Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÊN SÁNG KIẾN GIÁO dục ỨNG PHÓ BIẾN đổi KHÍ hậu TRONG môn địa lý THCS với CHỦ đề “THỜI TIẾT và KHÍ hậu” ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.27 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

1


Hương Canh, tháng 02 năm 2019
*
TÊN SÁNG KIẾN: GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
MÔN ĐỊA LÝ THCS VỚI CHỦ ĐỀ “THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU” Ở VIỆT
NAM
*
Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác dạy và học môn địa lý ở trường THCS.
* Mô tả sáng kiến:
NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
Nội dung kế hoạch thực hiện của chủ đề
- Nội dung của chủ đề: bao gồm các bài học liên quan trong chương trình
môn học Địa lý THCS:
Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (lớp 6)

ài 31: Đặc
ài 32: Các
Nhận biết được biểu hiện, nguyên nhân của biến đổi khí hậu ở Việt Nam;
Biện pháp ứng phó.
- Chủ đề được giảng dạy với đối tượng là học sinh lớp 8: Nội dung chủ
yếu ở hai bài là bài 31 và bài 32 với nội dung tích hợp Giáo dục ứng phó biến
đổi khí hậu trong môn địa lý THCS với chủ đề “Thời tiết và khí hậu” ở Việt
Nam.
- Thời gian: Thời gian thực hiện chủ đề là 3 tiết học.
Nội dung cụ thể
+ Mục tiêu của chủ đề



Về kiến th
Học sinh hiểu biết một cách có hệ thống về khái niệm thời tiết, khí hậu. Vai
trò của thời tiết khí hậu đối với con người và tác động của con người đối với
thời tiết, khí hậu.
2


Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
T
rình bày được những nét chung về khí hậu và thời tiết của hai mùa; sự khác biệt
về khí hậu, thời tiết các miền nước ta.
B
iết các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, địa phương mình đang sinh
sống.
B
iết các thảm họa thiên tai ở Việt Nam do biến đổi khí hậu các giải pháp ứng phó
với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Về kỹ năn
Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc át lát địa lý Việt Nam để hiểu và
trình bày một số đặc điểm khí hậu nước ta và của mỗi miền.
Phân tích bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm (Hà Nội,
Huế, TP Hồ Chí Minh) để hiểu rõ sự khác nhau về khí hậu của các miền.

Thu thập t
Nhận biết và phát hiện các vấn đề do tác động biến đổi khí hậu ở nước ta,
ở địa phương.
S
ử dụng các loại tài nguyên một cách hợp lý, tiết kiệm nhằm hạn chế hoặc không

gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính.
V
ề thái độ:
Yêu quý thiên nhiên, trân trọng các nguồn tài nguyên.
C
ó ý thức sử dụng các nguyên, nhiên liệu nhằm bảo vệ môi trường và chống biến
đổi khí hậu.

ng hộ các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, phê phán các hành vi gây
hiệu ứng nhà kính.
C
ó ý thức điều chỉnh hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu. Quan tâm đến các vấn
đề về biến đổi khí hậu, các thiên tai xảy ra ở địa phương, các vùng miền trên cả
nước.
3


+ Định hướng năng lực được hình thành:
Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, tự học, giao tiếp…
Năng lực riêng biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng hình
ảnh, lược đồ, bản đồ, sử dụng số liêu thống kê, thu thập thông tin…
+ Các kỹ năng sống được giáo dục trong chủ đề: Kỹ năng tự nhận thức,
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự giải quyết vấn đề…

