Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kinh nghiệm quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.35 KB, 12 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm huyện Bảo Lạc.
Số
TT

1

Họ và tên

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

Chức
danh

Trình
Tỷ lệ (%)
độ
đóng góp vào
chuyên
việc tạo ra
môn
sáng kiến
(ghi rõ đối với


từng đồng tác
giả, nếu có)

................

Trường
Công
Đại
100%
PTDTBTTHCS chức
học
Hưng Đạo
sinh
1. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú
ở trường PTDTBT THCS Hưng Đạo.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực Quản lý giáo dục và công tác
bán trú.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Tháng 9 năm 2014.
5. Mô tả bản chất của sáng kiến
5.1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Trường PDTBT THCS Hưng Đạo được chuyển đổi thành trường
PTDTBT từ tháng 01 năm 2013 theo thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày
02/08/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của trường phổ thông dân tộc bán trú, là sự tháo gỡ khó khăn cho sự phát triển
giáo dục các xã đặc biệt khó khăn huyện Bảo Lạc nói chung và giáo dục xã đặc
biệt khó khăn Hưng Đạo nói riêng.
Trong những năm đầu vừa chuyển đổi trường PTDTBTTHCS Hưng Đạo
không khỏi gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý hoạt động mô hình

trường PTDTBT. Bản thân tôi là Hiệu trưởng trường PTDTBTTHCS Hưng Đạo
là người có trách nhiệm lớn nhất trong công tác quản lý mọi hoạt động của nhà
trường. Trước những vấn đề cấp bách nan giải được đặt ra đối với công tác tổ
chức hoạt động của mô hình trường bán trú, với kinh nghiệm trong công tác
1


quản lý lâu năm, bản thân tôi sớm phát huy được kinh nghiệm quản lý trường
vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, tích lũy và áp dụng được nhiều điều bổ ích
trong công tác Quản lý mô hình trường bán trú. Hơn 04 năm hoạt động tôi xin
được xây dựng Sáng kiến kinh nghiệm về:“ Kinh nghiệm quản lý trường
PTDTBTTHCS Hưng Đạo ”Với mong muốn chất lượng dạy và học tập, chất
lượng trường PTDTBT xã Hưng Đạo nói riêng, huyện Bảo Lạc nói chung ngày
càng phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, đáp ứng yêu cầu của địa
phương trong thời kì đổi mới.
* Thuận lợi:
- Đã có chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc hướng dẫn tổ
chức quản lý trường PTDTBTTHCS qua các thông tư, chỉ thị, nghị quyết của Bộ
GD&ĐT và của địa phương.
- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Lạc đặc biệt sự
chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Bảo Lạc.
- Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên đa số trẻ, rất nhiệt tình, đoàn kết, năng
động. Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, xuất sắc.
- Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, trường có 08 phòng học, 04 phòng bộ
môn, 01 phòng sách - thiết bị, 01 phòng thư viện, 01 phòng truyền thống; Có 08
phòng ở bán trú; Có 01 nhà bếp, 01 nhà ăn tập thể tạm với diện tích 140m 2 đủ
cho khoảng 100 chỗ ngồi. Trường có tổng diện tích đất là 4.165,6m2.
* Khã kh¨n:
- Đội ngũ giáo viên đủ, tuy nhiên chưa đảm bảo cơ cấu, chất lượng không
đồng đều;

- Học sinh 100% là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình khó khăn,
nhận thức về việc học tập còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
giáo dục đặc biệt là nhận thức của phụ huynh về công tác quản lý học sinh bán
trú ở nhà trường;
- Vừa thưc hiện công tác quản lý chỉ đạo giáo viên, nhân viên, giảng dạy
vừa thực hiện công tác tổ chức quản lý nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh với số
lượng học sinh ở nội trú hằng năm đông.
Phân tích thực trạng của đơn vị về vấn đề cần áp dụng SKKN. Phần thực
trạng cần tập chung vào đánh giá những khó khăn và hạn chế liên quan đến nội
dung sáng kiến.
5.2. Nội dung sáng kiến
Công tác quản lý đối với mô hình trường bán trú bao gồm Quản lý dạy và
học đồng hành với công tác quản lý học sinh bán trú là quá trình quản lý hoạt
động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định
đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong trường, hạn chế tình trạng học
sinh bỏ học và duy trì kết quả chuẩn phổ cập GD THCS. Các giải pháp
cũng được thực hiện dễ hiểu, ngắn gọn, hiệu quả dựa trên các
2


