Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
Ngày soạn: 20/08/2011
Tiết 1,2 : ÔN TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN 10
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức cơ bản nhất của chương trình
Ngữ văn lớp.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá
3.Thái độ: Nhận thấy được kiến thức của mình để từ đó có kế hoạch học học tập hợp lý. Ý
thức được tính liền mạch, hệ thống của chương trình Ngữ văn THPT.
B. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của thầy: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức lớp 10 có liên quan đến bài kiểm tra.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
phần khái quát VHVN.
GV: yều cầu HS nêu các bộ phận hợp thành
VHVN và những đặc điểm chung và riêng của
VHDG và VHV?
HS: suy nghĩ, trao đổi trả lời.
GV: kết luận những ý cơ bản.
.
I. Phần khái quát VHVN:
1. Các bộ phận hợp thành.
- Văn học dân gian
- Văn học viết
2. Đặc điểm:
a. Đặc điểm chung: Ảnh hưởng
truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu văn
hoá, văn học nước ngoài, hai nội dung lớn
là yêu nước, nhân đạo.
b. Đặc điểm riêng:
* Văn học dân gian: Ra đời sớm, từ khi
chưa có chữ viết, mang tính tập thể,
truyền miệng và tính thực hành diễn
xướng.
* Văn học viết: Ra đời khi có chữ
viết(TK X), sáng tác của cá nhân bằng chữ
viết.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ôn tập
phần VHDG.
GVH: nhắc lại những đặc trung cơ bản của
VHDG?
HS: Trình bày 3 đặc trưng cơ bản của VHDG
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các thể loại VHDG,
II. Phần văn học dân gian Việt Nam:
1. Đặc trưng:
- Truyền miệng
- Tập thể.
- Thực hành diễn xướng.
2. Thể loại:
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
phân loại các thể loại đó.
HS: Nêu và phân loại.
GV: Nhắc lại các tác phẩm đã học? Đọc thuộc
lòng một số bài ca dao.
Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2
- Truyện dân gian: thần thoại, sử thi,
truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện
ngụ ngôn, truyện thơ.
- Câu nói dân gian: tục ngữ, câu đố.
- Thơ ca dân gian: ca dao, vè.
- Sân khấu dân gian: Chèo, tuồng.
3. Tác phẩm cụ thể:
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS ôn lại
những kiến thức cơ bản của VHTĐ Việt
Nam.
GVH: Trình bày lại những đặc điểm của
VHTĐ VN? So sánh nét riêng giữa VHTĐ và
VHHĐ?
HS: Trao đổi, trình bày.
GVH: VHTĐVN có mấy G Đ phát triển? trình
bày một số nét về hoàn cảnh lịch sử và tình
hình VH?
GVH: Trình bày lại các đặc điểm lớn về nội
dung và hình thức của VHTD VN?
III. Phần VHVN từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XIX ( VHTĐ).
1. Đặc điểm:
- Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con
người VN trong mối quan hệ đa dạng
: với thế giới tự nhiên, với quốc gia, với
dân tộc, với xã hội, với bản thân
- Hai nội dung xuyên suốt: Yêu nước và
nhân đạo.
- Ảnh hưởng truyền thống và tiếp biến
của văn học nước ngoài.
2. Những đặc điểm riêng so với VH
hiện đại.
- Sử dụng chữ Hán và chữ Nôm.
- Thể loại:
+ Tiếp thu từ VH Trung Quốc: Cáo,
chiếu, hịch, biểu, thơ ĐL, truyền kì. TT
chương hồi
+ Sáng tạo: Thơ ĐL chữ Nôm.
+ VH dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc,
hát nói
3. Các giai đoạn phát triển:
- GĐ từ TK X đến hết TK XIV
- GĐ từ TK XV đến hết TK XVII
- GĐ từ TK XVIII đến nửa đầu TK
XIX.
-GĐ nửa cuối TK XIX.
4. Đặc điểm lớn về nội dung và hình
thức:
a. Đặc điểm về nội dung:
- Chủ nghĩa yêu nước
- Chủ nghĩa nhân đạo.
- Cảm hứng thế sự.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
b. Đặc điểm về nghệ thuật:
- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy
phạm.
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng
bình dị.
- Tiếp thu và dân tộc hoá những tinh hoa
văn học nước ngoài.
GV: Cho HS ôn tập lại những kiến thức về
phần văn học nước ngoài trong chường
trình Ngữ văn 11.
IV. Phần văn học nước ngoài
3. Củng cố: Nắm vững những kiến thức cơ bản của phần VH lớp 1
4. Luyện tập: GV dành thời gian cho HS trao đổi, bàn bạc về những văn bản hay ở
CT ngữ văn 10.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
Tiết 3: TÁC GIA NGUYỄN KHUYẾN
Ngày soạn: 09/09/11
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thêm về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn
Nguyễn Khuyến. Qua đó, học sinh biết vận dụng vào phân tích bài thơ Câu cá mùa thu đạt
hiệu quả.
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình.
3.Thái độ: Có ý thức trong việc đọc các tài liệu tham khảo.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
2. Chuẩn bị của trò: Tìm hiểu về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn Nguyễn
Khuyến qua sách báo.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc một bài thơ, câu đối của Nguyễn Khuyến mà em
thuộc.
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
về tiểu sử Nguyễn Khuyến.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn
của bài thơ Câu cá mùa thu để nhắc lại những
nét cơ bản về cuộc đời và con người Nguyễn
Khuyến.
HS: Dựa vào SGK thảo luận và trả lời.