Các phươ
thuật: Khă
+ Các phương tiện dạy và học
Giáo viên: Máy chiếu, các tư liệu có liên quan đến chủ đề.
- Giải pháp và thực hiện:
Giải pháp 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà chuẩn bị và

nghiên cứu nội dung theo chủ đề giáo viên định hướng.
Giải pháp 2: Trên lớp học, các nhóm học sinh thảo luận nội dung đã
chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo
luận qua các câu hỏi.
Giải pháp 3: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, cung cấp thông tin, mở rộng
thêm kiến thức cho học sinh, bổ sung kiến thức còn thiếu cho học sinh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thời tiết và khí hậu
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm thời tiết, khí hậu? Thời tiết và khí hậu
khác nhau ở điểm nào?
Nội dung 1: Thời tiết và khí hậu
+ Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương,
trong một thời gian ngắn.
+ Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương trong
nhiều năm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu Việt Nam
Học sinh: Hoạt động theo nhóm/cặp để trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra:
Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào?
Câu 2: Em hãy nhắc lại vị trí địa lí nước ta?
GV giới thiệu bảng (31.3) Nhiệt độ TB năm.
4


Học sinh dựa vào số liệu nhận xét về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của các tỉnh
từ Bắc vào Nam? Nhiệt độ thay đổi như thế nào tư Bắc vào Nam? Tại sao nhiệt
độ tăng dần tư Bắc vào Nam? Vì sao?
Học sinh tiếp tục nghiên cứu nội dung để trả lời câu hỏi tìm ra biểu hiện của
tính chất gió mùa, tính chất ẩm.
Câu 3: Dựa vào bản đồ khí hậu cho biết trong năm chịu ảnh hưởng của những
gió mùa nào? Vì sao?
Câu 4: Gió mùa đông bắc, tây nam thổi từ đâu đến, có tính chất và thổi theo

hướng nào? Vì sao 2 loại gió mùa nước ta có tính chất có sự trái ngược nhau?
Câu 5: Cho biết lượng mưa trung bình năm của nước ta. Vì sao một số địa điểm
sau thường có lượng mưa lớn: Hoàng liên Sơn (3552mm); Huế (2568mm); Hòn
Ba (3752mm)?
Sau khi tìm hiểu mục 1, học sinh cần giải thích được vì sao nước ta có khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm? Chỉ ra được nét độc đáo của khí hậu Việt Nam?
Giáo viên chốt kiến thức từng phần cho học sinh.
Nội dung 2: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
+ Đặc điểm 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa, ẩm
Biểu hiện của tính chất nhiệt đới:
Quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn. Bình quân 1 m 2 lãnh thổ nhận được >1
triệu kcalo.
Số giờ nắng trong năm cao đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm.
Nhiệt độ trung bình năm trên 210C và tăng dần từ bắc vào nam.
Biểu hiện của tính chất gió mùa: Một năm khí hậu có 2 mùa rõ rệt tương ứng
với hai mùa gió:
Mùa gió tây nam mang lại lượng mưa lớn, độ ẩm cao vào mùa hạ.
Mùa gió đông bắc mang lại nhiệt độ thấp, lạnh khô vào mùa đông.
Biểu hiện của tính chất ẩm: lượng mưa lớn 1500 mm-2000 mm/năm, độ ẩm
không khí cao >80%.
Nguyên nhân (Vì sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm). Do:
Vị trí (nằm trong vòng đai nội chí tuyến).
Nằm trong khu vực có gió mùa hoạt động.
Giáp biển (tính chất bán đảo)
5


+ Đặc điểm 2: Tính chất đa dạng và thất thường.
Tính chất đa dạng giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm. Hai nhóm thảo luận
một miền khí hậu (Phía Bắc, Phía Nam).

