Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 11: Luyện tập 1 đây thôn vĩ dạ đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.78 KB, 2 trang )

THI ONLINE_ ĐÂY THÔN VĨ DẠ_ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 11
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm.
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 210734) (vận dụng)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
a. Xác định phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật mà nó mang lại.
b. Nêu cảm nhận câu thơ: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.
Câu 2: (ID: 210735) (vận dụng)
Phân tích câu hỏi tu từ Sao anh không về chơi thôn Vĩ? trong khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc
Tử.
Câu 3: (ID: 210736) (vận dụng cao)
Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ Hàn Mặc Tử với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ đầu bài thơ Đây
thôn Vĩ Dạ.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1

Câu 2

*Phương pháp: - Căn cứ vào đặc điểm và tác dụng của phép điệp ngữ.
- Phân tích, tổng hợp, bình luận.


*Cách giải:
a. Điệp từ“Nắng”:
- Lặp lại từ “nắng” hai lần trong một câu thơ -> ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi tắn, bao phủ
khắp không gian.
+ “Nắng hàng cau” : hình ảnh những hàng cau vươn cao đắm mình trong nguồn năng lượng thiên
nhiên dồi dào bất tận. Cây cau như một cây thước của thiên nhiên đứng ở giữa vườn để đo mực nắng.
+ “Nắng mới lên”:những tia nắng ban mai đầu tiên trong ngày đánh thức vạn vật thế gian.
b.Cảm nhận câu thơ: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
+ “Mướt”:màu xanh của sự mỡ màng, non tơ ->gợi sự trù phú của mảnh vườn thôn Vĩ, của xứ Huế.
“Mướt”cũng có thể hiểu là màu xanh ướt nước, ướt do tắm sươngđêm, hoặc do tắm mưa.
+ “Xanh như ngọc” :trong trẻo, tươi mát, long lánh, thanh nhẹ, mang lại cảm giác dễ chịu.
+ “Vườn ai”:đại từ phiếm chỉ“ai”gợi liên tưởng đến chủ nhân khu vườn là cô gái dịu dàng, duyên
dáng, tình tứ; cũng có thể hiểu rõ hơn là Hoàng Thị Kim Cúc -> bức tranh cảnh vật có hồn hơn, có
tình hơn.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
*Cách giải:
Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”:
- Có 6 trên 7 chữ là thanh bằng, nếu đọc chữ“Vĩ”theo âm điệu của người Huế cũng sẽ là thanh bằng > gây ấn tượng về chất giọng ngọt ngào của người Huế -> mở ra tác phẩm.
- Chủ thể câu hỏi:
+ Có thể là câu hỏi của cô gái Huế (cụ thể hơn là người trong mộng của Hàn Mặc Tử: Hoàng Thị

1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Câu 3

Kim Cúc) -> mang hàm ý trách móc, hờn dỗi nhẹ nhàng; nhắc nhở, mời mọc duyên dáng.
+ Cũng có thể hiểu chủ thể câu hỏi là chính tác giả: tự phân thân để chất vấn mình -> hàm ý trách
mình, nhắc mình. “Không về” -> dự cảm đau lòng về sự chia biệt và xa cách; trước đã không về, giờ
không về và sau này cũng không thể về. Dùng từ“về” một cách tự nhiên, không khiên cưỡng vì Hàn

Mặc Tử đã có quãng thời gian học tại đây, hơn nữa Huế không còn là vùng quê xa lạ mà là quê
hương cả người mình thầm thương trộm nhớ -> miền đất gắn bó.
=> Khát khao đến với Huế.
- “Thôn Vĩ”:
+ Miền quê đẹp, thơ mộng, trữ tình, điểm đến hấp dẫn
+ Nơi người thương đang sinh sống
->Tăng thêm mong mỏi được trở về với xứ Huế.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
*Cách giải:
Cảm nhận tình cảm của nhà thơ với đất và người thôn Vĩ:
- 4 câu thơ đã đặc tả vẻ đẹp của phong cảnh và con người xứ Huế sinh động tràn đầy sức sống, cảnh
thì đẹp dáng, đẹp màu, người thì đẹp lòng, đẹp nết (dẫn chứng).
- Lời thơ tha thiết chứa đựng cả 1 tình yêu, 1 niềm khao khát. Có lẽ nhà thơ hiểu rất rõ hoàn cảnh
thực tại đầy đau đớn của mình, hiểu rằng cảnh và người thôn Vĩ mãi mãi chỉ là trong mộng mà thôi.
- Tuy nhiên, buồn mà không tuyệt vọng, đau khổ mà vẫn ước mơ, hồn thơ dạt dào sức sống ấy chỉ
hồi tưởng 1 cuộc gặp gỡ trong tâm linh mà niềm vui như thấm vào đường nét của cảnh vật, nghe như
có tiếng thì thầm reo vui của cuộc hội ngộ đích thực trong hiện tại.

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×