Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Tác động của lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần đối với tình trạng sức khỏe của người bệnh đái thái đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.53 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

LƯƠNG THỊ BÍCH NHI

TÁC ĐỘNG CỦA LỐI SỐNG CHỮA BỆNH VÀ TRẠNG
THÁI TINH THẦN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

LƯƠNG THỊ BÍCH NHI

TÁC ĐỘNG CỦA LỐI SỐNG CHỮA BỆNH VÀ TRẠNG
THÁI TINH THẦN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁI ĐƯỜNG
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
(Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe)
Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


VÕ TẤT THẮNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tôi có sự hỗ trợ
từ thầy hướng dẫn Võ Tất Thắng, cùng các bạn học chuyên ngành Quản
trị lĩnh vực sức khỏe Khóa 2016.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và
chưa ai công bố trong bất cứ bài luận văn nào.

TP.HCM, ngày 17 tháng 5 năm 2019

Học viên

Lương Thị Bích Nhi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT:........................................................................................ 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:................................................................................ 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................. 4
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................. 4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 4
1.6 Ý NGHĨA VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI............................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................... 7
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:..................................................................................... 7
2.1.1 Các khái niệm Đái tháo đường................................................................. 7
2.1.1.1 Định nghĩa bệnh Đái tháo đường....................................................... 7
2.1.1.2 Phân loại bệnh ĐTĐ.......................................................................... 8
2.1.1.3 Hậu quả của bệnh ĐTĐ..................................................................... 9
2.1.1.4 Điều trị bệnh ĐTĐ........................................................................... 10
2.1.2 Lý thuyết đo lường tình trạng sức khỏe và tình trạng sức khỏe người
bệnh ĐTĐ........................................................................................................ 10
2.1.3 Các yêu tố cá nhân ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh
ĐTĐ................................................................................................................ 12


2.1.4 Mối quan hệ giữa lối sống chữa bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh
ĐTĐ ............................................................................................................... 17
2.1.5 Mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe người bệnh
ĐTĐ ............................................................................................................... 20
2.2 KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ........ 20
2.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 24
3.1 MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG ........................................................................... 24
3.1.1 Các biến trong mô hình ............................................................................ 24
3.1.2 Hồi quy Binary Logistic ........................................................................... 27
3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO............................................................................ 29
3.2.1 Xây dựng bảng câu hỏi ......................................................................... 29

3.2.2 Thang đo lối sống chữa bệnh (LSCB) và trạng thái tinh thần (TTTT) . 31
3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 32
3.3.1 Quy mô mẫu nghiên cứu ....................................................................... 32
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 33
3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 33
3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 33
3.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 34
3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................ 36
4.1 TỔNG QUAN BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 ............................................. 36
4.2 CÁC THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................................. 37
4.3 TINH HINH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI BỆNH............................................ 42
4.4 PHAN TICH CHỈ SỐ CRONBACH’S ALPHA- NHAN TỐ KHAM PHA
EFA CỦA BIẾN LỐI SỐNG CHỮA BỆNH (LSCB) VA TRẠNG THAI TINH
THẦN (TTTT) ...................................................................................................... 44
4.4.1 Tính chỉ số Cronbach’s Alpha ................................................................ 44


4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến lối sống chữa bệnh và trạng
thái tinh thần.................................................................................................... 45
4.5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY BINARY LOGISTIC............................47
4.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 4................................................................................ 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................. 58
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 58
5.2 HÀM Ý, CHÍNH SÁCH.............................................................................. 58
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO...............................60
5.3.1 HẠN CHẾ............................................................................................... 60
5.3.2 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Diễn giải

ADA

Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (American
diabetes Association)

BMI

Chỉ số khối lượng cơ thế (Body Mass
Index)

BV

Bệnh viện

CDC

Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa
Bệnh (Centers for Disease Control and
Prevention )

DCSI


Chỉ số mức độ nghiêm trọng của biến
chứng tiểu đường (The Diabetes
Complications Severity Index)

ĐTĐ

Đái tháo đường

DV CSSK

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory
Factor Analysis)

IDF

Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế
(International Diabetes Federation)