I. Tiểu sử.
- Nguyễn Khuyến ( 1935 – 1909) làng
Hoàng Xá – Ý Yên – Nam Định nhưng
chủ yếu sống ở quê cha.
- Cuộc sống vất vả, nghèo túng.
- Có chí học hành, thi đỗ Tam nguyên
(Hương, Hội, Đình ) => Tam nguyên Yên
Đổ.
- Ra làm quan cho triều Nguyễn khi Pháp
đã chiếm Lục tỉnh Nam kì và đang đánh
ra Bắc.
- Bất mãn với xã hội đương thời, với triều
đình nhà Nguyễn, từ quan về quê ở ẩn sau
hơn 10 năm làm quan.
- Phần lớn cuộc đời sống ở nông thôn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
về sự nghiệp thơ ca.
GV: Giới thiệu sự nghiệp thơ ca và những nét
chính trong nội dung thơ ca của Nguyễn
Khuyến.
GV: Em hãy cho biết thơ ca Nguyễn Khuyến
thể hiện những nội dung chủ yếu nào?
GV: Vì sao Nguyễn Khuyến rất yêu nước
II. Sự nghiệp thơ ca.
- Sáng tác chủ yếu ở giai đoạn cuối, lúc
đã từ quan về quê ở ẩn.
- Gồm khoảng 800 bài thơ, câu đối bằng
chữ Hán và chữ Nôm.
1) Thơ văn Nguyễn Khuyến bộc bạch
tâm sự của mình.
- Là một nhà nho được nuôi dạy ở cửa
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
nhưng không đứng lên chống giặc?
GV: Tìm một số bài thơ, câu thơ để chứng
minh cho những nội dung vừa nêu.
GV: Thơ văn Nguyễn Khuyến có những điểm
độc đáo nào về nghệ thuật?
HS:Thảo luận phát biểu:
- Tâm sự trước thời cuộc.
- Viết về nông thôn Việt Nam.
- Cảm quan trào phúng.
HS: Đọc một số bài thơ đã học.
HS: Thảo luận trả lời.
Khổng sân Trình, muốn ra làm quan “thờ
vua giúp nước” nhưng Nguyễn Khuyến
sinh ra lớn lên trong thời tao loạn =>
luôn day dứt, buồn khổ vì vận mệnh đất
nước, thấy trách nhiệm của mình muốn
giúp nước nhưng bất lực, cô đơn trước
cuộc đời.
- Luôn giằng co giữa xuất và xử.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
+ Cảm thấy về quê như một cuộc chạy
làng.
+ Ví mình như ông già điếc, ông phỗng
đá.
Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ,
Rằng khôn cũng chịu, rằng khờ cũng
cam.
- Tuy vậy vẫn một lòng với vua với nước.
2) Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông
thôn Việt Nam.
- Phần lớn cuộc đời ông sống ở nông
thôn, một vùng đồng chiêm nghèo Bắc
bộ.
- Sống rất chân tình, gần gũi, gắn bó, chia
sẻ thương yêu với mọi người.
- Viết rất nhiều về cuộc sống, con người,
phong tục, cảnh vật… ở làng quê.
=> Với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên
nông thôn Việt Nam mới đi vào văn học
một cách thực sự.
3) Nguyễn Khuyến là nhà thơ trào
phúng, đả kích.
- Thơ văn Nguyễn Khuyễn vạch rõ bản
chất của bọn vua quan, nho sĩ đương thời.
- Ngoài bút đả kích, châm biếm của
Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng mà thâm
thúy, ông mỉa mai bóng gió xa xôi nhưng
chua chát, xót xa trước tình trạng nước
mất nhà tan, xã hội nhố nhăng bấy giờ.
- Ông cũng tự chế giễu cái bất lực, bạc
nhược của bản thân mình.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
4) Nghệ thuật đặc sắc trong thơ văn
Nguyễn Khuyến.
- Sử dụng bút pháp trào phúng mỉa mai
vào trong thơ. Dùng điển cố lấy từ ca dao.
- Thơ Nôm: Hình ảnh giản dị, từ ngữ dễ
hiểu, trong sáng, gần gũi nhưng rất sinh
động, tinh tế.
- Bút pháp chủ yếu: Hiện thực – trữ tình.
Bên cạnh đó là yếu tố trào phúng, tiếng
cười thâm trầm, kín đáo mà sâu sắc.
- Sử dụng nhiều thơ cổ, câu đối Đường
luật.
3. Củng cố: Nắm được những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
4. Luyện tập: Phân tích ba bài thơ thu để chứng minh: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê
hương làng cảnh Việt Nam.
Tiết : 4 TÁC GIA TÚ XƯƠNG
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
Ngày soạn: 10/09/11
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được vài nét về cuộc đời, con người cùng sự nghiệp
thơ văn của Trần Tế Xương; đặc điểm nghệ thuật trong thơ Ông.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, kĩ năng đọc – hiểu một số sáng tác của Trần
Tế Xương.
3.Thái độ: Có ý thức trân trọng di sản văn học dân tộc, cảm thông và trân trọng sự
nghiệp thơ văn của Tú Xương.
b. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
2. Chuẩn bị của trò: Tìm hiểu về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn Trần Tế
Xương qua sách báo.
c. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy đọc một số tác phẩm của Tú Xương và nhận xét
về nội dung và nghệ thuật?
2.Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẬT
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
cuộc đời và con người Trần Tế Xương.
GV: Nhấn mạnh và giúp học sinh nắm được vài
điểm nổi bật trong cuộc đời và con người Trần
Tế Xương.
