Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.55 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
_______________________

NGUYỄN THỊ THÚY NHI

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
GIỮA KHO BẠC – THUẾ - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, HƯỚNG
TỚI TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI NỘP THUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HCM - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
_______________________

NGUYỄN THỊ THÚY NHI

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
GIỮA KHO BẠC – THUẾ - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, HƯỚNG
TỚI TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI NỘP THUẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS Diệp Gia Luật


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và
phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nghiên cứu nào khác.

TPHCM , ngày

tháng

năm 2019

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thúy Nhi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

L do chọn ề t i.......................................................................................................1
2. Tổng quan các nghiên cứu trước.............................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi giải pháp cần trả lời................................................3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3.2. Câu hỏi giải pháp cần trả lời................................................................................4
4 Đối tượng và dữ liệu thu thập...................................................................................4
5. Cách tiếp cận ể ạt ược mục tiêu ề tài:............................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG..................................................................................................6
Chương
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHỐI
HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC......................................................................6
Ngân sách nh nước v thu ngân sách nh nước................................................6
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................6
1.1.1.1. Ngân sách nhà nước..........................................................................................6
1.1.1.2. Thu ngân sách Nhà nước...................................................................................6
1.1.2. Vai trò của thu ngân sách Nhà nước..................................................................7
1.1.3. Đặc điểm thu ngân sách Nhà nước....................................................................7


1.1.4. Cơ quan thu ngân sách nhà nước......................................................................8
1.1.5. Các hình thức thu ngân sách nhà nước.............................................................8
1.1.5.1. Thu bằng chuyển khoản.....................................................................................8
1.1.5.2. Thu bằng tiền mặt..............................................................................................8
1.2. Tổng quan về phối hợp thu ngân sách nh nước.................................................9
1.2.1. Khái niệm phối hợp thu ngân sách nhà nước....................................................9
1.2.2. Mục đích phối hợp thu ngân sách Nhà nước.....................................................9
1.2.3. Trách nhiệm của cơ quan phối hợp thu ngân sách nhà nước.........................10
1.2.3.1. Trách nhiệm của cơ quan thuế......................................................................... 10
1.2.3.2. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước............................................................... 10
1.2.3.3. Trách nhiệm của ngân hàng phối hợp thu....................................................... 11

1.2.3.4. Trách nhiệm của người nộp thuế..................................................................... 12
1.3. Nội dung phối hợp thu ngân sách Nh nước..................................................... 12
1.3.1. Quy trình phối hợp trong thu ngân sách Nhà nước......................................... 12
1.3.1.1. Quy trình thu nộp thuế của ngân hàng phối hợp thu, Kho bạc nhà nước........12
1.3.1.2. Quy trình thu nộp thuế tại ngân hàng thương mại chưa phối hợp thu.............14
1.3.2. Phối hợp trao đổi thông tin thu ngân sách nhà nước giữa
Kho bạc - Thuế Ngân hàng thương mại............................................................................................... 15
1.3.2.1. Trao đổi danh mục dùng chung, danh mục người nộp thuế, các khoản phải thu
ngân sách nhà nước...................................................................................................... 15
1.3.2.2. Trao đổi số đã thu ngân sách Nhà nước.......................................................... 16
1.3.3. Phối hợp trong khâu đối chiếu thu ngân sách nhà nước cuối ngày................17
1.3.3.1. Đối chiếu giữa KBNN và NHTM nơi KBNN mở tài khoản.............................. 17
1.3.3.2. Đối chiếu số liệu, xử lý sau đối chiếu, tra soát và điều chỉnh thông tin thu
NSNN............................................................................................................................ 17
1.3.4. Phối hợp trong khâu quyết toán thu NSNN cuối ngày..................................... 17
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng ến hoạt ộng phối hợp thu ngân sách nh nước 18
1.4.1. Nhân tố khách quan.......................................................................................... 18


