Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

một số giải pháp nhằm nâng cao mức thu nhập cho người lao động tại công ty in công đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.8 KB, 17 trang )

một số giải pháp nhằm nâng cao mức thu nhập cho
người lao động tại công ty in công đoàn
3.1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP .
Nâng cao thu nhập cho người lao động là việc làm cần thiết và là chiến
lược sản xuất kinh doanh quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thu nhập của
người lao động chính là công cụ mà người lao động có thể sử dụng để kích
thích, khai thác tối đa khả năng làm việc của người lao động. Việc nâng cao
thu nhập cho người lao động ngoài lợi ích thiết thân mà người lao động nhận
được, còn đem lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp. Thu nhập cao sẽ là động
lực tốt thúc đẩy người lao động học hỏi, tìm tòi, phát huy óc sáng tạo, nâng cao
trình độ tay nghề của bản thân. Đồng thời, nâng cao thu nhập cho người lao
động sẽ làm họ có tinh thần trách nhiệm hơn, hăng hái hơn trong sản xuất.
Nhờ đó, năng suất lao động của doanh nghiệp được tăng lên, hiệu quả sản
xuất kinh doanh cao, đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên.
Thực tế ở Việt nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến vấn
đề này. Họ làm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận nhưng người lao động lại
chưa được trả lương một cách thoả đáng. Thậm chí một số công ty, doanh
nghiệp còn tìm cách bớt xén tiền lương của công nhân qua các hình thức phạt
vô lý.
Tuy nhiên, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng xấu trong chiến lược phát triển
doanh nghiệp về lâu dài. Những công ty, doanh nghiệp nhận thức được tầm
quan trọng của thu nhập đối với người lao động, chú trọng, quan tâm đến lợi
ích của người lao động sẽ có được sự phát triển ổn định và lâu bền. Vì chỉ
những nhà quản trị có tầm nhìn rộng, muốn xây dựng một chiến lược phát
triển lâu dài cho doanh nghiệp mình mới có sự quan tâm, tìm biện pháp nhằm
nâng cao thu nhập cho người lao động.
Để có biện pháp nâng cao mức thu nhập cho người lao động, trước hết
cần xét đến các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến mức thu nhập của người
lao động. Việc nghiên cứu, xem xét các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp lập
được mức thu nhập cho người lao động một cách công bằng, khách quan và


chính xác.
3.1.1. Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến thu nhập của người
lao động
Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động
bao gồm: môi trường của Công ty; thị trường lao động; bản thân người lao
động; bản thân công việc và điều kiện làm việc của Công ty.
Xét yếu tố môi trường Công ty: đây là yếu tố có tính chất quyết định đến
mức thu nhập của mội nhân viên trong Công ty. Việc quyết định mức thu nhập
của một người lao động là bao nhiêu phụ thuộc vào chính sách giá, khả năng
chi trả của Công ty. Ngoài ra còn phải kể đến bầu không khí văn hoá và cơ cấu
tổ chức của Công ty.Trên cơ sở xem xét vị thế của Công ty trên thị trường, xem
xét khả năng tài chính của Công ty, ban lãnh đạo sẽ đưa ra một mức thu nhập
hợp lý- có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn mức thu nhập trung bình trên thị
trường.
Yếu tố thứ hai: thị trường lao động . Đây là yếu tố mang tính khách quan
đối với mức thu nhập của người lao động. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến mức
thu nhập của mỗi nhân viên nhưng lại không nằm trong tầm kiểm soát của
doanh nghiệp hay bản thân người lao động. Yếu tố này bao gồm mức lương tối
thiểu do Chính phủ quy định, tổ chức công đoàn, sức ép xã hội, thực trạng phát
triển của nền kinh tế và các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, mức thu nhập của mỗi người lao động còn tuỳ thuộc vào bản
thân công việc mà họ đảm nhận; năng lực trình độ tay nghề, chuyên môn của
mỗi người và điều kiện làm việc của Công ty.
Như vậy, mức thu nhập của người lao động có tác dụng quan trọng đối
với cả bản thân người lao động và doanh nghiệp. Thu nhập là một trong
những động lực khuyến khích con người hăng say làm việc với tinh thần trách
nhiệm cao nhưng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự bất mãn, trì
trệ trong sản xuất hoặc người lao động sẽ chuyển đến làm việc cho Công ty
khác nếu không được trả thu nhập thoả đáng. Do đó, để có một chính sách về
thu nhập cho người lao động một cách hợp lý, để thu nhập thực sự là đòn bẩy

kinh tế, ngoài cố gắng của bản thân người lao động còn phải có sự nghiên cứu ,
điều chỉnh của mỗi nhà quản trị.
3.1.2 Một số biện pháp nhằm năng cao mức thu nhập cho người
lao động trong doanh nghiệp.
3.1.2.1 Bản thân người lao động.
Bản thân người lao động đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao
mức thu nhập của họ. Muốn có thu nhập cao, người lao động phải hoàn thành
nhiệm vụ của mình, phải có trình độ, kinh nghiệm, tay nghề cao nhằm đáp ứng
yêu cầu của quá trình sản xuất. Ngoài ra, cần phải có những yếu tố khác như
thâm niên công tác, sự trung thành với doanh nghiệp, tiềm năng của bản
thân... là những tác động phụ đến thu nhập của người lao động.
Để nâng cao mức thu nhập của bản thân, người lao động cần chú ý
những điểm sau:
1. Phải sử dụng triệt để và có hiệu quả quỹ thời gian làm việc.
Đây là một biện pháp tích cực và dễ thực hiện nhất nhằm nâng cao mức
thu nhập của bản thân người lao động. Sử dụng triệt để và có hiệu quả quỹ
thời gian làm việc sẽ góp phần tăng thu nhập thông qua tăng hiệu quả công
việc của người lao động.
Ví dụ : 1 công nhân đứng máy trong 1 ngày làm việc (8 giờ) sẽ được 4 sản
phẩm. Trong thời gian làm việc, anh ta tự nhận thấy mình chưa sử dụng triệt
để quỹ thời gian ; còn tiêu tốn thời gian vào việc hút thuốc, uống nước, trò
chuyện... Và vì vậy, anh ta quyết định thử sức lao động thực sự của mình. Kết
quả, số sản phẩm anh ta làm được trong 8 giờ làm việc tăng lên 5 sản phẩm.
Vậy khi người lao động lao động chú trọng hơn đến thời gian làm việc, có
ý thức sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất, năng suất lao động sẽ được tăng
lên góp phần gia tăng thu nhập cho bản thân họ.
2. Mỗi cá nhân người lao động phải có ý thức tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm,
nâng cao trình độ thực hiện mức lao động, phát huy sáng kiến kỹ thuật trong
sản xuất... Đây là những việc cần làm thường xuyên, liên tục đối với mỗi công
nhân sản xuất. Vì, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, sự nhanh nhạy đối với

công việc của mỗi công nhân ngày càng đòi hỏi cao, nếu không muốn tụt hậu,
người lao động phải biết cách tự trang bị kinh nghiệm, kiến thức cho mình. Ví
dụ, học hỏi kinh nghiệm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất như kinh nghiệm
giảm thời gian lãng phí, tiếc kiệm nguyên vật liệu, giảm lượng phế phẩm...
Ngoài ra, mỗi công nhân cần nâng cao trình độ, tay nghề của bản thân qua các
đợt thi tay nghề, thi nâng bậc thợ của doanh nghiệp. Đồng thời, người lao
động còn cần chú tâm đến công việc, phát huy sáng kiến kỹ thuật, công nghệ
nhằm sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, tiếc kiệm nguyên vật liệu,
tiếc kiệm thời gian hao phí...
3. Tăng năng suất lao động cá nhân
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động cá nhân như các
yếu tố gắn với điều kiện lao động; các yếu tố thuộc về nhà quản lý và các yếu tố
thuộc về bản thân người lao động. Ở mục này, chỉ xét đến các yếu tố gắn với
bản thân người lao động.
Để tăng năng suất lao động của bản thân mình, trước hết, người lao
động phải có kỹ năng, trạng thái sức khoẻ nhất định nhằm đáp ứng được các
yêu cầu của quá trình sản xuất. Ngoài ra, cần có cường độ lao động cao; có thái
độ lao động đúng đắn ; có tinh thần trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được
giao. Đặc biệt, người lao động càn phải tôn trọng kỷ luật lao động, nội quy, quy
chế của doanh nghiệp đề ra và phải có sự gắn bó với doanh nghiệp.
Tóm lại, để có mức thu nhập ổn định đồng thời theo kịp sự phát triển
nhanh nhạy của khoa học kỹ thuật, người lao động cần trang bị cho mình
những tri thức, kỹ năng cần thiết nhằm làm nâng cao mức thu nhập của bản
thân. Thực tế, trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt nam, công nhân còn sản
xuất thụ động, chưa có nhiều sáng kiến phục vụ cho quá trình sản xuất, trình
độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của công nhân chưa cao. Đa số
công nhân đều chưa ý thức được việc tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm; thậm chí
còn một số công nhân còn có tư tưởng ỷ lại, bất mãn, ý thức chấp hành kỷ luật
lao động kém... Để có một đội ngũ công nhân lành nghề, ngoài trách nhiệm của
các nhà quản lý, trước hết, người lao động phải tự ý thức trau dồi kiến thức, kỹ

năng của bản thân, tự nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn nhằm nâng cao
thu nhập, mức sống cho mình và gia đình.
3.1.2.2 Về phía doanh nghiệp .
Nâng cao thu nhập cho người lao động luôn là câu hỏi hóc búa đối với mỗi nhà
quản lý. Thu nhập của người lao động được ổn định sẽ làm cho họ gắn bó hơn
với doanh nghiệp, làm việc hăng hái và hết mình hơn. Để có thể tăng mức thu
nhập cho người lao động, doanh nghiệp cần chú ý rất nhiều yếu tố. Có thể nêu ra
một số biện pháp sau:
1. Đảm bảo cho người lao động có việc làm thường xuyên và ổn định.
Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đây
chính là tạo cơ hội cho người lao động thực hiện quyền là nghĩa vụ của mình –
quyền được làm việc nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp phần xây
dựng đất nước. Khi tạo việc làm thường xuyên và ổn định cho người lao động,
doanh nghiệp không những đã tạo điều kiện để người lao động tăng thu nhập,
nâng cao mức sống mà còn góp phần làm giảm các tên nạn xã hội, làm cho xã
hội ngày càng văn minh hơn.
Để người lao động có việc làm ổn định, doanh nghiệp cần chú trọng nghiên
cứu và mở rộng thị trường, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm
nhằm tạo uy tín trên thị trường, thu hút sự quan tâm,chú ý của khách hàng.
Trong sự cạnh tranh quyết liệt hiện nay mỗi doanh nghiệp cần có những
phương hướng, biện pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động thường
xuyên và ổn định, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp của xã hội.
2. Nâng cao năng suất lao động
Nâng cao năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
Tăng năng suất lao động sẽ giúp làm giảm giá thành sản phẩm, tiếc kiệm chi
phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động còn cho
phép giảm số người làm việc, tiếc kiệm quỹ tiền lương đồng thời tăng mức
thu nhập cho từng công nhân do hoàn thành vượt mức sản lượng.
Hiện nay, ở Việt nam, do nền kinh tế chưa phát triển, vì vậy, tăng năng suất

lao động là biện pháp nhằm đưa Việt nam thành nước công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, thực hiện mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh” . Để tăng năng suất lao động, các nhà quản lý cần chú trọng những vấn
đề sau:
Thứ nhất, cải tiến đổi mới kỹ thuật và dây chuyền công nghệ.
Đây là yếu tố mạnh nhất làm tăng năng suất lao động trong mỗi doanh
nghiệp. Hiện nay trên toàn thế giới, khoa học kỹ thuật, công nghệ không
ngừng đổi mới với tốc độ chóng mặt. Vì vậy, để tăng năng suất lao động, mỗi
doanh nghiệp phải nhanh chóng ứng dụng các thành tựu của khoa học , kỹ
thuật, công nghệ vào quá trình sản xuất. Thực tế, trong các doanh nghiệp
Nhà nước ở Việt nam, máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ hầu hết đã
lạc hậu hoặc không đồng bộ do thiếu vốn đầu tư. Do đó để tăng năng suất lao

×