HS: Cần chú ý ở một số điểm:
- Cuộc đời và nỗi đau riêng của nhà thơ.
- Hoàn cảnh xã hội thời Tú Xương sống.
I. Cuộc đời và con người.
- Trần Tế Xương, còn gọi là Tú Xương
( 1970 – 1907), quê làng Vị Xuyên – Mỹ
Lộc – Nam Định.
- Ông là nhà thơ có cá tính: Sống phóng
túng không chịu gò bó vào khuôn khổ lễ
giáo, đi thi thường phạm trường quy =>
hỏng thi.
- 37 năm của cuộc đời Tú Xương nằm
trọn trong giai đoạn lịch sử vô cùng bi
thảm: Triều đình nhà Nguyễn vốn lạc
hậu và bảo thủ, đang trên đà suy sụp, rốt
cuộc đã bán đứng đất nước ta cho thực
dân Pháp.
- Sống trong buổi giao thời Tây – ta lẫn
lộn ấy, Tú Xương có cơ hội phơi bày
những cảnh đời đồi bại và lố lăng. Từ đó
tạo ra bút pháp trong thơ Tú Xương: Trữ
tình và trào phúng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
sự nghiệp thơ văn.
GV: Sáng tác nổi bật nhất của Tú Xương là thơ
chữ Hán hay chữ Nôm?
II. Sự nghiệp thơ văn.
* Sáng tác của Tú Xương còn khoảng
150 bài thơ Nôm.
* Nội dung:
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
GV: Theo em, thơ Tú Xương tập trung thể hiện
những nội dung gì? Nêu một số tác phẩm mà em
biết để chứng minh cho nội dung đó?
GV: Đánh giá những đặc sắc về mặt nghệ thuật?
Chứng minh bằng một số bài thơ đã học, đã đọc?
HS: Thảo luận, trả lời: Sáng tác nổi bật nhất của
ông là thơ chữ Nôm.
HS: Thảo luận phát biểu:
- Phản ánh hiện thực xã hội.
- Bộc bạch nỗi lòng riêng của mình.
- Tình cảm về người vợ.
HS: Thảo luận trả lời.
- Thơ Tú Xương mang tính chất hiện
thực cao độ, phản ánh cả một xã hội kẻ
chợ (thành phố Nam Định) với đủ mọi
hạng người , và phản ánh sự suy đồi của
nền đạo đức luân lí trong thời buổi giao
thời ấy.
- Thơ văn Tú Xương cũng khắc hoạ
được hình tượng một "nhân vật của thời
đại". Đó là bản thân Tú Xương : một
nhân vật có tâm hồn cao đẹp và lãng
mạn, có phẩm cách, tài năng xuất chúng
nhưng tiếc thay lại chưa tìm được cho
mình một lí tưởng chân chính, rốt cuộc
trở thành một nhân vật bi kịch.
- Thơ văn Tú Xương cũng hàm chứa
những tình cảm vô cùng sâu sắc: Những
nỗi ưu tư với số phận của đất nước, với
nền văn học và đạo đức của dân tộc, với
những thiên tai, với muôn ngàn cảnh
khổ của con người và nỗi đau đớn dằn
vặt khôn kể xiết của chính nhà thơ.
- Thơ văn Tú Xương còn ghi lại hình
ảnh người vợ mà nhà thơ vô cùng yêu
quí. Đó là hình ảnh của một phụ nữ Việt
Nam điển hình, cho đến nay vẫn khiến
chúng ta rung cảm.
* Nghệ thuật:
- Có công trong việc Việt hóa thơ
Đường luật.
- Bằng tiếng nói thông thường, bằng
những câu cửa miệng của người bình
dân, Tú Xương sáng tác những tác phẩm
đặc sắc.
- Tính chất trào phúng được nhà thơ sử
dụng triệt để.
- Ông cùng với Nguyễn Khuyến là hai
đại biểu xuất sắc cuối cùng của văn học
trung đại.
Kìa ai chín suối Xương không nát,
Có nhẽ nghìn thu tiếng vẫn còn.
(Nguyễn Khuyến)
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
3. Củng cố: Nắm được vài nét về cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn của Trần Tế
Xương.
4. Luyện tập.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
Tiết 5 Đọc văn HƯỚNG DẪN ĐỌC-HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ngày soạn: 29/09/11 VIỆT NAM
VĂN BẢN CHA TÔI
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được quan niệm của người xưa về việc đỗ-trượt trong thi cử, về mối quan hệ
giữa danh vọng và đạo đức, gia phong.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu văn bản thuộc thể loại kí.
3. Thái độ:
Nhận thức được sự đúng đắn, sâu sắc và bất cập trong tư tưởng Đặng Dịch Trai đối
với thời đại.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò:
- HS tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm, soạn bài.
C. Hoạt động :
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của
Trần Tế Xương?
2.Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS
tìm hiểu chung về văn bản.
GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK nâng
cao, nêu những nét chính về tác giả?
GV: Văn bản được ra đời trong hoàn
cảnh như thế nào?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Đặng Huy Trứ (1825-1874), người làng Thanh
Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Thi Hương đỗ cử nhân, thi Hội đỗ tiến sĩ, thi
Đình vì phạm húy bị truất tiến sĩ, và cách cả bằng
cử nhân, chờ khoa thi sau cho thi lại.
- Ông là người đặt nền móng cho tư tưởng canh
tân.
