THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN
HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên đơn vị: Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội
- Địa chỉ: 17B Hàn Thuyên Phạm Đình Hổ, Hà Nội
Ngày 22/6/1999, tại Viêng Chăn thủ đô của nước CHDCND Lào, Ngân hàng Liên
doanh Lào - Việt đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động, là Liên doanh giữa hai
ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Lào và NHĐT&PT Việt Nam.
Trải qua quá trình hoạt động kinh doanh, được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban ngành hữu quan hai nước, sự giúp đỡ mọi mặt của
hai Ngân hàng đối tác cùng với sự nỗ lực vươn lên của Ngân hàng Liên doanh Lào -
Việt, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt đã từng bước trưởng thành và phát triển về số
và chất lượng của qui mô hoạt động dịch vụ, thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ,
đặc biệt là công tác chuyển đổi LAK/VND để phục vụ trong thanh toán giữa các Doanh
nghiệp hai nước, góp phần thực hiện chính sách về tài chính tiền tệ, phục vụ sự phát
triển kinh tế xã hội, góp phần vào việc phát triển quan hệ hợp tác về kinh tế, thương
mại, đầu tư giữa hai nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Liên doanh
Lào - Việt đã thành lập thêm các chi nhánh trở thành một hệ thống Ngân hàng Liên
doanh Lào - Việt: Ngày 27/03/2000 thành lập Chi nhánh Hà Nội, ngày 22/06/2001
thành lập Chi nhánh Chăm Pa Sak, ngày 23/04/2003 thành lập chi nhánh TP Hồ Chí
Minh. Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đã tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng
Liên doanh Lào - Việt tiếp cận và phục vụ khách hàng trên địa bàn Chi nhánh và các địa
bàn lân cận, là cầu nối trong thanh toán giữa hai nước, thông qua công tác chuyển đổi
LAK/VND đã góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào -
Việt.
Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh đầu tiên của hệ thống được thành lập, hoạt động
theo phương châm thuận tiện, nhanh chóng, an toàn tuân thủ pháp luật, trong 5 năm qua
Chi nhánh Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, phân đấu thực hiện hoàn thành và
hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra, là một đơn vị vững mạnh,
Văn phòng PhòngTín dụng PhòngKế toán – Tài chính
PhòngKiểm soát nội bộ
Ban Giám Đốc
PhòngNguồn vốn và KDĐN
hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự trưởng thành và phát triển chung của hệ thống
Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng Lào -Việt chi nhánh Hà Nội
2.1.2.1 Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Hà
Nội
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt
chi nhánh Hà Nội
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức
a) Văn phòng
Văn phòng thực hiện hai nhiệm vụ: Tổ chức cán bộ và hành chính văn phòng.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Công tác tổ chức cán bộ:
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc hình thành mô hình tổ chức bộ máy,
thành lập, sáp nhập, tách hoặc giải thể các phòng ban, hay các đơn vị trực thuộc của
LVB.HN phù hợp với quy mô phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn.
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc tuyển dụng cán bộ, quản lý cán bộ, sắp
xếp, đề bạt, miễn nhiệm, điều động, nâng lương, cử cán bộ đi học, khen thưởng, kỷ
luật. Thực hiện chính sách hưu trí, thăm hỏi cán bộ của Chi nhánh theo sự phân công và
ủy quyền về công tác tổ chức và quản lý cán bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt
Hà Nội.
- Nghiên cứu thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành và
địa phương về công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ cho cán bộ
của Chi nhánh.
- Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch lao động tiền lương, tiền thưởng và công
tác thi đấu trong toàn Chi nhánh.
- Tổ chức quản lý, theo dõi lao động (nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng, đi
học…), kiểm tra giờ giấc lao động và thực hiện nội quy của cơ quan.
- Thực hiện công tác thống kê về tổ chức cán bộ theo đúng quy định và hướng dẫn
của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt.
Công tác hành chính văn phòng:
- Tiếp nhận, gửi và tổ chức lưu trữ, bảo quản tất cả các công văn, tài liệu, văn bản
của Chi nhánh.
-Quản lý sử dụng con dấu an toàn đúng quy định.
- Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ trong Chi nhánh (theo ủy quyền
của Giám đốc).
