Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 12: Lí thuyết 3 những đứa con trong gia đình tiết 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.38 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – TIẾT 3
CHUYÊN ĐỀ: BÀI GIẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I. Tiểu dẫn:
II. Tìm hiểu đoạn trích:
1. Nhân vật Việt:
2. Nhân vật Chiến:
3. Hình tượng dòng sông truyền thống gia đình:
* Diễn tả qua lời kể của chú Năm:
- Truyền thống gia đình tạo thành dòng chảy từ thế hệ trước sang thế hệ sau, cuối cùng hướng về dân
tộc.
* Thể hiện qua hệ thống nhân vật:
a. Nguồn mạch chung của dòng chảy – phẩm chất chung của các thế hệ trong hoàn cảnh đất nước có giặc
ngoại xâm.
- Tình yêu gia đình -> nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước.
- Căm thù giặc và quyết tâm trả thù.
- Lòng dũng cảm, gan góc, kiên cường.
- Tính cách của người nông dân Nam Bộ: bộc trực, thẳng thắn, tình nghĩa.
b. Nét biểu hiện riêng của mỗi đoạn chảy, mỗi thế hệ:
(+) Khúc thượng nguồn:
- Chú Năm:
+ Có số phận thương đau -> là cơ sở để tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn.
+ Luôn có ý thức gánh vác việc gia đình, tạo cơ hội cho các thế hệ sau được ra chiến trường trực tiếp cầm súng
chiến đấu, lập chiến công trả thù.
- Má Tư Năng:
+ Có số phận thương đau: chồng chết,, một mình chèo chống nuôi đàn con.
+ Can trường, bất khuất.
+ Tình yêu thương và đức hi sinh dành cho các con.
(+) Khúc hạ lưu:
- Chị Chiến:


+ Giống hệt má.
+ Lòng căm thù và quyết tâm trả thù.
- Việt:
+ Tình yêu thương.
+ Lòng căm thù giặc.
+ Sự dũng cảm
-> Khúc sống sau chảy mạnh hơn, đi xa hơn, đã hòa vào biển lớn.
(*) Ý nghĩa hình tượng dòng sống truyền thống gia đình:
- Khẳng định sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống gia đình
với truyền thống dân tộc đã làm nên chiến thắng vẻ vang.
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


- Để tạo nên dòng sông truyền thống thì mỗi thành viên trong gia đình phải có ý thức, trách nhiệm lập
chiến công.
4. Nghệ thuật trần thuật:
* Giới thiệu vai trò của nghệ thuật trần thuật:
* Nghệ thuật trần thuật của tác phẩm:
a. Tình huống trần thuật:
- Việt – một chiến sĩ giải phóng quân bị thương, bị lạc đồng đội giữa cánh rừng cao su. Đây là trận
đánh đầu tiên của nhưng đã lập được chiến công vang dội: dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép và sáu
tên Mĩ lẻ. Anh chịu tổn thất nặng nề, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại Việt lại có dòng hồi ức miên
man về gia đình, về những kỉ niệm ngày xưa. Câu chuyện được kể lại là những dòng hồi ức đứt nối giữa những
lần chợt ngất đi tỉnh lại của Việt.
- Hiệu quả nghệ thuật: khẳng định tình cảm lớn lao bao giờ cũng bắt nguồn từ những gì gần gũi, bình dị nhất.
b. Ngôi kể và điểm nhìn:
- Ngôi kể: người thứ ba giấu mặt, vô hình, khách quan -> tạo màu sắc trung tính trong cách kể.
- Điểm nhìn: nương theo điểm nhìn của nhân vật Việt -> Hiệu quả nghệ thuật:
+ Thế giới nghệ thuật được tái hiện trở nên mới mẻ, sinh động, được “lạ hóa”.
+ Tạo nên tính chân thực, thuyết phục.

+ Mạch kể trở nên linh hoạt, bất ngờ, thú vị, hấp dẫn…
+ Dẫn dắt truyện tự nhiên.
+ Tái hiện, phân tích thế giới nội tâm nhân vật.
-> Là một trong những thành công nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm.
--- HẾT ---

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×