KCB

Khám chữa bệnh

NDEP
TP
WHO


Chương Trình Giáo Dục Quốc Gia về
Bệnh Tiểu Đường thuộc Bộ Dịch Vụ
Sức Khỏe và Con Người Hoa Kỳ
Thành phố
Tổ chức y tế thế giới (World Health
Organization)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ số đường huyết của người bệnh ĐTĐ ................................................ 12
Bảng 2.2 Chỉ số BMI .............................................................................................. 14
Bảng 2.3. Ví dụ về giá điều trị trung bình cho người bệnh đái tháo đường ............ 16
Bảng 2.4 Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo
đường ........................................................................................................................ 18
Bảng 3.1 Định nghĩa tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình ............................... 25
Bảng 3.2 Tổng hợp phỏng vấn 5 bác sĩ .................................................................... 30
Bảng 3.3 Thang đo các yếu tố tác động đến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh
thần của người bệnh ĐTĐ ........................................................................................ 31
Bảng 4.1 Mục tiêu kiểm soát bệnh ĐTĐ loại 2 ở bệnh viện Nhân Dân 115 năm
2017 .......................................................................................................................... 36
Bảng 4.2 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến liên tục ................................ 37
Bảng 4.3 Thống kê dữ liệu quan sát đối với các biến nhị phân .............................. 38
Bảng 4.4. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐTĐ của nghiên cứu ...................... 39
Bảng 4.5 Thống kê mô tả của biến đo lường lối sống chữa bệnh với tình trạng sức
khỏe .......................................................................................................................... 40
Bảng 4.6 Thống kê mô tả của biến đo lường Trạng thái tinh thần với tình trạng sức
khỏe .......................................................................................................................... 41
Bảng 4.7 Thống kê mô tả mức độ triệu chứng của người bệnh ............................... 42
Bảng 4.8 Thống kê mô tả mức độ tác động của bệnh ĐTĐ đến cuộc sống hàng ngày
của người bệnh ......................................................................................................... 43

Bảng 4.9 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu .................... 44
Bảng 4.10 Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt ....................................... 45


Bảng 4.11 Bảng phân tích nhân tố khám phá của biến LSCB và TTTT.......................46
Bảng 4.12 Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá.......................................................................................................................................... 47
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Binary Logistic...................................................................... 48
Bảng 4.14 Phân loại dự báo.......................................................................................................... 50
Hình 4.15 Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình........................................ 51
Hình 4.16 Tóm tắt mô hình............................................................................................................ 51
Bảng 4.17 Mô phỏng xác xuất sức khỏe TỐT khi biến độc lập thay đổi một đơn vị
52
Bảng 4.18 Vị trí quan trọng của các yếu tố.............................................................................. 54
Bảng 4.19 Kết quả hồi quy Binary Logistic của mô hình dự báo.................................... 55
Bảng 4.20 Mô hình dự báo............................................................................................................. 56


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh Đái tháo
đường............................................................................................................................................................ 23
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu......................................................................................................... 35


TÓM TẮT
Hiện nay, trung bình mỗi năm có khoảng 7 triệu người mắc bệnh Đái tháo
đường trên thế giới trong đó 90% là Đái tháo đường loại 2 (Theo thống kê của liên
đoàn Đái tháo đường quốc tế). Mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì Đái tháo

