Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.96 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG
HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z153
2.1. Thực trạng công tác tiền lương tại Nhà máy Z153
2.1.1. Mục đích, yêu cầu đối với công tác tiền lương tại Nhà máy Z153
Thứ nhất, cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Nhà máy Z153 áp dụng
việc trả lương cho lao động theo đúng những quy định của Luật Lao động Việt
Nam. Là một doanh nghiệp Nhà nước nên chế độ trả lương của Nhà máy được
quy định cũng khác với các loại hình doanh nghiệp khác, đang bị gò bó bởi hệ
thống thang, bảng lương rất phức tạp. Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO,
tiền lương của Nhà máy cũng có yêu cầu là phải theo định hướng thị trường,
nghĩa là tiền lương phải đủ cho người lao động sống, phụ thuộc vào quan hệ
cung – cầu trên thị trường lao động và phải dựa vào sự thoả thuận, đối thoại qua
thoả ước lao động tập thể. Đó là điều không thể thiếu được. Áp dụng mức lương
tối thiểu mà Nhà nước đề ra không có nghĩa là quá cứng nhắc trong việc tính
toán hệ số lương, dẫn đến tình trạng lương của người lao động trong Nhà máy
thấp hơn rất nhiều so với mức chung trong xã hội.
Thứ hai, công tác tiền lương phải đảm bảo tiền lương trở thành công cụ,
động lực kích thích người lao động hăng say làm việc, làm việc có hiệu quả; là
động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiền lương phải trở thành công cụ khuyến
khích người lao động ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sáng tạo
trong lao động. Tiền lương và tiền thưởng là một trong những chính sách cơ bản
của doanh nghiệp, tiền lương đó vừa đảm bảo tương xứng với sức lao động mà
người lao động bỏ ra, vừa phải có tác dụng cổ vũ, động viên tinh thần để người
lao động nhận thấy trách nhiệm của mình, yêu công việc của mình hơn.
Thứ ba, công tác tiền lương đảm bảo yêu cầu khách quan, công khai và
chặt chẽ; cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác và dễ hiểu không chỉ cho người
lao động mà còn cho những đối tượng khác (Nhà nước, các đơn vị đối tác…).
Tiền lương cho tất cả lao động trong Nhà máy được liệt kê chi tiết, đầy đủ, có
trong sổ theo dõi lao động của từng phân xưởng, phòng ban. Không thể để xảy
ra hiện tượng theo dõi nhầm, liệt kê không đầy đủ ngày làm của người lao động.
Các khoản phụ cấp cũng phải được thông báo công khai, tránh tình trạng người


lao động so sánh lẫn nhau, tránh hiện tượng ưu tiên, ưư ái để gây ra mất công
bằng.
Thứ tư, Nhà máy phải đảm bảo trả lương cho người lao động đúng thời
hạn, đủ số lượng. Nếu trả lương chậm cho lao động mà được sự đồng thuận của
lao động thì Nhà máy phải có trách nhiệm bù thêm tiền lương cho lao động do
yếu tố lạm phát cũng như việc để người lao động phải nhận lương chậm. Tuỳ
từng thời kỳ sản xuất kinh doanh mà Nhà máy có thể trả lương làm nhiều đợt,
trả lương chậm. Tất cả những điều này phải thông báo trước cho người lao
động, lấy ý kiến đóng góp dân chủ để tạo lòng tin trong người lao động, để họ
yên tâm làm việc và đóng góp sức mình cho Nhà máy.
2.1.2. Những nội dung cơ bản của công tác tiền lương tại Nhà máy
Z153
Công tác tiền lương tại Nhà máy Z153 bao gồm những nội dung cơ bản
sau:
2.1.2.1. Xây dựng định mức lao động trong công tác lao động - tiền lương
Định mức lao động là quá trình xác định mức lao động trong doanh nghiệp.
Mức lao động là số lượng người lao động hay giờ lao động được sử dụng
cho việc chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó đảm bảo
đúng theo tiêu chuẩn và chất lượng đề ra trong những điều kiện về tổ chức, kỹ
thuật, kinh tế, tâm sinh lý và xã hội nhất định.
Hiện tại, Nhà máy Z153 đang áp dụng 3 phương pháp xác định mức lao
động sau:
a) Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp dựa trên các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để
hoàn thành một sản phẩm hoặc một công việc nào đó của kỳ trước hay năm
trước mà từ đó các bộ lao động - tiền lương sẽ xây dựng mức lao động cho kỳ
này hay năm nay. Các số liệu thống kế này có được từ các nguồn sau:
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất của Nhà máy kỳ trước hay
năm trước.
- Tình hình hoàn thành mức lao động của một hay một số lao động kỳ