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện dụng cụ
làm việc, bảo quản tốt tài sản trong cơ quan.
- Tổ chức quản lý, bảo quản an toàn tài sản của cơ quan, tài sản thuê. Tiến hành
kiểm kê tài sản theo quy định.
- Đảm nhiệm công tác hậu cần, phối hợp các án phẩm, báo chí, văn phòng phẩm
phục vụ công tác hoạt động kinh doanh, nghiên cứu học tập đến Ban lãnh đạo, các
phòng ban, phục vụ tiếp cận, tiếp khách của Chi nhánh, công tác ngoại giao của Chi
nhánh.
- Tổ chức bảo vệ tuyệt đối an toàn cơ quan, an toàn phương tiện vận chuyển của
khách hàng, đảm bảo vệ sinh khu vực cơ quan sạch đẹp….
- Tổ chức thực hiện các công tác khác theo sự phân công của Ban lãnh đạo.
b) Phòng Tín dụng:
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tín dụng bao gồm:
- Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị tất cả các
sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh; duy trì và nâng cao chất lượng nền khách hàng;
- Tiếp nhận và xử lý tất cả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tuân
thủ đúng các quy định của pháp luật, quy chế, quy định, quy trình nội bộ Ngân hàng
Liên doanh Lào - Việt đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, phòng ngừa rủi ro.
- Thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định nội bộ về bảo đảm tiền vay
trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; tổ chức thực hiện định giá tài sản làm cơ sở
trình Giám đốc ký hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba với khách hàng
theo đúng quy định; quản lý và hạch toán tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng vay
vốn, bảo lãnh...;
- Nghiên cứu, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, tìm kiếm khai thác
những dự án khả thi để mở rộng tín dụng. Xây dựng kế hoạch mở rộng khách hàng và
thực hiện chính sách khách hàng một cách linh hoạt và có hiệu quả;
- Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định
c) Phòng Nguồn vốn và kinh doanh đối ngoại:
Chức năng của phòng Nguồn vốn và KDĐN
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm của Chi nhánh, đồng thời đề xuất với
Giám đốc các biện pháp trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi
nhánh nhằm hoàn thành các chương trình, mục tiêu kinh doanh đề ra.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, nguồn vốn, tín dụng, kinh
doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi nhánh.
Nhiệm vụ của phòng Nguồn vốn và KDĐN
- Nhiệm vụ về kế hoạch tổng hợp:
+ Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh
doanh;
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, chính sách lãi suất,
chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng, chính sách và kế hoạch phát triển
dịch vụ, tiếp thị khách hàng;...
+ Lập, thực hiện, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh ( 5
năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình công tác (năm, quý, tháng) để thực
hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; lập các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(tháng, quý, năm) của Chi nhánh;
+ Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, trên cơ sở
đó xây dựng giá cả sản phẩm, dịch vụ. Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan
đến an toàn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh;
+ Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi cầu
khách hàng;
+ Nghiên cứu và là đầu mối phối hợp với các phòng trong việc phát triển các sản
phẩm mới.
- Nhiệm vụ về nguồn vốn:
+ Tổ chức quản lý hoạt động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của Chi nhánh;
thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định;
+ Nghiên cứu, chọn lựa, ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn;
+Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc trong công tác huy động vốn.
- Nhiệm vụ về kinh doanh ngoại tệ
+ Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật về
quản lý ngoại hối, đảm bảo đáp ứng ngoại tệ để phục vụ nhu cầu khách hàng, kinh
doanh có lãi và hạn chế rủi ro;
+ Xác định tỷ giá giao dịch hàng ngày trình Giám đốc ký duyệt làm cơ sở thực
hiện.
- Nhiệm vụ về thanh toán quốc tế
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
và pháp luật đáp ứng yêu cầu là cầu nối thanh toán giữa hai nước Việt – Lào và nhu cầu
thanh toán quốc tế của khách hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu,
tăng nguồn thu cho Chi nhánh.
- Thực hiện báo cáo thống kê và các báo cáo khác liên quan đến nghiệp vụ của
Phòng nghiệp vụ kinh doanh theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
d) Phòng Kế toán tài chính
Chức năng của phòng Kế toán tài chính
- Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thực hiện các dịch vụ
ngân hàng bán lẻ, thực hiện các nghiệp vụ về kho quỹ và công tác điện toán của Chi
nhánh.
