra Tổng công ty còn có các loại sản phẩm như: điện, hoá chất,
diêm,... để phục vụ nhu sản xuất của Tổng công ty, và tận dụng các nguyên liệu
dư thừa.
2.2. Đặc điểm về số lượng, chất lượng lao động.
Lao động là yếu tố cơ bản quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất,
là nhân tố quyết định sự thành bại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện
nay Tổng công ty có 17.000 lao động các loại, trong đó lao động của các đơn vị
sản xuất giấy chiếm khoảng 50% còn lại của các đơn vị khác.
Về cơ cấu lao động ta có thể chia ra như sau: lao động công nhân công
nghệ giấy; lao động khai thác và chế biến các sản phẩm từ rừng; lao động lâm
sinh trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng; các loại lao động phụ trợ,
phục vụ; lao động quản lý nói chung.
Hàng năm Tổng công ty Giấy Việt Nam phối hợp với trường Đại học
Bách khoa Hà Nội mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người
lao động trong Tổng công ty.
2.3. Đặc điểm công nghệ.
Các đơn vị sản xuất giấy của Tổng công ty có chung đặc điểm về công
nghệ đó là công nghệ nhập từ nước ngoài, hàng năm Tổng công ty nhập
khoảng 40 triệu USD các loại linh kiện máy móc, đổi mới công nghệ. Trong
các đơn vị sản xuất giấy có 3 đơn vị được Nhà nước xếp vào doanh nghiệp
hạng I với trình độ công nghệ cao, qui mô sản xuất lớn, các đơn vị đó là Công
ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy Đồng Nai. Mặt khác,
trình độ công nghệ của các đơn vị có sự chênh lệch nhau khá lớn, trong khi 3
đơn vị trên có trình độ công nghệ cao còn lại các đơn vị Giấy Hoà Bình, Giấy

Vạn Điểm, Giấy Viễn Đông có trình độ công nghệ ở mức thấp hơn.
Hàng năm Tổng công ty thường tổ chức các đoàn đi thăm quan, học tập
kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài và tiếp nhận chuyển
giao công nghệ.
2.4. Đặc điểm về thị trường.
Trong giai đoạn hiện nay các sản phẩm của Tổng công ty được Chính
phủ bảo hộ thông qua các chính sách thuế, chính sách ưu đãi trồng rừng, chăm
sóc, quản lý và bảo vệ rừng.
Tổng công ty được Chính phủ thành lập với nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu
giấy trong nước nên thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của Tổng công ty là
thị trường trong nước, sản phẩm của Tổng công ty có mặt ở mọi vùng của đất
nước, và phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. Song song với việc đáp ứng thị
trường trong nước, Tổng công ty tiến hành đầu tư các dây truyền sản xuất
mới với chất lượng sản phẩm cao nhằm phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Sản phẩm
của Tổng công ty đã có mặt tại một số nước như Thái Lan, Singapore,.... Đặc
biệt trong năm 2000 Tổng công ty xuất khẩu trả nợ 7 triệu USD cho IRắc theo
chương trình của Chính phủ.
II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG
NĂM 2000 TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM.
1/ Thực trạng công tác xây dựng đơn giá tiền lương.
1.1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch lựa chọn phương pháp xây dựng
đơn giá tiền lương.
Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư số 13/LĐTBXH và đặc thù sản xuất
kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty Giấy Việt Nam lựa chọn phương
pháp xây dựng đơn giá tiền lương trên tấn sản phẩm qui đổi. Tổng công ty lựa
chọn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương này do một số nguyên nhân
sau:
- Xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm của các đơn vị sản xuất giấy,
các sản phẩm có thể qui đổi theo một mặt hàng thống nhất thông qua một tỷ
lệ qui đổi thích hợp. Do các sản phẩm có cùng nguyên liệu sản xuất, qui trình

công nghệ tương đối giống nhau; các sản phẩm có thể bổ sung, thay thế cho
nhau. Cho nên tất cả các đơn vị sản xuất giấy chỉ cần xây dựng một đơn giá
tiền lương chung.
- Tổng công ty Giấy lựa chọn chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương là tấn sản
phẩm qui đổi, không phải giá trị tấn sản phẩm qui đổi nhằm tránh ảnh hưởng
của giá cả thị trường tới việc xác định đơn giá tiền lương.
- Việc xác định đơn giá tiền lương trên tấn sản phẩm qui đổi có ưu điểm
là đơn giản, dễ tính, dễ quản lý, gắn với kết quả lao động trực tiếp.
- Việc xác định đơn giá tiền lương theo phương pháp đơn vị sản phẩm
qui đổi đáp ứng nguyên tắc có lợi nhất cho người lao động. Tính theo phương
pháp này đơn giá tiền lương không chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách
quan như giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra như phương pháp doanh thu hoặc
tổng thu trừ tổng chi (chi không có lương), không chịu ảnh hưởng lớn của
nhân tố quản lý và các chính sách thuế của Nhà nước như phương pháp tính
theo lợi nhuận.
Theo kết quả đánh giá điều tra về tình hình thực hiện đơn giá tiền lương
năm 1997 của Bộ lao động- Thương binh và xã hội (năm đầu tiên quản lý đơn
giá ) thì có:
46% Tổng công ty xây dựng theo phương pháp doanh thu.
45% Tổng công ty xây dựng theo phương pháp đơn vị sản phẩm.
9% Tổng công ty xây dựng theo phương pháp tổng thu trừ tổng chi.
Không có Tổng công ty nào xây dựng theo phương pháp lợi nhuận.
Với các nguyên nhân trên Tổng công ty Giấy Việt Nam tiến hành xây
dựng đơn giá tiền lương chung trên tấn sản phẩm qui đổi cho toàn Tổng công
ty và được tiến hành như sau.
1.2. Xác định mức lương tối thiểu Tổng công ty áp dụng.
Lương tối thiểu là một yếu tố để tính đơn giá tiền lương, là căn cứ để
xác định các mức lương khác trong hệ thống thang lương, bảng lương và phụ
cấp lương của Tổng công ty.
Hiện nay mức lương tối thiểu của Tổng công ty được xây dựng theo