1.4.1.1. Cơ chế chính sách trong phối hợp thu ngân sách nhà nước............................18
1.4.1.2. Quy định trách nhiệm giữa các cơ quan trong phối hợp thu ngân sách Nhà
nước............................................................................................................................. 19
1.4.1.3. Mức độ áp dụng Công nghệ thông tin............................................................. 19
1.4.1.4. Quy định về việc phân cấp của cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước.......20
1.4.1.5. Nhận thức của người nộp ngân sách Nhà nước............................................... 20
1.4.2. Nhân tố chủ quan.............................................................................................. 20
1.4.2.1. Sự điều hành của chính quyền địa phương...................................................... 20
1.4.2.2. Môi trường mạng và sự tương đồng trong trang bị thiết bị tin học.................20
1.4.2.3. Nguồn nhân lực của các cơ quan tham gia phối hợp thu................................. 21
1.4.2.4. Ý thức về trách nhiệm của các cơ quan Thuế, Kho bạc và Ngân hàng thương

mại trong công tác phối hợp thu................................................................................... 21
1.5. Kinh nghiệm phối hợp thu ngân sách nh nước của một số huyện, thị xã trên
ịa bàn tỉnh Đồng Tháp............................................................................................. 21
1.5.1. Kinh nghiệm của các huyện, thị xã................................................................... 21
1.5.1.1. Phối hợp thu trên địa bàn huyện Thanh Bình.................................................. 21
1.5.1.2. Phối hợp thu trên địa bàn huyện Tân Hồng..................................................... 23
1.5.1.3. Phối hợp thu trên địa bàn Thị xã Hồng Ngự.................................................... 24
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tam Nông trong công tác phối hợp thu
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG.............................................................................................. 25
Chương 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC GIỮA KHO BẠC-THUẾ- NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 20 6-2018.................26
2.1. Khái quát về vị trí ịa lý, kinh tế - xã hội huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp 26
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý..................................................................................... 26
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................................. 26
2.2. Thực trạng cơ chế phối hợp thu trên
ịa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp............................................................................................................................ 27


2.2.1. Phối hợp trong thực hiện quy trình thu ngân sách Nhà nước.........................30
2.2.1.1. Quy trình phối hợp thu NSNN trên địa bàn..................................................... 30
2.2.1.2. Phối hợp trao đổi thông tin thu NSNN giữa cơ quan thu, kho bạc nhà nước và
ngân hàng phối hợp thu................................................................................................ 37
2.2.1.3. Phối hợp trong khâu đối chiếu thu ngân sách nhà nước cuối ngày.................38
2.2.1.4. Phối hợp trong khâu quyết toán thu ngân sách nhà nước cuối ngày...............39
2 3 Đánh giá cơ chế phối hợp thu trên
40


ịa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

2.3.1. Những kết quả đạt được.................................................................................... 40
2.3.1.1. Thu ngân sách nhà nước qua ngân hàng thương mại giúp cải cách thủ tục
hành chính trong thu NSNN tạo điều kiện thuân lợi cho NNT...................................... 40
2.3.1.2. Các ngân hàng thương mại tổ chức tốt công tác phối hợp thu........................40
2.3.1.3 Dữ liệu thu ngân sách nhà nước được truyền, nhận kịp thời, đầy đủ, chính xác
41
2.3.1.4. Giảm thiểu thời gian, khối lượng và chi phí nhập liệu..................................... 41
2.3.1.5. Giảm tải việc thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước 42
2.3.1.6. Dữ liệu thu ngân sách nhà nước được cập nhật kịp thời qua cơ quan thu.......42
2.3.2. Hạn chế, vướng mắc trong cơ chế phối hợp thu.............................................. 42
2.3.2.1. Cơ chế chính sách trong phối hợp thu ngân sách nhà nước............................42
2.3.2.2. Về nguồn nhân lực........................................................................................... 44
2.3.2.3. Về công nghệ thông tin.................................................................................... 45
2.3.2.4. Về mật độ thu phân bố không đồng đều tại các NHTM...................................48
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc............................................................ 49
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan................................................................................ 50
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.................................................................................... 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................... 53
Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC GIỮA KHO BẠC- THUẾ- NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP........................................... 54


3 Định hướng và nhiệm vụ trong công tác phối hợp thu ngân sách nh
nước
trên ịa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp....................................................... 54
3.1.1. Định hướng trong công tác phối hợp thu ngân sách....................................... 54
3.1.1.1. Bộ Tài chính.................................................................................................... 54

