Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngữ văn lớp 11: Lí thuyết 7 tôi yêu em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.94 KB, 3 trang )

BÀI GIẢNG: TÔI YÊU EM
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƢƠNG
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả: (1799-1837)
- Vị trí: Là nhà thơ lỗi lạc không chỉ của nước Nga mà của cả thế giới, là người mở ra một thời đại rưc rỡ
cho nền văn học Nga, là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX, được gọi là “mặt trời của
thi ca Nga”.
- Xuất thân trong gia đình thuộc tầng lớp đại quý tộc nhưng lại đứng về phía nhân dân, sát cánh cùng nhân
dân để chống lại chế độ độc đoán Nga hoàng.
- Thể loại: Không chỉ sáng tác thơ mà còn thành công trên rất nhiều thể loại: tiểu thuyết bằng thơ, trường
ca, truyện ngắn, kịch. Nổi bật hơn cả là về thơ với hơn 800 bài thơ còn lại, trong đó có 2 bài được đánh giá gần
đạt đến sự hoàn thiện.
- Chủ đề chính: Thể hiện tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, được thể hiện bằng tiếng nói Nga
trong sáng và thuần khiết.
2. Tác phẩm:
- Là bài thơ tình nổi tiếng không chỉ của Pus-kin mà của cả thế giới, là viên ngọc vô giá trong kho tàng thi
ca Nga, gần đạt đến sự hoàn thiện.
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Bố cục: 3 phần:
+ 4 câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé
+ 2 câu tiếp: Nỗi khổ đau tuyệt vọng.
+ 2 câu cuối: Sự cao thượng chân thành.
II. Phân tích bài thơ:
* Nhan đề:
- Trong cách dùng của người Nga, “Tôi yêu em” được hiểu là tôi đã yêu em, tôi sẽ còn mãi yêu em -> sự
bèn vững trong tình cảm.
- Nhan đề “Tôi yêu em” trở thành điệp khúc, lặp đi lặp lại 3 lần trong cả bài thơ -> tình cảm da diết,
thường trực dâng trài của nhà thơ
- Nhan đề gốc là dạng thức kính ngữ: Tôi yêu cô -> Chúng ta có tình cảm nhưng chúng ta xa lạ, giữa


chúng ta có khoảng cách.
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


1. Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé:
* 2 câu đầu: Lời giãi bày tình yêu một cách chân thành và giản dị.
- Dấu hai chấm ở giữa dòng thơ “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể” -> tình yêu này có nhiều điều khó
nói, nhiều điều cần diễn giải và sẽ được diễn giải sau dấu hai chấm.
- Nguyên bản: “chưa hẳn đã lụi tàn” -> tình yêu ấy có trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại -> sâu nặng, da
diết, có sự trải nghiệm của thời gian, chung thủy và bền vững.
* 2 câu tiếp:
- “Nhưng” -> đối lập với phần trước, sự thay đổi của cảm xúc. Nếu 2 câu thơ trên là tiếng nói của trái tim,
của tình cảm thì 2 câu sau là tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát của lí trí: cần dập tắt tình yêu đang tồn tại trong mình
-> vì người mình yêu.
=> 4 câu thơ diễn tả những mâu thuẫn giằng xé trong nhà thơ: Trái tim thổn thức với nhịp đập yêu thương
nhưng lí trí lại phũ phàng gạt bỏ. Chàng trai yêu cô gái bằng tình yêu sâu nặng bền bỉ nhưng rồi lại chôn vùi
trong lãng quên. Sự kìm nén dằn lòng ấy là biểu hiện của tình yêu đích thực. Yêu không chỉ là được yêu, không
chỉ là được đón nhận, hưởng thụ, sở hữu mà quan trọng hơn yêu phải mang đến hạnh phúc cho người mình yêu.
Đoạn thơ là lời từ giã tình yêu đau đớn nhưng cũng là sự thể hiện của một tâm hồn đầy vị tha, tự trọng và
cũng rất chân thành của nhà thơ.
2. Câu 5-6: Nỗi khổ đau tuyệt vọng khi phải từ bỏ tình yêu:
- Điệp khúc “Tôi yêu em” vang lên, diễn tả tình yêu dai dẳng, bền bỉ.
- Cung bậc cảm xúc được diễn tả cụ thể: Âm thầm, không hi vọng, rụt rè, hậm hực ghen tuông.
3. Câu 7-8: Sự cao thƣợng trong tình yêu:
- Điệp khúc “Tôi yêu em” một lần nữa được lặp lại -> như một đợt sóng dâng trào của cảm xúc, không
thể chế ngự được.
- Những sắc thái tiêu cực đã nhường chỗ cho những sắc thái tích cực: “yêu chân thành đằm thắm”, được
biểu hiện thành hành động cụ thể: cầu cho em được người tình cũng như tôi.
- Trong lời cầu chúc này ta thấy được:
+ Sự cao thượng, tấm lòng vị tha của chàng trai trong tình yêu.

+ Sự thông minh của chàng trai, trong đó có sự tự hào về tình yêu lớn lao dành cho cô gái, sự tự tin tình yêu của
mình là tột cùng, không thể có tình yêu nào lớn hơn thế nữa, ẩn sâu sau đó là sự hi vọng, chờ đợi dù rằng rất mơ
hồ.
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
- Thể hiện nỗi buồn của 1 mối tình đơn phương. Đó là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn hân thành,
nhân hậu, vị tha.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Ngôn ngữ thơ: trong sáng, giản dị, không cầu kì.
- Giàu nhạc điệu.
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


- Cấu tứ mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ và logic.
--- HẾT ---

3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×