văn bản của bộ, Sở và phòng giáo dục hướng dẫn hoạt động mô
hình trường bán trú.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi nghĩ rằng quản lý, tổ chức các hoạt
động bán trú có hiệu quả, tạo niềm tin trong nhân dân, đòi hỏi phải có kế hoạch
tổ chức các hoạt động mô hình trường bán trú phù hợp với tình hình thực tế của
nhà trường. Tôi đã thực hiện giải pháp như sau:
Giải pháp 1. Quản lý chuyên môn: Chuyên môn là một hoạt động đặc
thù của nhà trường nó giữ vị trí trung tâm Chất lượng chuyên môn hằng năm có
vai trò quan trọng nhất trong việc phản ánh chất lượng dạy và học cũng như
quyết định uy tín, thương hiệu của nhà trường. Hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ

đạo hiệu phó chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức quản lý tốt hoạt
động dạy và học, tổ chức bồi dưỡng đổi mới sinh hoạt chuyên môn, phát động
các phong trào thi đua và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên và
học sinh.
* Đối với công tác dạy và học
Ngay từ đầu năm học căn cứ vào các văn bản của các cấp và điều kiện
thực tế địa phương chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học 02 buổi trên ngày phù
hợp cụ thể, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý. Buổi sáng dạy học chính khóa, buổi
chiều phụ đạo, bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Chú
trọng công tác giáo dục mũi nhọn có tính duy trì, kế thừa qua từng năm.
* Bồi dưỡng chuyên môn
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch chi tiết từng tháng, tuần chỉ đạo sát sao
02 tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới có tính ổn định và
điều chỉnh linh hoạt khi cần thiết. Là thời gian để giáo viên trao đổi bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vu, giải quyết những nhiệm vụ, vấn đề khó khăn còn tồn tại
đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Mỗi tháng thực hiện ít nhất
được một chuyên đề, sinh hoạt ít nhất 02 lần/tháng.
* Phát động phong trào thi đua và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo được thực hiện một cách linh hoạt theo các văn bản hướng dẫn và tình hình
thực tế của nhà trường bằng cách giao khoán chỉ tiêu có thành lập hội đồng giám
khảo, đánh giá, khen thưởng kịp thời. Hằng năm tổ chức các cuộc thi dành cho
giáo viên như thi giáo viên dạy giỏi, thi đồ dùng tự làm, thi dạy học theo chủ đề
tích hợp,...tổ chức các cuộc thi cấp trường cho học sinh như thi học sinh giỏi các
môn văn hóa, thi giải toán, vật lý trên mạng Intenet, thi vận dụng kiến thức liên
môn, khoa học kĩ thuật, vẽ tranh theo chủ đề, thi điền kinh, thi sáng tạo thanh
thiếu niên nhi đồng...Mỗi phong trào mỗi cuộc thi đều có đánh giá, khen thưởng
kịp thời.
Giải pháp 2. Công tác quản lý, chăm sóc và tổ chức các hoạt động
giáo dục học sinh bán trú.
* Về công tác quản lý học sinh bán trú


