Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ĐỀ SỐ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.68 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần trắc nghiệm:
Em hãy đánh dấu X vào trước câu mà em cho là đúng nhất.(mỗi câu 0,25 điểm)
1/ Giọng điệu trong bài thơ “ Sông núi nước Nam” là giọng điệu :
a/ Dõng dạc, chắc nịch

b/ Khẳng định, dứt khoát

c/ Đanh thép

d/ Cả 3 đều đúng.

2/ Cách biểu đạt nào dưới đây đúng nhất về ca dao dân ca?
a/ Chỉ các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người .
b/ Chỉ các bài thơ trữ tình than thân.
c/ Chỉ các tác phẩm thơ tự sự có cốt truyện, nhân vật.
d/ Chỉ các bài thơ ca ngợi người nông dân.
3/ Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được sáng tác bằng thể thơ nào?
a/ Thất ngôn bát cú Đường luật

b/ Song thất lục bát

c/ Thất ngôn tứ tuyệt

d/ Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

4/ Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a/ Nhân hóa

b/ Ẩn dụ



c/ So sánh

d/ Phóng đại

5/ Chữ cuối của câu bảy thứ nhất vần với chữ thứ năm của câu bảy thứ hai là cách hiệp vần của
thể thơ:
a/ Song thất lục bát

b/ Thất ngôn bát cú Đường luật

c/ Ngũ ngôn

d/ Thất ngôn tứ tuyệt.

6/ Bài thơ “ Nhà tranh bị gió thu phá” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a/ Miêu tả

b/ Tự sự

c/ Biểu cảm

d/ Kết hợp 3 phương thức

trên
7/ Qua hình ảnh” Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ xưa?
a/ Có vẻ đẹp hình thể

b/ Có vẻ đẹp tâm hồn


c/ Số phận bất hạnh

d/ Vẻ đẹp và số phận long đong.

8/ Nhà thơ Lý Bạch được mệnh danh là:
a/ Tiên thơ

b/ Thánh thơ

c/ Thần thơ

9/ Từ láy được chia làm 2 loại:
a/ Biến âm và biến thanh

b/ Láy âm và láy vần

d/ Cả 3 đều sai.


c/ Láy toàn bộ và láy bộ phận

d/ a và b đúng.

10/ Các đại từ “ chúng nó, họ” ở ngôi thứ mấy số ít hay số nhiều.
a/ Ngôi thứ nhất – số nhiều

b/ Ngôi thứ hai – số ít

c/ Ngôi thứ ba - số ít


d/ Ngôi thứ ba – số nhiều

11/ Dòng nào sau đây có chứa từ đồng âm?
a/ Chân tường- chân núi

b/ Truyện cổ - cổ chai

c/ Chạy thi – chạy ăn

d/ Cổ tay – khăn quàng cổ

12/ Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng
sau :
a/ Phòng hỏa – bảo mật

b/ Nguyệt cầm – quốc ca

c/ Thủ môn – thiên đô

d/ A và c đúng

Phần tự luận (7 điểm)
1/ Chép lại bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương ( 1 điểm)
( có thể chép bản dịch thơ hoặc bản phiên âm tiếng Hán)
2/ Cảm nghĩ của em sau khi học xong hai bài thơ: “Ngắm trăng” và “Đêm rằm tháng giêng” của
Hồ Chí Minh.

ĐÁP ÁN



I/ Phần trắc nghiệm:
1/-d

2/-a

3/-3-a

4/-d

5/-a

6/-d

7/-d

8/-a

9/-c

10/-d

11/-b

12/-c

II/ Phần tự luận:
Câu 1 : Chép đúng, đủ : 1điểm, sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
Câu 2 :
* Về nội dung:
- Học sinh nêu được những cảm nghĩ chính sau :

+ Khung cảnh thiên nhiên trong hai bài thơ rất đẹp, đều tràn ngập ánh trăng.
+ Bác Hồ là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên.
+ Xúc động trước tấm lòng yêu nước sâu nặng của Bác, sự hy sinh lớn lao mà Bác đã
dành cho đất nước dân tộc.
+ Khâm phục tự hào trước phong thái ung dung lạc quan của Bác.
- Bài thơ có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên.
* Về hình thức:
- Lời văn rõ ràng trong sáng trôi chảy tự nhiên, có cảm xúc chân thật sâu sắc.
- Biết cách nêu cảm nghĩ, nêu dẫn chứng minh bạch cho cảm nghĩ.
BIỂU ĐIỂM
5-6 điểm : Đạt yêu cầu về nội dung, hình thức. Sai 1-2 lỗi chính tả + lỗi diễn đạt.
3-4 điểm

: Có thể thiếu ý a,b,đ. Sai từ 2-5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

1-2 điểm

: Không được như điểm 3-4

0 điểm

: Bỏ giấy trắng




×