THI ONLNE – THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý– ĐỀ 1
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 60 phúT
Mục tiêu:
_Củng cố kiến thức đã học về hàm ý.
_Rèn luyện kĩ năng phân tích ngữ liệu để tìm hàm ý.
Câu 1: (ID: 295909) (thông hiểu)
1.Hàm ý là gì? Tác dụng của cách nói hàm ý?
2.Có mấy cách tạo ra hàm ý? Đó là những cách nào?
Câu 2: (ID: 295910) (vận dụng)
Trong đoạn thơ sau, người con gái dùng nhiều câu hỏi đối với người con trai nhằm mục đích để hỏi hay nhằm
thực hiện hành động nói nào khác? (Nói cách khác, người con gái có hàm ý gì khi đặt ra những câu hỏi với
người con trai?)
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?
(Nguyễn Bính, Mưa xuân)
Câu 3: (ID: 295911) (vận dụng)
Trong đoạn hội thoại sau đây giữa nhà tư bản và anh đĩ Mùi, lời đầu tiên có dạng câu hỏi nhưng hàm ý gì? Nhờ
đâu ta biết được điều đó?
Nhà tư bản: – Này bác, bác có thể gánh thuê cho tôi hai cái va-li này đến ga được không?
Anh đĩ Mũi: – Có nặng không thưa ông?
Nhà tư bản: – Hơi nặng, nhưng gánh thì cũng cân.
Anh đĩ Mùi: – Được, ông để nhà cháu gánh giúp.
(Nguyễn Công Hoan, Thằng điên)
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1
*Phương pháp: Tái hiện kiến thức đã học về hàm ý
*Cách giải:
1.Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe
nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh,
nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.
Tác dụng của cách nói hàm ý:
- Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường.
- Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.
- Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.
- Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý.
2. Các cách thức để tạo ra hàm ý
- Người nói chủ ý vi phạm phương châm hội thoại.
+Phương châm lượng tin
+Phương châm quan hệ
+Phương châm cách thức
-Dùng hành động nói gián tiếp: hỏi – trình bày – điều khiển – hứa hẹn – bộc lộ cảm
xúc.
-> Dùng kiểu câu này để diễn đạt hành động nói khác.
Câu 2
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
Trong đoạn thơ của Nguyễn Bính, cô gái (em) hai lần dùng câu hỏi đối với chàng trai
(anh), nhưng không phải nhằm mục đích để hỏi, mà thực chất thông qua hình thức hỏi,
cô ngụ ý trách chàng trai đã sai hẹn ước, không trở lại để hai người được gặp nhau.
Câu 3
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
Trong hội thoại, nhiều khi người nói dùng hành động nói này nhưng để thực hiện hành
động nói khác. Cách dùng gián tiếp như vậy cũng tạo ra hàm ý. Trong đoạn trích, nhà
tư bản dùng câu hỏi đối với anh đĩ Mùi, nhưng hàm ý là nhờ anh ta gánh hộ hai cái vali. Anh đĩ Mùi đã hiểu hàm ý đó và nhận lời giúp sau khi đã hỏi lại để xác định khả
năng giúp của mình.
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!