- Đặng Huy Trứ sáng tác nhiều: khoảng hơn 1000
bài thơ và nhiều tác phẩm khác, tiêu biểu như:
Việt sử thánh huấn diễn Nôm; Sách học vấn
tân
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1867, trong lúc bị
ốm khi đang công cán ở Trung Quốc, nhớ quê
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
GV: Văn bản thuộc thể loại nào?
GV: Nêu đặc trưng của thể loại kí?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS
tìm hiểu chi tiết văn bản.
GV: Gọi HS đọc văn bản, nhận xét cách
đọc của HS.
GV: Câu chuyện gì được thuật lại? Tóm
lược những sự kiện chính?
GV: Phân tích thái độ, biểu hiện, suy
nghĩ của Đặng Dịch Trai lúc con thi đỗ?
GV: Suy nghĩ của anh chị về câu Thiếu
niên đăng khoa nhất bất hạnh dã?
GV: Từ những suy nghĩ trên cho ta thấy
được quan niệm gì của người xưa về
học hành thi cử, đạo đức?
GV: Lúc nghe tin con bị đánh trượt tiến
sĩ, bị cách bằng cử nhân thì thái độ, suy
nghĩ của Đặng Dịch Trai được thể hiện
nhà, hồi tưởng về những kỉ niệm về cha mình,
ông đã viết Đặng Dịch Trai ngôn hành lục ( Ghi
chép về lời nói và việc làm của Đặng Dịch Trai ).
b. Thể loại:
- Thuộc loại văn tự thuật, một trong những thể tài
của kí.
- Kí: ghi chép những sự việc trong đời sống một
cách khách quan. Rất tự do, phóng túng. Thể hiện
rõ cái tôi chủ quan của người viết.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Câu chuyện được thuật lại:
- Sự kiện ông thi đỗ cử nhân khoa thi năm Quý
Mão, xếp thứ 7 và đỗ tiến sĩ kì thi Hội năm Đinh
Mùi. Sau đó thi Đình phạm húy bị truất quyền
tiến sĩ và cách cả bằng cử nhân.
- Thái độ, tình cảm của cha ông là Đặng Dịch
Trai khi con thi đỗ, bị phạm húy.
- Tình cảm sâu đậm Đặng Huy Trứ dành cho cha
của mình và gián tiếp bày tỏ suy nghĩ về thi cử,
đỗ trượt, cách sống, cách ứng xử.
2. Kỉ niệm về người cha kính yêu:
- Lúc nghe tin con thi đỗ cử nhân, đỗ tiến sĩ:
+ Nghe tin vui lần thứ nhất: dựa cây xoài, nước
mắt ướt áo.
+ Nghe tin vui lần thứ hai: lại rơi nước mắt.
+ Cả hai lần đỗ đạt, ông đều lo lắng: Thiếu niên
đăng khoa nhất bất hạnh dã( Tuổi trẻ mà đỗ đạt
cao là điều bất hạnh); lo con mình không đủ phúc
đức.
→ Đó là nỗi lo lắng về nhân cách của con, sợ con
kiêu căng, tự mãn, ếch ngồi đáy giếng coi trời
bằng vung. Đó còn là nỗi lo về danh lớn hơn
thực.
* Quan niệm: Coi trọng cả học và hành, tài và
đức, quan tâm nhiều đến việc con người hữu ích
như thế nào đối với xã hội chứ không quan tâm
đến sự thành đạt ra sao.
- Đó là bài học giáo dục sâu sắc, thấm thía.
- Lúc nghe con bị đánh trượt tiến sĩ, bị cách bằng
cử nhân:
+ Buồn bã trước vấp ngã của con.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
như thế nào?
GV: Khi nghe tin anh trai của mình qua
đời thái độ tình cảm của Đặng Dịch
Trai được biểu lộ ra sao?
*Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS
tổng kết.
+ Tỏ thái độ bình thản và coi như không có
chuyện gì đáng kể.
+ Đưa ra các lí lẽ rất thuyết phục: khi người ta
đầy đủ lắm thì trời gạt bớt đi cho bằng; và dù có
sai lầm, nhưng nếu không thoái chí, biết tu tỉnh,
nỗ lực vươn lên thì lại đứng lên được.
- Lúc nghe tin anh trai của mình qua đời:
+ Ông đau xót, buồn bã: nay chặt chân tay tôi,
róc xương tôi tôi cũng được, tôi chỉ thương anh
tôi thôi.
+ So sánh việc con trai bị đánh trượt với sự mất
mát.
→ Quan niệm sống: coi trọng tình cảm gia đình,
đạo đức gia phong hơn cả danh vọng và thành
đạt.
III. Tổng kết:
- Nội dung.
- Nghệ thuật.
3. Củng cố: HS nắm vững được thái độ, tình cảm, quan niệm sống, cách giáo dục của
Đặng Dịch Trai qua lời kể của Đặng Huy Trứ.
4. Luyện tập: GV cho HS phân tích nét đặc sắc trong nghệ thuật viết kí của Đặng
Huy Trứ.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
Tiết 6 HƯỚNG DẪN ĐỌC-HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ngày soạn: 05/10/11 VIỆT NAM
VĂN BẢN TIẾN SĨ GIẤY - Nguyễn Khuyến-
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được thái độ châm biếm của nhà thơ với những tiến sĩ hữu danh vô thực
và thoáng tự trào chua chát của một con người thành đạt mà đành bất lực thời thế. Thấy
được tài năng thơ của Nguyễn Khuyến trong cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu văn bản thuộc thể loại thơ Nôm Đường luật
3. Thái độ:
- Lên án những kẻ có danh mà không thực.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò:
- HS tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm, soạn bài.
