Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngữ văn lớp 12: Luyện tập 4 chiếc thuyền ngoài xa đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.81 KB, 3 trang )

THI ONLNE – CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 1 của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 229721) (nhận biết)
Hãy trình bày những hiểu biết cơ bản của em về tác giả Nguyễn Minh Châu.
Câu 2: (ID: 229725) (nhận biết)
Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một
chiếc xe tang để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền
lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho đến như vậy: trước mặt
tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương
mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con
ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn
qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con
dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã
phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối tôi tưởng chính mình vừa khám phá
thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào của tác giả Nguyễn Minh Châu?
2. Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó.
Câu 3: (ID: 229731) (vận dụng cao)
Anh/ chị hãy phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh
Châu bằng một đoạn văn khoảng 20 – 25 dòng.

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!




HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1

*Phương pháp: Dựa vào Tiểu dẫn sách giáo khoa văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”.
*Cách giải:
_Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
_Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.
_Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.
_Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.
*Tác phẩm chính:
Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân
người lính (tiểu thuyết, 1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985),
Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989)…
_ Vị trí: Là cây bút đi tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
-> Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét về Nguyễn Minh Châu: “Là một trong số những nhà văn mở
đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”.
_ Phong cách nghệ thuật:
+ Trước 1975: Là cây bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.
+ Sau 1975 (đầu những năm 1980): Chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và
triết lí nhân sinh.
-> Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Câu 2

*Phương pháp: Tái hiện các kiến thức đã học trong văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”
*Cách giải:

1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
Năm 1983 – cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã kết thúc một cách huy hoàng vào năm 1975
và dư âm còn có thể kéo dài một vài năm sau đó nhưng đến đầu những năm 1980 cuộc sống
muôn mặt đời thường sau chiến tranh đã trở lại, những vấn đề nhân sinh thời đại đã được quan
tâm trở lại. Tác phẩm mang xu thế chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu
sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống muôn mặt đời thường.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
*Cách giải:
 Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 20 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
 Yêu cầu về nội dung:
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
*Phân tích tình huống truyện:
Khái niệm:
_Tình huống truyện là những sự kiện éo le, bất ngờ, khác lạ khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn,
độc đáo.
_Nguyễn Minh Châu: “Tình huống truyện là cái tình thế của câu chuyện, là khoảnh khắc mà
trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc, là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người”.
_Qua tình huống truyện nhân vật bộc lộ mình rõ nét nhất, chủ đề tư tưởng được bật sáng, thấy
được tài năng nghệ thuật của người cầm bút.
* Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”: tình huống nhận thức.

Câu 3

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



(+) Phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:
_“Cảnh đắt trời cho”:
+ Hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trằng như sữa lại pha
chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
+ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt
vào bờ.
-> Là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm
của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến.
_Cảm nhận của người nghệ sĩ:
+ Thấy rung động.
+ Thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa.
+ Thấy hạnh phúc.
(+) Phát hiện thứ hai – về hiện thực cuộc sống:
_Sự thật kinh ngạc:
+ Đằng sau cái đẹp toàn mĩ là hiện thân của cái xấu, là hiện thực trần trụi: bước ra khỏi chiếc
thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí trạc ngoài 40 tuổi, rỗ mặt…Đi sau người đàn
bà là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền…
+ Đằng sau cái đẹp được gọi là toàn thiện là hiện thân của cái ác, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển
hình của bạo lực gia đình: người đàn bà đi trước, người đàn ông lẳng lặng đi sau k nói câu
nào…đột nhiên bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay,…, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp lên người
của người đàn bà, người đàn bà đứng im không chống trả, đứa bé chạy ra…
-> Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà
nhìn”, “chết lặng”…
* Ý nghĩa của tình huống: Mang đến cho Phùng hững nhận thức về cuộc sống:
_Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn
tại những điều tốt – xấu, thiện – ác.
_Đừng bao giờ nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình thức bề ngoài
với nội dung thực chất bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con người ở dáng vẻ bên ngoài mà

phải tìm hiểu thực chất bề sâu đằng sau vẻ ngoài ấy.

3

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



×