3.1.1.2. Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp.................................................................. 55
3.1.2. Nhiệm vụ trong công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước trên địa bàn......55
3.2. Giải pháp trong công tác phối hợp thu ngân sách nh nước............................ 56
3.2.1. Xây dựng mô hình quy trình phối hợp thu ngân sách nhà nước.....................57
3.2.1.1. Xây dựng bộ mã đối với từng khoản thu NSNN............................................... 57
3.2.1.2. Sử dụng giao dịch trực tuyến trong việc thu nộp ngân sách nhà nước............58
3.2.1.3. Tiếp nhận các khoản thu không đồng cấp........................................................ 60
3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tham gia phối hợp thu....................................... 60
3.2.3. Đầu tư trang thiết bị và áp dụng phần mềm..................................................... 61
3.2.3.1. Đầu tư trang thiết bị đồng bộ từ trung ương tới địa phương...........................61
3.2.3.2. Nâng cấp phần mềm lập biên lai thu từ bảng kê đối với chứng từ thu phạt vi
phạm hành chính bằng chuyển khoản.......................................................................... 62
3.2.3.3. Nâng cấp hệ thống TCS-TT để hạch toán đúng mã tiểu mục...........................63
3.2.3.4. Nâng cấp hệ thống TCS-TT thêm chức năng điều chỉnh biên lai thu...............63
3.2.3.5. Nâng cấp hệ thống TCS-TT có thể hạch toán nhiều mã địa bàn ứng với khoản
thu trên cùng 01 chứng từ............................................................................................. 64
3.2.4. Một số giải pháp khác....................................................................................... 64
3.2.4.1. Dữ liệu truyền nhận giữa các đơn vị tham gia phối hợp thu phải thống nhất .. 64

3.2.4.2. Đảm bảo thông tin, dữ liệu an toàn và bảo mật............................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 66
PHẦN III. KẾT LUẬN.............................................................................................. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BKNT


Bảng kê nộp thuế

CNTT

Công nghệ thông tin

GNT

Giấy nộp tiền

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KTT

Kế toán trưởng

KTV

Kế toán viên

NHTM

Ngân hàng thương mại

NSNN

Ngân sách nhà nước


NNT

Người nộp thuế

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc

TTSP

Thanh toán song phương

TTĐT

Thông tin điện tử

TTTĐTW

Trung tâm trao đổi trung ương

TLPC

Tỷ lệ phân chia

UBND

Ủy ban nhân dân

VPHC


Vi phạm hành chính


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Mô hình quy tình nộp thuế tại ngân hàng phối hợp thu/Kho bạc Nhà
nước
Sơ đồ 1.2 Mô hình quy trình thu NSNN tại NHTM chưa phối hợp
thu Sơ đồ 2.1 Quy trình thu NSNN tại ngân hàng phối hợp thu
Sơ đồ 2.2 Quy trình thu NSNN tại Kho bạc Nhà nước Tam Nông
Bảng 2.1. Kết quả thu NSNN qua công tác phối hợp thu
Bảng 2.2 Kết quả ủy nhiệm thu thu phạt vi phạm hành chính
Bảng 2.3: Thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại Kho bạc

Bảng 2.4: Số món thu ngân sách nhà nước đưa vào tài khoản chờ xử lý
Bảng 2.5 Kết quả phối hợp thu NSNN qua các NHTM


TÓM TẮT
Tên ề tài: Hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạcThuế- Ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Lý do chọn ề tài: Hiện nay thu NSNN đã được mở rộng thông qua việc phối
hợp thu NSNN giữa cơ quan Thuế, Kho bạc và các Ngân hàng thương mại (NHTM)
mang lại ý nghĩa to lớn.Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện trong thực tiển thì công tác
phối hợp thu NSNN trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc như: Quy
trình phối hợp thu NSNN còn chưa thống nhất; Điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin chưa đáp ứng với yêu cầu; Năng lực trình độ của các cá nhân tham gia vào
công tác phối hợp thu NSNN còn hạn chế.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả, phỏng vấn sâu.
Kết quả nghiên cứu: Phân tích các quy định hiện hành để nhận định được
những nút thắt, tìm ra những điểm nghẽn trong phối hợp giữa ba cơ quan: Kho bạcThuế- Ngân hàng thương mại. Thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan đến

cơ chế phối hợp thu tại ba cơ quan ( cán bộ chuyên môn, nhà quản lý,...) để kiểm
chứng cho những nhận định nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp thu
NSNN giữa Kho bạc- Thuế- Ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người
nộp thuế.
Giải pháp và kết luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần hoàn thiện cơ
chế phối hợp NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT khi thực hiện nghĩa vụ nộp
NSNN được tiếp cận các hình thức thu mới qua ngân hàng, góp phần đổi mới cơ chế
chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN theo hướng đơn
giản, hiện đại, công khai, minh bạch. Các giải pháp phải có tính hệ thống, xuyên suốt
và phù hợp với các cơ chế, chính sách, từ Luật đến các văn bản hướng dẫn.
Từ khóa: thu NSNN, cơ chế phối hợp thu.