3


Trong nhưng năm qua với từng yêu cầu hoàn cảnh khách quan khác nhau
nhà trường cũng có kế hoạch chỉ đạo cụ thể chi tiết, phù hợp. Tuy nhiên để thực
hiện được tốt công tác bán trú thì ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà
trường tiến hành xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động cho học sinh bán
trú theo từng tháng, năm học, có điều chỉnh từng tháng để sát với điều kiện thực
tế của nhà trường đảm bảo sự thống nhất giữa công tác bán trú với công tác dạy
học chính khóa. Kế hoạch được triển khai thông qua hội đồng sư phạm, tổ chức
lấy ý kiến đóng góp của giáo viên, nhân viên trước khi phê duyệt và đưa vào
thực hiện.
Ban giám hiệu xây dựng thời gian biểu, ban hành nội quy, quy định thực
hiện các hoạt động, giáo dục và quản lý học sinh bán trú phù hợp với điều kiện
thực tế của nhà trường, địa phương như: Nội quy học sinh ở nội trú, nội quy
phòng ở, tiêu chí thi đua, nội quy nhà ăn, thời gian biểu cho học sinh bán trú...
Tổ chức triển khai, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch được đề ra
trong từng tuần, tháng. Chú trọng làm tốt công tác kiểm tra đánh giá các bộ
phận, cá nhân giáo viên, học sinh gắn với việc đánh giá xếp loại cán bộ, giáo
viên, nhân viên hằng tháng để nâng cao tinh thần trách nhiệm, uốn nắn, điều
chỉnh, động viên khen thưởng kịp thời cho giáo viên và học sinh.
Chủ động phối hợp với chính quyền, công an tại địa phương, trưởng xóm
đơn vị trường đóng trên địa bàn, ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên
truyền công tác tổ chức học sinh bán trú của nhà trường và đảm bảo an ninh trật
tự, an toàn của khu nội trú đồng thời huy động sự hỗ trợ để làm tốt công tác
quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và tổ chức được các hoạt động giáo dục cho học
sinh bán trú.
Song song với việc phân công nhiệm vụ đầu năm học, ban giám hiệu tổ
chức bộ máy quản lý học sinh bán trú bằng việc thành lập ban quản lý công tác

học sinh bán trú và các tiểu ban như: Ban quản lí nền nếp, an ninh trật tự; Ban
quản lý học tập; Ban văn hóa - văn nghệ - TDTT; Ban nuôi dưỡng chăm sóc sức
khỏe; Ban lao động - Vệ sinh - Tăng gia sản xuất... Phân công cụ thể công việc
cho từng ban, cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chức các hoạt động quản
lý, chăm sóc và hoạt động giáo dục cho học sinh bán trú. Phát huy tối đa nguồn
lực, sở trường cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong nhà trường không bỏ
sót người, bỏ sót công việc.
* Tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh bán trú
Qua từng năm ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các ban, cá nhân được
phân công xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động ngày càng đa dạng, phù
hợp với nhu cầu của học sinh. Mỗi bộ phận, cá nhân phải trình ban giám hiệu tổ
chức lấy ý kiến, phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện cụ thể:
- Ban quản lí nền nếp, an ninh trật tự có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận học
sinh nội trú, bố trí phòng ở, quản lý nền nếp, đảm bảo an ninh trật tự; Tổ chức
hoạt động giáo dục nội quy, nền nếp sinh hoạt; giáo dục an ninh trật tự và phòng
chống các tệ nạn xã hội; thành lập tổ chức đội tự quản để thực hiện việc theo dõi
4


thi đua, phát huy vai trò tự quản của học sinh; Tổng hợp thi đua, đánh giá việc
thực hiện nền nếp của học sinh nội trú.
- Ban quản lý học tập có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức và hướng
dẫn học sinh nội trú tự học và rèn luyện ở các phòng học, theo dõi việc thực hiện
của học sinh và việc quản lý lớp học buổi tối của giáo viên. Tổ chức sinh hoạt
câu lạc bộ Toán – Văn một lần/tháng.
- Ban văn hóa - văn nghệ - TDTT có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chương
trình hoạt động sinh hoạt văn nghệ, tập luyện thể dục thể thao, giáo dục kỹ năng
sống, tổ chức các câu lạc bộ và các hội thi dành riêng cho học sinh bán trú với
mục đích thu hút học sinh đến trường để duy trì sĩ số học sinh, rèn luyện thể
chất, xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường, tạo cuộc sống tập thể vui