đường, chi phí điều trị mỗi năm khoảng 1.030 tỉ USD. Nguyên nhân là do phát hiện
trễ dẫn đến biến chứng về tim mạch, thận. Có trường hợp khi phát hiện bệnh không
được quản lý, điều trị đúng cách dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam thì số
lượng người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng tăng và ngày càng trẻ hóa, gây nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho người bệnh và là gánh nặng cho đất nước. Bệnh ĐTĐ đang là
vấn đề cấp bách của sức khỏe cộng đồng. Trước tình hình đó, vấn đề được đặt ra là
“Làm thế nào để quản lý, điều trị có hiệu quả người bệnh Đái Tháo Đường?”
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng bệnh Đái Tháo Đường tại bệnh Viện Nhân
Dân 115 ở TP. Hồ Chí Minh và tìm hiểu tác động của các yếu tố lối sống chữa bệnh
và trạng thái tinh thần tới tình trạng sức khỏe của người bệnh Đái Tháo Đường.
Đối tượng tham gia khảo sát là những người mắc bệnh Đái tháo đường và
hầu như đã mắc bệnh trên 1 năm (60,5%). Những người bệnh này chủ yếu là những
người trên 50 tuổi (65%), và chỉ tốt nghiệp tiểu học, THPT (62,7%), hầu hết người
bệnh ở thể trạng chấp nhận được, với chỉ số BMI trung bình là 23kg/m2 và 42%
người bệnh có tình trạng tăng huyết áp. Dữ liệu được sử dụng là nguồn dữ liệu được
xây dựng từ bảng câu hỏi phỏng vấn người bệnh Đái tháo đường tại bệnh viện nhân
dân 115 từ tháng 1 đến tháng 5/2018. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary
Logistic.
Kết quả hồi quy cho thấy tuổi tác, giới tính, công việc, thu nhập, chỉ số BMI,
sống cùng người thân, lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần là có tác động đến
tình trạng sức khỏe của người bệnh Đái tháo đường. Trong đó, sống cùng người
thân là yếu tố tác động nhiều nhất đến sức khỏe của người bệnh. Thực hiện lối sống


chữa bệnh và giữ tinh thần không lo lắng, phiền muộn là điều có thể giúp ổn định
đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh Đái tháo đường.


ABSTRACT
Currently, an average of 7 million people with diabetes worldwide each year,

of which 90% are Type 2 Diabetes (According to statistics of the International
Diabetes Federation). Each year about 3,2 million people die from diabetes, its
annual treatment cost is about 1.030 billion USD. The cause is due to late detection
leading to cardiovascular and kidney complications. In some cases, when the
disease is not managed and treated properly, it has serious consequences. Vietnam,
the number of people with diabetes is increasing and rejuvenating, causing serious
consequences for patients and a burden for the country. The disease is an urgent
issue of public health. In the face of this situation, the problem is "How to
effectively manage and treat diabetes patients?" This study aims to evaluate the
status of Diabetes in the People's Hospital 115 in TP. Ho Chi Minh then explores the
impact of lifestyle treatments and mental status on the health status of diabetic
patients.
Participants were people with diabetes and almost 1 year (60,5%). These
people are mainly people over 50 years old (65%), and only graduated from primary
and high schools (62,7%), most patients are in acceptable condition, with average
BMI of 23kg/m2 and 42% of patients have hypertension.The data used is a data
source built from a questionnaire interviewing diabetes patients at 115 people's
hospital from January to May 2018. Research using Binary Logistic regression
model.
The regression results show that age, work, income, BMI, living with
relatives, lifestyle and mental status have an impact on the health status of
diabetes patients. In particular, living with relatives is the most influential factor
on the health of patients. Implementing a healing lifestyle and keeping the spirit of
not worrying, depression is something that can help stabilize blood sugar, improve
the health of people with diabetes.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) (Theo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là “kẻ
giết người” thầm lặng. Trong năm 2015, khoảng 1,6 triệu ca tử vong và khoảng một
nửa số ca tử vong xảy ra trước 70 tuổi do đường huyết cao gây ra. Dễ gây ra nhiều
biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ĐTĐ loại 2, là một trong mười nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong và tàn phế ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim
mạch, thần kinh, suy thận.
Đối với cá nhân, khi được chẩn đoán đái tháo đường người bệnh thường có
chấn thương lớn về tâm lý. Họ sẽ buộc phải có những thay đổi về quan niệm và lối
sống, bao gồm việc hoạch định và sắp xếp thời gian ăn uống, thường xuyên tự kiểm
tra đường máu, tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc điều trị, điều chỉnh và thận trọng
đối với hoạt động thể lực. Họ lo ngại nguy cơ hạ, tăng đường huyết và luôn bị đe
doạ bởi các biến chứng cấp và mạn tính.
Tuy nhiên, người bệnh có thể chấp nhận và đối mặt với nó như một đặc điểm
của bản thân mình, có thể cải thiện sức khỏe thông qua các hoạt động chăm sóc sức
khỏe. Grossman (1972) đã nhận định sức khỏe sẽ không sụt giảm đều đặn nếu
chúng ta thực hiện chăm sóc sức khỏe và khi biết chăm sóc sức khỏe đúng cách, hay
Zweifel (2009) nhận định con người có thể khiến sức khỏe tốt hơn. Đối với bệnh
ĐTĐ, xây dựng cuộc sống với lối sống chữa bệnh tuân thủ phác đồ điều trị và giữ
tinh thần vui tươi thoải mái là những lời khuyên của bác sĩ nhằm ổn định mức
đường huyết của người bệnh. Khi mức đường trong máu (glucoze) ở gần với mức
bình thường thì bạn có thể: có nhiều sinh lực hơn, ít mệt và khát nước hơn, đi tiểu ít
thường xuyên hơn, lành vết thương tốt hơn, ít bị nhiễm trùng da hay bàng quang
hơn. Bạn cũng sẽ có ít nguy cơ hơn gặp phải những vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu
đường gây ra như: đau tim và đột quỵ, vấn đề về mắt có thể dẫn đến giảm về thị lực
hoặc mù,đau, đau nhói dây thần kinh, hay tê ở bàn tay và bàn chân (hư dây thần
kinh), vấn đề về thận, vấn đề về răng và nướu (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa
bệnh ĐTĐ)