ABSTRACT
Project title: Improving coordination mechanism of State budget collection between
Treasury - Tax - Commercial bank, aiming to create favorable conditions for taxpayers.
The reason for choosing the topic: Currently, the state budget revenue has been
expanded through the coordination of state budget collection between the tax office,
treasury and commercial banks (commercial banks) which bring great significance. In
reality, the State budget collection coordination in the district area is still limited and
obstructed, such as: State budget collection process has not been consistent; Conditions
of information technology infrastructure have not met requirements; The qualification
capacity of individuals involved in coordination of state budget collection is limited.
Research methods: Descriptive statistical methods, in-depth interviews. Research
results: Analysis of current regulations to identify bottlenecks, find bottlenecks in
coordination between three agencies: Treasury - Tax - Commercial banks. Conduct indepth interviews with the subjects related to the coordination mechanism in three
agencies (professional staff, managers, ...) to verify the claims in order to find complete
solutions. coordination mechanism of state budget collection between Treasury - Tax Commercial Bank, aiming to create favorable conditions for taxpayers.
Solutions and conclusions: The research results of the project have contributed to
perfecting the mechanism of state budget coordination, creating favorable conditions

for taxpayers to perform the state budget payment approach to access new forms of
revenue through banks, contribute to renewing mechanisms, policies and professional
processes in the management of the state budget fund in the direction of simplicity,
modernity, publicity and transparency. The solutions must be systematic, thorough and
consistent with the mechanisms and policies, from the Law to the guiding documents.
Keywords: State budget collection, revenue collection mechanism.


1

PHẦN I MỞ ĐẦU
L do chọn ề t i
Thu ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt
động của Nhà nước, nhằm bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu, các
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì vậy việc thu NSNN là rất cần
thiết và được xem là một nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.
Hiện nay thu NSNN đã được mở rộng thông qua việc phối hợp thu NSNN giữa
cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc và các Ngân hàng thương mại (NHTM) theo sự chỉ
đạo của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước mang lại ý nghĩa to lớn, không những
giúp các cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý mà còn góp
phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính. Thông qua
việc phối hợp thu này, các bên đã tăng cường kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu thu
NSNN giữa KBNN, cơ quan thu (Thuế, Hải quan) và các NHTM nhằm thống nhất số
liệu thu, góp phần phát triển và đa dạng hóa các phương thức nộp thuế hiện đại, đơn
giản hóa, giảm thiểu thời gian, thủ tục nộp tiền cho các đối tượng nộp. Việc phối hợp
thu này cũng đã ứng dụng có hiệu quả CNTT vào quy trình quản lý thu, đảm bảo xử lý
dữ liệu thu và hạch toán số thu NSNN kịp thời, chính xác, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện trong thực tiển thì công tác phối hợp thu NSNN
trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc như: Quy trình phối hợp thu

NSNN còn chưa thống nhất; Cơ chế quản lý điều hành của địa phương về công tác thu
NSNN còn chưa đồng bộ; Điều kiện cơ sở hạ tầng CNTT chưa đáp ứng với yêu cầu;
Năng lực trình độ của các cá nhân tham gia vào công tác phối hợp thu NSNN còn hạn
chế.