tươi lành mạnh; góp phần phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Ban lao động - vệ sinh - tăng gia sản xuất có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch lao động, tổ chức giáo dục, theo dõi thực hiện lao động, vệ sinh, tăng gia
sản xuất trồng rau, nuôi lợn nhờ tận dụng thức ăn dư thừa để làm thức ăn chăn
nuôi chăn nuôi, sử dụng phân lợn, gà để làm phân bón nhằm mục đích giáo dục
giá trị lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ và cải thiện điều kiện ăn, ở,
học tập của học sinh.
- Giáo viên phụ trách phòng: Là thành viên trong công tác tiếp nhận, quản
lí nền nếp học sinh, hướng dẫn, đôn đốc nhắc nhở và theo dõi việc thực hiện
thực hiện nền nếp của học sinh, tổ chức sinh hoạt phòng kí túc 01lần/tuần theo
quy định; có trách nhiệm tổng hợp đánh giá, xếp loại thi đua hàng tuần.
Các em học sinh hoạt động theo thời gian biểu và nội quy, quy định, tiêu
chí thi đua của nhà trường đã được xây dựng và ban hành. Buổi sáng các em tập
thể dục, vệ sinh cá nhân, phòng ở, ăn sáng sau đó lên lớp học chính khóa, đến
trưa và tối vệ sinh cá nhân ăn cơm và ngủ, nghỉ theo thời gian biểu; Vào các
buổi chiều tối các em tăng gia sản xuất theo lịch gồm: Chăm sóc cây trồng, chăn
nuôi lợn, gà và tập luyện thể dục, thể thao bộ môn mình yêu thích như: Bóng
chuyền, cầu lông, nhảy dây... Buổi tối từ chủ nhật đến thứ 5 hàng tuần các em
lên lớp học dưới sự quản lý của giáo viên trực từ 19h30 đến 21h. Hằng tháng
vào buổi tối thứ 6 các em được xem ti vi theo chủ điểm vào tuần 1, sinh hoạt câu
lạc bộ Toán - Văn thông qua hình thức đố vui, chơi trò chơi... nhằm tái hiện, vận
dụng kiến thức cho học sinh vào tuần thứ 2, sinh hoạt văn nghệ và múa hát tập
thể, nhảy dân vũ vào tuần thứ 3, giáo dục các kĩ năng sống cơ bản, tuyên truyền
về sức khỏe, giới tính.. vào tuần thứ 4.
Ngoài ra nhà trường tổ chức phong trào thi đua cho học sinh giữa các
phòng kí túc, tổng kết thi đua 02 đợt/năm. Bên cạnh việc quản lý học sinh bán
trú theo thời gian biểu và các hoạt động sinh hoạt vui chơi văn nghệ thường
xuyên, các em được tham gia hoạt động ngoại khoá như: Tổ chức đón tết cổ
truyền, tổ chức thi đấu bóng chuyền, trò chơi dân gian, học sinh thanh lịch, vui
học Toán - vui học Văn ... cho học sinh bán trú trọng dịp tết lễ.

* Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú
5


Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo ban nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe
làm tốt công tác tổ chức nấu ăn đảm bảo cân đối thu chi, cân bằng dinh dưỡng,
an toàn thực phẩm; Tổ chức bếp ăn tập thể, bố trí và sử dụng bếp ăn an toàn,
thoáng mát; Đảm bảo công khai minh bạch về tài chính và khẩu phần ăn của học
sinh. Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động phối hợp với ban đại diện cha mẹ
học sinh họp thống nhất huy động phụ huynh đóng góp thêm củi để đun nấu để
cải thiện bữa ăn của học sinh. Phân công giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tiếp
phẩm đảm bảo mua thực phẩm tươi, mới và an toàn hằng ngày.
Ban giám hiệu chỉ đạo nhân viên phụ trách y tế xây dựng tủ thuốc với đầy
đủ các dụng cụ y tế và các loại thuốc tối thiểu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho
học sinh bán trú và phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ,
cấp phát thuốc, chăm sóc sức khỏe kịp thời cho học sinh.
Giải pháp 3. Quản lý tài chính bán trú: Hằng năm với ngân sách hỗ trợ
của nhà nước cho các em học sinh bán trú ban giám hiệu và kế toán dự toán, xây
dựng khẩu phần ăn cho các em sao cho đủ dinh dưỡng, với số tiền được hỗ trợ là
484.000 đồng/tháng/HS (20.000 đồng/ngày/học sinh). Với kinh phí hạn hẹp như
vậy rất khó khăn trong công tác tổ chức đủ ba bữa ăn/ngày cho các em bán trú.
Trước khó khăn đó nhà trường phải huy động nộp củi từ phụ huynh học sinh.
Nhà trường đã xây dựng khẩu phần ăn đủ chế độ, đảm bảo cho các em được ăn
no, ăn đủ chất dinh dưỡng đảm bảo đủ sức khoẻ cho các em học tập. Khẩu phần
ăn thường xuyên phải thay đổi món ăn các ngày trong tuần. Kế hoạch khẩu phần
ăn phải được công khai hàng ngày hàng tuần trên bảng thực đơn công khai đặt
tại khu vực nhà ăn. Nhà trường tiến hành phân công người mua thực phẩm để
cung cấp thức ăn hàng ngày, đảm bảo số lượng, chất lượng thực phẩm, giá cả
hợp lý.
Tất cả các chứng từ kế toán được thực hiện đúng trình tự và quy định, có

