Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty
phần chế tạo Bơm Hải Dương
1. Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
1.1. Khái lược về Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà
nước theo Quyết định số 3065/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về việc xác định giá trị Công ty chế tạo bơm Hải Dương thuộc Tổng Công ty
Máy và Thiết bị Công nghiệp để cổ phần hóa và Quyết định số 07/2004/QĐ-BCN ngày
12/01/2004 về việc chuyển Công ty chế tạo bơm Hải Dương thành Công ty cổ phần chế
tạo bơm Hải Dương và Giấy phép đăng ký kinh doanh lần hai số 0403000144 ngày
31/12/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hải Dương cấp, theo đó:
- Vốn điều lệ: 17.143.300.000 đồng
- Cơ cấu vốn điều lệ:
+ Tỷ lệ cổ phần Nhà nước 51%
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty 49%
- Công ty có trụ sở tại Số 37 – Đại lộ Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Dương,
Tỉnh Hải Dương.
- Công ty có một chi nhánh hoạt động phụ thuộc tại Số 9C – Quốc lộ 22 - P
Trung Mỹ Tây – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 41130116896 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh cấp ngày 14/12/2004.
Ngày 28/7/2006 theo Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch cổ phiếu số
13/TTGDHN-ĐKGD của Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty
chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán
Hà Nội kể từ ngày 28/7/2006 với mã chứng khoán: CTB.
Ngày 29/7/2006 Công ty được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký lưu ký chứng
khoán số 06/2006/GCNCP-TTLK do Giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán thuộc
Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp.
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1960, Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương là một
trong những doanh nghiệp công nghiệp nặng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Từ đó đến nay, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều thăng
trầm cùng đất nước.
- Giai đoạn 1960 - 1975:
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 114/TTg
ngày 24/5/1960 về việc tiếp nhận các tập đoàn sản xuất miền Nam vào quốc doanh. Bộ
Công nghiệp nặng lúc bấy giờ đã tiếp nhận và hợp nhất hai tập đoàn cơ khí Tiền Giang
và Hậu Giang ở Hà Nội thành Nhà máy cơ khí Đống Đa Hà Nội vào ngày 01/8/1960,
với trên 40 cán bộ công nhân viên chuyên sửa chữa ô tô và sản xuất các mặt hàng cơ khí
đơn giản như ê-tô nguội, quạt lò rèn, kìm, búa,… rồi tiến đến những máy bơm cỡ nhỏ
mang ký hiệu BN8K. Đây chính là tiền thân của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải
Dương ngày nay. Cũng từ đó ngày 01/8 hàng năm được lấy làm ngày kỉ niệm thành lập
Công ty.
Cuối năm 1961, Bộ điều động trên 100 công nhân kỹ thuật của hai trường Kỹ
thuật dệt Nam Định và trường công nhân kỹ thuật Hải Phòng lập đội thanh niên xung
kích và Ban xây dựng cơ bản về tiếp nhận sở rượu Hải Dương trên quốc lộ 5 để đầu
năm 1962, Nhà máy được chuyển về đây với diện tích 2,8 ha, lúc này Nhà máy vẫn
mang tên Nhà máy cơ khí Đống Đa. Đầu năm 1963, do yêu cầu tưới tiêu để phát triển
nông nghiệp, Bộ giao cho Nhà máy nhiệm vụ chế tạo máy bơm và Nhà máy được đổi
tên là Nhà máy chế tạo bơm. Thời kỳ này, với chưa đầy một chục Đảng viên và 140 cán
bộ công nhân viên, Nhà máy mới chỉ chế tạo được một số máy bơm nông nghiệp cỡ
nhỏ kiểu BN8, 8K, còn chủ yếu là chế tạo các loại công cụ phục vụ sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và chế tạo đá mài (lúc này Nhà máy vẫn còn một phân xưởng chế
tạo đá mài).
