Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 11: Lí thuyết 4 từ ấy tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.5 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: TỪ ẤY – TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƢƠNG
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời: (1920 – 2002)
- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành.
- Quê quán: Thừa Thiên Huế.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Cha mẹ Tố Hữu đều là những người yêu văn học dân gian.
- Đến với cách mạng từ sớm (từ phong trào mặt trận dân chủ 1936-1939). Năm 1938 được vinh dự đứng
trong hàng ngũ của Đảng.
- Từ khi được kết nạp Đảng đến năm 1986, Tố Hữu liên tục được giữ những chức vụ quan trọng trong bộ
máy của Đảng và Nhà nước.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Những tập thơ chính: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”…
-> Gắn liền chặng đường thơ với chặng đường cách mạng.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Nội dung: Thể hiện rõ chất trữ tình chính trị.
+ Nghệ thuật: Tính dân tộc đậm đà.
- Được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Tác phẩm:
* Tập thơ “Từ ấy”:
- Là tập thơ đầu tay của nhà thơ Tố Hữu (1959)
- Được sáng tác trong suốt 10 năm, từ 1937 đến 1946. Dung lượng 71 bài, chia làm 3 phần:
+ Máu lửa: 29 bài: Tiếng reo vui của chàng thanh niên trí thức tiểu tư sản khi bắt gặp lí tưởng Đảng và yên tâm
đi theo con đường đấu tranh cách mạng.
+ Xiềng xích: 29 bài: Khẩu khí của người chiến sĩ cách mạng không chịu khuất phục.
+ Giải phóng: 13 bài: Phản ánh lại những thành công vang dội của cách mạng.
* Bài thơ:
- Xuất xứ: Nằm trong phần Máu lửa của tập thơ “Từ ấy”.


- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp Đảng.
- Nhan đề: “Từ ấy” -> phiếm chỉ, không nói rõ là khi nào nhưng người đọc đều biết đó là sự kiện Tố Hữu
kết nạp Đảng , nhắc đến bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng, tình cảm của Tố Hữu.
- Bố cục: 3 phần:
+ Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng Đảng.
+ Khổ 2: Sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức.
+ Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm.
II. Tìm hiểu bài thơ:
1. Khổ 1: Niềm vui sƣớng say mê khi gặp lí tƣởng Đảng:
* 2 câu đầu: Bút pháp tự sự: Kể lại kỉ niệm sâu sắc khó quên trong cuộc đời mình.
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
- Trạng ngữ chỉ thời gian: “Từ ấy”: mốc son chói lọi, mở ra bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời Tố
Hữu.
+ Trước mốc son ấy: Yêu nước, thương dân, giàu nhiệt huyết, đau đớn khi thấy nước mình mất chủ quyền, dân
mình trở thành người nô lệ nhưng không biết làm gì. Đã có lúc đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục cuộc sống
bình yên giả tạo, ngột ngạt, chán nản của trí thức tiểu tư sản; hoặc dũng cảm đứng lên đi theo con đường đấu
tranh cách mạng khó khăn, gian khổ. -> Cuối cùng tìm đến con đường cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Sau: Cảm thấy yên tâm với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, dù chông gai nhưng mở ra tương lai tươi
sáng.
- Các hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả:
+ Hình ảnh “nắng hạ”: nguồn sáng rự rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng lượng, tràn trề sinh lực -> niềm hạnh
phúc, sung sướng đang chan chứa trong tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh “mặt trời chân lí”: tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê nin rự rỡ,
chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
-> 2 hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ, sáng tạo, gợi ra nguồn sáng báo hiệu những điều tốt lành.
-> Nhà thơ muốn khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như một nguồn sáng mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang

đến cho nhà thơ nguồn sức mạnh diệu kì.
- Dùng những động từ mạnh:
+ “bừng”: nguồn ánh sáng mạnh, diễn ra đột ngột.
+ “chói”: sự lan tỏa xuyên thấu của nguồn sáng ấy.
-> Không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến cả trái tim -> Ánh sáng của Đảng, của cách mạng đã
xua tan hoàn toàn màn sương mù của ý thức hệ tiểu tư sản, mang đến một chân trời mới của nhận thức và tình
cảm.
* 2 câu cuối: Bút pháp trữ tình: Diễn tả trực tiếp niềm hạnh phúc, vui sướng, say mê:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rợn tiếng chim”
- Biện pháp tu từ so sánh (so sánh mở rộng, ý thơ tràn xuống câu dưới):
+ Vườn hoa lá được đón nhận ánh sáng của mặt trời, của nắng hạ trở nên đậm hương và rộn tiếng chim -> trở
nên đầy sinh lực, rộn rã âm thanh và tràn trề hương sắc.
+ Tâm hồn Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản, của Đảng, của cách mạng cũng trở nên đầy
sinh lực, tràn trề hạnh phúc, có ý nghĩa.
- Lối vắt dòng -> niềm hạnh phúc lớn lao, tràn trề, vô cùng nên không thể diễn tả trong khuôn khổ chật
hẹp của 1 dòng thơ mà phải tràn xuống câu thơ tiếp theo.
--- HẾT TIẾT 1 ---

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×