Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 11: Lí thuyết 3 chiều tối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.07 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: CHIỀU TỐI
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƢƠNG
I. Tiểu dẫn:
1. Xuất xứ:
- Là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Trong lần chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo năm 1942.
3. Đề tài:
- Giãi bày tâm trạng nỗi niềm -> hướng nội -> nhật kí tâm sự.
- Viết về những lần chuyển lao.
4. Thể thơ và bố cục:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Bố cục:
+ 2 câu đầu: Bức trah thiên nhiên
+ 2 câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt.
II. Tìm hiểu bài thơ:
1. Hai câu đầu – Bức tranh thiên nhiên:
* Hình ảnh cánh chim:
- Màu sắc cổ điển: Là thi liệu quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim chiều; thời điểm chiều tà (khoảng thời
gian gợi thương gợi nhớ).
- Màu sắc hiện đại:
(+) Trong thơ xưa:
+ Thường là những cánh chim bay về nơi vô định, gợi sự xa xăm chia lìa phiêu bạt
+ Thường miêu tả ở trạng thái vận động bên ngoài.
(+) Trong thơ Bác:
+ Cánh chim bay có mục đích, có phương hướng, có điểm dừng
+ Được cảm nhận ở trạng thái bên trong.
+ Gợi liên tưởng tương phản với cảnh ngộ của Bác.
-> Đưa cánh chim từ thế giới siêu hình về thế giới thực tại.


* Hình ảnh chòm mây cô đơn trôi lững lờ trên tầng không:
- Màu sắc cổ điển:
+ Là thi liệu quen thuộc trong thơ Đường.
+ “mạn mạn”: vừa là thần thái của cảnh, vừa là phong thái ung dung nhàn hạ của con người trong khoảnh khắc
rất thi sĩ.
Màu sắc hiện đại:
+ Chòm mây cô đơn, lẻ loi -> gợi sự liên tưởng tương đồng với cảnh ngộ của Bác: cô đơn, lẻ loi, vô định, mất
phương hướng.
 Tiểu kết: Bức tranh thiên nhiên ở đây không chỉ là bức tranh ngoại cảnh mà còn là bức tranh tâm cảnh.
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


+ Thấy được sự cô đơn, mỏi mệt của người tù nhân.
+ Tháy được tình yêu thiên nhiên của người tù nhân.
+ Thấy được bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.
2. Hai câu cuối – Bức tranh cuộc sống sinh hoạt.
a. Hình ảnh con ngƣời:
- Trung tâm của bức tranh: thiếu nữ xóm núi đang xay ngô.
-> Tỏa sáng lấp lánh 3 vẻ đẹp:
+ Vẻ đẹp của tuổi trẻ: “thiếu nữ”.
+ Vẻ đẹp của công vệc lao động đời thường bình dị.
+Vẻ đẹp của quan niệm mỹ học mới mẻ về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên: con người là trung tâm,
nổi bật chứ không bị lu mờ trước thiên nhiên.
b. Hình ảnh sự sống:
Nét vẽ cổ điển:
+ Bút pháp dùng sáng để nói tối, dùng hình ảnh lò than rực hồng để tái hiện bóng tối.
Nét vẽ hiện đại:
+ Chữ “hồng” : nhãn tự của bài thơ, thể hiện sự vận động từ chiều -> tối, từ lạnh lẽo -> ấm áp (của lò than, của
tình người), từ cô đơn -> sum vầy, từ nỗi buồn -> niềm vui.
 Thể hiện sự lạc qua tin tưởng của người chiến sĩ cách mạng.

III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
- Từ bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống sinh hoạt nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh:
trong bất kì tình huống nào cũng hướng về phía sự sống và ánh sáng, chủ nghĩa lạc quan luôn gắn liền với lòng
nhân ái.
2. Đặc sắc nghệ thuât:
- Bút pháp gợi tả thiên nhiên giản dị, tự nhiên, chân thực.
- Sự hòa trộn giữa màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại.
--- HẾT ---

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×