2

Vây nhân tố nào có tác động đến tình trạng sức khỏe của người ĐTĐ khiến
sức khỏe họ được kiểm soát tốt hơn? Đây là một vấn đề vần được quan tâm và
mang tính thiết thực để tìm hiểu, nghiên cứu.
1.1 Tính cấp thiết:
Trong 10 năm gần đây, cùng sự phát triển nhanh chóng thần kỳ của xã hội,
các nghiên cứu về sức khỏe tăng lên nhanh chóng, nguyên nhân là do kinh tế phát
triển nhưng lại mang theo những tác động bất lợi tới sức khỏe cá nhân. Một trong
những nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe con người giảm sút trầm trọng và
nhanh chóng là bệnh tật. Số lượng mắc bệnh mãn tính tăng lên nhanh chóng điển
hình là bệnh đái tháo đường, WHO dự đoán rằng bệnh ĐTĐ sẽ là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu vào năm 2030 (Báo cáo hạnh phúc thế giới, 2012).
Gần 6% dân số trưởng thành (20-79 tuổi) của thế giới hiện đang sống với
bệnh Đái tháo đường (Sicree và cộng sự, 2003; Liên đoàn Quốc tế về Bệnh tiểu
đường, 2006) trong đó một trong hai người trưởng thành (20-79 tuổi) bị ĐTĐ không
được chẩn đoán (trên 212 triệu người). Một trong sáu trẻ sinh ra (16,2%) bị ảnh
hưởng bởi ĐTĐ thai kỳ. Ba phần tư (79%) số người bị ĐTĐ sống ở các quốc gia có
thu nhập thấp và trung bình và 1.106.500 trẻ em và trẻ vị thành niên bị đái tháo
đường loại 1. Người ta dự đoán rằng tổng số người mắc bệnh ĐTĐ sẽ tăng lên 366
triệu trong vòng chưa đầy 30 năm nếu hành động phòng ngừa không được thực hiện
(Shaw và cộng sự, 2010).
Số liệu thực tế cho thấy, năm 2000, toàn thế giới có khoảng 151 triệu người
mắc bệnh ĐTĐ, đến năm 2013, con số đó tăng lên khoảng 382 triệu người (+60%),
và chỉ 4 năm sau đó (2017), cả thế giới đã ghi nhận khoảng 425 triệu người (+65%)
(Tổ chức Y tế thế giới-2017)
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ toàn cầu trong số người lớn trên 18 tuổi đã tăng từ
4,7% năm 1980 lên 8,5% vào năm 2014 (WHO-2016). Ước tính năm 2025 sẽ lên tới
330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển
là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170% (số liệu thống
kê bệnh ĐTĐ-2016). Nước ta được xếp vào hàng những nước có tốc độ bệnh