trước hay năm trước.
- Các loại giấy báo ca, giấy báo sản phẩm của các cán bộ kiểm tra hoặc của
chính lao động.
Phòng Tổ chức lao động và Phòng Tiêu chuẩn Kỹ thuật sẽ tập hợp, xử lý
các số liệu đó, sau đó báo cáo trước Hội đồng định mức của Nhà máy. Qua kiểm
tra, so sánh, Hội đồng định mức sẽ dựa trên các báo cáo đó để đưa ra các quyết
định về việc xác định mức lao động cho các sản phẩm đồng dạng, điều chỉnh
mức lao động cho các sản phẩm đã sản xuất kỳ trước hợp lý hơn. Phương pháp
này thường được áp dụng cho các sản phẩm quốc phòng vì các sản phẩm này
thường có ít biến đổi qua các năm. Ngoài ra, đối với một số các sản phẩm kinh
tế mà Nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng kỳ này hoặc năm nay giống với kỳ
trước hoặc năm trước thì việc áp dụng phương pháp này cũng rất thuận tiện và ít
tốn kém.
b) Phương pháp kinh nghiệm
Đây là phương pháp xây dựng mức lao động cho các sản phẩm đồng dạng
hoặc các công việc tương tự, chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của các cán bộ
làm công tác định mức hoặc của những lao động lành nghề. Thường thì họ đưa
ra các mức lao động khá phù hợp. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường lao
động có một yếu tố thay đổi, thì phương pháp này lại không chính xác.Do đó,
phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm quốc phòng được sửa
chữa hoặc được sản xuất thử.
c) Phương pháp phân tích điều tra
Đây là phương pháp mà các cán bộ định mức sử dụng các số liệu điều tra
được, tổng hợp và phân tích chúng với những tính toán logic về mặt lý thuyết để
xác định mức lao động cho sản phẩm hoặc công việc nào đó. Do phương pháp
này khá tốn kém cả về mặt tài chính và thời gian, nên Nhà máy chỉ áp dụng
trong những trường hợp sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn, thời gian chuẩn
bị cho sản xuất dài, có điều kiện tính toán chi tiết các bước nguyên công.
2.1.2.2. Xác định thời gian lao động của toàn Nhà máy
Nhà máy Z153 thực hiện chế độ làm việc 8 tiếng/ngày tương đương với 48