C. Hoạt động :
1. Kiểm tra bài cũ: Nét đặc sắc trong cách viết kí của Đặng Huy Trứ?
2.Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu chung.
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn.
GV: Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài
thơ?
GV: Thể loại thơ? Viết bằng loại chữ nào?
GV: Bố cục của bài thơ?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu chi tiết văn bản.
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Nguyễn Khuyến đang sống trong một
thời kì lịch sử đau thương, nhục nhã của
đất nước dưới ách đô hộ của thực dân
Pháp.
- Nho giáo trở nên lỗi thời, suy vi, tệ mua
quan bán tước xẩy ra thường nhật.
- Đứng trước thực trạng đó bài thơ Tiến sĩ
giấy đã ra đời.
2. Thể loại:
- Thất ngôn bát cú Đường luật- viết bằng
chư Nôm.
3. Bố cục:
Đề- Thực- Luận- Kết
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Hai câu đề:
- Giới thiệu nhân vật chính của bài thơ với
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
GV: Hai câu đề đã giới thiệu cho người
đọc về đối tượng nào? Đối tượng ấy được
tác giả miêu tả ntn?
GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì? Ý nghĩa?
GV: Nhà thơ đã cho mình là người ntn?
GV: Hai câu thực đã miêu tả ntn về ông
tiến sĩ giấy và ông tiến sĩ thật?
GV: Hai câu luận đã bộc lộ thái độ gì của
tác giả?
những phảm phục trang trọng như cờ biển
cân đai và tên gọi ông nghè.
→ lời giới thiệu khách quan chính xác về
ông nghè.
- Điệp từ cũng nhấn mạnh, tạo ấn tượng
sâu sắc về hình thức bên ngoài của ông
nghè, đồng thời củng hé mở hàm ý so sánh
với một đối tượng khác.
- Tiến sĩ giấy- đồ chơi trẻ em trong ngày
tết trung thu, đươc làm bằng giấy mà
giống y như tiến sĩ thật .
- Giọng điệu châm biếm hóm hỉnh đã hé
mở tầng nghĩa thứ hai, nghĩa ẩn dụ: những
kẻ không có thực học, nhờ mánh khóe bon
chen mà trở thành tiến sĩ giấy hữu danh vô
thực.
- Không những thế Nguyễn Khuyến còn tự
chế diễu mình là ông nghè có danh mà
không có thực, chưa làm được gì hữu ích
cho đời.
2. Hai câu thực:
- Miêu tả hình ảnh tiến sĩ giấy với những
sự vật tương phản về giá trị đặt cạnh nhau
trong quan hệ nhân quả: mảnh giấy - thân
giáp bảng; nét son - mặt văn khô.
→ Hai câu thơ vừa miêu tả cụ thể những
chất liệu làm nên thứ đồ chơi vừa châm
biếm sâu sắc những tiến sĩ giấy ngoài đời.
- Mảnh giấy, nét son: chỉ là những vật liệu
rẽ tiền lại làm nên thân giáp bảng mặt văn
khôi.
- Hai câu thơ tiếp tục thể hiện ý nghĩ tự
trào nhà thơ đang chế nhạo mình thật chua
chát: dù văn hay chữ tốt thì một mảnh giấy
thi có ích gì cho buổi ấy, bằng cấp củng
thật vô nghĩa.
3. Hai câu luận:
- Hai câu luận vừa tả thực vừa có ẩn dụ,
với những nhân xét vui đùa hóm hỉnh: tấm
thân xiêm áo mà vẫn thật nhẹ; cái giá
khoa danh - ấy mới hời
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
GV: Hai câu kết là sự đanh giá về ai? Ý
nghĩa?
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng
kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài
thơ:
- Hai câu luận tiếp tục diễu cợt mỉa mai về
sụ không đáng giá không coi trọng với
những tiến sĩ hữu danh vô thực.
4. Hai câu kết:
- Câu kết là một sự đánh giá bất ngờ về đối
tượng miêu tả: nghĩ rằng đồ thật hóa đồ
chơi.
- Hai câu thơ sử dụng phép tương phản cả
trong nhận thức chủ thể ( nghĩ rằng - hóa )
và giá trị khách thể ( đồ thật - đồ chơi).
- Có thể coi đây là một lời khen với thứ đồ
chơi làm khéo léo, giống như thật, nhưng
có thể coi đó là lời châm biếm với loại trí
thức dởm tồn tại vô nghĩa trong cuộc đời.
III. Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ đã miêu tả thật tài
tình, đặc sắc về tiến sĩ giấy và tiến sĩ thực.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật ẩn dụ, ngôn từ,
giọng điệu, hình ảnh thật tài tình
3 Củng cố: HS ghi nhớ nội dung bài học: Hình tượng tiến sĩ giấy, nghệ thuật thể
hiện.
4. Luyện tập: GV cho HS đọc thuộc lòng bài thơ tại lớp
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
Tiết 7 HƯỚNG DẪN ĐỌC-HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ngày soạn: 10/10/11 VIỆT NAM
VĂN BẢN ĐỔNG MẪU
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Thấy được tính cách mạnh mẽ, khí phách kiên cường của Đổng Mẫu khi sẵn sàng
hi sinh thân mình để cho con trai giữ trọn trung nghĩa.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật tuồng cổ.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu văn bản tuồng cổ.
3. Thái độ:
- Thấy được .
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy:
- SGK, SGV, đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò:
- Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn của SGK, của GV.
C. Hoạt động :
1. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa phê phán trong bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?
2.Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu chung về văn bản.