lập hồ sơ sổ sách đầy đủ rõ ràng, chi tiết, cụ thể từng ngày, tháng và được ban
giám hiệu duyệt khi thực hiện đảm bảo công khai minh bạch. Đặc biệt là các
chứng từ khi thực hiện trực tiếp với phụ huynh và học sinh.
Giải pháp 4. Quản lý giáo viên, nhân viên xây dựng tập thể đoàn kết
vững mạnh:
Công tác quản lý giáo viên, nhân viên được quản lý bởi quy chế hoạt động
của đơn vị được xây dựng trên cơ sở điều lệ trường trung học và thông số
24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/08/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường bán trú và đặc biệt là sự thông nhất tại
hội nghị công chức, viên chức hằng năm. Hàng tháng mỗi cán bộ, giáo viên
nhân viên đước đánh giá xếp loại từ tổ đến Công đoàn và nhà trường đánh giá
xếp loại hàng tháng, hàng kì theo phân công nhiệm vụ của mỗi người. Đặc biệt
việc sử dụng giáo viên, nhân viên cần lưu ý đến thế mạnh của từng người để
phân công công việc hợp lý, sử dụng hiệu quả nhân lực.
Nhà trường chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng lập trường
trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên với sự nghiệp trồng người, nhiệm vụ
cũng như những yêu cầu nghề nghiệp công việc. Nêu cao tinh thần phấn đấu và
6


rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức nhà giáo và chuyên môn nghiệp vụ tạo
thành một tập thể đoàn kết vững mạnh về mọi mặt. Thực hiện nghiêm túc, theo
trình tự việc đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng xếp loại cuối kì, cuối năm
khách quan dựa trên kết quả đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng và chất lượng
dạy học và hoàn thành công việc.
5.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Giải pháp đã được áp dụng thành công tại trường PTDTBT THCS Hưng
Đạo trong điều kiện kinh tế xã vùng 3 của huyện Bảo Lạc vì thế có thể áp dụng
đối với tất các đơn vị trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa
bàn huyện Bảo Lạc.

6. Những thông tin cần được bảo mật
Tôi bảo mật thông tin về giải pháp nêu trong sáng kiến.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, công tác bán trú cần phải năng
động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu nắm vững các văn bản
hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục Bảo Lạc, xây dựng được kế hoạch chi
tiết phân công rõ nhiệm vụ trách nhiệm của từng giáo viên và trong quá trình
thực hiện phải kiểm tra đánh giá thường xuyên.
- Cán bộ, giáo viên nhân viên trong nhà trường sáng tạo, đoàn kết, mạnh
dạn, nhiệt tình nêu cao tinh thần trách nhiệm vận dụng được các phương pháp
dạy học thu hút được học sinh không gây căng thẳng và áp lực cho học sinh đặc
biệt là học sinh yếu kém.
- Ban giám hiệu và tập thể nhà trường phải xây dựng được quy chế hoạt
động cũng như các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên hằng tháng
một cách phù hợp sát thực với đơn vị và được sự nhất trí cao của tập thể. Việc
thực hiện tốt vấn đề này để làm cơ sở cho việc bình xét thi đua khen thưởng cuối
năm cũng là động lực cho tất cả giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Công tác học sinh bán trú cần phải chú trọng 3 vấn đề đó là: Công tác
quản lý; nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe; tổ chức các hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể dục, thể thao và lao động vệ sinh, tăng gia sản xuất cho học sinh.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Công tác quản lý và chỉ đạo của bản thân tôi đã giúp trường PTDTBT
THCS Hưng Đạo thực sự như một ngôi nhà ấm áp cho các em học sinh, là địa
chỉ tin cậy trong nhân dân, các bậc phụ huynh xã Hưng Đạo. Chất lượng giáo
dục xã nhà ngày một nâng lên dần đáp ứng yêu cầu của ngành, của toàn xã hội.
Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học, duy trì và hoàn thành tốt công tác phổ cập
giáo dục THCS.
8.1. Về công tác chuyên môn, công tác bán trú


