Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngữ văn lớp 10: Luyện tập 1 chuyện chức phán sự đền tản viên đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.99 KB, 3 trang )

THI ONLINE_CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN_ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 10
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm.
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 208961) (thông hiểu)
Trình bày những hiểu biết của em về:
1.Tác giả Nguyễn Dữ.
2.Thể loại truyền kì và tác phẩm Truyền kì mạn lục.
3.Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Câu 2: (ID: 208962) (thông hiểu)
Trong phần mở đầu của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ để cho nhân vật Ngô Tử Văn xuất
hiện trực tiếp hay gián tiếp? Những chi tiết nào cho em biết điều đó? Tác dụng của cách giới thiệu nhân vật đó
là gì?
Câu 3: (ID: 208963) (vận dụng cao)
Em hãy phân tích sự kiện Ngô Tử Văn đốt đền của tên tướng giặc họ Thôi trong tác phẩm Chuyện chức phán
sự đền Tản Viên bằng một đoạn văn ngắn (12-15 câu).

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1

*Phương pháp: Tái hiện kiến thức đã học về văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
*Cách giải:
1.Tác giả Nguyễn Dữ
*Cuộc đời:
_ Nguyễn Dữ sống khoảng thế kỉ XVI.
_ Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.


_ Xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha từng đỗ Tiến sĩ dưới triều Lê Thánh Tông.
_ Ông được cho là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
_ Ông đỗ kì thi Hương, ra làm quan một thời gian ngắn. Sau đó từ quan về ở ẩn ở Thanh Hóa,

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


lấy cớ là phụng dưỡng mẹ già.
b. Sự nghiệp sáng tác
_ Để lại tập truyện “Truyền kì mạn lục” (ghi chép tản mạn về những chuyện kì lạ lưu truyền
trong dân gian)
2.
*Thể loại “truyền kì”:
_ Truyền kì là thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ,
hoang đường.
_ Đặc trưng:
+ Thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. -> tạo
nên sức hấp dẫn đặc biệt của thể loại này.
+ Đằng sau những yếu tố kì lạ, hoang đường, những chi tiết phi hiện thực là cốt lõi của hiện
thực và quan niệm, thái độ của tác giả.
*Tác phẩm Truyền kì mạn lục:
_ Gồm 20 truyện ngắn – nửa đầu thế kỉ XVI.
_ Nội dung:
+ Vạch trần, phê phán những tệ trạng của xa xã hội phong kiến đương thời.
+ Sự đồng cảm, thương xót với số phận bi thảm của con người nhỏ bé trong xã hội, trước
những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo
đức, nhân đạo, thủy chung và khẳng định quan niệm sống lánh đục về trong của lớp trí thức ẩn

dật đương thời, trong đó có tác giả.
_ Nghệ thuật: mẫu mực của thể loại truyền kì
Tuy tác giả chỉ khiêm tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là ghi chép tản mạn những chuyện
kì lạ được lưu truyền trong dân gian nhưng có sự gia công, gọt giũa, sáng tạo của tác giả.

Câu 2

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
*Ở phần đầu của truyện, nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện gián tiếp:
- Qua lời giới thiệu của tác giả: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể
chịu được…”
- Qua lời nhận xét của những người cùng thời: “…vùng Bắc người ta vẫn khen là một người
cương trực”
*Tác dụng của cách giới thiệu nhân vật: tạo ấn tượng về nhân vật, kích thích sự tò mò của nười

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


đọc.
Câu 3

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
*Hình thức:
+Số đoạn: một đoạn.
+Số câu: 12 – 15 câu.
*Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau đây:

Sự kiện Ngô Tử Văn đốt đền của tên tướng giặc họ Thôi đánh dấu lần xuất hiện trực tiếp cđầu
tiên của nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm.
_Sự kiện: Vào cuối đời nhà Hồ, có tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi của giặc Minh – Bách hộ là
chức quan võ chỉ huy 100 quân. Tên giặc này tử trận gần đền miếu của vị thổ công nước Việt.
Hắn cướp đền của Thổ công, tác oai tác quái trong nhân dân. Ngô Tử Văn đốt đền, tiêu trừ
hiểm họa cho nhân giặc.
=> Đánh giá về nhân vật Tử Văn:
+ Đây là một hành động dũng cảm: trong khi tất cả mọi người ai cũng lắc đầu, lè lưỡi, can
ngăn, lo sự cho Tử Văn thì chàng là người trong cuộc lại “vung tay không cần gì cả”. Vì đây là
việc nghĩa nên không thể không làm.
+ Đây không phải là biểu hiện của sự hung hăng, liều lĩnh nhất thời vì Tử Văn có sự chuẩn bị:
tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi mới thực hiện châm lửa đốt đền.
=> Tử Văn tin tưởng vào hành động của mình là chính nghĩa.
=> Chính hành động khấn trời của chàng nói lên mong muốn nhận được sự phù trợ của thần
linh.
Như vậy đây không phải là hành động đả phá, bài trừ mê tính dị đoan mà chỉ là muốn hủy diệt
nơi nương tựa của hồn ma tên tướng giặc.
_Đánh giá: Qua hành động này ta thấy Ngô Tử Văn đúng như lời giới thiệu gián tiếp của các
nhân vật, chàng là một con người cương trực, thẳng thắn.

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×