2

Cho đến hiện nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về công tác quản lý thu
NSNN như: Hoàn thiện công tác triển khai dự án Hiện đại hóa thu, nộp NSNN trên địa
bàn Quận Cầu Giấy, Hà Hội (Nguyễn Thị Phương Anh, 2014); Quản lý thu NSNN qua
KBNN Hà Nội (Đỗ Thị Mai Lan, 2015); Tăng cuờng công tác phối hợp thu NSNN trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng ( Nguyễn Thị Lệ Thiên ,2018),…Tuy nhiên chưa có đề tài
nào nghiên cứu quy trình phối hợp thu NSNN. Chính vì vậy, qua công tác thực tế, tác
giả nhận thấy rằng vấn đề hiện nay là tìm ra những giải pháp để tập trung đầy đủ, kịp
thời các khoản thu NSNN, siết chặt hơn nữa việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch
thanh toán với KBNN từng bước tiến đến Kho bạc điện tử. Do vậy tác giả chọn đề tài
“Ho n thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách Nh nước giữa Kho bạc- Thuế-Ngân h
ng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế” để làm luận văn thạc sĩ
của mình.
2 Tổng quan các nghiên cứu trước
Thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và
nền kinh tế - xã hội. Vì vậy công tác quản lý thu NSNN được nhiều tác giả quan tâm.
Đến nay có khá nhiều bài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này như:
Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh “Hoàn thiện công tác triển khai dự án Hiện đại
hóa thu, nộp NSNN trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Hà Hội” (2014). Tác giả phân tích ưu,
nhược điểm khi triển khai dự án và đưa ra một số giải pháp hoàn thiên công tác triển
khai dự án hiện đại hóa công tác thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy. Tuy vậy chưa
đi sâu phân tích các nội dung quản lý thu NSNN qua KBNN.
Tác giả Vĩnh Sang “Giảm dần và tiến tới không giao dịch bằng tiền mặt tại

KBNN” đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 182 tháng 8/2017. Tác giả đã
đánh giá việc mở rộng phối hợp thu NSNN bằng phương thức điện tử, đưa ra một số
giải pháp hạn chế việc thu tiền mặt tại Kho bạc. Hạn chế của bài viết là tác giả chưa


3

nghiên cứu sâu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thu NSNN.

Nguyễn Thị Lệ Thiên (2018) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Tăng
cuờng công tác phối hợp thu NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” có thể thấy rõ tác
giả đã đưa ra thực trạng, đánh giá một số kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và
đưa ra một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thu NSNN
trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên hạn chế của bài viết là tác giả chưa nghiên
cứu những hạn chế, nguyên nhân khác và vai trò của đơn vị phối hợp thu ảnh hưởng
đến công tác phối hợp thu NSNN.
Và còn một số luận văn đề cập đến công tác thu ngân sách như:
Lê Thanh Hà “Hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Ba
Vì” (2015) .
Đỗ Thị Mai Lan “Quản lý thu NSNN qua KBNN Hà Nội” (2015).
Nhìn chung các nghiên cứu có giá trị nghiên cứu khoa học cao, được tiếp cận
với nhiều cách khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau, bằng việc kết hợp các
phương pháp quan sát, thu thập dữ liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh
đối chiếu,… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về phối hợp
thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Qua công tác thực tế, tác
giả nhận thấy rằng vấn đề cần nghiên cứu hiện nay là tìm ra những giải pháp để tập
trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN, siết chặt hơn nữa việc sử dụng tiền mặt
trong các giao dịch thanh toán với KBNN từng bước tiến đến Kho bạc điện tử.
3 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi giải pháp cần trả lời
3


Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu tìm ra những nút thắt, điểm nghẽn trong cơ chế

phối hợp thu NSNN giữa ba cơ quan Kho Bạc, Thuế và Ngân hàng thương mại trên địa


4

bàn huyện Tam Nông, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp thu
NSNN hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
3 2 Câu hỏi giải pháp cần trả lời
Cần phải làm gì trong cơ chế phối hợp thu Ngân sách Nhà nước giữa Kho bạcThuế- Ngân hàng thương mại để hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế?
4 Đối tượng v dữ liệu thu thập
- Đối tượng nghiên cứu là cơ chế phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc- Thuế-Ngân

hàng thương mại tại địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

-

Dữ liệu nghiên cứu:
+ Dữ liệu thứ cấp: bộ dữ liệu thu thập từ quy trình thực hiện cơ chế phối hợp thu

NSNN từ năm 2016 đến năm 2018, tại địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
+ Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông tin phỏng vấn từ tháng 1/2019 đến tháng
5/2019.
5. Cách tiếp cận ể ạt ược mục tiêu ề t i:
Tác giả đi sâu vào phân tích các quy định hiện hành để nhận định được những
nút thắt, tìm ra những điểm nghẽn trong phối hợp giữa ba cơ quan: Kho bạc- ThuếNgân hàng thương mại.
Tác giả sử dụng một kỹ thuật trong phương pháp định tính là phỏng vấn sâu các

đối tượng có liên quan đến cơ chế phối hợp thu tại ba cơ quan ( cán bộ chuyên môn,
nhà quản lý,...) để kiểm chứng cho những nhận định nhằm tìm ra các giải pháp hoàn
thiện cơ chế phối hợp thu NSNN giữa Kho bạc- Thuế- Ngân hàng thương mại, hướng
tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế.


