Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 7: Đề thi sống chết mặc bay đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.36 KB, 2 trang )

THI ONLINE_ SỐNG CHẾT MẶC BAY_ĐỀ 2
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được giá trị hiện thực, nhân đạo vầ những thành công nghệ thuật của truyện Sống chết mặc
bay.
Câu 1: (ID: 216861) vận dụng
a) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sống chết mặc bay.
b) Qua văn bản: “Sống chết mặc bay“ em hiểu thêm được điều gì về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ ?
Câu 2: (ID: 216862) Vận dụng
Viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 câu) làm sáng tỏ thói vô trách nhiệm của viên quan qua tác phẩm
Sống chết mặc bay.
Câu 3: (ID: 216864) Vận dụng cao
Thử lí giải tại sao Sống chết mặc bay lại được đánh giá là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại
Việt Nam.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1

Phương pháp: Dựa vào kiến thức bài học
Cách giải:
a) – Nội dung: Qua cảnh hộ đê, tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ
“lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân
do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
– Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép
tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
b) Hiểu thêm vể cuộc sống của người nông dân: (HS trình bày suy nghĩ sáng tạo). Gợi ý:
Người dân có cuộc sống lầm than, cơ cực. Họ phải vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước


nguy cơ đê vỡ. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe dọa cuộc sống của người dân.

Câu 2

Phương pháp: Dựa vào nội dung giáo viên đã dạy; phân tích
Cách giải:
- Sống chết mặc bay truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Phạm Duy Tốn. Không chỉ thành
công trong việc đổi mới lối viết, tác giả còn cho người đọc thấy chân dung của tên quan phụ
mẫu vô trách nhiệm, mất nhân tính – đại diện cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ.
- Tên quan phụ mẫu là người được cử đi để hộ đê ở làng X, phủ X.
- Quan phụ mẫu ở một nơi cao ráo, sạch sẽ, dù đê có vỡ cũng không ảnh hưởng gì đến ngài.
Khung cảnh nơi quan phụ mẫu ở thật ấm cúng, sạch sẽ “đèn thắp sáng trưng; nha lệ, lính tráng

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Câu 3

đi lại rộn ràng” nơi đó quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Bên cạnh ngài với biết bao sơn
hào, hải vị: bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía,… kẻ hầu người hạ túc trực kẻ
gãi chân, kẻ phẩy quạt. Thật nhàn nhã và sung sướng biết bao.
- Nhưng sự độc ác ấy còn được tác giả khắc họa thêm nữa, và tăng cao hơn nữa ở hai cuộc đối
thoại của ngài với lính tráng và dân phu. Lần thứ nhất, khi quan đang “ngồi khểnh vuốt râu,
rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc” thì ngoài ra xa có tiếng kêu váng lên khiến ai nấy đều giật
nảy mình, riêng quan vẫn điềm nhiên vì ngài sắp ù to, có người bẩm: “Bẩm, dễ có khi đê vỡ”,
viên quan phụ mẫu buông một câu hết sức vô trách nhiệm: “Mặc kệ” rồi tiếp tục ván bài của
mình. Lần thứ hai, lần này bộ mặt tàn ác, vô nhân tính của hắn của thể hiện rõ nét hơn. “Bẩm
quan lớn … đê vỡ mất rồi”, bấy giờ ai cùng nôn nao sợ hãi, còn quan phủ quát tháo ầm ĩ: “Đê

vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?
Lính đấu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy”.
=> Với sự sắp xếp tình tiết hợp lí, ngôn ngữ đặc trưng cho từng nhân vật, tác giả đã khắc họa
thành công chân dung của tên quan phụ mẫu độc ác, mất nhân tính, hắn cũng chính là kẻ đại
diện cho giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ.
Phương pháp: Dựa vào nội dung giáo viên đã dạy; phân tích, so sánh, đối chiếu.
Cách giải: Sống chết mặc bay được đánh giá là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại
Việt Nam vì đây là một trong số những truyện ngắn hiện đại giai đoạn đầu. Nó có tính chất
giao thời rất rõ: vừa có những dấu hiệu của tư duy truyện ngắn hiện đại (tính chất hư cấu, cách
khắc họa nhân vật, giá trị nội dung gắn với hiện thực, ít màu sắc giáo huấn…) nhưng vẫn còn
lưu giữ một số đặc điểm của truyện ngắn trung đại (câu văn biền ngẫu, khắc họa nhân vật còn
đơn giản…)

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×