giờ/ tuần, nghỉ Chủ nhật. Các ngày lễ, nghỉ phép, nghỉ ốm được thực hiện đúng
theo quy định của Luật Lao động. Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ làm việc
theo giờ hành chính, còn khối sản xuất làm việc theo chế độ 1 ca, 2 ca hoặc 1 ca
kéo dài tuỳ thuộc vào kế hoạch sản xuất.
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng thời gian lao động 1 công nhân sản xuất
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
KH TH KH TH KH TH
1. Tổng số công nhân SXCN (người) 434 395 395 363 369 357
2. Tổng số ngày theo dương lịch (ngày) 365 365 366 366 365 365
3. Số ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần (ngày) 109 109 61 61 62 62
4. Số ngày làm việc theo chế độ (ngày) 256 256 305 305 303 303
5. Tổng số ngày vắng mặt (ngày) 54.40 55.64 57.53 45.68 39.73 40.29
5.1. Nghỉ hưởng lương 17.04 15.94 17.77 17.62 17.77 17.47
- Phép 17.04 15.25 17.08 16.93 17.08 17.17
- An dưỡng - 0.69 0.69 0.69 0.69 0.30
5.2. Nghỉ việc khác hưởng lương 26.44 23.47 27.10 11.66 9.86 10.08
- Học tập, hội họp 18.66 19.45 19.66 8.16 6.86 6.90
- Quân sự, chính trị 7.58 3.70 7.24 3.22 2.80 2.81
- Việc riêng có lương 0.20 0.32 0.20 0.28 0.20 0.37
5.3. Nghỉ hưởng bảo hiểm 10.92 16.23 12.66 16.40 12.10 12.74
- Ốm, viện 10 15.89 12 16.2 12.0 12.34
- Con ốm - 0.02 0.02 0.10 0.10 0.12
- Thai sản 0.92 0.32 0.64 0.10 - 0.28
5.4. Lý do khác
6. Số ngày làm việc thực tế trong năm (ngày) 201.60 200.36 247.47 259.32 263.27 262.71
7. Thời gian vắng mặt không trọn ngày (ngày) 45 21.53 17.75 17.21 17.70 18.39
8. Số giờ làm việc thực tế trong ngày (ngày) 7.78 7.89 7.93 7.93 7.93 7.93
9. Tổng số giờ làm việc thực tế trong năm (ngày) 1,568 1,581 1,962 2,057 2,088 2,083
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Nhìn bảng trên ta thấy, năm 2003, số ngày làm việc thực tế của 1 lao động
chỉ khoảng 200 ngày, đây là mức thấp. Nguyên nhân là do nhiệm vụ sản xuất
thấp. Điều này làm cho thu nhập bình quân lao động thấp, đời sống lao động
trong năm 2003 khá khó khăn.
Đến năm 2004, 2005 tiền lương của người lao động được cải thiện đáng
kể, số ngày làm việc thực tế trong năm của 1 lao động tương đối ổn định, ở mức
260 ngày. Tuy nhiện thời gian vắng mặt không trọn ngày lại tăng lên, làm cho
số giờ làm việc thực tế của 1 lao động thấp. Đây là một khó khăn của Nhà máy,
với đặc thù là doanh nghiệp quốc phòng nên lao động vừa sản xuất lại vừa phải
chấp hành cá quy định của Quân đội về học tập và hội họp.
2.1.2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương
a) Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm

Trong đ ó:
TL
ĐG
: là đơn giá tiền lương (đồng)
TL
G
: là tiền lương một giờ lao động (đồng)
Đ
SP
: là mức lao động cho một đơn vị sản phẩm (giờ)
Do đặc thù sản phẩm của Nhà máy sản xuất thường phức tạp, phải chia nhỏ
ra thành rất nhiều bước công việc khác nhau nên đơn giá tiền lương cho một
đơn vị sản phẩm có thể được tính như sau:
Trong đó:
TL
ĐGi
: là đơn giá tiền lương cho sản phẩm thứ i (đồng)

Đ
j
: là mức lao động của bước công việc thứ j (giờ)
TL
Gj
: là tiền lương một giờ lao động của bước công việc thứ j (đồng)
m: là số bước công việc để hoàn thành sản phẩm thứ i
Cách tính đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm có ưu điểm là phản
ánh chính xác chi phí sức lao động trên một đơn vị sản phẩm; phản ánh mối
quan hệ giữa chi phí tiền lương và hiệu suất sử dụng sức lao động của Nhà máy.
Tuy nhiên, cách tính này cũng có nhược điểm là phải tính đơn giá cho từng loại
sản phẩm. Do Nhà máy có khả nhiều mặt hàng sửa chữa và sản xuất, cho nên
việc tính đơn giá theo công thức này chỉ áp dụng cho một số sản phẩm chủ yếu,
có khối lượng sản xuất tương đối lớn.
b) Đơn giá tiền lương trên một đồng doanh thu
TL