5

6. Kết cấu ề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm có 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về thu ngân sách Nhà nước và phối hợp thu ngân

sách Nhà nước.
- Chương 2: Thực trạng cơ chế phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạc-Thuế

- Ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp từ năm 20162018.

-

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa

Kho bạc- Thuế- Ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.


6

PHẦN II NỘI DUNG
Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHỐI HỢP

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngân sách nh nước v thu ngân sách nh nước
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Ngân sách nhà nước
NSNN là một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và
nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Nhà nước ra đời và để bảo đảm cho hoạt động của mình,
Nhà nước sử dụng quyền lực tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới
hình thức thuế, vay nợ… hình thành nên NSNN, đây là bộ phận quan trọng nhất của tài
chính Nhà nước.
Theo Luật NSNN do Quốc hội thông qua năm 2015, “Ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
1.1.1.2. Thu ngân sách Nhà nước
Thu NSNN là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để tập trung một bộ
phận của cải xã hội hình thành nên quỹ NSNN phục vụ cho việc chi tiêu của Nhà nước.
Thu NSNN ở xã hội nào cũng gắn liền với quyền lực chính trị, các chức năng nhiệm vụ
của Nhà nước. Do vậy, thu NSNN mang tính bắt buộc cưỡng chế. Nhà nước là đại diện
của nhân dân, chủ sở hữu toàn bộ tài sản quốc gia, tài nguyên đất nước…thành quả
hoạt động của các nguồn lực được tập trung vào quỹ NSNN dưới các hình thức khác
nhau, phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm và nhu cầu tài chính của Nhà nước.


7

1.1.2. Vai trò của thu ngân sách Nhà nước
NSNN gồm hai mặt hoạt động cơ bản là thu và chi NSNN. Trong hai mặt này,
thu NSNN đóng vai trò tạo lập và hình thành quỹ NSNN, tạo nguồn tài chính để Nhà
nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, thu NSNN là một kênh
phân phối lại thu nhập trong hệ thống tài chính quốc gia.

Thứ nhất, Dưới góc độ là hoạt động tạo nguồn tài chính của Nhà nước, thu
NSNN nhằm đảm bảo nguồn tài chính để duy trì mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước,
đảm bảo trật tự xã hội, quốc phòng an ninh cho quốc gia.
Thứ hai, dưới góc độ biểu hiện quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể
khác trong nền kinh tế, thu NSNN là một trong những công cụ tích cực của nhà nước
để điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo định hướng, kế hoạch.
1.1.3. Đặc điểm thu ngân sách Nhà nước
Thu NSNN có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, đa số các khoản thu NSNN là các khoản thu mang tính bắt buộc.
Hai là, Các khoản thu NSNN về cơ bản là những khoản chuyển dịch nguồn lực
tài chính từ khu vực tư sang khu vực công
Ba là, Các khoản thu NSNN luôn chứa đựng các mối quan hệ kinh tế, chính trị,
xã hội
Bốn là, Mức độ và cơ cấu các khoản thu phản ánh mức độ và cơ cấu phát triển
của nền kinh tế.
Năm là, các khoản thu NSNN được thể chế bằng các văn bản pháp luật.


8

1.1.4. Cơ quan thu ngân sách nhà nước
Cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan khác được Chính phủ, Bộ Tài chính
giao nhiệm vụ tổ chức thu NSNN (sau đây gọi chung là cơ quan thu) có trách nhiệm
phối hợp với KBNN tổ chức thu và quản lý các khoản thu NSNN, thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN đầy đủ, kịp thời.
1.1.5. Các hình thức thu ngân sách nhà nước
Có 2 hình thức thu NSNN:
1.1.5.1. Thu bằng chuyển khoản
- Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp NSNN tại ngân hàng,
ngân hàng thực hiện trích tài khoản của người nộp NSNN chuyển vào tài khoản của

KBNN để ghi thu NSNN.
- Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp NSNN tại KBNN, KBNN
thực hiện trích tài khoản của người nộp NSNN để ghi thu NSNN.
Ngoài ra đối tượng nộp ngân sách chủ động thực hiện chuyển tiền vào NSNN
bằng phương thức điện tử, như:
+ Qua dịch vụ nộp thuế điện tử trên cổng TTĐT của Tổng cục Thuế hoặc cổng
thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan;
+ Qua dịch vụ thanh toán điện tử của NHTM như ATM, Internetbanking, Mobile

banking, POS hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác.
1.1.5.2. Thu bằng tiền mặt
- Thu bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN: Là người nộp NSNN nộp tiền mặt trực
tiếp tại quầy giao dịch của KBNN.
- Thu bằng tiền mặt tại NHTM: Để chuyển nộp vào tài khoản của KBNN.