Hòa trong khí thế miền Bắc bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ lấy xây
dựng Chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, với phong trào thi đua “Ba nhất” trong công
nghiệp, cán bộ công nhân viên Nhà máy đã vừa sản xuất, vừa xây dựng, cải tạo nhà
xưởng cũ, xây dựng mới xưởng cơ khí và nhà làm việc, nhiều sản phẩm của Nhà máy
đã về với bà con nông dân các tỉnh miền Bắc, góp phần làm nên những mùa vàng bội
thu. Cuối năm 1966, do nhu cầu phát triển công nghiệp của đất nước, phân xưởng đá
mài được tách ra thành Nhà máy Đá mài (nay là Công ty cổ phần Đá mài Hải Dương).
Bị thất bại liên tiếp trên các mặt trận ở miền Nam, năm 1964 giặc Mỹ ồ ạt tiến
hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhiều cán bộ công nhân viên Nhà máy đã rời tay
búa lên đường ra trận, Nhà máy cũng đã phải hai lần sơ tán về các vùng nông thôn
thuộc huyện Tứ Kỳ. Trong lúc phương tiện vận chuyển thiếu, chủ yếu là dùng sức
người, nhưng với ý chí kiên cường khắc phục mọi khó khăn, tất cả vì miền Nam ruột
thịt, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, cán bộ công nhân viên Nhà máy đã vận
chuyển an toàn hàng trăm tấn vật tư, máy móc, thiết bị về nơi sơ tán, kịp thời sản xuất
hoàn thành kế hoạch Bộ giao hàng năm. Sản xuất trong điều kiện ngày đêm máy bay
Mỹ luôn rình rập ném bom đã biết bao khó khăn, lại gặp hai trận lụt lớn vào các năm
1968 và 1971, gây nhiều khó khăn và tổn thất cho sản xuất, song cán bộ công nhân viên
Nhà máy đã bảo vệ an toàn được máy móc, giữ vững sản xuất, góp phần cùng cả nước
bảo vệ vững chắc miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và hết lòng chi viện cho miền Nam.
Trong thời kỳ này, công nghệ kỹ thuật của sản phẩm của Nhà máy được cải tiến
từ loại máy bơm có lưu lượng từ 182 m³/h lên 400 m³/h (1969), và từ chỗ chạy bằng
Diesel đến chạy bằng động cơ điện, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa nâng cao hiệu suất
sử dụng.
Với những đóng góp vào sự nghiệp chung của cả nước, thời kỳ này Nhà máy đã
vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III (1963) và nhiều
phần thưởng cao quý khác.
- Giai đoạn 1975 – 1990:
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà máy bước vào thời kỳ phát triển
mới. Số lượng cán bộ công nhân viên đông thêm, có năm lên đến 1200 người, sản phẩm
cũng đa dạng hơn, gồm nhiều loại máy bơm, chủ yếu là bơm nông nghiệp, các loại van,
quạt và tuốc-bin cỡ nhỏ. Năm 1975, Nhà máy vinh dự được Nhà nước giao thực hiện
công trình KT75 góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu. Năm 1976, chiếc bơm 8000m³/h đầu tiên được chế tạo thành công lắp
tại trạm My Động – Hải Hưng đánh dấu bước tiến mới về khoa học kỹ thuật của Nhà
máy. Từ đó chủng loại sản phẩm ngày càng tăng lên, chất lượng sản phẩm không ngừng
nâng cao, góp phần tích cực vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển
kinh tế đất nước. Hàng năm Nhà máy đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao.
Tháng 2/1985 Nhà máy được Bộ Công nghiệp nặng cấp bổ sung 2,8 triệu đồng vốn lưu
động để tạo điều kiện cho Nhà máy thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Đến thời gian này do những bất cập của cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung,
Nhà máy gặp nhiều khó khăn như: lao động đông, công ăn việc làm thiếu, tiêu thụ kém,
… Ngoài những sản phẩm chính là máy bơm, van, quạt, Nhà máy phải mở ra nhiều
ngành nghề kinh doanh phụ như sản xuất gạch, chế tạo một số mặt hàng cơ khí nhở như
bơm xe đạp, xe đạp trẻ em, máy tẽ ngô,…, mở một số dịch vụ khác song vẫn còn nhiều
khó khăn; nhiều lao động phải nghỉ việc theo chế độ 176 hoặc bươn chải sang các hoạt
động khác. Có thể nói đây là thời kỳ khó khăn nhất của Nhà máy.
Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, và đặc biệt là từ khi có Quyết định
Số 21/HĐBT ban hành ngày 14/11/1987 về việc trao quyền tự chủ về kinh doanh, tự
chủ về tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên
Nhà máy đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, khắc phục mọi khó khăn, phát động nhiều
phong trào thi đua, khai thác sức mạnh tập thể, từng bước ổn định và phát triển sản
xuất, đưa Nhà máy vượt qua gian khó, tiếp tục phát triển.
Thời kỳ này Nhà máy đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng hai Huân chương
lao động hạng III (năm 1977 và 1982), một Huân chương lao động hạng II (năm 1984).
- Giai đoạn 1990 – 2003:
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7, 8, 9 nhiều cơ chế,
chính sách mới của Đảng và Nhà nước đã tạo thuận lợi để Nhà máy chủ động, sáng tạo
tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác quốc tế. Nhà máy đã đầu tư một số thiết
bị mới như lò nấu thép trung tần, máy phân tích nhanh, áp dụng và cải tiến công nghệ
làm khuôn, công nghệ nấu luyện kim loại và công nghệ gia công cơ khí. Sản phẩm giai
đoạn này của Nhà máy không chỉ có bơm nông nghiệp, Nhà máy đã nghiên cứu, thiết kế, chế
tạo nhiều loại bơm công nghiệp phục vụ cho ngành khai thác mỏ, các ngành sản xuất đường,
giấy, chế tạo phân hóa học, bơm nước mặn và bơm cột áp cao cho vùng trung du, miền núi.
Các loại van áp lực cao đến 16 kg/cm
2
, các loại quạt lưu lượng lớn đến 40000m
3
/h và nhiều
loại sản phẩm đã đạt chất lượng tương đương hàng ngoại nhập.
Từ chỗ trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, cơ sở vật chất quá xuống cấp, thiếu thốn
nghiêm trọng, đến nay Nhà máy đã tự đầu tư một số máy móc quan trọng, chủ yếu để
nâng cao năng lực sản xuất, điều tiết cân đối các nguồn vốn, tạo đủ vốn cho sản xuất
kinh doanh. Cụ thể, Nhà máy đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 500 lao động với mức
thu nhập ngày càng được cải thiện; tốc độ tăng trưởng trên dưới 15%, trong mỗi năm
các chỉ tiêu kinh tế đều tăng từ 4,5 – 5 lần so với những năm đầu bước sang cơ chế
quản lý mới. Sản xuất ổn định và phát triển, doanh thu ngày càng tăng; đến năm 1993
doanh thu đã đạt trên 10 tỷ đồng và năm 2002 đạt trên 30 tỷ đồng. Công ty đã dần từng
bước mở rộng thị trường, đã trúng thầu và thực hiện nhiều gói thầu quốc tế, bắt đầu có
sản phẩm xuất khẩu sang một số nước trong khu vực và thế giới.
Tháng 10/1996, sản phẩm của Nhà máy giành giải thưởng bạc chất lượng vàng Việt
Nam; đến năm 1998, giành giải “Huy chương vàng bạn của nhà nông”.
Đến ngày 24/02/1997, theo quyết định của Công ty Máy và thiết bị công nghiệp
– Bộ Công nghiệp, Nhà máy chế tạo bơm Hải Dương được đổi tên thành Công ty chế
tạo bơm Hải Dương, có địa chỉ tại 37 – Đại lộ Hồ Chí Minh – Thành phố Hải Dương –
Tỉnh Hải Dương.
Năm 1999, Công ty được Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu ngành cơ khí
Việt Nam. Cùng năm, sản phẩm của Công ty đạt nhiều giải thưởng tạo các hội chợ hàng
công nghiệp, hàng phục vụ nông nghiệp, giải bạc chất lượng vàng Việt Nam.