Nội dung thảo luận:
Nhóm 1,3: Trình bày đặc điểm miền khí hậu phía Bắc.
Nhóm 2,4: Miền khí hậu phía Nam.
Tính chất đa dạng: Khí hậu nước ta có sự phân hoá mạnh mẽ theo không gian
và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau.
Miền khí hậu phía Bắc.
Miền khí hậu phía Bắc giới hạn từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở ra.
Đặc điểm: Có mùa đông lạnh ít mưa; nửa cuối mùa đông có mưa phùn ẩm ướt;
mùa hè nóng mưa nhiều.
Miền khí hậu phía Nam.
Miền khí hậu phía Nam giới hạn từ dãy Bạch Mã trở vào. Có đặc điểm:
Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao với một mùa mưa và một mùa
khô tương phản sâu sắc.
Khu vực Đông Trường Sơn (phần lãnh thổ Trung bộ): có mùa mưa lệch hẳn về
thu đông.
Khu vực biển Đông Việt Nam: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
Tính chất thất thường học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu và trả lời câu hỏi
của giáo viên:
Câu 1: Tính thất thường khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào?
Câu 2: Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao?
Câu 3: Những nhân tố nào chủ yếu làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và
thất thường?
Tính chất thất thường:
Với các biểu hiện như nhiệt độ trung bình năm thay đổi các năm, lượng mưa các
năm cũng khác nhau, năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều năm mưa ít,
năm ít bão năm nhiều bão...làm cho công tác dự báo, hoạt động kinh tế của nhân
dân gặp khó khăn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

6



Học sinh: Nghiên cứu nội dung 3. Đọc nội dung bảng 31.1 SGK. Thảo luận
nhóm (3 nhóm)
Nội dung: Mỗi nhóm trình bày đặc điểm diễn biến khí hậu 3 miền: Miền Bắc
(Hà Nội), miền Trung (Huế), miền Nam (TP Hồ Chí Minh).
Giáo viên: Dùng bảng phụ có “ biểu đồ khí hậu” vẽ theo số liệu, bảng 31.1 phân
tích và kết luận sự khác nhau về nhiệt độ, lượng mưa trong các tháng 11 - 4 ở 3
trạm.
Nội dung 3: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
Đây là thời kì thịnh hành của gió mùa đông bắc và xen kẽ là những đợt gió đông
nam.
Vào mùa đông khí hậu cả nước không giống nhau:
Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng trực tiếp gió mùa đông bắc có mùa đông không
thuần nhất, đầu mùa Đông lạnh và khô, cuối mùa đông lạnh - ẩm, có mưa phùn.
Miền Trung: Chịu ảnh hưởng suy yếu của gió mùa đông bắc và tương tác với địa
hình nên có mưa lớn vào cuối năm.
Miền Nam và Tây nguyên: thời tiết nóng khô ổn định suốt mùa.
Tìm hiểu mùa gió tây nam học sinh tiếp tục thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
để tìm hiểu thời tiết khí hậu trong mùa hạ.
Tiếp tục phân tích bảng 31.1-SGK trình bày đặc điểm thời tiết, khí hậu mùa hạ ở
nước ta, trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bằng kiến thức thực tế bản thân cho biết mùa hạ có những dạng thời tiết
đặc biệt nào? Nêu tác hại?
Câu 2: Dựa vào bảng 32.1. Hãy cho biết bão nước ta diễn biến như thế nào?
Câu 3: Vùng nào trên cả nước nhiều bão nhất? Vì sao?
Câu 4: Giữa 2 mùa là thời kì chuyển tiếp đó là mùa gì?
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
Đây là mùa thịnh hành của gió tây nam. Ngoài ra tín phong đông bắc vẫn họat

động xen kẽ và thổi theo hướng đông nam.
Đặc điểm:
Cả nước có nhiệt độ cao và đạt trên 250C.
Lượng mưa lớn, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm. Riêng duyên hải Trung Bộ
mưa ít.
7


