Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.22 KB, 38 trang )

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY
I. NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
Trong thực tế khi nói tới công tác trả công lao động người ta không thể
không nói tới đôi tượng để tiến hành trả công lao động, đó chính là nguồn lao
động. Do đó mối quan hệ giữa người lao động và phần tiền lương mà họ nhận
được đó là mối quan hệ khăng khít bền chặt. Một cơ cấu lao động hợp lý, một
sự định mức lao động chính xác cộng với một năng suất lao động không ngừng
tăng cao sẽ là cơ sở nền tảng cơ sở cho việc trả công lao động hợp lý.
Nguồn lực lao động là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu
của bất kỳ công ty nào. Với công ty sứ Thái Bình cũng vậy họ luôn luôn chú ý
tới nguồn nhân lực, từ công tác tuyển dụng tới đào tạo cũng luôn được họ
quan tâm đúng mức. Chính vì thế mà trong những năm qua nguồn nhân lực
của công ty tương đối dồi dào. Bước chân vào nền kinh tế thị trường cạnh
tranh gay gắt và quyết liệt, các Công ty ngày càng phải đối chọi với những nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, mà sự thoả mãn được tới mức nào
chính là do nguồn nhân lực của Công ty quyết định. Tại Công ty Sứ Thái Bình,
công tác nghiên cứu tuyển dụng định mức lao động, giao công việc đúng lúc,
đúng chỗ kịp thời để từ đó tiến hành trả lương cho người lao động cho phù
hợp luân đóng môt vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh.
1.1. Cơ cấu lao động Công ty Sứ Thái Bình
Cũng như nhiều Công ty khác, Công ty Sứ Thái Bình là đơn vị hạch toán
kinh doanh độc lập, họ phải tự lo liệu lấy nguồn nhân nhân lực của mình. Bên
cnạh đó do đặc điểm sản phẩm là các loại sứ thông dụng khả năng tiêu thụ
mạnh về cuối năm do đó số lượng lao động không cố định, có sự thay đổi
thường xuyên, một số lượng lớn là những công nhân hợp đồng trong từng thời
kỳ.
Tình hình lao động Công ty qua các năm như sau:
Chỉ tiêu 2000 2001
Tổng số cán bộ CNV 820 958
Số cán bộ nam 248 303


Số cán bộ nữ 602 655
Công nhân sản xuất 700 784
Công nhân lao động hợp đồng 151 275
Nhân viên quản lý 86 100
Nhận xét:
Số lượng cán bộ nữ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số cán bộ công nhân
viên điều này cho thấy vai trò của cán bộ nữ tại Công ty Sứ Thái Bình. Thực tế
tại đấý lượng cán bộ nữ này đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo quản lý Công ty.
Giải thích cho những thành công này một phần là do đặc điểm ngành nghề
thích hợp nhiều hơn với phụ nữ do vậy họ có điều kiện phát huy những khả
năng của mình trong công tác quản lý cũng như điều hành kiểm soát hoạt
động sản xuất kinh doanh, hơn nữa một phần của sự thành công này là do
những cán bộ công nhân viên nói chung toàn Công ty. Họ không ngừng cố gắng
tăng cường học hỏi mở rộng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình, điều
này đã được chứng minh dựa trên những kết quả kinh doanh của Công ty
trong những năm qua.
Tuy nhiên với số lượng lớn cán bộ công nhân viên nữ cũng gặp phải
không ít khó khăn cụ thể như: Những công việc gia đình, con cái họ thường
phải có nghĩa vụ chăm lo cho gia đình con cái do vậy nhiều khi ảnh hưởng tới
công việc của họ. Một khó khăn khác nữa khi số lượng lớn cán bộ công ty là nữ
thì việc gửi đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở nơi khác xa
gia đình, xa nơi ở thường rất khó khăn và thường họ ngại khi phải đi xa và đi
lâu ngày.
ý kiến: Bên cạnh những thuận lợi lớn do số lượng nữ chiếm nhiều thì
những thách thức cũng cần khắc phục: đứng trên quan điểm cá nhân sau khi
xem xét cơ cấu lao động của Công ty để nâng cao hiệu quả hơn nữa từ nguồn
nhân lực này, những lực lượng lòng cốt thì Công ty nên chọn những phương án
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ (Gần gia đình đi lại thuận tiện,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi họ cần có thời gian cho những
công việc riêng, những điều này sẽ góp phần tạo động lực cho họ hơn nữa