công thức:
Trong đó:
TL
mindn
: Là mức lương tối thiểu Tổng công ty áp dụng.
TL
min
: Là mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước qui định.
Tại thời điểm năm 2000, căn cứ vào Nghị định 175/CP ngày
15/12/1999 của Chính phủ thì mức tiền lương tối thiểu chung là 180.000
(đồng/ tháng).
K
đc
: Là hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
Căn cứ vào Thông tư số 13/LĐTBXH, hệ số điều chỉnh tăng thêm không
quá 1,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ qui định. Mặt
khác, Thông tư cũng qui định rõ, doanh nghiệp muốn áp dụng hệ số điều chỉnh
tăng tiền lương tối thiểu cần phải đạt các điều kiện sau:
- Phải là doanh nghiệp có lợi nhuận, lợi nhuận năm sau không thấp hơn
so với năm trước liền kề đã thực hiện.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo đúng qui định của
pháp luật.
Căn cứ vào các điều kiện trên ta xét tình hình thực hiện sản xuất kinh
doanh năm 1999 và kế hoạch năm 2000 của Tổng công ty qua bảng số liệu
sau:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000 Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Bảng 2
S
tt
Chỉ tiêu Đơn vị

tính
Thực hiện
năm 1999
Kế hoạch
năm 2000
So sánh
%
1
2
3
Tổng sản phẩm tiêu thụ
Tổng SP tiêu thụ qui đổi
Tổng doanh thu
Tấn
Tấn
Trđ
162.911
187.593
1.584.862
163.800
185.121
1.586.844
100,5
98,68
100,13
TL
mindn
= TL
min
x (1+ K

đ
c
)
4
5
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Trđ
Trđ
45.978
117.926
46.080
98.425
100,22
83,46
Qua bảng 2 trên ta thấy lợi nhuận kế hoạch năm 2000 của Tổng công ty
dự kiến đạt 46.080 (triệu đồng) tăng 0,22% so với lợi nhuận thực hiện năm
1999. Điều đó cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch năm 2000 thoả mãn điều
kiện qui định áp dụng hệ số điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu. Riêng chỉ tiêu
nộp ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2000 là giảm 16,54% so với thực hiện
năm 1999. Điều này được lý giải là do thuế VAT đối với sản phẩm giấy in báo,
giấy in viết bắt đầu từ ngày 1/1/2000 giảm từ 10% xuống còn 5%.
Từ sự phân tích trên ta thấy năm 2000 Tổng công ty đủ điều kiện để áp
dụng hệ số tăng tiền lương tối thiểu (K
đc
).
Hệ số điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu được xác định theo công thức:
K
đc
= K

1
+ K
2
Trong đó:
K
2
: Là hệ số điều chỉnh theo ngành. Do tất cả các đơn vị thuộc ngành sản
xuất giấy nên K
2
=1 (nhóm ngành II).
K
1
: Là hệ số điều chỉnh theo vùng.
Theo qui định tại Thông tư số 13/LĐTBXH thì hệ số điều chỉnh theo vùng
được xác định theo 3 mức: 0,3; 0,2; 0,1 theo địa bàn các đơn vị đăng ký sản
xuất kinh doanh.
Tổng công ty có nhiều đơn vị thành viên và đóng trên nhiều địa bàn khác
nhau nên hệ số điều chỉnh theo vùng của Tổng công ty được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền.
Bảng hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu Tổng công ty Giấy Việt Nam
năm 2000.
Bảng 3
Stt Đơn vị Số lao
động
K
1
K
2
K
đc