Thời tiết phổ biến là trời nhiều mây, có mưa rào và dông.
Trong mùa hạ có những dạng thời tiết đặc biệt:
Gió phơn Tây Nam: nóng khô (Tây Bắc, Miền Trung).
Mưa ngâu ở đồng bằng Bắc Bộ.
Bão ở ven biển.
Mùa bão từ tháng 6 -11, chậm dần từ Bắc vào Nam. Trung bình mỗi năm có
khoáng từ 4-5 cơn bão gây tác hại lớn về người và tài sản.
Giữa 2 mùa chính là thời kí chuyển tiếp, ngắn và không rõ nét là mùa xuân, thu.
Nội dung những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại học sinh hoạt động
cá nhân
Giáo viên sử dụng một số tranh ảnh thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và
sinh hoạt của con người.
Câu hỏi: Bằng kiến thức thực tế của bản thân cho biết thuận lợi và khó khăn của
khí hậu đối với sản xuất và đời sống. Biện pháp khắc phục khó khăn?
+ Những thuận lợi và khó khăn do thời tiết, khí hậu mang lại
Thuận lợi:
Là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng quanh năm.
Hoạt động nông nghiệp diễn ra đa dạng tạo nên nền sản xuất lớn, chuyên canh
và đa canh, nền nông nghiệp đa dạng.
Khó khăn
Nhiều thiên tai, thời tiết thất thường.
Mùa Đông: rét lạnh, rét hại, khô thiếu nước.

Mùa hạ: Nóng, khô gió phơn, có bão mưa lũ, xói mòn, sâu bệnh hại cây trồng
và vật nuôi.
GV: Thời tiết, khí hậu ngày càng có nhiều thay đổi, nhiều khi trái với quy luật.
Đó là biến đổi khí hậu (BĐKH). Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh
hưởng nằng nề nhất trên TG do hậu quả của BĐKH. Vậy BĐKH là gì? Chúng
ta cần làm gì để giảm bớt những thiệt hai do BĐKH? Chúng ta cùng tìm hiểu
nội dung IV.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về BĐKH và giải pháp ứng phó với BĐKH
Giáo viên: Giúp học sinh nắm được những khái niệm liên quan đến BĐKH
Nội dung 4: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
8


+ Khái niệm
Khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH): Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình hoặc dao động của của khí hậu duy trì trong một thời gian dài thường
là vài thập kỷ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn nữa được gọi là BĐKH.
Khái niệm kịch bản biến đổi khí hậu: Là giả định có cơ sở khoa học và độ tin
cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế-xã hội,
GDP, phát thải khí thải nhà kính, BĐKH và nước biển dâng.
Khái niệm ứng phó với BĐKH: là các hoạt động của con người nhằm thích ứng
với BĐKH và giảm nhẹ cac tác nhân gây ra BĐKH.
Khái niệm thích ứng với BĐKH: Là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con
người để phù hợp với môi trường mới hoặc môi trường bị thay đổi để ứng phó
với tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm tác hại hoặc tận
dụng những mặt có lợi.
+ Những biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam
Học sinh: Thảo luận nhóm
Câu hỏi: Qua các tài liệu đã tham khảo chuẩn bị ở nhà, qua thực tiễn về khí hậu
và thời tiết ở Việt Nam trong những năm qua. Nêu những biểu hiện về BĐKH ở

trên thế giới và Việt Nam.
Gợi ý: Nhiệt độ, lượng mưa, các thiên tai diễn biến như thế nào?
Nhiệt độ tăng:
Xu thế biến đổi của nhiệt độ là rất khác nhau trên cả nước. Trong vòng 50 năm
qua (1960- 2009), nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,50C trên cả nước.
Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hạ và nhiệt độ ở vùng sâu
trong đất liền tăng nhanh hơn so với vùng ven biển và hải đảo.
Biến động trong chế độ mưa và lượng mưa.
Lượng mưa ở nước ta thay đổi khác nhau giữa các vùng. Trong vòng 50 năm
qua lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm ở các tỉnh phía bắc và tăng ở
các tỉnh phía nam.
Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa. Khu
vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa năm tăng mạnh nhất so
với các vùng khác trên cả nước, nhiều nơi tăng đến 20% trong vòng 50 năm
qua. Điều này rất phù hợp với tình hình lũ lụt khốc liệt đã diễn ra ở đây.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan:

9


Hiện tượng bão và áp thấp nhiệt đới: Trung bình có khoảng 12 cơn bão và áp
thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông. Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh
hưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn.
Khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có xu
hướng tăng và lùi dần về phía nam lãnh thổ nước ta. Số lượng cơn bão mạnh
nhất có xu hướng tăng. Mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian
gần đây. Mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta cũng tăng mạnh lên.
Hiện tượng hạn hán: Bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu hướng tăng lên
nhưng mức độ không đồng đều giữa các vùng. Hiện tượng nắng nóng có dấu
hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước đặc biệt là ở Trung và Nam Bộ.