Năm 2000, Công ty đạt giải Bông lúa vàng Việt Nam. Ngày 23/4 cùng năm,
Công ty được hãng BVC cấp chứng chỉ ISO 9001, 9002 cho sản phẩm bơm và van công
nghiệp của Công ty. Trong năm này, Nhà máy cũng bắt đầu áp dụng Hệ thống quản lý
môi trường ISO 14000 với những cam kết bảo vệ môi trường, xử lý chất thải theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Với những đóng góp cho sự phát triển của đất nước cùng những thành công của
Công ty, thời kỳ này Công ty đã được Nhà nước trao tặng hai Huân chương lao động
hạng III vào các năm 1977 và 1982, hai Huân chương lao động hạng II vào các năm
1984 và 1990, một Huân chương lao động hạng Nhất năm 1995 và một Huân chương
Độc lập hạng III năm 2000.
- Giai đoạn 2003 đến nay:
Tháng 6 năm 2003 là dấu mốc bắt đầu thời kỳ bước vào giai đoạn phát triển mới
của Công ty – giai đoạn bắt đầu cổ phần hóa doanh nghiệp. Tiến hành cổ phần hóa,
Công ty gặp biết bao khó khăn: người lao động dôi dư, hàng tỷ đồng đầu tư dở dang, số
dư công nợ phải trả cán bộ công nhân viên lên tới hàng chục tỷ đồng, giá vật tư lên cao,
sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm,…. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh
doanh, tổ chức mới thay đổi, song Công ty vẫn quyết tâm thực hiện chủ trương cổ phần
hóa doanh nghiệp của Nhà nước. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc cổ phần
hóa, Đảng bộ, Ban lãnh đạo Công ty đã tập trung chỉ đạo lập kế hoạch, phân công phân
nhiệm rõ ràng, làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, phát huy dân chủ để cán bộ
công nhân viên hiểu và tích cực ủng hộ. Do đó, các bước cổ phần hóa đã được thực
hiện đúng pháp luật, có chất lượng cao, đạt yêu cầu về thời gian. Đến tháng 01/2004,
Công ty chính thức trở thành Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương và đi vào hoạt
động theo Quyết định Số 07/2004/QĐ – BCN ngày 12/11/2004 của Bộ Công nghiệp,
giấy phép đăng ký kinh doanh số 0403000144.
Hiện nay, Công ty có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật gần 100 người có
trình độ đại học chuyên nghiên cứu thiết kế công nghệ. Bên cạnh đó Công ty còn có
một đội ngũ đông đảo công nhân tay nghề cao có kinh nghiệm chế tạo các thiết bị thủy
khí có yêu cầu kỹ thuật cao bằng các vât liệu như gang hợp kim gang cầu, thép không
gỉ, kim loại màu,… cùng các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, tư vấn các công trình sử dụng
thiết bị thủy khí, kinh doanh thiết bị, vật tư phục vụ cho công trình. Sản phẩm bơm Hải
Dương hiện không những chiếm phần lớn thị phần trong nước mà còn được xuất sang
các nước trong khu vực và châu Âu, châu Phi. Sản phẩm của Công ty đã hai lần đoạt
giải chất lượng vàng Việt Nam, Cúp ngôi sao chất lượng, đạt nhiều Huy chương vàng
tại Hội chợ trong nước, quốc tế; thương hiệu của Công ty đạt giải thưởng Sao vàng đất
Việt năm 2004, giải “Thương hiệu nổi tiếng năm 2005” và Cúp vàng thương hiệu Việt
Nam năm 2005; Công ty cũng đã nhận được nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ, Tỉnh,
Ngành. Tất cả những giải thưởng, bằng khen đó đã minh chứng cho chất lượng sản
phẩm và các dịch vụ hoàn hảo của Công ty.
Cùng với sự phát triển đi lên đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng, Công ty thường xuyên đầu tư bổ sung nhiều thiết bị mới, hiện đại như các lò nấu
kim loại 500, 750, 2000 kg/mẻ, dây chuyền đúc Furan, thiết bị làm khuôn, phun bi làm
sạch, sơn tĩnh điện,…. Các công nghệ tiên tiến cũng được áp dụng như: nấu luyện các
mác gang, thép hợp kim, thép không gỉ, hợp kim đồng. Đặc biệt Công ty đã có quan hệ
hợp tác liên doanh với những tập đoàn lớn của các nước phát triển như: Ebara (Nhật
Bản), AVK (Đan Mạch) để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu
mã sản phẩm, duy trì và liên tục cải tiến nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001:2008.