GV: Yêu cầu HS nêu những hiểu biết về
nghệ thuật tuồng?
GV: Gợi ý HS tìm hiểu về thể loại tuồng cổ
ở phương diện nội dung và nghệ thuật.
GV: Nêu xuất xứ của vở tuồng Sơn Hậu?
GV: Bố cục?
I. Tìm hiểu chung:
1. Một vài nét về tuồng cổ:
- Ra đời từ thời Lý-Trần, phát triển mạnh ở
Đàng Ngoài dưới thời Lê mạt và ở Đàng
Trong dưới thời Nguyễn.
- Có 2 loại chính: tuồng cung đình và tuồng
hài.
- Môi trường diễn xướng: phục trang, lời hát,
âm nhạc, điệu bộ, ánh sáng
- Ngôn ngữ tuồng: đối thoại dưới hình thức
thơ hoặc những câu văn biền ngẫu, từ Hán-
Việt được sử dụng khá nhiều.
- Nội dung chính trong các vở tuồng thường
là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai phe
chính-tà, trung-nịnh, tốt-xấu Thể hiện niềm
tin vào sự thắng lợi cuối cùng của chính
nghĩa, của cái thiện, cái ác.
2. Vở tuồng Sơn Hậu:
- Ra đời cuối thế kỉ XVIII, chưa rõ tác giả.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
GV: Tóm tắt vở kịch?
GV: Nêu giá trị của tác phẩm?
GV: Xác định vị trí đoạn trích?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu chi tiết văn bản
GV: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Đổng
Mẫu?
GV: Tấm lòng khí tiết ngay thẳng được biểu
lộ như thế nào trong đoạn trích?
GV: Trí tuệ sắc sảo, thông minh của Đổng
Mẫu được thể hiện như thế nào trong đoạn
trích?
GV: Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích?
- Bố cục: Gồm có 3 hồi, kể lại cuộc đấu tranh
giữa hai phe chính nghĩa và phi nghĩa.
- Tóm tắt:
- Giá trị tác phẩm.
+ Nội dung.
+ Nghệ thuật.
3. Đoạn trích:
- Trích từ hồi III, trong vở tuồng Sơn Hậu.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Hình tượng nhân vật Đổng Mẫu:
* Bà là một người có tấm lòng ngay thẳng
và khí tiết:
- Khuyên nhủ Kim Lân một cách tha thiết:
+ Con hãy ngay cùng nước cùng vua - Ấy là
thảo với cha mẹ.
+ Lấy chữ trung, chữ hiếu con cân - Chữ
trung ấy nặng hơn chữ hiếu.
- Khuyên nhủ con một cách quyết liệt:
+ Bớ Kim Lân! Để tao chết thời mi hãy đầu
Tả tặc.
* Bà là một người có trí tuệ sắc sảo:
- Khuyên con giữ lòng trung nghĩa bằng
giọng chê cười:
Con đừng buông tiếng khóc
Mẹ gẫm ý nực cười.
- Lúc khơi niềm kiêu hãnh:
Có tài thời lược hổ thao long
Khá ra sức đề thương khóa mã.
- Lúc chỉ rõ mưu kế hèn hạ của kẻ thù:
bắt đặng mụ già, đem làm bia đỡ đạn
- Cảnh báo con không dao động:
khuyên con bền chí trượng phu.
- Thuyết phục con bằng lí:
Chữ trung ấy nặng hơn chữ hiếu
- Thuyết phục con bằng tình:
Mừng thay danh mẹ đặng thơm
Toại bấy tiết già thêm rạng
2. Nghệ thuật:
- Tình huống đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ kịch sống động.
- Nhân vật kịch hấp dẫn, cuốn hút.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
*Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết
văn bản
III. Tổng kết:
- Nội dung:
- Nghệ thuât
3. Củng cố: HS nắm vững cách đọc-hiểu đoạn trích.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
Tiết 8,9:
Ngày soạn: 14/10/11
VẺ ĐẸP TÂM HỒN, NHÂN CÁCH CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG BÀI CA
NGẤT NGƯỞNG VÀ CAO BÁ QUÁT TRONG BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT.
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của hai nhà nho yêu nước,
qua hai văn bản.
2. Kĩ năng: Phân tích, đánh giá, khái quát, tổng hợp.
3. Thái độ: Thêm yêu quý Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu tham khảo, Soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: HS ôn tập lại hai văn bản rút ra những vẻ đẹp tâm hồn, nhân
cách của hai nhà thơ.
C. Hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS giải thích cụm từ Ngất
ngưởng?
GV: Yêu cầu HS phân tích sự ngất ngưởng
của Nguyễn Công Trứ lúc còn đương triều?
GV gợi ý: Thái độ đối với việc làm quan?
quan niệm sống của đấng nam nhi? Ý thức,
trách nhiệm? Tài năng, nhân cách?
HS: Phân tích.
GV: Nhận xét, bổ sung.
A. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Nguyễn
Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng:
1. Cụm từ ngất ngưởng:
- Từ “ngất ngưởng” xuất hiện 5 lần.
- “Ngất ngưởng”: lối sống, phong cách sống
đầy bản lĩnh, cá tính vượt ngoài khuôn khổ
thông thường của xã hội bắt nguồn từ ý thức
về tài năng và nhân cách của bản thân.
2. Lối sống ngất ngưởng khi làm quan của
Nguyễn Công Trứ:
- Câu 1: “Vũ trụ …phận sự”: Mọi việc trong
trời đất đều là phận sự của ta.
Thái độ tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò,
trách nhiệm và tài năng của bản thân.