(ngời)
1 Công ty Giấy Bãi Bằng 3500 0,1 1 1,1
2 Công ty Giấy Việt Trì 850 0,1 1 1,1
3 Nhà máy Giấy H. V. Thụ 430 0,1 1 1,1
4 Nhà máy Giấy Vạn Điểm 310 0,1 1 1,1
5 Nhà máy Giấy Hoà Bình 202 0,1 1 1,1
6 Công ty Giấy Đồng nai 1320 0,2 1 1,2
7 Công ty Giấy Tân Mai 1050 0,2 1 1,2
8 Nhà máy Giấy Bình An 290 0,2 1 1,2
9 Công ty Giấy Viễn Đông 159 0,3 1 1,3
Tổng cộng
8.111
Theo số liệu bảng trên ta tính được hệ số điều chỉnh tăng tiền lương tối
thiểu theo vùng của Tổng công ty là:
(3500+850+430+310+202) x0,1+(1320+1050+290)x0,2+159 x 0,3
K
1
=---------------------------------------------------------------------------------- = 0,14
8111
Với K
1
= 0,14 và K
2
= 1 hệ số điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu của
Tổng công ty là:
K
đc
= K
1
+ K

2
= 0,14 + 1 =1,14
Từ đó ta tính được tiền lương tối thiểu của Tổng công ty có thể áp dụng
là:
TL
mindn
= TL
min
x (1+ K
đc
)
= 180.000 x (1+ 1,14 ) = 385.200 (đồng/ tháng).
Nhận xét: Như vậy khung lương tối thiểu Tổng công ty có thể áp dụng là
từ 180.000 đồng/ tháng (giới hạn dưới ) đến 385.200 đồng/ tháng (giới hạn
trên). Sau khi cân đối tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của
Tổng công ty, Tổng công ty đã lựa chọn mức tiền lương tối thiểu áp dụng là
385.000 (đồng/ tháng), tương ứng với hệ số điều chỉnh tăng thêm là 1,14 để
tính đơn giá tiền lương.
1.3. Xây dựng hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
Hệ số lương cấp bậc được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc để
tính, theo nguyên tắc người lao động làm công việc gì thì hưởng lương theo
cấp bậc công việc đó. Đối với ngành sản xuất giấy hệ số lương cấp bậc công
việc được hướng dẫn tại bảng lương A12 trong hệ thống thang bảng lương
công nhân sản xuất ban hành kèm theo Nghị định 26CP ngày 23/5/1993, cụ
thể như sau:
Bảng lương cấp bậc công việc công nhân sản xuất ngành giấy.
Bảng 4
Qua bảng ta thấy rõ việc qui định nhóm lương và bậc lương tương ứng
với đòi hỏi làm được các công việc các công việc:
Nhóm I:

- Vận hành máy đóng vở, cắt xén, kẻ giấy.
- Kiểm tra thành phẩm, bao gói.
Nhóm II:
- Vận hành dây chuyền rửa, sàng mảnh nguyên liệu.
- Vận hành máy chặt, chặt lại nguyên liệu.
- Điều khiển trung tâm xử lý nguyên liệu (chặt, sàng, rửa,mảnh).
- Điều chế phụ gia giấy.
- Vận hành thiết bị nghiền lại bột giấy.
- Vận hành máy cuộn lại, cuộn lõi giấy.
- Vệ sinh công nghiệp phân xưởng sản xuất giấy.
Nhóm III:
- Vận hành dây chuyền nạp, cào nguyên liệu vào máy chặt.
- Bốc, xếp, thu dọn nguyên liệu giấy trên sân bãi.
- Chưng, bốc xút hoá.
- Nạp nguyên liệu vào nồi nấu, bột giấy.
- Vận hành thiết bị nấu, tẩy rửa, sàng bột giấy.
- Vận hành hệ thống thiết bị xeo giấy.
Nhóm
Mức lương
Bậc
I
II
III
IV
V
Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu
chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động, các đơn
vị tiến hành bố trí số lao động cần thiết cho từng phân xưởng từng dây truyền
và công việc sao cho cấp bậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc. Ví dụ,
sau khi xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và khối lượng từng mặt hàng

Công ty Giấy Bãi Bằng tiến hành phân bổ số lao động cần thiết cho từng loại
công việc và căn cứ vào tỷ trọng từng loại lao động để phân bổ. Cụ thể năm
2000 Công ty Giấy Bãi Bằng có số lao động cần thiết là 3500 lao động. Trong
đó công nhân sản xuất chiếm 22,2% tương ứng với 737 người. Công ty chia
công việc của công nhân sản xuất theo các giai đoạn hoàn thành sản phẩm,
phân bổ số lao động cần thiết và tính hệ số cấp bậc công việc như sau:
Bảng hệ số lương cấp bậc công việc bình quân công nhân sản xuất giấy
Công ty Giấy Bãi Bằng năm 2000.
Bảng 5
St
t
Công việc Số lao động
cần thiết
Nhóm bậc
lương
Hệ số lương
bình quân
1
2
3
Lao động khu vực hoàn thành
Lao động vận hành máy hoàn
thành
Lao động vận hành xeo, bột,
xử lý nguyên liệu
191
67
479
Nhóm I,
bậc 4,5