Hiện tượng sự dâng cao của mực nước biển: Số liệu quan trắc tại các trạm hải
văn cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện
nay khoảng 2,8 mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008), tương đương với tốc độ tăng
trung bình trên thế giới. Tuy nhiên, xu thế biến đổi mực nước biển ở mỗi vùng
biển nước ta không giống nhau.
+ Nguyên nhân BĐKH
Học sinh: Tiếp tục thảo luận đưa ra những nguyên nhân dẫn đến BĐKH.
Nguyên nhân do quá trình tự nhiên. Các quá trình tự nhiên diễn ra trong thời
gian dài tới hàng triệu năm và cũng có khi diễn ra theo chu kỳ kế tiếp nhau từ
hàng nghìn năm tới hàng chục vạn năm và cũng có nhiều giả thuyết đưa ra để
giải thích các nguyên nhân tự nhiên làm BĐKH.
Thuyết kiến tạo mảng và BĐKH.
Giả thuyết về sự va chạm của các thiên thạch và Trái Đất.
Sự hoạt động của núi lửa.
Dao động quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và BĐKH.
Chu kỳ hoạt động của Mặt Trời và BĐKH.
Nguyên nhân do hoạt động của con người.
Sự gia tăng khí thải nhà kính và nhiệt độ Trái Đất.
Các nhà khoa học cho rằng các hoạt động của con người gây ra tăng lượng khí
nhà kính trong khí quyển là nguyên nhân gây BĐKH toàn cầu hiện nay.
Các hoạt động phát thải khí nhà kính: Ngành công nghiệp năng lượng 25% khí
nhà kính, Ngành công nghiệp phát thải 18%, ngành giao thông vận tải 12%,
con người 16% trong quá trình sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và

10


rừng, ngành nông nghiệp 18%, các công trình xây dựng 8%, chất thải và nước
thải phát thải 3%…
+ Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam

Kịch bản BĐKH với nhiệt độ (Nguồn Internet)

Kịch bản BĐKH nước biển dâng ở các khu vực bờ biển ở Việt Nam (Nguồn
Internet)

11


+ Một số hậu quả do BĐKH gây ra (Nguồn Internet)

Sạt lở bờ biển

Hạn hán

Lũ lụt

Sa mạc hóa

Xâm nhập mặn

Thủy triều dâng cao

+ Giải pháp ứng phó với BĐKH ở Việt Nam:
Thứ nhất: Tham gia các công ước quốc tế về BĐKH: Ký công ước của Liên hợp
quốc về BĐKH (UNFCCC) năm 1992, ký Nghị định thư kyoto 1998 (KP).
Thứ hai: Xây dựng và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH.
Thứ ba: Có các chính sách giảm phát thải khí thải nhà kính.
Thứ tư: Có chiến lược thích ứng với BĐKH.
Thứ năm: Xác định nhiệm vụ của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH như:

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hợp lý, nhất là chú ý đến các thiết bị thân thiện
với môi trường.
Sử dụng hệ thống giao thông công cộng nhiều hơn. Nên đi bộ hoặc đi xe đạp
trên các đoạn đường ngắn.
Sử dụng nước tiết kiệm.
Giảm lượng chất thải rắn trong gia đình, tăng cường tái sử dụng, tái chế các vật
liệu trong gia đình.
Mua và sử dụng các loại thực phẩm gần nhà, đủ dùng không tích trữ quá lâu,
tránh phải bảo quản lạnh tốn kém hoặc phải bỏ đi lãng phí.
12


Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh, giữ môi trường xanh-sạch-đẹp.
Giải pháp 4: Giáo viên đánh giá kết quả học tập, kiểm tra vận dụng của
học sinh qua bài kiểm tra 45 phút trên lớp.
Kết quả đánh giá qua bài kiểm tra 45 phút đối với học sinh đại trà năm học
2017-2018:
Lớp Sĩ số