= TL
G
x Đ
SP

m
TL
Gi Đ
= ∑ Đ
j
x TL
Gj


j =1
Trong đó:
TL
ĐG
: là đơn giá tiền lương (đồng)
QTL
KH
: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng)
DT
KH
: là tổng doanh thu kỳ kế hoạch (đồng)
Cách tính đơn giá tiền lương này có ưu điểm là phản ánh được kết quả sản
xuất kinh doanh của Nhà máy, có thể dùng để so sánh hiệu quả sử dụng sức lao
động giữa các doanh nghiệp, đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của cách
tính này là do doanh thu nhiều khi chưa phản ánh được hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh, do đó đơn giá này chưa phản ánh được hiệu quả của các hoạt động
đầu tư và sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lạm phát, giá trị của
tổng doanh thu có thể thay đổi nên đơn giá này không thể áp dụng để so sánh
hiệu quả sử dụng sức lao động giữa các kỳ khác nhau.
c) Đơn giá tiền lương tính trên một đồng tổng doanh thu trừ đi chi phí
chưa tính lương
Trong đó:
TL
ĐG
: là đơn giá tiền lương (đồng)
QTL
KH
: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng)
DT
KH

: là tổng doanh thu kỳ kế hoạch (đồng)
CP
KH
: là chi phí kỳ kế hoạch (chưa tính lương) (đồng)
Cách tính đơn giá tiền lương này có ưu điểm là phản ánh khá chính xác tỷ
trọng của tiền lương trong tổng giá trị mới được tạo ra (chưa tính lương), từ đó
có thể so sánh giữa các kỳ cũng như giữa các doanh nghiệp, đơn vị khác nhau
QTL
KH
TL

=

DT
KH
QTL
KH
TL
G Đ
=
DT
KH
- CP
KH
để các cán bộ tiền lương đưa ra những điều chỉnh hợp lý hơn. Cách tính này
cũng phản ánh được hiệu quả của công tác sử dụng sức lao động trong Nhà máy.
Tuy nhiên, cách tính này chỉ đạt được độ chính xác cao khi Nhà máy có sự quản
lý chặt chẽ tổng doanh thu và tổng chi phí, có các phương pháp tính định mức
chi phí rõ ràng từng kỳ.
2.1.2.4. Xác định tổng quỹ lương các nguồn hình thành tổng quỹ lương

Tổng quỹ lương của Nhà máy là toàn bộ các khoản tiền lương mà Nhà máy
phải trả cho người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một kỳ
nhất định.
Các phương pháp xác định tổng quỹ lương kỳ kế hoạch mà Nhà máy đang
áp dụng:
a) Dựa vào đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm
Trong đó:
QTL
KH
: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng)
Q
Khi
: là số lượng sản phẩm thứ i kỳ kế hoạch
TL
ĐGi
: là đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm thứ i (đồng)
n: là tổng số mặt hàng sản xuất
b) Dựa vào tiền lương bình quân kỳ kế hoạch
Trong đó:
QL
KH
: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng)
L
KH
: là số lao động kỳ kế hoạch (người)
TL
BQ
: là tiền lương bình quân đầu người kỳ kế hoạch (đồng/người)
c) Dựa vào hệ số biến động tổng quỹ lương
Có hai trường hợp sau:


n
QTL
KH
= ∑ Q
KHi
x TL
GiĐ

i =1
QTL
KH
= L
KH
x TL
BQ
i) Nếu hệ số biến động tổng quỹ lương bằng 1 (tức là tổng quỹ lương
không thay đổi khi sản lượng thay đổi)
Trong đó:
QTL
KH
: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng)
QTL
BC
: là tổng quỹ lương kỳ báo cáo (đồng)
ii) Nếu hệ số biến động tổng quỹ lương bằng với hệ số biến động của sản
lượng:
Trong đó:
QTL
KH