9

- Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu.
- Thu bằng tiền mặt tại các cơ quan được uỷ nhiệm thu.
- Thu qua các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt trực tiếp hoặc
được ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính (VPHC).
- UBND cấp xã được phép thu các khoản thuộc nhiệm vụ thu của ngân sách cấp
xã; sau đó, làm thủ tục nộp tiền vào KBNN cấp huyện hoặc nộp vào quỹ của ngân sách
xã để chi theo chế độ quy định.
2 Tổng quan về phối hợp thu ngân sách nh nước
1.2.1. Khái niệm phối hợp thu ngân sách nhà nước
Phối hợp thu NSNN: Là một hệ thống các quy trình kết hợp hoạt động của các
cơ quan KBNN, cơ quan Thuế, Hải quan và các NHTM trong tổ chức thực hiện thu
NSNN bao gồm các khoản thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu phạt vi phạm hành

chính tại những địa bàn đã triển khai dự án Hiện đại hóa thu NSNN và được thực hiện
theo nguyên tắc: kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa các cơ quan, đơn vị
về số phải thu, số đã thu NSNN của người nộp NSNN.
1.2.2. Mục đích phối hợp thu ngân sách Nhà nước
Mục đích của việc phối hợp là tăng cường hoạt động thanh toán giữa KBNN và
NHTM; điện tử hóa các giao dịch thu, chi và đối chiếu số liệu giữa các đơn vị KBNN
và NHTM; đảm bảo thu NSNN nhanh chóng, thuận lợi, chính xác, an toàn; góp phần
cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, ứng
dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán điện tử, giảm thất thu
cho NSNN.


10

1.2.3. Trách nhiệm của cơ quan phối hợp thu ngân sách nhà nước
1.2.3.1. Trách nhiệm của cơ quan thuế
- Cập nhật các thông tin về dữ liệu về khoản thuế trên Cổng TTĐT của Tổng
cục Thuế, danh mục dùng chung, dữ liệu về NNT.
- Phối hợp với kho bạc và ngân hàng để ký và thực hiện thỏa thuận hợp tác phối
hợp thu NSNN.
- Cấp tài khoản giao dịch nộp thuế điện tử cho NNT; hướng dẫn NNT trong việc
lập BKNT hoặc GNT vào NSNN; cung cấp cho NNT dữ liệu về khoản thuế; xác nhận
số thuế đã nộp khi NNT đề nghị.
- Tiếp nhận thông tin từ cơ quan KBNN và các ngân hàng về số thuế đã nộp; xử
lý các vấn đề sai sót liên quan đến các khoản thu nộp NSNN .
- Phối hợp đối chiếu số liệu đã nộp NSNN khớp đúng với cơ quan KBNN.
1.2.3.2. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước
- Hướng dẫn NNT kê khai các thông tin nộp thuế trên BKNT; cấp chứng từ xác
nhận đã nộp thuế vào NSNN khi NNT thực hiện giao dịch nộp thuế với cơ quan
KBNN; cấp chứng từ nộp thuế phục hồi hoặc bản sao chứng từ nộp thuế khi NNT đề

nghị .
- Cung cấp kịp thời cho Tổng cục Thuế danh sách ngân hàng phối hợp thu;
trường hợp cơ quan KBNN hạch toán khoản thu không đồng cấp với cơ quan quản lý
thu thì KBNN cung cấp cho cơ quan quản lý thu về cơ quan KBNN tiếp nhận và hạch
toán khoản thu NSNN ;
- Sử dụng thông tin thu nộp NSNN do cơ quan thu cung cấp để thu tiền từ NNT
và hạch toán thu NSNN.


11

- Phối hợp với ngân hàng phối hợp thu xử lý sai sót, thực hiện tra soát, xử lý sai
sót thông tin thu nộp NSNN với ngân hàng phối hợp thu và cơ quan thu.
- Tiếp nhận thông tin các khoản thu thuế từ ngân hàng phối hợp thu, kiểm soát
số thuế đã thu nộp thông qua tài khoản tại ngân hàng của KBNN .
- Cung cấp thông tin về số thuế đã thu theo cơ quan quản lý thu, bảo đảm ghi
nhận đúng ngày nộp thuế của NNT; thực hiện đối chiếu số thu nội địa với cơ quan thu
theo tháng và năm ngân sách.
- Hỗ trợ cơ quan thu, ngân hàng phối hợp thu về kỹ thuật và nghiệp vụ
trong công tác phối hợp thu NSNN.
1.2.3.3. Trách nhiệm của ngân hàng phối hợp thu
- Thực hiện thỏa thuận phối hợp thu NSNN đã ký với Tổng cục Thuế và
KBNN.
- Khai thác và bảo mật thông tin trên Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế liên quan
đến thu nộp NSNN được cung cấp từ cơ quan thu .
- Hướng dẫn NNT kê khai các thông tin nộp thuế trên BKNT; cấp chứng từ nộp
thuế vào NSNN; cấp chứng từ nộp thuế phục hồi hoặc bản sao chứng từ nộp thuế khi
NNT đề nghị .
- Chuyển tiền thanh toán các khoản thu NSNN vào tài khoản của cơ quan
KBNN mở tại ngân hàng ủy nhiệm thu đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định.

- Tập hợp đầy đủ thông tin trên chứng từ nộp thuế để chuyển sang KBNN; ghi
nhận đúng ngày nộp thuế của NNT; bổ sung các thông tin thu thuế như mã cơ quan
quản lý thu, mã KBNN, mã chương, mã tiểu mục, mã địa bàn, mã tài khoản thu ngân
sách và hạch toán vào tài khoản của KBNN số thuế đã thu.


12

- Thực hiện tra soát, xử lý sai sót thông tin thu nộp NSNN với KBNN, cơ quan
thuế, NNT.
1.2.3.4. Trách nhiệm của người nộp thuế
- Kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin trên BKNT hoặc GNT vào NSNN
thuộc trách nhiệm NNT phải kê khai.
- Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về quản lý
thuế; thực hiện đăng ký, nộp thuế điện tử tại các địa bàn đã được cơ quan thuế, ngân
hàng cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử
- Khi có sai sót trong việc nộp tiền vào NSNN phải phối hợp với ngân hàng
hoặc cơ quan thu đối chiếu thông tin và xử lý.
- Theo dõi thông tin nộp tiền vào NSNN qua tài khoản giao dịch thuế điện tử
hoặc thư điện tử tại Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế .
3 Nội dung phối hợp thu ngân sách Nh nước
1.3.1. Quy trình phối hợp trong thu ngân sách Nhà nước
1.3.1.1. Quy trình thu nộp thuế của ngân hàng phối hợp thu, Kho bạc nhà nước
Sơ ồ 1.1 Mô hình quy tình nộp thuế tại ngân hàng phối hợp thu/Kho bạc Nhà
nước
Người nộp
thuế

(1)


Ngân hàng Thương Mại Phối
hợp thu/Kho bạc Nhà nước

(2)
(3)
Cơ quan thu

(4)

Kho bạc Nhà
nước


13

- Bước : NNT lập 01 (một) liên BKNT theo hướng dẫn gửi NHTM phối hợp
thu/KBNN.
Trường hợp nộp thuế theo quyết định/thông báo của cơ quan thuế, NNT có thể
nộp bản thông báo/quyết định thay cho việc lập BKNT gửi NHTM phối hợp thu /
KBNN.
- Bước 2: NHTM phối hợp thu KBNN căn cứ thông tin của BKNT/ quyết
định/thông báo của cơ quan thuế để làm thủ tục thu thuế, cấp GNT vào NSNN cho
NNT.
- Bước 3: Ngân hàng phối hợp thu hạch toán chuyển tiền vào tài khoản của
KBNN và truyền thông tin nộp NSNN sang KBNN.
- Bước 4: KBNN thực hiện kiểm tra các thông tin về khoản nộp NSNN đối với
các thông tin và số tiền do ngân hàng phối hợp thu chuyển sang. Nếu thiếu thông tin
thì KBNN gửi thư tra soát với ngân hàng phối hợp thu điều chỉnh, bổ sung thông tin
cho phù hợp.
KBNN tập hợp thông tin thu nộp NSNN để truyền sang cơ quan thuế bảng kê

chứng từ nộp NSNN chậm nhất là 10 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo bằng phương
thức điện tử.


×