Nhóm II,
bậc 5,47
Nhóm III,
bậc 5,50
2,11
2,79
2,99
Từ bảng trên ta tính được hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của
công nhân sản xuất Công ty Giấy Bãi Bằng năm 2000 là:
Trên cơ sở tính như vậy Công ty Giấy Bãi Bằng tính được hệ số lương
cấp bậc công việc bình quân của lao động phục vụ, phụ trợ là 2,98 tương ứng
với số lao động cần thiết là 2402 người. Hệ số cấp bậc công việc bình quân của
lao động quản lý là 3,20 với số lao động cần thiết là 361 người. Từ đó Công ty
Giấy Bãi Bằng tính được hệ số cấp bậc công việc bình quân toàn Công ty năm
2000 là:
191 x 2,11 + 67 x 2,79 + 479 x 2,99
H
cbcv
= --------------------------------------------- = 2,7
737
737 x 2,74 + 2402 x 2,98 + 361 x 3,0
H
cb
=------------------------------------------------ = 2,95
3500
Sau khi các đơn vị thành viên tính được hệ số lương cấp bậc công việc
bình quân của đơn vị mình và báo cáo về Tổng công ty. Tổng công ty sẽ xác
định được hệ số lương cấp bậc công việc bình quân toàn Tổng công ty theo
phương pháp bình quân gia quyền.
Bảng hệ số lương cấp bậc công việc Tổng công ty năm 2000.

Bảng 6
Stt Đơn vị Định biên lao
động cần thiết
hệ số lơng cấp
bậc
1 Công ty Giấy Bãi Bằng
3500 2,95
2 Công ty Giấy Việt Trì
850 2,21
3 Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ
430 2,40
4 Nhà máy Giấy Vạn Điểm
310 2,55
5 Nhà máy Giấy Hoà Bình
202 2,18
6 Công ty Giấy Đồng Nai
1320 2,90
7 Công ty Giấy Tân Mai
1050 2,90
8 Nhà máy Giấy Bình An
290 2,34
9 Công ty Giấy Viễn Đông
159 2,29
Tổng cộng
8.111
Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân toàn Tổng công ty năm 2000
là:
3500 x 2,95 + 850 x 2,27 + 430 x 2,40 + 310 x 2,55
H
cb

=---------------------------------------------------------------- +
8111

202 x 2,18 + 1320 x 2,90 + 1050 x 2,90 + 290 x 2,34 + 159 x 2,29
+ -------------------------------------------------------------------------------- =
8111
= 2,77
Như vậy hệ số lương cấp bậc công việc bình quân năm 2000 của Tổng
công ty là: 2,77.
1.4. Xây dựng hệ số phụ cấp tiền lương bình quân.
Căn cứ vào các văn bản qui định và hướng dẫn của Bộ lao động-
Thương binh và xã hội, các đơn vị xác định đối tượng được hưởng chế độ phụ
cấp và mức phụ cấp được tính đưa vào đơn giá tiền lương. Tổng công ty xác
định hệ số phụ cấp tiền lương bình quân theo phương pháp bình quân gia
quyền.
Năm 2000, Tổng công ty áp dụng các loại phụ cấp sau để tính vào đơn
giá tiền lương. Phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm bao gồm cả phụ cấp
chức vụ lãnh đạo; phụ cấp ca ba. Các mức phụ cấp được xác định cụ thể như
sau:
- Phụ cấp khu vực: căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư số 15/LĐTBXH
ngày 2/6/1993, Tổng công ty áp dụng hệ số phụ cấp khu vực bằng 0,1 cho các
đơn vị sau: Công ty Giấy Bãi Bằng; Công ty Giấy Việt Trì; Nhà máy Giấy Hoàng
Văn Thụ; Nhà máy Giấy Hoà Bình.
- Phụ cấp trách nhiệm: được áp dụng cho từng đối tượng cụ thể.
- Phụ cấp ca ba: được tính bằng 40% tiền lương cấp bậc.
Phương pháp xây dựng hệ số phụ cấp được xác định qua các bước sau:
Bước 1: Qui đổi thành tiền các loại phụ cấp.
Bước 2: Xác định quĩ lương tối thiểu theo công thức.
Lương tối thiểu Nhà máy áp dụng
Quĩ lương = Số ngày công trong x ------------------------------------------

tối thiểu năm toàn Nhà máy 26
Bước 3: Xác định hệ số phụ cấp tiền lương bình quân (Hpc).
Tổng số tiền của các loại phụ cấp
Hpc = -----------------------------------------
Tổng quĩ tiền lương tối thiểu
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình xây dựng hệ số phụ cấp tiền lương theo
phương pháp trên. Ví dụ tình hình xây dựng hệ số phụ cấp tiền lương bình
quân của Công ty Giấy Bãi Bằng năm 2000, như sau.
Năm 2000, Công ty Giấy Bãi Bằng đảm bảo các chỉ tiêu về lợi nhuận và
nộp ngân sách nên mức tiền lương tối thiểu được Công ty xây dựng và áp
dụng theo công thức:
TL
mindn
= TL
min
x (1+ K
đc
)
Trong đó:
TL
min
=180.000 đồng/ tháng.
K
đc
=1,1 (Giải trình xây dựng trong bảng hệ số điều chỉnh tiền lương tối
thiểu Tổng công ty năm 2000).
Do đó. TL
mindn
= 180.000 x (1 + 1,1 ) =378.000 (đồng/ tháng).
Bước 1: Qui đổi thành tiền các loại phụ cấp.