- Câu 2 : “Ông Hi văn tài…vào lồng”
Ông coi việc nhập thế làm quan như một
trói buộc, giam hãm vào lồng: mâu thuẫn
giữa cuộc sống tự do, phóng túng với trách
nhiệm của kẻ sĩ với dân, với nước.
- Câu 3, 4, 5, 6: Ôn lại những công tích và
địa vị hiển hách của mình: khi làm quan
văn, khi làm tướng võ.
Ông có tài năng thực sự và tận tâm với sự
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
GV yêu cầu HS phân tích sự ngất ngưởng
của Nguyễn Công Trứ lúc về hưu, sống ở
quê hương?
GV gợi ý: Hành động? Thái độ? Lối sống?
Quan niệm sống?
HS: Phân tích sự ngất ngưởng của NCT lúc
về hưu theo gợi ý
GV: Nhận xét, bổ sung.
nghiệp, không hề luồn cúi để vinh thân phì
gia “ Gồm thao lược đã nên tay ngất
ngưởng”.
Hệ thống từ Hán Việt uy nghiêm trang
trọng, âm điệu nhịp nhàng, nhiều điệp ngữ
khẳng định tài năng lỗi lạc, địa vị xã hội vẻ
vang, xứng đáng một con người xuất chúng.
3. Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi về
hưu:
- Câu 7: “ Đô môn giải tổ chi niên”: nhắc lại
một sự kiện quan trọng trong cuộc đời
Nguyễn Công Trứ (về hưu)
điều kiện để ông thực hiện lối sống ngất
ngưởng.
- Những hành động ngất ngưởng:
+ Những ngày đầu nghỉ hưu: dạo chơi giữa
kinh thành Huế bằng cách cưỡi con bò cái
vàng, đeo nhạc ngựa trước ngực nó, đeo mo
cau sau đuôi để che miệng thế gian.
+ “Tay kiếm cung …từ bi”: tự cười mình là
tay kiếm cung - một ông tướng có quyền sinh
quyền sát dạng từ bi: dáng vẻ tu hành, trái
hẳn với trước.
+ Dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, đi hát ả
đào, chứng kiến cảnh ấy “Bụt cũng nực cười
ông ngất ngưởng”
một cá tính nghệ sĩ, một tài tử, rất say mê
nghệ thuật ca trù. Phải là người tài hoa, bản
lĩnh hơn ngưòi mới dám sống và làm như
thế.
* Quan niệm sống:
+ Câu 13: Vượt qua dư luận xã hội, không
quan tâm được mất.
+ Câu 14: không bận lòng trước những lời
khen chê.
+ Câu 15, 16: Sống tự do, phóng túng, tận
hưởng mọi thú vui, không vướng tục.
Một nhân cách, một bản lĩnh ngất ngưởng
của Nguyễn Công Trứ.
- Câu 17, 18: Tổng kết cuộc đời mình, NCT
cho rằng hai điều quan trọng nhất đối với kẻ
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
GV: Cho HS tổng hợp vẻ đẹp của Nguyễn
Công Trứ?
Hết tiết 8, chuyển sang tiết 9
( Nghỉ ốm)
nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và
đạo nghĩa vua tôi. Ông đã giữ được trọn vẹn,
đã thực hiện một cách xuất sắc.
- Câu cuối: vừa hỏi vừa khẳng định: trong
triều không có ai sống ngất ngưởng như ông
cả.
Bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
4. Tổng hợp vẻ đẹp Nguyễn Công Trứ:
- Có chí nam nhi.
- Ý thức, trách nhiệm với nước, với dân.
- Chọn lối sống theo bản lĩnh cá nhân.
B. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Cao Bá
Quát:
3. Củng cố: GV yêu cầu HS nắm vững vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của hai nhân vật
lịch sử, hai tài năng văn học.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
Tiết 10 HƯỚNG DẪN ĐỌC-HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ngày soạn: 18/10/11 VIỆT NAM
VĂN BẢN ĐỜI THỪA - Nam Cao-
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu và phân tích được tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản nghèo
trong xã hội cũ, quan điểm nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo, sâu sắc mới mẻ của nhà văn
Nam Cao.
- Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện: nghệ thuật trần thuật, miêu
tả và phân tích tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu văn bản tự sự
3. Thái độ:
- Trân trọng hơn người trí thức tiểu tư sản nghèo trong xã hội cũ.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy:
- SGK, SGV, đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò:
- Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn của SGK, của GV.
C. Hoạt động :
1. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa phê phán trong bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?
2.Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu chung về văn bản.
GV: Nêu vài nét về xuất xứ, đề tài của tác
phẩm?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu chi tiết văn bản.
GV: Hộ đã rơi vào những bi kịch nào trong
cuộc đời của mình?
GV: Bi kịch thứ nhất của cuộc đời Hộ đó là
gì?
GV: Tại sao Hộ lại rơi vào bi kịch ấy ?
I. Tìm hiểu chung:
- Đời thừa được Nam Cao sáng tác năm
1943, được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết
thứ bảy.
- Đề tài: Viết về đề tài người trí thức tiểu tư
sản với tấn bi kịch tinh thần đè nặng cuộc đời
họ.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ:
a. Bi kịch thứ nhất:
- Hộ say mê văn, ôm ấp hoài bão lớn về nghề
văn , xem nghề văn là sự nghiệp là lí tưởng
sống: Tôi mê văn quá mới khổ ( ) nhưng thử
có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái
địa vị của tôi chưa chắc tôi đã đổi; đầu hắn
ôm ấp hoài bão lớn.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
GV: Hộ đã có những ước mơ khát vọng nào?