: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng)
QTL
BC
: là tổng quỹ lương kỳ báo cáo (đồng)
Q
KH
: là sản lượng kỳ kế hoạch
Q
BC
: là sản lượng kỳ báo cáo
d) Xác định tổng quỹ lương chung kỳ kế hoạch
Trong đó:
QTL
C
: là tổng quỹ lương chung kỳ kế hoạch (đồng)
QTL
KH
: là tổng quỹ lương kỳ kế hoạch (đồng)
QTL
PC
: là các khoản phụ cấp theo lương và các phụ cấp chế độ khác không
tính vào đơn giá tiền lương theo quy định (đồng)
QTL
BS
: là quỹ lương bổ sung (đồng)
QTL
TG
: là quỹ lương làm thêm giờ (đồng)
đ) Xác định tổng quỹ lương thực hiện
QTL

KH
= QTL
BC
Q
KH
QTL
KH
= x QTL
BC
Q
BC
QTL
C
= QTL
KH
+ QTL
PC
+ QTL
BS
+ QTL
TG
QTL
TH
= (TL
G Đ
x Q
TH
)

+ QTL

PC
+ QTL
NS
+ QTL
TG
Trong đó:
QTL
TH
: là tổng quĩ lương thực hiện (đồng)
TL
ĐG
: là đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm (đồng)
Q
TH
: là số lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện
QTL
PC
: là các khoản phụ cấp theo lương và các phụ cấp chế độ khác không
tính vào đơn giá tiền lương theo quy định (đồng)
QTL
NS
: là quỹ lương từ ngân sách cấp trên cấp (đồng)
QTL
TG
: là quỹ lương làm thêm giờ (đồng)
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, Nhà máy xác định các
nguồn hình thành quỹ tiền lương để trả cho người lao động. Thông thường thì
bao gồm các nguồn sau:
- Đối với sản phẩm quốc phòng chủ yếu là sửa chữa xe thiết giáp, các máy
nổ phục vụ cho quân sự và các mặt hàng thương phẩm quốc phòng, Nhà máy

xác định quỹ lương theo đơn giá tiền lương.
- Đối với sản phẩm kinh tế, quỹ lương được lấy từ doanh thu của việc sửa
chữa và sản xuất của các sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
- Do là một doanh nghiệp quốc phòng nên Nhà máy hàng kỳ được cấp một
khoản tiền bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước.
- Quỹ tiền lương dự phòng của năm trước chuyển sang quỹ tiền lương cho
năm nay để tính riêng quỹ tiền lương dự phòng cho năm nay sau.
Tập hợp các nguồn quỹ lương nêu trên thành Tổng quỹ tiền lương của Nhà
máy và thường được dựa vào giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất trong kỳ.
Bảng 2.2: Giá trị sản lượng hàng hoá năm 2005
Sản phẩm
ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng/SP)
Thành tiền (đồng)
I. Hàng kinh tế
1. Hòm hộp số quạt gió Cái 15 15.200.000 228.000.000
2. Răng gầu Hitachi " 10 2.000.000 20.000.000
3. Đại tu hòm trục guồng " 60 810.000 48.600.000
4. Cánh bơm TC-05 " 80 2.964.000 237.120.000
5. Vỏ bơm TC -01 " 100 5.167.500 516.750.000
6. Tấm sàn 600*600 " 1000 350.000 350.000.000
7. Gầu súc TC-91 " 56 3.779.160 211.632.960
8. Quả lô " 80 2.560.000 204.800.000
9. Khớp nối " 86 688.000 59.168.000
10. Tấm chống mòn " 72 4.034.000 290.448.000
11. Gối đỡ " 150 6.587.000 988.050.000
II. Hàng quốc phòng
1. Ốp chống nóng K63 Bộ 100 278.000 27.800.000
2. Thân 54 -123-1 Chiếc 200 677.300 135.460.000
3. Trục lớn 740-67-161 " 800 1.067.000 853.600.000
4. Trục nhỏ 740-10-233-1 " 400 556.000 222.400.000

5. Trục chốt " 500 387.000 193.500.000
6. Bạc lót 34-20-186 " 600 193.500 116.100.000
7. Chốt 34-20-169 " 500 720.000 360.000.000
8. Xe BMP-1: 018, 002 Xe 30 113.186.000 3.395.580.000
9. Xe T54b: 494,710 " 15 122.385.000 1.835.775.000
10. Xe T55: 399, 450 " 20 123.187.000 2.463.740.000
11. Thử xe đường dài " 35 1.800.000 63.000.000
12. Hàng thương phẩm theo xe Giờ 2000 4.061 8.122.000
13. Hàng tự dụng theo xe " 1665 4.061 6.761.565
14. Công việc khác " 2500 4.061 10.152.500
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
e) Nhà máy Z153 đã có biện pháp phân chia tổng quỹ tiền lương như
sau:
- Quỹ lương trả trực tiếp cho lao động làm việc theo các hình thức lương
thời gian, lương sản phẩm, lương khoán là khoảng 70% tổng quỹ tiền lương.
- Quỹ khen thưởng đối với người lao động có năng suất cao, đảm bảo chất
lượng sản phẩm, có thành tích trong lao động là không quá 12% tổng quỹ tiền
lương.
- Quỹ lương dự phòng cho kỳ sau là khoảng 12% tổng quỹ lương.
Như vậy, với việc phân chia như trên, Nhà máy đảm bảo quỹ tiền lương
không vượt chi so với quỹ tiền lương Nhà máy được hưởng, không dự phòng
lương quá lớn cho kỳ sau, tránh hiện tượng dồn quỹ tiền lương vào các tháng
cuối kỳ.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng quỹ lương các năm 2003 – 2005
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tổng quỹ lương
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Quỹ
lương
%