- Hệ số phụ cấp khu của Công ty là: 0,1
- Phụ cấp trách nhiệm.
+ Phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng: có hệ số là 0,1 và có 260 người được
hưởng, nên tổng số tiền phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng là:
260 x 378.000 x 12 x 0,1= 117.936.000 (đồng)
+ Phụ cấp chức vụ: có hệ số là: 0,25 và có 250 người được hưởng, nên
tổng số tiền phụ cấp chức vụ là:
250 x 378.000 x 12 x 0,25= 283.500.00 (đồng)
Tổng số tiền phụ cấp trách nhiệm là: 401.436.000 (đồng).
- Phụ cấp ca ba:
+ Tổng số người được hưởng phụ cấp ca ba là: 950 người.
+ lương cấp bậc bình quân là: (2,95 x 378.000)/ 26 = 42.800 (đồng).
+ Tổng số tiền phụ cấp ca ba là:
950 x 30 x 12 x 42.800 x 40% = 5.867.078.000 (đồng).
Bước 2: Xác định quĩ tiền lương tối thiểu.
378.000
Quĩ tiền lương =1.089.169 x ------------- =15.834.338.922 (đồng).
tối thiểu 26
Bước 3: Xác định hệ số phụ cấp tiền lương bình quân.
Hệ số phụ cấp khu vực = 0,1
Vậy hệ số phụ cấp tiền lương bình quân của Công ty Giấy Bãi Bằng
năm 2000 là:
Hpc = 0,1 + 0,0253 + 0,3705= 0,4958
Sau khi Công ty Giấy Bãi Bằng trình Tổng công ty, Tổng công ty tiến
hành thẩm định và xác định hệ số phụ cấp tiền lương bình quân năm 2000 của
Công ty Giấy Bãi Bằng năm 2000 là: 0,435 tương ứng với mức tiền lương tối
thiểu 350.000 đồng/ tháng.
Với cách xây dựng như vậy ta có bảng quỹ phụ cấp tiền lương năm 2000
của Tổng công ty như sau:
Bảng tính quỹ phụ cấp tiền lương năm 2000 Tổng công ty.

Bảng 7
Quĩ lương
tối thiểu
Tổng các
loại phụ
cấp
Chia ra
Stt Đơn vị Phụ cấp
ca ba
Phụ cấp
khu vực
Phụ cấp
trách
nhiệm
1 C. T Giấy Bãi Bằng 14988790 6513635 4693608 1498879 321148
2 C. T Giấy Việt Trì 3327575 1114616 728371 332757 53488
3 N. M Giấy H.V.Thụ 1215173 340247 145320 121517 72910
4 N. M Giấy Vạn Điểm 846610 153103 138958 14145
5 N. M Giấy Hoà Bình 427638 173688 67569 85536 20538
6 C. T Giấy Đồng Nai 2244911 673427 606125 67347
401.436.000
Hệ số phụ cấp trách nhiệm = -------------------- = 0,0253
15.834.338.922
5.867.078.000
Hệ số phụ cấp ca ba = ----------------------- = 0,3705
15.834.338.922
7 C. T Giấy Tân Mai 3422198 1112213 975326 136887
8 N. M Giấy Bình An 717132 157768 134103 23665
9 C. T Giấy Viễn Đông 600134 85218 58813 26405
Tổng cộng 21790161 10323960 7548693 2038689 736578

Sau khi có số liệu bảng trên ta tiến hành xây dựng hệ số phụ cấp tiền
lương của từng đơn vị và tính hệ số phụ cấp tiền lương bình quân của Tổng
công ty theo bảng sau:
Bảng hệ số phụ cấp tiền lương Tổng công ty năm 2000
Bảng 8
Hệ số phụ cấp tiền lương bình quân của Tổng công ty là:
Như vậy hệ số phụ cấp tiền lương bình quân toàn Tổng công ty năm
2000 là: 0,356.
1.5. Xây dựng định mức lao động tổng hợp.
Stt
Đơn vị
Định biên lao động (người)
Hệ số phụ cấp tiền lương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
3500 x 0,435 + 850 x 0,335 + 430 x 0,280 + 310 x 0,181
Hpc = ------------------------------------------------------------------------ +
8111
202 x 0,4061320 x 0,3 + 1050 x 0,325+290 x 0,22 +159 x 0,142
+ ------------------------------------------------------------------------------ =
8111
=0,356
Mức lao động có nhiều dạng và mỗi dạng mang một nội dung, điều kiện

tổ chức kỹ thuật- sản xuất nhất định. Mỗi một dạng mức lao động gắn liền với
một dạng lao động nhất định trong doanh nghiệp.
- Đối với lao động sản xuất đó là mức thời gian và mức sản lượng.
+ Mức thời gian: đại lượng thời gian cần thiết được qui định để hoàn
thành một công việc (bước công việc, sản phẩm, một chức năng) cho một công
nhân (nhóm cong nhân) của một nghề nào đó, có trình độ thàh thạo tương
ứng với mức độ phức tạp của công việc phải thực hiện trong những điều kiện
tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.
+ Mức sản lượng: số lượng sản phẩm được qui định để một công nhân
(hay nhóm công nhân ) có trình độ thành thạo phù hợp với trình độ phức tạp
của công việc phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian trong những điều
kiện tổ chức nhất định.
- Đối với lao động phục vụ, phụ trợ có mức phục vụ: là số lượng đối
tượng (máy móc, thiết bị, nơi làm việc) được qui định để một công nhân
(nhóm công nhân) có trình độ thành thạo tương ứng với trình độ phức tạp
của công việc, phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian trong những điều
kiện tổ chức nhất định.
- Đối với lao động quản lý:có mức biên chế (định biên): là số lượng
người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được qui định chặt chẽ để
thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong bộ máy quản lý.
Các loại mức nói trên thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người
lao động, nó không thể hiện mối quan hệ quản lý giữa doanh nghiệp với Nhà
nước. Vì vậy, trong quản lý tiền lương của Nhà nước đối với doanh nghiệp, cụ
thể là quản lý đơn giá tiền lương, người ta tiến hành xây dựng định mức lao
động tổng hợp.
Định mức lao động tổng hợp được định nghĩa như sau: là lượng lao
động cần và đủ mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
(hoặc hoàn thành một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn, chất lượng trong
và các điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định.
Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có ba

loại lao động chủ yếu: lao động công nghệ trực tiếp sản xuất, kinh doanh; lao
động phục vụ, phụ trợ và lao động quản lý. Vì vậy, định mức lao động tổng hợp
có kết cấu theo công thức sau:
T
SP
= T
CN
+ T
PV
+ T
QL
T
SP
= T
SX
+ T
QL
Trong đó:
T
SP
: Mức lao động sản phẩm tính cho đơn vị sản phẩm.
T
SX
= T
CN
+ T
PV
: Mức lao động sản xuất.
T
CN

: Mức lao động công nghệ.
T
PV
: Mức lao động phục vụ và phụ trợ.
T
QL
: Mức lao động quản lý.
Đơn vị tính của định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm là
giờ- người/ đơn vị hiện vật.
Từ định nghĩa và kết cấu của định mức lao động tổng hợp cho ta thấy
định mức lao động tổng hợp có ảnh hưởng vô cùng lớn đến không những đơn
giá tiền lương mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động, qui mô, cơ cấu lao
động trong doanh nghiệp. Do đó, Bộ lao động- Thương và xã hội đã ban hành
Thông tư số 14/ LĐTBXH hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao
động trong các doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư số 14/ LĐTBXH Tổng công ty Giấy
Việt Nam tiến hành xây dựng định mức lao động tổng hợp theo phương pháp
số lao động cần thiết với phương pháp tiến hành như sau.
Sau khi xác định rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phương án sản
phẩm, cân đối các điều kiện, xác định được thông số kỹ thuật và khối lượng
từng loại sản phẩm. Các đơn vị tiến hành chấn chỉnh và cải tiến tổ chức sản
xuất, tổ chức lao động theo những kinh nghiệm tiên tiến đối với từng dây
truyền hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tính ra số lao động cần thiết
tối đa hợp lý cho từng loại lao động, toàn bộ doanh nghiệp và qui ra tổng thời
gian định mức. Từ đó phân bổ quỹ thời gian này theo tỷ trọng khối lượng sản
phẩm của từng mặt hàng để có định mức lao động tổng hợp cho từng đơn vị
sản phẩm.
Để thấy rõ hơn cách xây dựng định mức lao động tổng hợp nói trên ta
tiến hành xem xét công tác xây dựng định mức lao động ở Công ty Giấy Bãi
Bằng năm 2000.

Công ty Giấy Bãi Bằng là doanh nghiệp nhà nước xếp hạng I, với công
nghệ sản xuất được đánh giá ở trình độ cao, qui mô sản xuất lớn. Sản lượng
sản xuất của Công ty Giấy Bãi Bằng luôn chiếm khoảng 40% sản lượng toàn
Tổng công ty, năm 2000 sản lượng sản phẩm qui đổi của Công ty đạt 85.778
tấn giấy, chiếm 47% tổng sản lượng sản phẩm qui đổi toàn Tổng công ty. Mặt
khác, Công ty Giấy Bãi Bằng luôn đảm bảo các chỉ tiêu tài chính như: lợi
nhuận năm sau cao hơn năm trước, các khoản nộp ngân sách cũng luôn được
bảo đảm thực hiện đầy đủ theo qui định của pháp luật. Năm 2000 Công ty
Giấy Bãi Bằng có mức lợi nhuận là 60.880 (triệu đồng) tăng 35,29% so với
thực hiện năm 1999. Với tình hình sản xuất ổn định như vậy, mức thu nhập
của người lao động trong Công ty năm sau cao hơn năm trước và đứng đầu so
với mức thu nhập toàn Tổng công ty. Năm 2000 mức thu nhập bình quân trên
đầu người của Công ty đạt 1.660.000 (đồng/ tháng), tăng 34% so với năm
1999. Để hiểu rõ hơn ta xem bảng so sánh kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty Giấy Bãi Bằng với kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong
3 năm từ năm 1999 đến năm 2001.
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1999- 2001 so sánh giữa
Công ty Giấy Bãi Bằng với Tổng công ty.
Bảng 9
Stt Chỉ tiêu ĐV Công ty Giấy Bãi Bằng Tổng công ty
1999 2000 2001 1999 2000 2001
1 Sản lượng SP Tấn
60.000 62.000 66.000 162.911 163.800 178.510
2 SLSP qui đổi Tấn
77.170 85.778 94.139 187.593 201.534 201.335
3 Doanh thu Trđ
584.813 632.081 699.130 1.584.000 1.586.844 1.746.061
4 Nộp NS Trđ
76.040 57.201 67.649 117.926 73.847 83.773
5 Lợi nhuận Trđ

