Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Ngữ văn lớp 12: Lí thuyết 8 thực hành về hàm ý tiết 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.52 KB, 2 trang )

BÀI GIẢNG: THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý – TIẾT 1
CHUYÊN ĐỀ: TIẾNG VIỆT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
CÔ GIÁO: PHẠM THỊ THU PHƯƠNG
I.Ôn lại lí thuyết về hàm ý
1.Khái niệm: hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe nhưng không
nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh, nghĩa tường minh, căn cứ vào những
phương châm hội thoại.
2.Tác dụng của cách nói hàm ý
- Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường.
- Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.
- Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.
- Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý.
3.Các cách thức để tạo ra hàm ý
- Người nói chủ ý vi phạm phương châm hội thoại.
+Phương châm lượng tin
+Phương châm quan hệ
+Phương châm cách thức
-Dùng hành động nói gián tiếp: hỏi – trình bày – điều khiển – hứa hẹn – bộc lộ cảm xúc.
-> Dùng kiểu câu này để diễn đạt hành động nói khác.
II.Thực hành
Tiết 1
Bài tập 1
a.(1.)Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.
(2.)Lời đáp thừa thông tin về việc lấy súng đi bắn hổ, đặc điểm hổ to lắm.
(3.)Hàm ý: + thừa nhận việc mất bò -> có tội
+ khôn khéo lồng ghép đề nghị lập công chuộc tội + hé mở về giá trị của con hổ
b. – Hàm ý
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



- Theo phương châm hội thoại, A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin -> tạo hàm ý
Bài tập 2
a.Hàm ý trong câu nói của Bá Kiến: Tôi không phải có nhiều + có sẵn tiền của để lúc nào cũng cho anh
Cách nói của Bá Kiến đã vi phạm phương châm cách thức, không nói rõ ràng mà thông qua hình ảnh cái kho.
b.2 câu hỏi không nhằm mục đích hỏi + không thực hiện hành động hỏi mà nhằm mục đích:
- CH 1 -> hô gọi, hướng lời nói của mình đến người nghe.
- CH 2 -> cảnh báo, sai khiến và thúc giục.
-> dùng hành động nói gián tiếp để tạo ra hàm ý
c. - Lượt lời 1+2 của Chí Phèo đều không nói hết ý: Đến đây làm gì?
-> vi phạm phương châm về lượng tin và phương châm cách thức.
- Lượt lời 3 đã tường minh hóa phần hàm ý còn lại.
Bài tập 3
a.- Lượt lời 1 của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất thực hiện hành động nói là khuyên ông đồ viết
giấy khổ to.
- Bà đồ đánh giá tài văn chương của ông đồ có thể sẽ bị loại.
b.Cách nói hàm ý nhằm:
- Thể hiện sự tế nhị, lịch sự, giữ thể diện cho ông đồ.
- Không muốn phải chịu trách nhiệm về hàm ý của câu nói.
Bài tập 4
D – Tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức trên

2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×