Kết quả
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

8A

40

28

70,0

12

30,0

0

0


0

0

8B

37

18

48,7

17

45,9

2

5,4

0

0

8C

40

23


57,5

16

40,0

1

2,5

0

0

8D

37

12

32,4

20

54,1

5

13,5


0

0

Kết quả đánh giá qua bài kiểm tra 45 phút đối với học sinh giỏi lớp 8 năm
học 2017-2018:

số

12

Kết quả
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

11

91,6

01

8,4

0

0

0

0

Giải pháp 5: Học sinh vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được vào
thực tiễn cuộc sống như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu về những tác hại
của biến đổi khí hậu đối với đời sống và sức khỏe con người: có những giải
pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu; có những hành động tích cực góp phần
hạn chế sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN:
- Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi ở các nhà trường THCS huyện Bình
Xuyên và là tài liệu tham khảo để áp dụng cho phương pháp dạy theo chủ đề,

định hướng phát triển năng lực học sinh.

13


- Sáng kiến đã được áp dụng trong quá trình dạy đại trà và công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi môn địa lý lớp 8, 9.
Là tư liệu tự học, tự nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn cho giáo viên,
học sinh.
Kết quả đã thử nghiệm: (đã trình bày ở giải pháp 4)
Góp phần đổi mới phướng pháp dạy và học trong môn địa lý ở nhà trường theo
định hướng phát triển năng lực học sinh; dạy học theo chủ đề phù hợp với đối
tượng học sinh.
Chất lượng bộ môn được nâng cao, học sinh học tập tích cực hơn.
* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Lợi ích về mặt xã hội:
+ Sáng kiến kinh nghiệm mang tính cộng đồng cao: Giáo dục cho các thế
hệ học sinh có những hiểu biết về môn học, đồng thời là tài liệu tuyên truyền
rộng rãi cho mọi người cùng có hiểu biết về BĐKH ngày nay.
+ Có những hiểu biết về thực tiễn thời tiết, khí hậu, những tác động của
thời tiết khí hậu với đời sống con người.
+ Học sinh có những hiểu biết thực về những tác động không tốt của con
người đến thời tiết, khí hậu làm biến đổi khí hậu dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng đối với đời sống và phát triển kinh tế.
+ Có những hành động thiết thực hạn chế được biến đổi khí hậu. Hơn thế
nữa là sự thích ứng với biến đổi khí hậu và có những giải pháp hạn chế biến đổi
khí hậu ở toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Từ đó góp phần bảo vệ
môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
- Lợi ích về mặt kinh tế:

+ Với sáng kiến này đã giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh có tài liệu thiết
thực để có những hiểu biết căn bản và đầy đủ về thời tiết, khí hậu, biến đổi khí
hậu ở Việt Nam.
+
Số tiền đem lại: Học sinh sẽ giảm được số tiền mua tài liệu, giảm được thời
gian tra cứu tìm hiểu tài liệu ở các phương tiện thông tin khác nhau giành thời
14


gian để tìm hiểu nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác và có thêm thời gian nghỉ
ngơi dành cho giải trí, thể thao…
* Các thông tin cần bảo mật: Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn giúp đỡ và tạo điều kiện trong công tác
giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phòng học và thiết bị dạy học đảm bảo cho dạy và học: Máy tính, máy
chiếu, Internet...
- Thời gian thực hiện chủ đề: 03 tiết học.
- Sự hợp tác chuẩn bị bài ở nhà và cố gắng từ học sinh.
đ) Về khả năng áp dụng sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có)
- Nhóm giáo viên Địa lý trường THCS Lý Tự Trọng- Bình Xuyên-Vĩnh
Phúc.
Phạm vị áp dụng: Là tài liệu tham khảo cho dạy đại trà để đổi mới phương
pháp dạy và học môn Địa lý. Dạy học theo chủ đề, định hướng phát triển năng
lực học sinh.
- Đội tuyển học sinh giỏi lớp 8, 9 trường THCS Lý Tự Trọng- Bình XuyênVĩnh Phúc.
Phạm vi áp dụng: Tư liệu để truyền đạt kiến thức, luyện tập qua chuyên đề
có tính thực tiễn và vận dụng cao.

Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Hương Canh, ngày 25 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Dương Thị Nga
15


16


PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:…………………

Hương Canh, ngày 27 tháng 01 năm 2019

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

Trường THCS Lý Tự Trọng nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến
kinh nghiệm của bà Dương Thị Nga.
- Ngày, tháng, năm sinh: 10/10/1978.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
- Chức danh: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP Địa lý.
- Tỉ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (Ghi rõ với từng đông tác giả;
nếu có): Chủ đầu tư 100%.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Nga
- Tên sáng kiến: Giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu trong môn địa lý THCS
với chủ đề “Thời tiết và khí hậu” ở Việt Nam.
- Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác dạy và học môn địa lý ở trường THCS.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
- Tôi tên là Vũ Thị Lan Hương.
- Chức vụ: Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường.
Thay mặt nhà trường đánh giá nhận xét như sau:
1. Đối tượng được công nhận sáng kiến:
Là giải pháp tác nghiệp, thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo
chủ đề, định hướng phát triển năng lực học sinh.

17


2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá
nhân theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, vì:
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp
trước.
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.

- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng
thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp
dụng, phổ biến.
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải
thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại hiệu quả kinh tế
Với sáng kiến này đã giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh có tài liệu thiết
thực để có những hiểu biết căn bản và đầy đủ về thời tiết, khí hậu, biến đổi khí
hậu ở Việt Nam.
S
ố tiền đem lại: Học sinh sẽ giảm được số tiền mua tài liệu, giảm được thời gian
tra cứu tìm hiểu tài liệu ở các phương tiện thông tin khác nhau giành thời gian
để tìm hiểu nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác và có thêm thời gian nghỉ ngơi
dành cho giải trí, thể thao…
G
óp phần đổi mới phướng pháp dạy và học trong môn địa lý ở nhà trường theo
định hướng phát triển năng lực học sinh; dạy học theo chủ đề phù hợp với đối
tượng học sinh.
- Mang lại lợi ích xã hội (nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện
điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người):
Sáng kiến kinh nghiệm mang tính cộng đồng cao: Giáo dục cho các thế hệ
học sinh có những hiểu biết về môn học, đồng thời là tài liệu tuyên truyền rộng
rãi cho mọi người cùng có hiểu biết về BĐKH ngày nay.
Học sinh có những hiểu biết về những tác động không tốt của con người
đến thời tiết, khí hậu làm biến đổi khí hậu dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
đối với đời sống và phát triển kinh tế.

18



Từ đó học sinh sẽ tuyên truyền cho mọi người xung quanh, cho cộng động
cùng hiểu và có những hành động thiết thực hạn chế được biến đổi khí hậu. Hơn
thế nữa là sự thích ứng với biến đổi khí hậu và có những giải pháp hạn chế biến
đổi khí hậu ở toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Từ đó góp phần bảo
vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào:
- Nhóm giáo viên Địa lý trường THCS Lý Tự Trọng- Bình Xuyên-Vĩnh
Phúc.
- Đội tuyển học sinh giỏi lớp 8, 9 trường THCS Lý Tự Trọng- Bình XuyênVĩnh Phúc.
- Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi ở các nhà trường THCS huyện Bình
Xuyên và là tài liệu tham khảo để áp dụng cho phương pháp dạy theo chủ đề.
3. Kiến nghị đề xuất:
Trường THCS Lý Tự Trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến huyện Bình
Xuyên xét công nhận sáng kiến của ông (bà) Dương Thị Nga
Xin trân trọng cảm ơn./.

HIỆU TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu)

19



×