Nhận xét về khát vọng ấy?
GV: Hộ trở thành người thừa từ lúc nào? Lí
do?
GV:Hộ rơi vào cảnh ngộ như thế nào nữa?
GV: Nỗi đau tinh thần của Hộ nữa là nỗi đau
gì?
GV: Lí giải về bi kịch ấy của Hộ?
GV: Bi kịch của Hộ đã giúp chúng ta thấy
được gì về con người của Hộ?
- Chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, chấp nhận
hi sinh để theo đuổi nghề văn đói rét có
nghĩa lí gì với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng.
Lòng hắn đẹp.
- Hộ khao khát vinh quang một tác phẩm sẽ
làm lu mờ hết những tác phẩm cùng thời
khác
→ Đó là một khát khao chân chính, không
bằng lòng với cuộc sống vô danh, vô nghĩa,
muốn khẳng định tài năng phẩm chất của
mình.
- Thay đổi và trở thành cuộc sống thừa:
+ Gặp Từ, cứu vớt Từ, mở rộng vòng tay che
chở cho Từ.
+ Có nguy cơ phá sản nghề văn vì phải lo
lắng cuộc sống cơm áo, gạo tiền.
+ Viết những tác phẩm hời hợt, bất lương, đê
tiện.
Hộ trở thành kẻ vô ích, người thừa, bỏ
đi. Hộ rơi vào bi kịch thứ nhất: bi kịch của
một người có ý thức sâu sắc về sự sống,
muốn vươn lên nhưng đã bị cơm áo ghì sát
đất.
b. Bi kịch thứ hai:
- Gánh nặng cơm áo gạo tiền đã làm thay đổi
con người Hộ: đứa con này chưa kịp ra đời,
đứa khác lại ra đời, hắn điên lên vì tiền, cau
có gắt gỏng với vợ con, mắng chửi vợ con
→ Hộ đã vi phạm nghiêm trọng vào nguyên
tắc sống lấy tình thương làm lẽ sống của
mình.
- Hộ muốn thoát khỏi vợ con, giải phóng
mình ra khỏi sự tù túng ngột ngạt phải biết
ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ.
- Tuy nhiên khi thấy vợ tội nghiệp hắn đã
khóc nức nở - đó chính là sự giằng xé của
một tâm hồn trung thực, khát khao hướng
thiện.
Đây là bi kịch thứ hai của Hộ: Bi kịch
của một con người lấy tình thương làm lẽ
sống cao nhất nhưng lại bị đẩy vào tình trạng
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
GV: Qua tác phẩm, Nam Cao đã bộc lộ
những quan điểm nghệ thuật nào?
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng
kết.
vi phạm nghiêm trọng lẽ sống, tình thương.
2. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:
- Văn chương phải có sự tìm tòi sáng tạo để
hướng đến sự chân thiện mĩ, chối bỏ sự hời
hợt, khuôn mẫu.
- Sự cẩu thả trong nghề văn là đê tiện, là bất
lương, nghĩa là người cầm bút phải có lương
tâm, trách nhiệm.
- Tác phẩm nghệ thuật chân chính phải lấy
giá trị nhân đạo làm thước đo.
III. Tổng kết:
- Nội dung.
- Nghệ thuật
3. Củng cố: HS nắm vững nội dung, nghệ thuật của tác phẩm: Bi kịch tinh thần của
người trí thức nghèo, quan điểm nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm; nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật
4. Luyện tập: GV cho HS phân tích chất suy tư triết lí của ngôn ngữ trong tác phẩm
Đời thừa.
THPT Lê Quảng Chí
Giáo án Ngữ văn 11-Tự chọn Nguyễn Văn Hòa
Tiết 11 HƯỚNG DẪN ĐỌC-HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Ngày soạn: 12/11/11 VIỆT NAM
NHẬT KÍ TRONG TÙ
-Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tập Nhật kí trong tù của
Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, đánh giá.
3. Thái độ: Thêm yêu quý thơ Bác.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: Tài liệu tự chọn, soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò: Soạn bài theo hướng dẫn của SGK.
C. Hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: Bi kịch của nhân vật Hộ?
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu hoàn cảnh sáng tác.
GV: Tập Nhật kí trong tù được Hồ Chí Minh
sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?
HS: Dựa vào SGK nâng cao, trình bày hoàn
cảnh sáng tác.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm
hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của
tập thơ.
GV: Những nội dung cơ bản của tập Nhật kí
trong tù?
I. Hoàn cảnh sáng tác:
- Ngày 28/1/1941, sau 30 năm hoạt động ở
nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh
đạo phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc.
- Ngày 13/8/1942, NAQ lấy tên là Hồ Chí
Minh lên đường đi Trung Quốc với danh
nghĩa là đại biểu của độc lập đồng minh hội
và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của VN.
- Ngày 27/8/1942, Người bị chính quyền
TGT bắt giam.
- Nhà tù TGT đã đày đọa Người suất 14
tháng trời, giải đi giải lại 18 nhà lao, của 13
huyện.
- Trong những ngày tháng bị bắt giam,
Người đã sáng tác tập Nhật kí trong tù.
- Ngày 10/9/1943, Người được trả tự do và
tập nhật kí kết thúc.
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
1. Giá trị nội dung:
* Bức tranh đen tối của nhà tù TGT và một
phần xã hội Trung Quốc.
- Tác phẩm đã tái hiện một cách chân thực về
bộ mặt đen tối của nhà tù TGT: bất công, tàn
THPT Lê Quảng Chí