45.000 60.880 52.081 46.176 47.780 53.232
6 Số lao động Ng
3.534 3.500 3.570 8.063 8.111 7.897
7 Thu nhập bq Trđ/ng
1.239 1.660 1.861 1.031 1.325 1.586
Với tình sản xuất kinh doanh và đặc điểm công nghệ ở trên Công ty Giấy
Bãi Bằng được xác định là doanh nghiệp “hàng đầu” của Tổng công ty. Do đó,
định mức lao động của Công ty là định mức lao động tiên tiến trong Tổng
công ty, Tổng công ty lấy định mức lao động của Công ty Giấy Bãi Bằng để xây
dựng và giải trình đơn giá tiền lương chung cho toàn Tổng công ty. Định mức
lao động của Công ty Giấy Bãi Bằng được dùng làm căn cứ xác định hệ số qui
đổi sản phẩm toàn Tổng công ty.
Năm 2000 định mức lao động tổng hợp của Công ty Giấy Bãi Bằng được
xây dựng như sau:
Sản lượng sản phẩm định mức được xây dựng trên cơ sở công suất thiết
kế của Công ty là 55.000 (tấn / năm), nhưng để khuyến khích người lao động
tăng năng suất lao động Nhà nước qui định mức sản lượng định mức là
50.000 (tấn/năm), bằng 91% công suất thiết kế. Số lao động cần thiết cho các
bộ phận sản xuát giấy là 2.855 người tương ứng với 6.966.200 giờ công.
Trong đó, công nhân trực tiếp sản xuất có 570 người tương ứng với 1.390.800
giờ công.; lao động phục vụ, phụ trợ có 1.935 người tương ứng với 4.721.400
giờ công; lao động quản lý có 350 người tương ứng với 854.000 giờ công. Vì
vậy, định mức lao động tổng hợp cho một tấn sản phẩm sẽ là:
Trong đó:
Số lao động cần thiết cho toàn Công ty năm 2000 là 3.500 lao động
nhưng số lao động cần thiết cho sản xuất giấy là 2.855 lao động để bố trí vào
6.966.000
T
TH
= --------------- = 139,32 (giờ/ tấn sản phẩm).

50.000
1.390.800
T
CN
= --------------- = 27,816 giờ/ tấn sản phẩm.
50.000
4.721.400
T
PV
= --------------- = 94,428 giờ/ tấn sản phẩm.
50.000
854.000
T
QL
= -------------- = 17,08 giờ/ tấn sản phẩm.
50.000
các đây truyền sản xuất, công nhân phục vụ và các đối tượng lao động quản lý.
Còn lại số lao động chênh lệch là ở các bộ phận như vận tải, sửa chữa ô tô,
thuỷ thủ,... là các loại lao động phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm chứ không
phải là lao động phục vụ sản xuất giấy, vì vậy số lao động này không được tính
vào định mức lao động.
Căn cứ vào định mức tính được của toàn Công ty, Công ty tiến hành tính
định mức cho tất cả các sản phẩm, các mặt hàng. Từ đó xem mặt hàng nào có
định mức gần bằng với định mức trung bình toàn Công ty thì lấy mặt hàng đó
là mặt hàng “chuẩn” và qui đổi toàn bộ khối lượng các mặt hàng khác về khối
lượng mặt hàng chuẩn theo một hệ số qui đổi và được tính theo công thức sau.
Từ đó qui đổi khối lượng mặt hàng A về khối lượng mặt hàng chuẩn của
Công ty theo công thức.
Cụ thể ta lấy ví dụ cách qui đổi sản phẩm của Công ty Giấy Việt Trì năm
2000 như sau. Công ty Giấy Việt Trì sản xuất 4 mặt hàng giấy chính, với khối

lượng từng mặt hàng và định mức lao động cho từng mặt hàng như sau:
Bảng hệ số qui đổi và định mức lao động năm 2000 Công ty Giấy Việt
Trì.
ĐMLĐ mặt h ng Aà
Hệ số qui đổi = ----------------------------
ĐMLĐ mặt h ng chuà ẩn
Khối lượng mặt h ng A = Khà ối lượng mặt h ng A x Hà ệ số qui
đổi.
qui đổi về mặt h ng chuà ẩn
Bảng 10
Stt
Tên sản phẩm
SLSP sản xuất (tấn)
ĐMLĐ
(giờ/ tấn)
Hệ số qui đổi
SLSP QĐ (tấn)
1
2
Từ bảng trên ta thấy năm 2000 Công ty Giấy Việt Trì lấy giấy in viết là
sản phẩm “chuẩn” và lấy định mức định mức lao động sản phẩm giấy in viết là
định mức toàn Công ty.
Với cách tính như vậy ta tính được định mức lao động và sản lượng sản
phẩm toàn Tổng công ty năm 2000 như sau:
Bảng tổng hợp định mức lao động sản phẩm giấy qui đổi của các đơn vị
sản xuất giấy năm 2000.
Bảng 11
Stt Đơn vị
SLSP định mức năm
2000

Hệ số
qui đổi
TCT
ĐMLĐ trên tấn sản phẩm qui đổi
(giờ/ tấn)
T
TH
Chia ra
Sản lượng
SL qui
đổi
T
CN
T
PV
T
QL
1 Công ty Giấy Bãi Bằng 50.000 68.692 1 139,32 27,82 94,43 17,08
2 Công ty Giấy Việt Trì 7.800 7.788 2,435 339,3 194,85 116 28,35
3 Nhà máy Giấy H. V. Thụ 4.000 3.416 2,295 319,68 192,32 95,84 31,52
4 Nhà máy Giấy Vạn Điểm 3.500 3.453 1,73 241 143 70 28
5 Nhà máy Giấy Hoà Bình 1.700 1.830 1,837 256 132 84 40
6 Công ty Giấy Đồng Nai 17.000 17.978 1,223 170,39 39,94 103,81 26,64
7 Công ty Giấy Tân Mai 44.000 50.969 0,379 52,8 20,07 23,28 9,35
8 Nhà máy Giấy Bình An 5.800 8.497 0,818 113,99 62,08 36,18 15,73
9 Công ty Giấy Viễn Đông 950 842 2,937 409,16 187,58 159,43 62,15
Tổng cộng

134.600 163.456 1 139,32 27,82 94,43 17,08
Như vậy theo cách tính trên định mức lao động của Tổng công ty năm

2000 là 139,32 giờ/ tấn giấy qui đổi.
1.6. Xây dựng đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm giấy qui
đổi.
Sau khi tính toán được các thông số: định mức lao động tổng hợp cho
một tấn giấy qui đổi, hệ số lương cấp bậc công việc bình quân, hệ số phụ cấp
tiền lương bình quân và tiền lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng. Khi đó
đơn giá tiền lương trên tấn giấy qui đổi được xác định theo công thức sau:
V
ĐG
= V
Giờ
x T
SP
Trong đó:
V
ĐG
: Đơn giá tiền lương (đơn vị tính đồng/ tấn giấy cuộn nội ISO76).
V
Giờ
: Tiền lương giờ, trên cơ sở lương cấp bậc công việc bình quân, phụ
cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp. Tiền lương giờ
được qui định tại Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ và được
tính theo công thức:
TL
mindn
x ( H
cb
+H
PC
)

V
Giờ
= -------------------------
26 x 8
Qua tính toán ở phần trên ta xác định được các thông số:
TL
mindn
= 385.000 (đồng/ tháng); H
cb
= 2,77; H
PC
= 0,356; T
SP
= 139,39 (giờ/
tấn giấy).
Vậy đơn giá tiền lương tính trên tấn giấy cuộn nội Bãi Bằng ISO76 tính
theo các thông số trên là:
Vậy đơn giá tiền lương năm 2000 của Tổng công ty theo cách xây dựng
là 806.119 (đồng/ tấn giấy qui đổi).
2/ Thực trạng chất lượng công tác xây dựng đơn giá tiền lương ở
Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Sau khi các đơn vị thành viên xây dựng và đăng ký đơn giá tiền lương
Tổng công ty tiến hành thẩm định, xây dựng đơn giá tiền lương chung cho
toàn Tổng công ty. Năm 2000 sau khi có số liệu đăng ký của các đơn vị thành
viên Tổng công ty tiến hành thẩm định, cụ thể các chỉ tiêu lao động để tính
đơn giá tiền lương được thẩm định và xác định lại như sau.
- Về định mức lao động tổng hợp.
Như ta đã biết định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm là
một yếu tố cấu thành nên đơn giá tiền lương. Định mức lao động tổng hợp tỷ
lệ thuận với đơn giá tiền lương, điều đó có nghĩa khi định mức lao động tổng

hợp tăng thì đơn giá tiền lương cũng tăng lên. Do đó, có một thực trạng phổ
biến, các đơn vị khi xây dựng đơn giá tiền lương thường hay nâng cao định
385.000 x ( 2,77+0,356)
V
Đ
G
= ------------------------------ x 139,32 = 806.119 (đồng/ tấn).
26 x 8

×