Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 11: Lí thuyết 2 đây thôn vĩ dạ tiết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.85 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: ĐÂY THÔN VĨ DẠ – TIẾT 2
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƢƠNG
I. Tiểu dẫn:
II. Tìm hiểu bài thơ:
1. Khổ 1: Cảnh vƣờn thôn Vĩ tƣơi sáng trong nắng mai
2. Cảnh sông nƣớc, mây trời xứ Huế trong đêm trăng huyền ảo.
* 2 câu thơ đầu: Tả thực cảnh sông nước, mây trời xứ Huế.
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
- Câu 1: Cảnh mây trời:
+ Hai chữ “gió” đóng khung gió, hai chữ “mây” đóng khung mây; hai chữ “gió” và “mây” lại được đặt vào
nhịp ngắt 4/3, kết hợp với dấu phẩy -> nhấn mạnh sự chia cách, chia biệt về hai hướng, hai ngả, không thể trùng
phùng, tương hợp.
-> Phi lí do với logic tự nhiên nhưng lại hợp lí so với logic tâm trạng của nhà thơ.
- Câu 2: Cảnh sông nước:
+ “Dòng nước buồn thiu”: Thực tế: điệu chảy lập lờ, ngập ngừng của dòng sông Hương.Vào thơ của Hàn Mặc
Tử nó được nhân hóa -> không chỉ là “buồn thiu” của dòng nước mà còn phản chiếu nỗi lòng, cảm xúc thi
nhân.
+ “Hoa bắp lay”: Thực tế hoa ngô có màu giản dị, mờ nhạt -> gợi sự ảm đạm. Sự lay động của nó chỉ là sự
chuyển dịch nhẹ nhàng thiếu sức sống -> man mác buồn, nhịp điệu sống lặng lẽ.
-> Cõi nhân gian ăm ắp sự sống, biêng biếc sắc màu và ấm nóng tình người trong khổ thơ đầu đã nhường chỗ
cho khung cảnh vô sắc, vô hương, ảm đạm và chia lìa.
* 2 câu thơ cuối: Cảnh sông nước trong đêm trăng huyền ảo:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
- Tìm đến trăng là để bám víu khi tất cả đã vận động rời bỏ.
-> Trăng trở thành tri kỉ, tri âm.
- Trăng xuất hiện rất diễm lệ:
+ Dòng sông trăng.


+ Thuyền trăng.
-> Trăng là hiện thân của cái đẹp, hiện thân của thế giới trần thế, thế giới mà tác giả khao khát được chiếm lĩnh
và tận hưởng.
- Câu hỏi: “Có chở trăng về kịp tối nay” -> sự lo lắng về thời gian. “Tối nay” là khoảng thời gian rất gần,
thời gian hiện tại. “Kịp” lo lắng không biết quỹ thời gia của mình có còn kịp để tận hưởng cuộc đời trần thế
không -> Càng yêu đời bao nhiêu, càng mong muốn chiếm lĩnh cuộc đời bao nhiêu lại càng lo lắng bấy nhiêu.
Lo lắng cũng chính là dự cảm về mất mát, về lỡ làng trong hoàn cảnh riêng của thi sĩ.
3. Khổ 3: Hình bóng khách đƣờng xa trong chốn sƣơng khói mông lung:
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”
* Câu 1: Cõi người được cụ thể hóa trong hình bóng giai nhân:
- “Khách đường xa”: Xa lạ, xa dần.
- “Mơ”: cõi mộng, không phải ở cõi thực, không thể nắm bắt.
* Câu 2: Không níu kéo được.
- “Trắng quá”: cực tả sắc trắng ở mức độ tột cùng.
-> Cảm giác thay thế bằng ảo giác, hình ảnh thay thế bằng ảo ảnh, hình bóng giai nhân mất hết đường nét, chỉ
để lại một khoảng trống hẫng hụt trong cõi lòng thi nhân.
=> Hướng ra ngoài kia để rồi nhận cảm giác hẫng hụt, đành quay về thế giới trong này.
* Câu 3:
- “Mờ nhân ảnh”: thiếu vắng tình người -> nỗi đau nhất, chỉ khao khát mà không thể làm gì được.
- Sợi dây giao nối duy nhất là tình cảm -> vô hình.
- Đặt câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” với 2 đại từ phiếm chỉ, gợi 2 cách kiểu:
+ “Ai” chính là cô gái ngoài kia, là Hoàng Thị Kim Cúc là cõi người, có biết được tình cảm của Hàn Mặc Tử
đậm đà hay không.
+ “Ai” là mình ở trong này có biết được người ngoài kia có dành tình cảm đậm đà cho mình hay không.

-> Sự hoài nghi, băn khoăn vì sợi dây giao nối quá mong manh.
-> Sự cô đơn trống vắng, khao khát yêu thương đến khắc khoải của Hàn Mặc Tử.
=> Tình yêu người, yêu đời, yêu sống thiết tha của hàn Mặc Tử.
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
- Tái hiện 3 bức tranh thôn Vĩ có sự dịch chuyển đặc sắc. Qua đó thấy được tình cảm yêu mến của Hàn
Mặc Tử đối với thiên nhiên, con người xứ Huế, đồng thời cũng thấy được tình yêu tha thiết đắm say với cuộc
đời nói chung của nhà thơ. Không chỉ vậy,, đó còn là nỗi buồn sâu kín trong dự cảm chia lìa.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm.
- Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, câu hỏi tu từ… để tăng thêm tầng ý nghĩa cho ý
thơ.
--- HẾT ---

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×