THI ONLNE – CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – ĐỀ 3
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học trong tiết 3 của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
_Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
Câu 1: (ID: 231495)
Chân dung, lai lịch của người đàn bà hàng chai được tác giả Nguyễn Minh Châu miêu tả như thế nào?
Câu 2: (ID: 231496)
Hãy phân tích số phận đau khổ, bất hạnh của người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
– Nguyễn Minh Châu bằng một đoạn văn khoảng 12 – 15 câu.
Câu 3: (ID: 231497)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu bằng một đoạn văn khoảng 20 câu.
1
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
*Phương pháp: Đọc, tìm ý, tổng hợp.
*Cách giải:
Lai lịch:
_Không gọi tên nhân vật -> đây chỉ là một đại diện cho những người phụ nữ khốn khổ, đại
diện cho những người đàn bà hàng chìa ở ven biển.
Ngoại hình:
_Lần thứ nhất: Xuất hiện ở bãi xe tăng hỏng:
+ Chạc ngoài 40 tuổi.
+ Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch.
-> Ngoại hình quen thuộc của những người đàn bà vùng biển.
+ Xấu xí, rỗ mặt.
+ Gương mặt mệt mỏi, tái ngắt sau một đêm thức trắng kéo lưới.
_Lần thứ 2: Xuất hiện ở tòa án huyện:
+ Sợ sệt, lúng túng. (vì quen với môi trường sông nước, lạ lẫm khi bước vào căn phòng toàn
bàn ghế, giấy tờ…).
+ Thu mình, ngồi mớm ở mép ghế -> Sợ sự xuất hiện của mình gây phiền hà, vướng víu cho
người khác.
_Luôn giữ khuôn mặt bình thường, không biểu lộ ra bên ngoài -> phải dụng công tìm hiểu.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
*Cách giải:
Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 12 – 15 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Phân tích số phận đau khổ, bất hạnh của người đàn bà hàng chài.
* Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ:
_ Vốn được sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố buôn bán những vật dụng phục vụ nghề
chài lưới nhưng lại không được ưu ái về nhan sắc, sau một trận đậu mùa mặt bị rỗ chằng chịt > càng xấu.
_ Gặp gỡ và lấy một anh con nhà hàng chài.
_ Cuộc sống chốn sông nước bấp bênh lại đẻ nhiều con -> bấp bênh hơn.
_ Gia cảnh túng thiếu, nghèo đói, nhất là những khi biển động.
* Là nạn nhân của bạo hành gia đình:
_ Bị bạo hành về thể xác: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.
_ Bị giày vò về tinh thần: Cảm thấy nhục nhã trước mặt con cái, lo lắng cho tâm hồn các con bị
vấy bẩn, có những lệch lạc trong nhận thức, đặc biệt lo cho thằng Phác. Sự lo lắng luôn đeo
bám khiến chị không lúc nào cảm thấy yên ổn.
Tổng kết.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.
*Cách giải:
Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 20 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
2
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài.
* Sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
_ Thể hiện qua câu chuyện gia đình: lí giải 3 nguyên nhân không thể bỏ chồng.
_ Thể hiện qua cách nhìn nhận, đánh giá các giải pháp xã hội: xuất phát từ cư sở là lòng tốt
nhưng thiếu thực tế.
-> Sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời hơn chánh án Đẩu và nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng rất nhiều lần.
* Tấm lòng nhân hậu, bao dung:
_ Tất cả mọi người đều đề xuất giải pháp từ chối, tẩy chay gã đàn ông, riêng chị thì không. Chị
sẵn sàng đứng im chịu trận, không chống trả, không bỏ chạy -> Rất thấu hiểu chồng, thông
cảm cho chồng.
* Tình mấu tử:
_ Thể hiện ở đức hi sinh:
+ Sẵn sàng cam chịu, nhẫn nhịn chồng đánh để rồi người chồng tiếp tục cùng chị chèo chống
gánh nặng mưu sinh, để đàn con được ăn no -> đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của chị.
+ Gửi thằng Phác lên bờ ở với ông ngoại để tách nó ra khỏi bố, để nó không nhìn thấy bố đánh
mẹ, để nó khỏi đau lòng và không có những hành động trái với luâ thường đạo lí. Hơn nữa là
vì chị yêu thằng Phác nhất trong đàn con, bởi lẽ nó giống lột bố -> yêu chồng.
+ Xin chồng đưa lên bờ đánh để không làm ảnh hưởng đến các con.
_ Thể hiện ở niềm vui:
+ Khi gia đình hòa thuận.
+ Khi con được ăn no, được đủ đầy về tinh thần.
_ Thể hiện ở tình yêu thương đặc biệt dành cho thằng Phác:
+ Khi thằng Phác lao đến cản bố, bị bố đánh, chị không nén được đau đớn -> chị mếu máo gọi
con, ôm chầm lấy nó…
+ Khi nói chuyện với nghệ sĩ Phùng về thằng con, chị vẫn khóc, khóc vì quặn thắt lo lắng: lo vì
con mình đã chứng kiến rất nhiều lần cảnh bố đánh mẹ, và sẽ còn tiếp tục phải chứng kiến ->
nhận thức không được bình thường -> sợ rằng con mình sẽ bị phát triển lệch lạc. Chị yêu con,
thương con, mong con khôn lớn nhưng không thể bảo vệ được tâm hồn của các con.
=> Người đàn bà hàng chìa hiện ra là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo
khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là
hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.
Tổng kết.
3
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!