trong quá trình điều hành và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh hướng
tới một kết quả lâu dài cho Công ty.
Bên cạnh đó cơ cấu lao động theo độ tuổi theo bậc thợ cũng là những
điều đáng quan tâm và đề cập.
Thống kê lao động theo độ tuổi:
Chỉ tiêu
Giới Tuổi
Số lượng
Nam Nữ <35
35÷50
>50
CN kỹ thuật & công nghệ 203 581 421 317 46 784
NV quản lý 62 38 20 68 12 100
NV phục vụ 14 60 13 57 4 74
Tổng số 279 679 454 542 62 958
Qua bảng thống kê trên ta thấy lực lượng lao động của Công ty tập trung chủ yếu ở độ tuổi 35÷50,
đặc bịêt hơn là đội ngũ công nhân kỹ thuật và công nhân sản xuất có độ tuổi nhỏ hơn 35 và độ tuổi từ 35
÷50 đây là lực lượng lòng cốt tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đặc bịêt
là thời kỳ mở cửa hiện nay, thuận lợi cho việc đào tạo nâng cao trình độ, giảm thời gian nghỉ việc do sức
khoẻ, tăng cường phát huy tốt các hoạt động phong trào, tiếp thu nhanh chóng những thành tựu khoa học
mới vào sản xuất.
Nếu chỉ kể đến số lượng lao động và độ tuổi lao động thì chưa đủ mà
điều đặc biệt quan trọng hơn nữa đó là trình độ và cấp bậc thợ, điều đó mới
quan trọng thể hiện một sức mạnh một khả năng tiềm tàng, một khả năng
đứng vững của doanh nghiệp trong thời kỳ này.
Thống kê bậc thợ bình quân của doanh nghiệp:
Nghề (loại CN)
Số
lượn
g

Bậc thợ
Bình
quân

3
4÷5
6 7
CN cơ khí 87 4.7 20 52 12 3
CN điện 6 5.2 1 2 2 1
CN công nghệ (sản xuất) 388 4.7 46 267 73 2
Qua bảng số liệu trên ta thấy bậc thợ bình quân cho tất cả công nhân
toàn Công ty là xấp xỉ 5 đây là con số đáng khích lệ, một mặt bởi bậc tương đối
cao 5/7 mặt khác do đặc điểm sản xuất kinh doanh cần nhiều những công
nhân có trình độ tay nghề cao. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là trình độ
tay nghề công nhân trong Công ty đã hoàn hảo mà vẫn còn những chỗ khuyết
nhỏ cần được bổ xung, chẳng hạn như công nhân bậc 7 còn quá ít điều này
thiếu hụt đi một hoặt một số cá nhân dẫn đầu vèe mặt tay nghề cao (nghệ
nhân)
Hy vọng rằng với đà phát triển như hiện nay trong tương lai gần Công
ty sẽ có được nhiều hơn những công nhân bậc 7 nơ riêng, nền kinh tế thị
trường cạnh tranh gay gắt, tất cả các doanh nghiệp muốn khẳng định vị trí uy
tín của doanh nghiệp mình họ phải khẳng định bằng chất lượng sản phẩm
vượt hơn các đổi thủ khác, muốn vậy cơ cấu lao động phải thường xuyên bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhanh chóng nắm bắt được
công nghệ tiên tiến để áp dụng vào doanh nghiệp mình.
Phân tích những đặc điểm về cơ cấu lao động của doanh nghiệp cho thấy
rằng: Nguồn lao động của Công ty tương đối dồi dào, thuận lợi cho sự phát
triển trong tương lai. Song để khai thác, tận dụng hết những tiềm năng này thì
nhiệm vụ của những nhà quản lý là hết sức quan trọng họ cần phải tổ chức lao
động hợp lý, có chế độ khen thưởng, động viên người lao động một cách kịp

thời đúng lúc để họ hết mình vì Công ty và đi kèm thêm một phần lợi ích cuả
chính họ.
1.2. Định mức lao động
Khi đưa vào sản xuất những loạt sản phẩm mới Công ty thường sử dụng
phương pháp bấm giờ, chụp ảnh, còn với những sản phẩm quen thuộc sử dụng
kinh nghiệm của các nhà chuyên môn để định mức lao động.
Các định mức được tính cho từng công đoạn sản xuất, từng bước công
việc sau đó tổng hợp lại cho sản phẩm, chẳng hạn định mức khi sản xuất sứ
cao cấp mỹ nghệ được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Công đoạn Định mức lao động (hcông/sản
phẩm)
Lđb =
Sứ mỹ nghệ cao cấp 4,730
Phôi liệu 0,333
Vật liệu xây 0,677
Tạo hình 1,333
Sấy 0,333
Sửa mộc 1,167
Tráng men 0,033
Trang trí 0,057
Lò nung 0,121
Thành phẩm 0,692
Nhận xét: Với qui mô hiện tại của doanh nghiệp việc định mức lao động
dựa trên kinh nghiệm lâu năm và kết hợp với phân tích tương đối phù hợp,
hơn nữa do đặc điểm hàng hoá cũng cho phép sử dụng phương pháp này giảm
tốn kém, phức tạp.
Tuy nhiên áp dụng phương pháp định mức này áp dụng lâu dài sẽ không
khai thác hết những tính năng thuận lợi trong lao động, mặt khác khi có sai
xót trong dự báo khó biết mà điều chỉnh.
Bên cạnh đó việc xác định số lao động định biên cho từng công đoạn cũng được chú ý tính toán để

kết hợp với định mức tiêu hao lao động trên
Mức SL
NSLĐ
Trong đó:
L
đb
: Số lao động định biên
Mức sản lượng cho từng công đoạn
NSLĐ: Năng suất lao động công nhân (giờ/sp).
Việc xác định số lượng lao động định biên còn phải dựa vào tiêu hao thời
gian từng công đoạn sản xuất, dựa vào tính phức tạp của từng công đoạn sản
xuất kinh doanh khi đó sẽ xác định số lượng công nhân cho từng công đoạn.
Nhận xét: Với cách thức này có thể cho phép công nhân tận dụng hết
thời gian lao động một cách hợp lý, đồng thời tận dụng được khả năng lao
động của từng công nhân viên, song thực tế do việc định mức tiêu hao thời
gian cho từng công đoạn sản xuất thường là lẻ nên phải làm tròn, trong quá
trình này nếu không có những cách bố trí hợp lý có thể qua nhiều lần làm tròn
lại gây ra hiện tượng lãng phí thời gian, vấn đề này là nhiệm vụ của những
nhà quản lý những người làm nhiệm vụ định mức lao động.
1.3. Năng suất lao động và tình hình sử dụng thời gian lao động.
Cũng như các doanh nghiệp khác năng suất lao động tại công ty sứ Thái
Bình luôn là một vấn đề được đặc biệt chú trọng, nó là động lực đồng thời
cũng là những thách thức của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải không
ngừng cải tiến nâng cao năng suất lao động để đáp ứng những yêu cầu những
đòi hỏi trong thời kỳ mới.
Tại đây năng suất lao động được nghiên cứu cho từng công đoạn sau đó
tổng hợp cho toàn bộ sản phẩm. Với cách thưc này do đặc biệt từng công đoạn
do đặc điểm từng công đoạn khác nhau có mức độ phức tạp khác nhau nên
năng suất lao động trên từng công đoạn khác nhau được định mức khác nhau,
quá trình định mức này tương đối phức tạp đòi hỏi những người làm công tác

giao định mức năng suất lao động phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, có tính
toán phân tích chi tiết tỉ mỉ tránh tình trạng giao định mức lao động quá cao
hoặc quá thấp gây quá sức hoặc lãng phí năng lực sản xuất.
VD: Trong khâu tạo hình có tình hình năng suất lao động sau:
Công đoạn tạo hình Năng suất (sản phẩm /h)
1. Lộc Bình 320
2. Bộ đồ ăn mỹ nghệ 200
3. Bình tích 330
4. Đĩa kê chén 4550
5. ấm trà 100
6. Sứ xây dựng 5500

Năng suất lao động trên các công đoạn khác nhau thường khác nhau,
với những công đoạn có tính chất tự động hoá nhiều thì năng suất lao động
thường là như nhau, bởi trên những khâu này chủ yếu là máy móc thiết bị làm
việc người công nhân chỉ là người điều khiển.
Nhận xét: Năng suất lao động của công ty sứ Thái Bình nếu so sánh với
mặt hàng sản xuất ở nước ta thì giai đoạn hiện nay được đánh giá là tốt, năng
suất lao động được thể hiện trên từng công đoạn khác nhau. Với cách thức này
công ty có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm: Phát huy tận dụng được năng lực lao động của cán bộ công
nhân viên trên từng công đoạn, hạn chế được những lãng phí sức lao động
cũng như tránh được tình trạng công nhân phải làm việc quá khả năng. Để đi
đến ổn định năng suất lao động theo lý thuyết ban đầu công ty cũng phải có
quá trình chạy thử, thử nghiệm bấm giờ đo thời gian nhưng về sau chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm của những người có trình độ chuyên môn có kết hợp một
phần với công tác tính toán phân tích.
Một ưu điểm nổi bật nữa nhờ quá trình ấn định năng suất lao động này
là cho phep Công ty ấn định được số lượng lao động định biên một cách hợp lý
cho từng công đoạn, từng nguyên công.

Nhược điểm: Với cách xác định năng suất lao động như vậy nhiều khi còn
mang tính chủ quan, hơn nữa người công nhân chỉ cố gắng sẽ chỉ cố gắng
hoàn thành nhiệm vụ của mình không chú ý tới năng suất lao động, đồng thòi
đối với những cá nhân khác nhau chưa phân biệt được năng suất lao động
khác nhau.
Đề xuất: Khi nâng cao được năng suất lao động có nghĩa là họ đã giảm
được chi phí, giảm được số lượng công nhân mà giá trị doanh thu vẫn không
giảm sút. Do vậy công ty cần có những giải pháp để tận dụng được khả năng
sản xuất đồng thời khuyến khích họ không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm của mình. Biện pháp đó có thể là cả vật chất lẫn tinh thần, tạo cho họ
những điều kiện thuận lợi trong điều kiện có thể được.
Thực tế trong công ty sứ Thái Bình nhiều công nhân có bậc 4, 5, 6 nhưng
chỉ sử dụng ở mức độ bậc 3 như vậy đã lãng phí một nhân lực. Hy vọng trong
tương lai không xa công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chiều sâu để
tận dụng hết năng lực sản xuất của lực lượng này.
II. QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY SỨ THÁI BÌNH.
Tại công ty sứ Thái Bình quỹ tiền lương được xác định dựa trên đơn giá của từng bộ phận, đơn giá
của từng bộ phận được tính trên đơn vị sản phẩm, sau đó tổng hợp cho toàn công ty, với cách làm này mỗi
bộ phận sẽ được xác định được một quỹ lương riêng. Bên cạnh quỹ lương chính doanh nghiệp còn có quỹ
lương bổ xung, quỹ lương này được xác định theo quy định của nhà nước dùng để chi trả cho công nhân viên
trong các trường hợp như nghỉ phép, nghỉ đi học tập, họp… Tình hình quỹ lương bổ xung qua các năm như
sau:
Năm Lương chính (triệu
đồng)
L. bổ xung (triệu đồng)
1999 12244,67 312
2000 14179 363
2001 16324 417
2.1. Quỹ lương kế hoạch của công ty:
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và các

chỉ tiêu kinh tế gắn liền với tiền lương, công ty tiến hành xây dựng quỹ tiền
lương kế hoạch. Cách thức xây dựng như sau.
V
KH
= [L
đb
. L
min dN
. (H
cb
+ H
pc
) + V
gt
]. 12
Trong đó:
V
KH
: Quỹ lương kế hoạch
L
đb
: Số lao động định biên
L
min dN
: Mức lương tối thiểu mà dN lựa chọn trong khung quy định.
H
cb
: Hệ số lương cấp bậc bình quân dN.
H
pc

: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá
tiền lương của dN
V
gt
: Quỹ lương khối gián tiếp mà số lao động này chia được tính trong
mức lao động.
Các thông số L
đb
, L
min dN
, H
cb
, H
pc
và V
gt
được xác định như sau:
L
đb
: lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp
của sản phẩm được xây dựng.
L
min dN
: Mức lương tối thiểu của dN để xây dựng đơn giá tiền lương
L
min dN
= L
min
(1 + K
đc

) trong đó là lương tối thiểu của nhà nước
K
đc
: là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp.
K
đc
= K
1
+ K
2
. Với K
1
là hệ số điều chỉnh theo vùng, K
2
hệ số điều chỉnh
theo ngành.
H
cb
, H
pc
: xác định theo các hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp của doanh
nghiệp:
V
gt
: xác định theo số lao động gián tiếp mà doanh nghiệp chưa tính trong
mức lao động.
2.2. Quỹ lương thực hiện của công ty.
Căn cứ vào đơn giá tiền lưong do cơ quan có thẩm quyền giao và theo
kết quả sản xuất kinh doanh quỹ tiền lương được thực hiện như sau:
V

TH
= (Đ
G
. C
SXKD
) + V
pc
+ V
BS
.
Trong đó:
V
TH
: Quỹ tiền lương thực hiện
Đ
G
: Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao.
C
SXKD
: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã thực hiện của doanh nghiệp (theo
tổng số sản phẩm)
V
pc
: Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác
(chưa tính đến trong đơn giá lương)
V
BS
: Quỹ tiền lương bổ xung.
Trên cơ sở của đơn giá tiền lương, mỗi công đoạn sản xuất khác nhau sẽ
có một đơn giá tiền lương khác nhau đồng thời mỗi loại sản phẩm cũng sẽ xác

định được một quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương theo đơn giá của một số bộ phân sau:
Quỹ tiền lương theo đơn giá năm 2001 (triệu đồng).
Bộ phận Quỹ lương Đơn giá (1000 đ)
Công ty 16324 25717,86
Bát cơm 1669,56 1375,95
Bát canh 95,89 1917,70
Chén không quai 1677,56 1016,60
Đĩa 5 454,18 1016,60
Đĩa 7 78,98 1579,65
ấm trà 378,88 1788,82
Bình tích 2352,69 1809,76
Bình tiểu 1747,25 2635,52
Gạt tàn 561,66 2782,00
Bộ đồ ăn 371,1 3422,00
Đĩa kê chén 634,7 976,46
Bộ đồ ăn mỹ nghệ 405,56 1013,90
Sản phẩm theo đơn 21,8 1799,90
Sản phẩm khác 323,98 686,40
Sứ xây dựng 2627,84 1090,00
Chén quai 2822,24 806,40
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY SỨ THÁI BÌNH.
3.1. Trả lương cho khối quản lý:
a. Vai trò của khối quản lý.
Trong bất cứ một doanh nghiệp nào vai trò của một khối quản lý là
không thể phủ nhận được, họ là những người quyết định rất lớn tới kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. ở Mỹ người ta cho răng 50% sự
thành công của doanh nghiệp là do người quản lý, ở một số nước khác như
Pháp, Anh… người ta còn đánh giá vai trò của người quản lý cao hơn.
Đối với công ty sứ Thái Bình nói riêng và toàn thể công ty khác nói

chung, khi trả lương cho cán bộ quản lý thì ngoài những quy định chung về trả
lương của nhà nước các công ty có thể điều chỉnh một số tiêu chuẩn để trả
lương cho phù hợp với khả năng doanh nghiệp mình.
ở công ty sứ Thái Bình lực lượng làm công tác quản lý chiếm gần 10%
tổng số lao động. Tuy nhiên nét đặc trưng ở đây là số lượng lao động nữ rất
lớn nét đặc trưng này phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của công ty.
b. Cách trả lương cho bộ phận quản lý.
Lương của các cá nhân trong khối quản lý được tính như sau:
L
Cni
= L
CBCNi
(h + 1) + PC
CNi
+ L
pi
Trong đó:
L
Cni
: Lương của công nhân i
L
CBCNi
: Lương của cấp bậc công nhân i
h: Tỉ lệ bổ xung do công ty quy định
PC
Cni
: Tiền phụ cấp của công nhân i
L
p
: Lương ngày nghỉ phép của công nhân i.

Tiền lương cấp bậc được tính như sau:
L
min
. H
cb
22
Với:
L
min
: Mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước
H
Cbi
: Hệ số lương cấp bậc công nhân i
T
Ci
: Số ngày công của công nhân i
Tiền lương hàng tháng của các cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào ngày
công thực tế của họ trong tháng, bảng chấm công do trưởng hoặc phó ban
chấm công.
Mẫu bảng chấm công như sau:
Bảng chấm công
Tháng …….. năm……..
STT Họ

n
Công
phép
Công
thêm
giờ

Công
hưởn
g
BHXH
Công
học
họp
Công
thực
tế
1 2 .. 30 31
1 A
2 B
3 C
Người chấm Người duyệt
…………………… ………………………
VD: Bà Nguyễn Thị Hải trưởng phòng tài vụ có hệ số lương cấp bậc H
cb
=
4,6 mức phụ cấp trách nhiệm là 0,3 hệ số lương bổ xung trong tháng 2/2002 là
h = 0,2, làm thêm 4 ngày trong tháng (vào các ngày thứ 7). Tiền lương được
tính.
+ Tiền lương cấp bậc:
6,114163626.
22
6,4.210000
==
cb
L
đ

+ Phụ cấp trách nhiệm:
63000210000.3,0
==
ttN
PC
+ Phụ cấp làm thêm:
36,636.1754.
22
6,4.210000
==
LT
PC
Tổng cộng tiền lương tháng 2 được nhận là:
L
T
= 1141636,6. (0,2 + 1) + 63000 + 175636,36
. T
Ci
L
CBCNi
=
= 1608599,9 đ
Trong trường hợp nghỉ phép các cá nhân này được hưởng 100% lương
kể cả các khoản phụ cấp nếu có.
Trường hợp đi học, họp nếu có cũng được hưởnt 100% lương tuy nhiên
khi đi học, họp trong nội bộ công ty thì những cá nhân đi họp sẽ thường được
nhận thêm một phần phụ cấp đi hợp, tuỳ vào tầm quan trọng cũng như thời
gian và số lượng vấn đề của buổi họp mà khoản phụ cấp này được hưởng là
từ 30 ÷ 100000 đ khi nghỉ ốm, thai sản được hưởng 75% lương cơ bản cách
tính cụ thể như sau:

%75..
22
.210000
N
H
L
cb
n

Trong đó:
L
n
: Lương nghỉ ốm, thai sản
H
cb
: Hệ số lương cấp bậc
N: Số ngày nghỉ
Khi nghỉ không lý do sẽ không được hưởng lương trong những ngày
nghỉ đồng thời sẽ ảnh hưởng tới việc sắp xếp loại khen thưởng cuối tháng, nếu
nghỉ nhiều tuỳ theo mức độ mà có thể bị khiển trách hoặc thôi việc.
Tình hình cụ thể về số lượng cán bộ quản lý hưởng lương theo thời gian
như sau:
Tình hình lao động hưởng lương theo thời gian.
SỐ TT
Tên bộ phận 1998 1999 2000 2001
1 Ban giám đốc 3 3 3 3
2 Phòng tổ chức 5 5 4 5
3 Phòng KT – TV 15 13 15 15
4 Phòng tài vụ 8 8 8 8
5 Phòng KT – KCS 9 8 10 11

6 Phòng HC - ĐS 10 11 11 11
7 Ban XD – CB 2 2 2 2
8 Ban bảo vệ 22 23 22 22
9 QLPX 1 4 4 4 4
10 QLPX 2 5 5 5 5
11 QLPX 3 5 5 5 5
12 QLPX điện 4 4 4 4
Hàng tháng công ty tiến hành trả lương cho cán bộ công nhân viên 2 lần
Cụ thể:
Lần1: Tạm ứng đầu tháng, theo hình thức này các phòng ban và lãnh
đạo phân xưởng sẽ viết giấy tạm ứng tiền lương lên phòng tổ chức của công ty,
nhân viên tiền lương xét tình hình cụ thể và ký giấy tạm ứng cho từng người
lao động. Số lượng tiền tạm ứng nhiều hay ít căn cứ vào số ngày công lao động
của từng người. Người nào làm nhiều có thể tạm ứng nhiều, làm ít tạm ứng ít
đi. Thông thường người lao động tạm ứng từ 40 ÷ 50% tiền lương cả tháng
của họ
Lần 2: Quyết toán cuối tháng số tiền quyết toán này của mỗi phòng ban
chính là phần tiền lương còn lại sau khi đã trừ phần tạm ứng.
Tình hình cụ thể về tiền lương của phòng tổ chức như sau:
Tiền lương tháng 2/ 2002 của phòng tổ chức như sau:
Họ tên Hệ số
lương
Số
ngà
y
côn
g
Lương
cơ bản
Lương

bổ
xung
P/C
lãnh
đạo
P/C
làm
thêm
Tổng
lưong
Đào Hiền Hoà 4,6 26 114163
6
228327,
3
6300
0
175636,
4
1608600
Nguyễn Mạnh 4,6 26 114163
6
228327,
3
4200
0
175636,
4
1578600
Hà Mạnh Trí 3,92 26 977836,
4

195567,
3
0 150436,
4
1323840
Nguyễn Văn Cao 3,23 26 801627,
3
160325,
5
0 123327,
3
1085280
Nhận xét:
Ưu điểm:
+ Cách trả lương này đơn giản dễ tính, người lao động có thể tự tính
toán được tiền lương hàng tháng của mình.
+ Ngày công lao động quyết định rất nhiều đến tiền lương, do đó khuyến
khích người lao động đi làm đẩy đủ hơn.
+ Phù hợp với những lao động gián tiếp (lao động quản lý) vì những
công việc của họ thường không thể định mức được một cách rõ ràng.
Nhược điểm:
+ Chưa thực sự gắn tiền lương của mỗi người lao động với kết quả lao
động của họ, nhiều khi người lao động đi làm chiếu lệ, đủ công còn chất lượng
lao động thấp.
+ Chưa phân biệt được sự cố gắng cũng như tinh thần trách nhiệm của
từng người lao động. Cách tính lương còn mang tính bình quân.
+ Cách trả lương người đi phép và người đi họp như nhau là chưa thoả
đáng.
Bởi người đi họp vẫn là làm cho công ty, đồng thời đi họp là họ phải
chuẩn bị thông tin, tư liệu và phải có trách nhiệm truyền đạt lại những thông

tin thu được từ cuộc họp, do đó trách nhiệm nặng nề và vất vả hơn.
+ Cách trả lương này cũng chưa xem xét tới mức độ công tác, quan hệ,
phong cách đỗi xử với cấp trên, với đồng nghiệp, với cấp dưới và với những
người liên quan.
3.2. Trả lương cho bộ phận phục vụ.
a. Vai trò của bộ phận phục vụ.
Bộ phận phục vụ của công ty sứ Thái Bình đóng vai trò khá quan trọng
trong sản xuất cũng như giữ gìn môi trường sinh hoạt chung cho toàn công ty.
Bộ phận phục vụ của công ty chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm 1: Bộ phận phục vụ sản xuất gồm có:
- Tổ vận chuyển.
- Tổ kho
- Tổ cơ điện
Nhóm 2: Bộ phận phục vụ chung.
- Bảo vệ
- Bộ phận tạp vụ (nấu ăn, dọn dẹp).
Do đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh là mặt hàng sứ do đó khối
lượng dự trữ, vận chuyển tương đối phức tạp nên để đảm bảo cho tính liên tục
của sản xuất thì bộ phận phục vụ càng phải đảm đương những trách nhiệm
lớn hơn, nặng nề hơn. Bên cạnh bộ phận phục vụ sản xuất công ty còn có ban
bảo vệ, bộ phận tạp vụ, đây là những bộ phận bảo vệ tài sản, phục vụ đời
sôngsinh hoạt của cán bộ công nhân viên, giữ gìn môi trường trong sạch đẹp
để làm việc.
b. Cách trả lương cho bộ phận phục vụ.
Hiện nay công ty đang áp dụng cách trả lương cho bộ phận phục vụ
giống như cách trả lương cho bộ phận quản lý. Tuy nhiên, điểm khác biệt là do
bộ phận phục vụ thường phải làm ca do đó chế độ phụ cấp của họ khác so với
khối quản lý.
L
CNi

= L
cbi
(h + 1) + PC
Cni
Trong đó:
L
CNi
: Lương của công nhân i
L
cbi
: Lương cấp bậc công nhân i
h: Hệ số lương bổ xung
PC
Cni
: Phụ cấp công nhân i
Phụ cấp của công nhân được tính bằng tổng các khoản phụ cấp mà có
các cách tính riêng. Riêng phụ cấp làm ca đêm được tính như sau:
h
H
PC
cbi
CNi
.5,0.
8.22
.210000
=
số giờ làm đêm
VD: Anh Trần Tụng – Phòng bảo vệ có H
cb
= 3,23, hệ số lương bổ xung

trong tháng 2/2002 là h = 0,2
MSL =
L
cb
=
3,80162726.
22
23,3.210000
=
đ
PC =
82308311650
822
233210000
,)giê(.,.
)giê(.
,.
=
đ
Lương của anh Tụng là:
L = 801627,3. (1 + 0,2) + 30831,82 + 992784,6 đ
Trong bộ phận phục vụ tiền lương của tổ cơ điện lại được tính theo cách
khác. Cụ thể như sau:
L
Cni
= ĐG
BCVi
. Q
i
+ PC

i
Trong đó:
L
Cni
: Lương của công nhân i
ĐG
BCVi
: đơn giá bước công việc i.
Q
i
: Khối lượng sản phẩmi.
Đơn giá bước công việc được tính như sau:
ĐG
BCVi
=
îng­ln¶sMøc
L
CBCNVBQ

Với L
CBCNVBQ
: Lương cấp bậc công nhân viên bình quân
Mức sản lượng được xây dựng theo những bước sau:
Bước 1: Phân chia quy trình công nghệ thành các bước công việc
Bước 2: Xác định thời gian hao phí để hoàn thành một sản phẩm công
việc bằng cách đo thời gian.
Bước 3: Tính mức sản lượng cho từng bước công việc.
Thời gian 1 ca (28800 giây)
Mức thời gian của bước công việc
VD: Anh Hoàng Tuyển công nhân tổ cơ điện, anh làm ở bước công việc

cắt sắt từ những miếng to thành những miếng nhỏ theo kích thước quy định.
Ngày 3/2/2002 anh Tuyển cắt được 166 miếng đạt tiêu chuẩn. Anh Tuyển là
công nhân bậc 3/7 có hệ số lương cấp bậc là 1,85 vậy:
+ Lương cấp bậc tháng của anh là: L = 210000. 1,85 = 388500đ
+ Lương cấp bậc ngày: L
Cb ngày
=
17659
22
388500
22
==
ng¸th
L
đ
+ Mức sản lượng bước công việc của công nhân cắt sắt tổ cơ điện là 100
tấn
+ Đơn giá bước công việc:
59176
100
17659
,
tÊn
=
(đồng/tấn).
+ Lương ngày của anh Tuyển là: 176,59. 166 = 29308,96 đ
Nhận xét:
Ưu điểm: Cách trả lương này có những ưu điểm như cách trả lương
cho bộ phận quản lý, đơn giản dễ tính, với tổ cơ điện do có thể xây dựng được
mức sản lượng nên hình thức này khuyến khích động viên người lao động

nâng cao năng suất của họ.
Hạn chế: Cách trả lương cho khối phục vụ theo kiểu này chưa tạo dựng
được sự gắn kết giữa khối phục vụ và khối sản xuất chính.
Chưa có những hình thức khiển trách rõ ràng với những người chưa
hoàn thành nhiệm vụ.
Với tổ cơ điện: để xây dựng chính xác mức sản lượng là rất khó khăn
phức tạp, đồng thời ít có sự điều chỉnh lại định mức. Bên cạnh đó phải thường
xuyên kiểm tra giám sát quá trình sản xuất sản phẩm để tránh tình trạng chạy
theo số lượng sản phẩm mà không chú ý tới chất lượng sản phẩm.
3.3. Trả lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất:
Đây là những người trực tiếp sản xuất và tham gia vào quá trình chế tạo
ra sản phẩm. Hình thức này được áp dụng đối với những người mà hoạt động
sản xuất của họ mang tính độc lập, có thể định mức được khối lượng cũng như
có thể giám sát quá trình sản xuất này.
Cách tính cụ thể như sau:
L
Cni
= ĐG
BCVi
. Q
i
+ PC
Cni
Trong đó:
L
Cni
: Là lượng công nhân ở mức công việc i
ĐG
CBV
: Đơn giá mức công việc i.

Q
i
: Khối lượng sản phẩm loại i
PC
Cni
: Phụ cấp công nhân i.
Để xây dựng đơn giá bước công việc, công ty tiến hành theo những bước
sau:
1. Xây dựng mức sản lượng cho từng bước công việc, công việc này được
thực hiện dựa vào kinh nghiệm lâu năm. Cộng với các phương pháp thử
nghiệm, từ đó ấn định mức sản lượng cho từng công việc.
2. Sau khi đã có mức sản lượng thì tiến hành xác định đơn giá bước công
việc.
ĐG
BCVi
=
22
min
L.H.T

Trong đó:
T: Tiêu hao lao động trong 1 ca:
T =
§
1
NSL
VD: Trong sản xuất sứ dân dụng mức sản lượng cho công đoạn tạo hình
là 1300 sản phẩm/công.
1 0,769 công
1,3 nghìn sp

H: Hệ số cấp bậc công việc xây dựng và cấp trên duyệt
=
L
min
: Mức lương tối thiểu.
Đơn giá tiền lương ở từng công đoạn trong sản xuất sứ dân dụng:
STT Công đoạn Tiêu hao lao
động
(công/nghìn sp)
Hệ số cấp bậc
công việc
Đơn giá
1 Phối liệu 1,538 1,85 27159,682
2 Nghiền bi 1,538 2,41 35380,991
3 Khử sắt 1,538 1,72 25251,164
4 Bể chứa 0,769 1,8 13212,818
5 Tạo hình 0,769 2,41 17690,495
6 Sấy lật 0,769 2,54 18644,755
7 Sấy khô 2,308 1,78 39215,018
8 Sửa mộc 1,538 1,75 25691,591
9 Tráng men 1,538 1,8 26425,636
10 Nung 0,526 1,62 21338,727
11 KCS sứ trắng 0,526 1,72 86359,36
12 Trang trí 1,538 1,62 81338,727
13 Nung 6,25 2,04 29949,055
14 KCS sứ mẫu 1,72 102613,64
15 Sứ dân dụng 1,72 355864,09
VD: Trong sản xuất sứ xây dựng ở công đoạn thành hình có mức tiêu
hao lao động T = 0,761 công/nghìn sp , hệ số cấp bậc công việc là H = 2,41
ĐG

BCV
=
16471
22
2100002419761
=
..
đ.
Lương ngày của công nhân: L
Cni
= 16471. 1,3 = 21412,3 đ
Lương tháng của công nhân: L
tháng
= 21412,3. 26 = 556719,8 đ
Phụ cấp làm thêm 4 ngày thứ 7 trong tháng.

×