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm,
đồng thời đề xuất các giải pháp trong chỉ đạo điều hành cho Ban lãnh đạo về công tác
tài chính, kế toán, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, nghiệp vụ kho quỹ, công tác điện toán
nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của Chi nhánh, đảm bảo hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh ổn định, phát triển và đúng pháp luật.
Nhiệm vụ của Phòng Kế toán- điện toán:
- Nhiệm vụ về công tác tài chính- kế toán:
+ Thực hiện nhiệm vụ của kế toán chi tiết: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp
thong tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian cho tất cả các
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngoại trừ tín dụng và thanh toán quốc tế theo chế
độ và chuẩn mực kế toán, đảm bảo phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, kịp
thời, chính xác nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính của Chi nhánh.
+ Thực hiện nhiệm vụ của kế toán tổng hợp: thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp
thong tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của Chi nhánh theo chế độ và chuẩn
mực kế toán nhằm phản ánh trung thực tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh để phục vụ yêu cầu quản trị của
Ban lãnh đạo cũng như của các cơ quan quản lý. Đảm bảo cân đối tài khoản kế toán
toàn Chi nhánh được cập nhật hàng ngày, tháng, quý, năm phục vụ cho công tác chỉ đạo
Giám đốc.
+ Thực hiện công tác quyết toán năm tài chính kịp thời, chính xác theo đúng thời
gian quy định
+ Xây dựng và đề xuất Giám đốc Chi nhánh ban hành hệ thống tài khoản kế toán
theo quy định.
+ Thực hiện, kiểm tra, kiểm sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp,
thanh toán nợ theo chế độ quy định của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Hà Nội và
theo quy định của pháp luật; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành
tài sản.
+ Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
+Phân tích thông tín, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu
cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính Chi nhánh.
+ Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, tài chính, thống kê theo quy định
+ Thực hiện bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định
- Nhiệm vụ về dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
+ Thực hiện mở và quản lý các tài khoản tiền gửi của các khách hàng đảm bảo
nhanh chóng, thuận lợi đáp ứng theo yêu cầu khách hàng và tuân thủ theo quy định.
+ Quản lý và sử dụng ấn chỉ quan trọng theo quy định và đảm bảo an toàn toàn
tuyệt đối. Tham mưu và đề xuất với Ban lãnh đạo về kế hoạch in ấn chỉ quan trọng.
+ Thực hiện chuyển tiền trong nước kịp thời, chính xác đảm bảo an toàn tài sản
của khách hàng và của Chi nhánh. Thực hiện thu phí chuyển tiền đầy đủ và chính xác.
+ Thực hiện thu đổi ngoại tệ và các dịch vụ khác theo quy định.
- Nhiệm vụ về Nghiệp vụ kho quỹ:
+ Thực hiện chế độ giao nhận, bảo quản tiền mặt, tài dản quý và giấy tờ có giá
theo quy định nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản khách hàng và của Chi nhánh.
+Phối hợp với Văn phòng làm tốt công tác vận chuyển tiền mặt được an toàn.
+ Tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo kiểm soát và điều hành mức tồn quỹ hợp
lý về số lượng, cơ cấu tiền mặt để việc sử dụng vốn tiền mặt an toán, hiệu quả và đáp
ứng khả năng chi trả của khách hàng.
+ Thực hiện báo cáo, điện báo đầy đủ, kịp thời theo quy định.
- Nhiệm vụ về công tác điện toán:
+ Tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo về xây dựng chương trình phát triển phần
mềm tin học hiện đại đáp ứng cao yêu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
+ Quản trị hệ thống thông tin dữ liệu để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động
chuyên môn. Đảm bảo kết nối mạng nội bộ và mạng diện rộng được ổn đinh, thông suốt
nhằm thực hiện tốt các dịch vụ ngân hàng.
+ Nghiên cứu, khai thác chương trình phần mềm nhằm phục vụ các yêu cầu quản
trị của Ban lãnh đạo.
+ Lưu trữ bảo mật thông tin; đảm bảo bí mật tuyệt đối chương trình và dữ liệu
thông tin của Chi nhánh.
+ Bảo trì, sửa chữa các thiết bị tin học, mạng máy tính. Khắc phục các sự cố trong
khả năng cho phép. Liên hệ các cơ quan, công ty tin học khác hỗ trợ khi cần thiết
e) Phòng Kiểm soát nội bộ
Chức năng của Tổ kiểm soát nội bộ
- Thực hiện công tác giám sát hoạt động, kiểm tra trực tiếp toàn bộ hoạt động
của Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào - Việt tại Hà Nội tuân thủ đúng pháp luật và
các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt.
- Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoạt động
của Chi nhánh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
Nhiệm vụ của Tổ kiểm soát nội bộ
-Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra nội bộ trình Giám đốc phê
duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Thực hiện giám sát hoạt động và kiểm tra trực tiếp theo chương trình, kế hoạch
được duyệt tuân thủ đúng pháp luật và các quy định nội bộ của Ngân hàng Liên doanh
Lào - Việt:
+ Giám sát hoạt động: là việc thu thập, sàng lọc, phân tổ, phân tích, tổng hợp...
thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động, phát hiện sai phạm, rủi ro
tiềm ẩn nhằm kịp thời cảnh báo, kiến nghị biện pháp ngăn ngừa và phục vụ cho việc
hoạch định yêu cầu, kế hoạch kiểm tra trực tiếp;
+ Kiểm tra trực tiếp: là việc lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp (kiểm
tra cân đối, đối chiếu, kiểm tra, điều tra, thực nghiệm, chọn mẫu, phân tích...) để thu
thập, xác minh, đánh giá các bằng chứng liên quan đến nội dung kiểm tra, làm cơ sở
cho việc đánh giá, kết luận, kiến nghị về việc tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ của
Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt.
- Lập báo cáo trình Giám đốc kết quả giám sát, kiểm tra và đề xuất, kiến nghị biện
pháp ngăn ngừa rủi ro, khắc phục những sai xót, vi phạm đã được phát hiện qua giám
sát hoạt động và kiển tra trực tiếp.
- Tiếp nhận, xem xét và trình Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo
thuộc thẩm quyền của Giám đốc theo quy định của pháp luật.
- Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực hiện
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật.
- Lập báo cáo về công tác kiểm tra nội bộ của Chi nhánh theo quy định và theo yêu
cầu của Ngân hàng liên doanh Lào - Việt.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Liên Doanh Lào-Việt chi
nhánh Hà Nội
2.1.3.1. Hoạt động chính của Ngân hàng
Sự ra đời của Chi nhánh Hà Nội đã đánh dấu một bước phát triển rất quan trọng
của hệ thống Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt nói riêng và quan hệ hợp tác kinh tế
toàn diện giữa hai nước Việt – Lào nói chung.
Trong 7 năm qua, Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn
thử thách, tận dụng thời cơ, phát huy thuận lợi để từng bước ổn định và phát triển hoạt
động kinh doanh. Chi nhánh ra đời và hoạt động trong một môi trường kinh doanh cạnh
tranh vô cùng khắc nghiệt: nơi có rất nhiều tổ chức tín dụng với những lợi thế về quy
mô, uy tín và các quan hệ truyền thống, cạnh trang giữa các tổ chức tín dụng diễn ra gay
gắt, việc phân chia thị trường, thị phần tương đối ổn định. Trong khi mức vốn điều lệ
của Chi nhánh cũng như toàn hệ thống quá nhỏ, do đó việc tạo lập uy tín, thu hút khách
hàng, xâm nhập để chiếm lĩnh thị trường, thị phần là hết sức khó khăn. Là một Chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài nên hoạt động kinh doanh bị nhiều hạn chế: như không
được phép huy động tiết kiệm ngoại tệ, không được phép mở Phòng giao dịch, Bàn tiết
kiệm.... đó là trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển của Chi nhánh. Trước những khó
khăn thử thách trên, Chi nhánh đã tranh thủ sự quan têm của Đảng, Nhà nước, Chính
Phủ, các Bộ ngành có liên quân. Đặc biệt với sự quan tâm chu đáo về mọi mặt của
Ngân hàng mẹ là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sự chỉ đạo sát sao của Hội
sở chính trên cơ sở những lợi thế riêng có của Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt cùng
với những nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, nhân viên, Chi nhánh đã từng bước ổn
định và phát triển, kinh doanh ngày càng hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
Trong suốt 7 năm qua, Chi nhánh luôn ý thức được vai trò, nhiệm vụ chủ yếu của
mình là làm thế nào góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt
Nam – Lào. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ làm ăn kinh tế lâu dài
với nhiều Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với nước bạn Lào. Chi nhánh đã kịp
thời đáp ứng nhu cầu vốn cho các Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, thi công và kinh
doanh với nước bạn Lào, trong đó đặc biệt là các đơn vị thành viên của Tổng Công ty
Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Nông thôn
Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8, Tổng Công ty Xây dựng
miền Trung tham gia thi công các công trình như: Đạp chữ nước Thuỷ Lợi Nậm Tiên,
Thuỷ lợi Đôngphôsỷ; Thuỷ lợi Thaphanongphong, Nhà bảo tàng Chủ tịch Kaysỏn
PHOMVIHAN, Trường Đại học Quốc gia Lào, Bệnh viện Quốc gia Lào, Nhà Văn hoá
Lào - Nhật, Đường 18B...Với vai trò làm cầu nối thanh toán quan trọng giữa hai nước
Việt Nam – Lào, Chi nhánh đã thiết lập đường dây thanh toán trực tiếp với Hội Sở
Chính thuận lợi, nhanh chóng, chính xác với nhiều hình thức thanh toán đa dạng như:
mở tài khoản điều hành từ xa, nhờ đó khách hàng ở Việt Nam thực hiện điều hành tài
khoản của mình đã mở ở Lào và ngược lại khách hàng ỏ Lào thực hiện điều hàng tài
khoản đã mở ở Việt Nam; chuyển tiền nhanh; thư tín dụng... Thông qua Hội Sở Chính,
kênh thanh toán của Chi nhánh có thể đi đến tất cả các Ngân hàng tại Lào, đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách hàng như: chuyển tiền thanh toán hợp đồng kinh tế, chuyển tiền
viện trợ của Chính phủ, của tổ chức, chuyển tiền cho người thân học tập, du lịch... bằng
nhiều loại tiền tệ như LAK, VND, USD, THB; trong đó Chi nhánh đặc biệt chú trọng
việc thanh toán bằng VND và LAK. Chi nhánh không những phục vụ khách hàng của
mình mà còn là một Ngân hàng trung gian thanh toán hộ sang Lào cho các Ngân hàng
bạn như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, Kho bạc Nhà nước. Doanh số thanh toán hai chiều qua Chi nhánh đạt
gần 500 tỷ LAK, đã góp phần thay thế cho việc đổi hàng trực tiếp trước đây và trở
thành một cầu nối thanh toán quan trọng giữa hai nước. Mặt khác, nghiệp vụ chuyển
đổi VND/LAK cũng được Chi nhánh xác định là một nhiệm vụ xuyên suốt, Chi nhánh
đã nỗ lực làm tốt công tác này đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng và phong phú của
khách hàng như: cá nhân đổi VND lấy LAK để sang Lào công tác, du lịch; hay đổi LAk
cho cán bộ học sinh, khách du lịch Lào tại Việt Nam, cá nhân và doanh nghiệp thanh
toán tiền hàng, tiền mua nguyên vật liệu... bằng LAK, hay muốn chuyển LAK sang
VND Chi nhánh đều phục vụ kịp thời. Đặc biệt, Chi nhánh đã chủ động cân đối, tạo
nguồn lên kế hoạch đáp ứng đủ nhu cầu LAK thanh toán cho đường 18B với nguồn vốn
vay doanh số chuyển đổi hai chiều VND – LAK đạt gần 250 tỷ LAK và sẵn sàng đáp
ứng trong tương lại cho các dự án Thuỷ điện BOT, Sekaman 3, Mekong... Như vậy, Chi
nhánh đã phối hợp với Hội Sở Chính làm tốt công tác cầu nối thanh toán chuyển đổi
VND sang LAK tạo thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp hai nước góp phần thúc đẩy