Với hàng trăm loại mẫu mã, kiểu dáng liên tục được cải tiến phù hợp với các
điều kiện sản xuất, các địa hình khác nhau, sản phẩm của Công ty đã khẳng định được
vị trí số 1 trên thị trường hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay Công ty cũng đang gặp phải một số khó khăn, thử
thách mới như: Sự hòa nhập thị trường quốc tế ở mức độ cao, đặc biệt là từ khi Việt
Nam gia nhập WTO, thị trường Việt Nam sẽ được mở rộng hơn cho các doanh nghiệp
nước ngoài, khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt; vật tư, nguyên vật liệu cho
sản xuất liên tục tăng giá,….
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, bắt đầu từ những tháng ngày đầy
gian khổ, song bằng sự nỗ lực của Công ty, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước,
Công ty đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật đầy đủ, nâng cao trình độ sản xuất và quản lý cán bộ công nhân viên, đáp
ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước.
1.1.2. Sản phẩm dịch vụ chính
- Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại máy bơm, van nước, quạt công
nghiệp, tuốc bin nước, các sản phẩm cơ khí.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ sản
xuất kinh doanh.
- Xây lắp và sửa chữa các công trình cấp thoát nước, các hệ thống máy bơm, van
và các sản phẩm khác của Công ty.
- Chế tạo, cung cấp vật tư, thiết bị và lắp đặt các công trình điện hạ thế.
- Sản phẩm chính của Công ty là các loại bơm dùng cho nông nghiệp và các loại
máy bơm dùng cho ngành công nghiệp và phục vụ dân sinh; Van nước và quạt công
nghiệp các loại dùng trong các hệ thống đường ống cấp thoát nước.
• Bơm phục vụ nông nghiệp bao gồm bơm Hỗn lưu (HL) và bơm Hướng trục
đứng (HTĐ), bơm hút hai phía, bơm nhiều tầng cánh,… có lưư lượng từ 100 –
36000 m3/giờ.
• Bơm phục vụ công nghiệp có nhiều loại như bơm Ly tâm (LT, LV,…), bơm
nhiều tầng (LTC), bơm hút hai phía LT2, bơm bùn cát ly tâm sệt (LTS),… dung
cho khai thác mỏ, công nghệ sản xuất giấy, đường, công nghệ hoá học, khai thác
dầu khí và cấp thoát nước.
• Các loại Van nước dùng trong hệ thống cấp thoát nước phục vụ dân sinh, các
loại quạt công nghiệpdùng trong các hệ thống thông gió trong sản xuất công
nghiệp.
- Các dịch vụ chủ yếu là tư vấn về thiết kế sản phẩm, chọn lựa sản phẩm, lắp đặt,
bảo trì, bảo dưỡng, đào tạo công nhân vận hành,…
1.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ
- Quy trình công nghệ:
Quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm là một trong những điểm trọng yếu
để phát triển của doanh nghiệp, quyết định số lượng và chất lượng sản phẩm được sản
xuất ra. Sự hiện đại và phát triển của dây chuyền công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng và giá thành tiêu thụ sản phẩm.
Tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương sản phẩm sản xuất theo một quy
trình khép kín phức tạp và đa chủng loại. Do đó, tùy theo từng loại sản phẩm sản xuất
mà có các bước công nghệ khác nhau. Tuy vậy, hầu hết các sản phẩm của Công ty được
sản xuất theo một quy trình chung như sau:
Từ nguyên vật liệu (gang, sắt, thép,…) qua giai đoạn tạo khuôn mẫu đúc ra phôi
của sản phẩm, sau đó được gia công cơ khí hoặc được gia công nhiệt luyện, gò hàn rèn
tùy theo tính chất của chi tiết cần gia công hay sản phẩm cần tạo ra ở từng khâu. Tại
đây, sản phẩm được gia công sẽ được kết hợp với một số bán thành phẩm và thành
phẩm mà Công ty không sản xuất như vòng bi, động cơ,… Tiếp theo, chúng được
chuyển sang lắp ráp chạy thử và hiệu chỉnh. Tại bước công nghệ này sản phẩm được đo
kiểm kê các thông số kỹ thuật xem có đạt hiệu quả hay không; sản phẩm nào đạt yêu
cầu thì chuyển sang bước tiếp theo là matít, sơn trang trí và hoàn thiện sản phẩm, sau đó
được đem nhập kho thành phẩm.