7


a. Công tác chuyên môn: Chất lượng dạy và học mỗi năm học được
nâng lên so với năm trước và dần đi vào ổn định cụ thể từ năm học 2014-2015
đạt được như sau:
* Năm học 2014-2015:
- Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục:
Học lực: Giỏi: 10/213

(4,69 %)

Khá: 75/213 (35.21 %)
TB: 121/213 (56.81 %)
Yếu:

07/ 213 ( 3.29 %)

Hạnh kiểm: Tốt: 194/213 (91,08 %)
Khá: 19/ 213 (8.92 %)
- Kết quả giáo dục mũi nhọn:
+ Học sinh giỏi các cấp: Cấp trường: 06 em (lớp 6, 7, 8: 03 HS; Lớp 9:
03 HS); Cấp huyện: 0
+ Học sinh đạt giải các kì thi: Đạt 01 bài tham gia dự thi VDKTLM cấp
quốc gia; Đạt 01giải khuyến khích thi vẽ tranh Em yêu chú bộ đội cấp tỉnh; Đạt
01 giải nhì, 02 giải ba thi điền kinh cấp huyện.
* Năm học 2015-2016:
- Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục:
+ Học lực:
Giỏi: 12/232


(5,17 %)

Khá: 83/232 (35,8 %)
TB: 128/232 (55,2 %)
Yếu:

09/ 232 ( 3,88 %)

+ Hạnh kiểm:
Tốt: 212/232 (91,4 %)
Khá: 20/232 (8,62 %)
- Kết quả giáo dục mũi nhọn:
+ Thi học sinh giỏi văn hóa cấp huyện: Đạt 02 giải ba; Cấp tỉnh đạt 01
giải ba và 01giải khuyến khích;
+ Tham gia thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực
tiễn dành cho học sinh: Đạt 01 giải ba cấp quốc gia;
+ Tham gia dự thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh: Đạt 01 đề tài giải ý tưởng
nghiên cứu;

8


+ Tham gia thi vẽ tranh chủ đề “hiểm họa ma túy qua ánh mát trẻ thơ”:
Đạt giải nhì cấp tỉnh;
+ Tham gia thi điền kinh, hội khỏe phù đổng cấp huyện: Đạt 02 giải
nhất; 03 giải nhì, 02 giải ba;
+ Tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Cao Bằng lần
thứ 5 đạt giải A và được dự thi cấp quốc gia năm 2016.
* Năm học 2016-2017: Học kì I

- Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục:
+ Học lực:
Giỏi: 12/248 (4,84 %)
Khá: 91/248 (36,69 %)
TB: 132/248 (53,23 %)
Yếu:

13/248 ( 5,24 %)

+ Hạnh kiểm:
Tốt: 225/248 (90,73 %)
Khá: 23/248 ( 9,27 %)
- Kết quả giáo dục mũi nhọn:
+ Thi học sinh giỏi văn hóa lớp 9 cấp huyện: Đạt 01 giải ba môn ngữ văn
và 01 giải ba môn GDCD;
+ Học sinh giải toán trên mạng Internet cấp huyện: Đạt 02 giảỉ khuyến
khích;
+ Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn
dành cho học sinh trung học và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho
giáo viên trung học được dự thi cấp quốc gia;
+ Tham gia dự thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh: Đạt 01 đề tài ý tưởng
nghiên cứu;
b. Công tác bán trú
* Về công tác quản lý học sinh bán trú
- 100% cán bộ giáo viên thực hiện tốt công tác học sinh bán trú, thực hiện
kế hoạch đúng tiến độ, chấp hành tốt quy định lề lối làm việc công tác học sinh
bán trú.
- 100% học sinh bán trú thực hiện tốt nội quy và tiêu chí thi đua, khen
thưởng 12 cá nhân học sinh và 4 phòng kí túc thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của
học sinh bán trú.

- Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ
huynh với học sinh đến chính quyền các cấp.
* Công tác tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh bán trú
9


Tổ chức được sinh hoạt câu lạc bộ Toán, Văn, sinh hoạt văn nghệ, giáo
dục kĩ năng sống, xem phim theo chủ điểm vào tối thứ 6 hàng tuần và tổ chức tết
cổ truyền thi nấu bánh chưng - trò chơi dân gian, hội thi học sinh thanh lịch, thi
đấu bóng chuyền cho học sinh bán trú trong năm học.
Vệ sinh khu bán trú luôn được đảm bảo môi trường sạch sẽ, gọn gàng,
ngăn nắp; tăng gia sản xuất gà thịt đạt 130kg, lợn thịt đạt 700kg và trồng được
60 cây chùm ngây góp phần cải thiện tăng thêm vào bữa ăn cho học sinh là
450.000đ/người/năm học; Trồng được 01 vườn rau lang diện tích 40m2 để phục
vụ cho công tác chăn nuôi lợn, gà trong năm.
* Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh
Có 100% học sinh được ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh không
có sự việc ngộ độc thực phẩm xảy ra; được ngủ, nghỉ điều độ, đảm bảo tốt cho
sức khoẻ và học tập; được khám sức khỏe định kỳ 01lần/01học kỳ; 100% phụ
huynh học sinh hưởng ứng đóng góp củi đầy đủ để nấu ăn cho con em.
8.2.Về công tác tài chính bán trú
Từ khi trường được chuyển đổi thành trường phổ thông dân tộc bán trú
được hỗ trợ các khoản hỗ trợ của nhà nước ban giám hiệu đã chỉ đạo kế toán
thực hiện thu chi đúng nguyên tắc tài chính đảm bảo công khai minh bạch đầy
đủ chứng từ, hồ sơ sổ sách được cấp trên kiểm tra hằng năm công nhận từ năm
2014 đến nay.
8.3. Về quản lý giáo viên nhân viên
Hằng năm từ nhân viên, giáo viên đến cán bộ quản lý đều xếp loại chuẩn
nghề nghiệp từ loại khá trở lên. 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, 100%
đều được khen thưởng từ cấp trường trở lên cụ thể năm học 2015-2016 kết quả

đạt được như sau:
* Kết quả xếp loại chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: Xuất Sắc 01/02;
Khá 01/02.
* Kết quả xếp loại chuẩn giáo viên: Xuất sắc: 05/16 tỉ lệ 31,25 %; Khá:
11/16 tỉ lệ 68,75 %;
* Kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức
- Cán bộ quản lý: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 01/02. Hoàn thành tốt
nhiệm vụ 01/02
- Giáo viên, nhân viên:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 03/20 tỉ lệ 15 %;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 17/20 tỉ lệ 85% ;
Công tác quản lý và chỉ đạo của bản thân tôi đã giúp Trường PTDTBT
THCS Hưng Đạo thực sự như một ngôi nhà ấm áp cho các em học sinh, là địa
chỉ tin cậy trong nhân dân, các bậc phụ huynh xã Hưng Đạo. Chất lượng giáo
dục xã nhà ngày một nâng lên dần đáp ứng yêu cầu của ngành, của toàn xã hội.
10


Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học, duy trì và hoàn thành tốt công tác phổ cập
giáo dục THCS. Năm học 2015-2016 nhà trường được ủy ban nhân dân tỉnh
tặng bằng khen tập thể lao động xuất sắc 2 năm học 2014-2015 và 2015-2016,
tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2015-2016 và Bộ giáo dục tặng
cờ thi đua là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua.
9. Đánh giá lợi ích dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
- Chất lượng dạy học sẽ được nâng lên;
- Công tác bán trú được tổ chức theo một quy trình khoa học;
- Công tác quản lý tài chính chặt chẽ, quản lý tốt giáo viên, nhân viên xây
dựng tập thể, đoàn kết vững mạnh.
10. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:

Số
TT

1

2

Họ và tên

Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Nội dung công
việc hỗ trợ

Trường
Phó
PTDTB THCS hiệu
Hưng Đạo
trưởng

Cao đẳng

Thị Hạnh

06.06.

1987

Trong quá trình
thực hiện công tác
chỉ đạo chuyên
môn, công tác bán
trú

Tô Thị
Thuyên

22.01.
1987

Trường
TPT
PTDTB THCS đội
Hưng Đạo

Cao đẳng

Nguyễn

Ngày
tháng
năm
sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi

thường trú)

Trong công tác tổ
chức các hoạt
động ngoài giờ lên
lớp, hoạt động văn
hóa văn nghệ thể
dục thể thao
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hưng Đạo, ngày 22 tháng 4 năm 2017
Xác nhận của cơ quan đơn vị
nơi giải pháp được áp dụng
Phó Hiệu trưởng

Người nộp đơn

11


XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

12



×