so với
2002
Quỹ
lương
%
so với
2003
Quỹ lương
%
so với
2004
Toàn nhà máy:
Kế hoạch 7.226.338 92,29 7.958.255 110,13 10.420.022 130,93
Thực hiện 6.813.871 110,71 7.798.851 114,46 8.930.057 114,50
Trong đó:
- Từ sản phẩm QP 4.747.884 - 5.540.216 116,69 5.804.307 104,77
- Từ ngân sách hỗ trợ 249.197 - 268.932 107,92 357.170 132,81
Từ sản xuất kinh doanh:
Kế hoạch 5.685.018 90,16 7.958.255 139,99 10.037.647 126,13
Thực hiện 6.564.674 113,53 7.529.919 114,70 8.572.887 113,85
Thu nhập BQ toàn NM
Trong đó:
1.052 121,76 1.216 115,59 1.421 116,86
- Từ quỹ lương 924 120,78 1.067 115,48 1.253 117,43
- Từ thu nhập khác 128 130,61 149 116,41 168 112,75
(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)
Tổng quỹ tiền lương kế hoạch của Nhà máy được tính theo số lượng lao
động định biên (cả trực tiếp và gián tiếp), mức lương tối thiểu từ năm 2002 –
2006 là 350.000 đồng, hệ số lương, hệ số phụ cấp tính theo bậc thợ và cấp bậc
quân hàm.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng quỹ lương thực hiện của 3 năm 2003 –
2005 đều thấp hơn tổng quỹ lương kế hoạch. Nguyên nhân là do:
- Bậc thợ trung bình cao, hệ số lương của sĩ quan cao, Nhà máy lại áp dụng
hế số an ninh quốc phòng đối với quân nhân chuyên nghiệp nên tổng quỹ lương
kế hoạch cao. Hơn nữa, sản lượng kế hoạch không tương xứng với số lượng lao
động và cấp bậc lao động nên tỷ lệ lương trên doanh thu cao.
- Thực tế Nhà máy trả lương theo cấp bậc công việc, hệ số lương doanh
nghiệp của sĩ quan được lấy theo hệ số ngạch bậc tương đương. Nhiều mặt hàng
kinh tế có doanh thu phụ thuộc vào giá bán mà khách hàng chấp nhận không
tính phụ cấp an ninh quốc phòng... nên tổng quỹ lương thực tế thấp, tỷ lệ lương
trên doanh thu thấp.
Nhà máy xây dựng đơn giá tiền lương trên cơ sở lương tối thiểu, hệ số
lương theo bảng lương doanh nghiệp được Đại hội công nhân viên chức Nhà
máy thông qua, hệ số phụ cấp an ninh quốc phòng, hệ số phụ cấp khác, ngày
công chế độ trong tháng và mức lao động hiện hành.
Về cơ bản tình hình lao động và tiền lương của Nhà máy Z153 nằm trong
tình trạng chung của các doanh nghiệp quốc phòng thực hiện các sản phẩm công
ích. Số lượng lao động được Bộ Quốc phòng định biên theo sản lượng hàng
quốc phòng được cân đối trong giai đoạn hiện tại có tính đến hệ số sẵn sàng
phục vụ chiến đấu. Chất lượng lao động tốt. Cán bộ, công nhân có nhiều kinh
nghiệm trong sửa chữa và sản xuất, có trình độ và tay nghề khá. Lương trung
bình của người lao động ở mức độ trung bình khá so với khu vực và các doanh
nghiệp công nghiệp cơ khí.
2.1.2.5. Xác định hình thức trả lương cho người lao động
Nhà máy đang trả lương cho người lao động theo hai hình thức cơ bản sau:
a) Trả lương theo thời gian
Tiền lương được trả căn cứ theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật của
người lao động và thang bảng lương doanh nghiệp của Nhà máy. Hình thức này
được áp dụng cho bộ phận lao động gián tiếp bao gồm: Giám đốc, phó giám
đốc, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, cho công nhân ngừng việc theo kế hoạch hội

họp, nghỉ lễ, nghỉ phép… Riêng nghỉ phép thì tiền lương ngày được tính theo hệ
số trên bảng lương mà Nhà máy dùng để thanh toán bảo hiểm cho người lao
động.
b) Trả lương theo sản phẩm
Đây là hình thức trả lương cho người lao động tính bằng khối lượng sản
phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đã quy định và
đơn giá tiền lương tính cho công việc đó. Hình thức này áp dụng cho công nhân
đứng máy, có thể xác định được khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
2.2. Thực trạng vận dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Nhà
máy Z153
2.2.1. Mục đích, yêu cầu đối với việc vận dụng hình thức trả lương
theo sản phẩm tại Nhà máy Z153
Các hình thức trả lương theo sản phẩm phải được vận dụng đúng đối tượng
lao động, phù hợp với từng loại công việc cụ thể, đảm bảo sao cho tiền lương
của người lao động phản ánh đúng giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra. Nếu có
nhiều trường hợp đòng góp sức lao động khác nhau, Nhà máy cũng phải lập
được đủ các chỉ tiêu áp dụng cho từng đối tượng, sao cho công tác trả lương
theo sản phẩm chính xác và hiệu quả nhất.
Nhà máy cần bảo đảm việc làm đẩy đủ cho lao động, phân bổ công việc
công bằng, xây dựng đơn giá tiền lương kịp thời và chính xác; xây dựng công
nghệ điển hình cho từng nhóm sản phẩm; cải tiến công tác định mức và quản lý
lao động, áp dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao năng suất lao động. Có

×