Nguyên vật liệu (gang, sắt, thép,…) Lắp ráp, sau đó tải và sơn mattít trang tríSản phẩm hoàn thành nhập kho
Bán thành phẩm mua ngoài (vòng bi, động cơ)
Cơ khí lắp ráp
Gò – hàn – rèn
Mạ nhiệt luyện
Gang Đúc
Sơ đồ 1 : Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu đến thành
phẩm
Vòng bi
Động cơ
Sắt
thép
- Công tác tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh của Công ty:
Ngoài công tác tổ chức sản xuất, Công ty luôn quan tâm đến việc tổ chức hoạt
động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục. Điều này là do lãnh đạo Công ty
luôn ý thức được rằng nếu tổ chức kinh doanh tốt thì việc tiêu thụ sản phẩm của Công
ty sẽ đạt hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận
cho Công ty, đồng thời nâng cao được đời sống của người lao động.
Theo đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty thì mọi hoạt động tổ chức kinh
doanh của Công ty được tổ chức tập trung thông qua phòng chuyên môn, đó là Phòng
Kinh doanh. Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu của khách hàng, xây
dựng giá thành, tiến hành xâm nhập thị trường, mở rộng thị trường và mạng lưới tiêu
thụ; đồng thời thực hiện bán hàng cho khách, bao gồm cả giao hàng tại kho Công ty hay
vận chuyển hàng đến chân công trình cho khách hàng. Mọi nhu cầu của khách hàng đều
được đưa tới Phòng Kinh doanh. Nếu là hàng truyền thống và thông dụng thì nhân viên
bán hàng có nhiệm vụ viết hóa đơn bán hàng cho khách, sau đó đưa đến ngành quản lý
kho; ngành quản lý kho có nhiệm vụ xuất hàng cho khách theo hóa đơn bán hàng.
Trong trường hợp sản phẩm đặt theo yêu cầu của khách hàng thì bộ phận bán hàng nhận
đơn đặt hàng của khách, sau đó đưa đến Phòng Thiết kế công nghệ và hẹn ngày giao
Hợp đồng của khách hàng Phòng Kinh doanh Kho Khách hàng
Lắp ráp chạy thử
Mattít hoàn thiện
Mẫu - Đúc
Gia công cơ khí
Phòng Thiết kế công nghệ
Gò hàn rèn - Nhiệt luyện
hàng cho khách. Phòng Thiết kế công nghệ sẽ thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng và
đưa thiết kế xuống xưởng đúc hay xưởng gò – hàn – rèn để làm phôi, sau đó đưa sang
xưởng cơ khí lắp ráp để gia công lắp ráp. Bước tiếp theo sản phẩm được đưa đi chạy
thử để kiểm tra xem có đạt yêu cầu của khách hàng không. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu
sẽ được đưa sang khâu sơn trang trí, giao thẳng cho khách hàng hay nhập kho thành
phẩm giao cho khách sau.
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất – kinh doanh sản phẩm
Vât liệu
Đúc
Bán hàngTrang trí sản phẩm
Gò hàn rèn
Lắp ráp sản phẩmGia công cơ khí
Nhập kho
Thử nghiệm sản phẩm
Sơ đồ 3 : Khái quát quy trình sản xuất
1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty
Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật
có liên quan đến Công ty
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có
quyền quyết định cao nhất của Công ty
Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị để quản lý Công ty trong nhiệm kỳ,
bầu Ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, điều hành
Công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty
Điều hành hoạt động của Công ty là Tổng Giám đốc.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng.
Điểm nổi bật của mô hình này là nhiệm vụ được phân định rõ ràng, mỗi phòng ban có
chức năng riêng biệt, hiệu quả tác nghiệp cao, dơn giản hoá việc đào tạo chuyên gia.
Bên cạnh đó nhược điểm của mô hình này là mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng
thường coi trọng lĩnh vực của mình, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng,
chuyên môn hoá quá mức, hạn chế phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên.