Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 11: Lí thuyết 1 đây thôn vĩ dạ tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.96 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: ĐÂY THÔN VĨ DẠ – TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƢƠNG
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Tên thật Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 trong một gia đình công giáo nghèo ở tỉnh Quảng Bình.
- Nổi tiếng là thần đồng thơ từ những năm 15, 16 tuổi.
- Phong cách thơ: Có sự đan xen, kết hợp giữa những gì thân thuộc, thanh khiết, trong trẻo, thiêng liêng
nhất với những gì ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất. -> Diện mạo bí ẩn, phức tạp trong thơ Hàn Mặc Tử.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Sáng tác năm 1938, được in trong tập “Thơ Điên”, sau đổi thành tập thơ “Đau thương”.
- Hoàn cảnh sáng tác.
- Bố cục:
+ Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai.
+ Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo.
+ Khổ 3: Hình bóng khách đường xa trong chốn sương khói mông lung.
II. Tìm hiểu bài thơ:
1. Khổ 1: Cảnh vƣờn thôn Vĩ tƣơi sáng trong nắng mai.
* Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”:
- Có 6 trên 7 chữ là thanh bằng, nếu đọc chữ “Vĩ” theo âm điệu của người Huế cũng sẽ là thanh bằng ->
gây ấn tượng về chất giọng ngọt ngào của người Huế -> mở ra tác phẩm.
- Chủ thể câu hỏi:
+ Có thể là câu hỏi của cô gái Huế (cụ thể hơn là người trong mộng của Hàn Mặc Tử: Hoàng Thị Kim Cúc) ->
mang hàm ý trách móc, hờn dỗi nhẹ nhàng; nhắc nhở, mời mọc duyên dáng.
+ Cũng có thể hiểu chủ thể câu hỏi là chính tác giả: tự phân thân để chất vấn mình -> hàm ý trách mình, nhắc
mình. “Không về” -> dự cảm đau lòng về sự chia biệt và xa cách; trước đã không về, giờ không về và sau này
cũng không thể về. Dùng từ “về” một cách tự nhiên, không khiên cưỡng vì Hàn Mặc Tử đã có quãng thời gian
học tại đây, hơn nữa Huế không còn là vùng quê xa lạ mà là quê hương cả người mình thầm thương trộm nhớ > miền đất gắn bó.
=> Khát khao đến với Huế.
- “Thôn Vĩ”:


+ Miền quê đẹp, thơ mộng, trữ tình, điểm đến hấp dẫn
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Nơi người thương đang sinh sống
-> Tăng thêm mong mỏi được trở về với xứ Huế.
* 3 câu cuối: Vẻ đẹp thôn Vĩ:
- Cảnh trong buổi bình minh với những nét vẽ đặc sắc.
+ Vẻ đẹp của nắng: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”:
Lặp lại từ “nắng” hai lần trong một câu thơ -> ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi tắn, bao phủ khắp không
gian.
“Nắng hàng cau”: hình ảnh những hàng cau vươn cao đắm mình trong nguồn năng lượng thiên nhiên dồi dào
bất tận. Cây cau như một cây thước của thiên nhiên đứng ở giữa vườn để đo mực nắng.
“Nắng mới lên”: những tia nắng ban mai đầu tiên trong ngày đánh thức vạn vật thế gian.
+ Vẻ đẹp của màu xanh: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
“Mướt”: màu xanh của sự mỡ màng, non tơ -> gợi sự trù phú của mảnh vườn thôn Vĩ, của xứ Huế. “Mướt”
cũng có thể hiểu là màu xanh ướt nước, ướt do tắm sương đêm, hoặc do tắm mưa.
“Xanh như ngọc”: trong trẻo, tươi mát, long lánh, thanh nhẹ, mang lại cảm giác dễ chịu.
“Vườn ai”: đại từ phiếm chỉ “ai” gơi liên tưởng đến chủ nhân khu vườn là cô gái dịu dàng, duyên dáng, tình tứ;
cũng có thể hiểu rõ hơn là Hoàng Thị Kim Cúc -> bức tranh cảnh vật có hồn hơn, có tình hơn.
+ Vẻ đẹp của người thôn Vĩ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
Thấp thoáng hiện ra sau những cành trúc.. Đó là nét đậm hiện ra sau những nét thanh. -> duyên dáng.
“Mặt chữ điền”: gương măt của người con gái xứ Huế -> ẩn chứa những nét đẹp phẩm chất.
=> Vẻ đẹp của cảnh và người hòa quyện tạo nên nét quyến rũ riêng của thôn Vĩ để làm bùng cháy nỗi khát khao
được về thăm thôn Vĩ dù chỉ một lần của Hàn Mặc Tử.
=> Ẩn chứa sau đó là ánh mắt đắm say, tấm lòng tha thiết với thôn Vĩ, với cuộc đời của Hàn Mặc Tử trong
những ngày bệnh tật.
--- HẾT TIẾT 1 ---

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!




×