Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngữ văn lớp 7: Đề thi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.01 KB, 3 trang )

THI ONLINE_CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ
ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm câu chủ động và khái niệm câu bị động.
- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động..
Câu 1: (ID: 215372) Nhận biết
Tìm câu bị động trong các đoạn văn sau và cho biết có thể chuyển câu bị động đó
trở thành câu chủ động được không?
a. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn
bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã
được đóng khung, lồng kính.
(Tạ Duy Anh)
b. Nhiều ngày nay trời không mưa, lại không được ai chăm sóc nên cây bị chết.
c. Anh ấy bị đau chân một tuần rồi.
d. Hôm qua, nó được nhận phần thưởng.
Câu 2: (ID: 215376) Vận dụng thấp
Chuyển đổi các câu sau thành câu bị động theo những kiểu khác nhau.
a. Bác đã đặt tên cho các đồng chí giúp việc và phục vụ mình.
b. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố.
c. Thực dân Pháp đã đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
d. Người ta đã dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ.
e. Các công nhân đã xây xong cầu vào năm 1898.
Câu 3: (ID: 215379) Vận dụng cao
Hai câu sau đây có phải đều là câu bị động không? Có bạn cho rằng tất cả các câu
chứa từ bị, được đều là câu bị động, em đồng ý không? Làm thế nào để nhận diện câu chủ
động và câu bị động?
a. Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. (Hoài Thanh)


1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


b. Chị Hoa bị điểm kém.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1

Phương pháp: Vận dụng khái niệm câu chủ động và câu bị động (SGK Ngữ
văn 7, tập 2, trang 57)
Cách giải:
* Tìm câu bị động:
a. – Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh
treo kín bốn bức tường.
- Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã
được đóng khung, lồng kính.
(b), (c), (d) không phải câu bị động.
* Chuyển câu bị động thành câu chủ động:
- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, người ta treo những bức tranh của
thí sinh kín bốn bức tường.
- Bố, mẹ tôi kéo tôi chen quan đám đông để xem bức tranh mà người ta đã đóng
khung, lồng kính của Kiều Phương.
Tuy nhiên, nếu gắn với đoạn văn bản trên, việc thay câu bị động bằng câu chủ
động không thích hợp vì nó thay đổi đối tượng được nói tới, làm giảm tính liên
kết của đoạn văn.

Câu 2


Phương pháp: Vận dụng kiến thức chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
(SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 57, 58)
Cách giải:
a. Các đồng chí giúp việc và phục vụ cho Bác đã được Bác đặt tên.
b. Nhiều tuyến đường mới trong thành phố đã được (người ta) mở thêm.
c. Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man.
d. Một chiếc đồng hồ đếm ngược đã được (người ta) dựng ở gần Bờ Hồ.
e. Cầu đã được (các công nhân) xây dựng xong vào năm 1898.

Câu 3

2

Phương pháp: Vận dụng khái niệm câu chủ động và câu bị động (SGK Ngữ
văn 7, tập 2, trang 57)

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Cách giải:
- Trong hai câu, câu (a) là câu bị động, câu (b) có từ “bị” nhưng không phải là
câu bị động.
- Do vậy, không phải câu nào có chứa từ bị, được đều là câu bị động.
- Để nhận diện câu chủ động và câu bị động cần căn cứ vào vai trò của chủ ngữ
trong quan hệ với hành động được nêu ở vị ngữ. Nếu vị ngữ biểu thị đối tượng
của hành động thì đó là câu bị động.

3


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×