3
đái tháo đường phát triển nhanh. Theo nghiên cứu điều tra quốc gia năm 2002-2003
tỷ lệ mắc đái tháo đường toàn quốc là 2,7%. Một số nghiên cứu tại các tỉnh cho thấy
tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, nghiên cứu của Vũ Thị Mùi và Nguyễn Quang Chùy
(2004) tại Yên Bái là 2,68%, nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước
(2004) tại Cao Bằng là 6,8%, nghiên cứu của Vũ Hữu Chiến và cộng sự tại Thái
Bình là 8,4%, nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và Huỳnh Văn Đôm tại thành phố
Quy Nhơn là 8,6%. Ở Việt Nam, Bệnh ĐTĐ phát triển nhanh, năm 1990 ở Hà Nội
có tỉ lệ chỉ 1,2%, Huế 0,96%, TP. Hồ Chí Minh có tỉ lệ 2,52%. Theo điều tra năm
2001, tỉ lệ bệnh ĐTĐ loại 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ
Chí Minh là 4,9%, tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,9%. Tỉ lệ người có yếu tố
nguy cơ phát triển đến ĐTĐ chiếm tới 38,5% (lứa tuổi 30-60). Năm 2014 theo ước
tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, Việt Nam là quốc gia có số người mắc
ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á với 3.299 triệu người mắc ĐTĐ
chiếm khoảng 5,8% người trưởng thành từ 20-79 tuổi. Phần lớn người bệnh phát
hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn
thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị.
ĐTĐ là căn bệnh mãn tính và số lượng người bệnh mắc bệnh tăng lên nhanh
chóng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Việc nghiên cứu về tình trạng bệnh
ĐTĐ, lối sống và trạng thái tinh thần của người bệnh sẽ góp phần đưa ra những gợi
ý, giải pháp giúp người bệnh cải thiện, duy trì mức sức khỏe tốt hơn cho người
bệnh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Bài phân tích hiện trạng trạng sức khỏe của người bệnh Đái tháo đường ở
bệnh viện nhân dân 115, TP.HCM thông qua các nhân tố có khả năng ảnh hưởng
đến tình trạng sức khỏe của người bệnh như: tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, chỉ
số BMI, mắc bệnh cao huyết áp, lối sống chữa bệnh bao gồm tuân thủ thời gian
uống thuốc, chế độ ăn uống, tập thể dục và tự kiểm tra đường huyết và trạng thái



4
tinh thần của người bệnh. Qua đó tìm hiểu xem yếu tố quan trọng nào có thể giúp
tình trạng sức khỏe của người bệnh tốt hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những
gợi ý nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích, đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.
 Xác định yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.
 Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Những yếu tố cá nhân nào tác động đến tình trạng sức khỏe của người
bệnh ĐTĐ?
 Lối sống chữa bệnh có tác động như thế nào đến tình trạng sức khỏe của
người bệnh ĐTĐ?
 Trạng thái tinh thần có tác động như thế nào đến tình trạng sức khỏe của
người bệnh ĐTĐ?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện phỏng vấn người được chuẩn đoán ĐTĐ tại Bệnh viện nhân dân
115 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2018-5/2018. Sau 5 tháng tiến hành phỏng
vấn có 210 người tham gia trả lời các câu hỏi. Họ sẽ trả lời bảng câu hỏi nhằm phân
tích, đánh giá, thu thập các yếu tố liên quan đến các biến trong bài nghiên cứu “Tác
động của lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần đến tình trạng sức khỏe người
bệnh ĐTĐ”. Những bảng trả lời hợp lệ là phiếu trả lời tự nguyện, đầy đủ các câu hỏi
trong bảng phỏng vấn và loại bỏ các bài không có câu trả lời, những người mắc
bệnh ĐTĐ loại 1 và ĐTĐ thai kỳ.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán tỷ lệ những người mắc
bệnh ĐTĐ theo các yếu tố cá nhân như tuổi tác, học vấn, chỉ số BMI, sống cùng
người thân trong mẫu nghiên cứu, tính toán các giá trị thống kê cơ bản như giá trị

trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám


5
phá để xác định thang đo cho biến lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần của
người bệnh.
Bài sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic do biến phụ thuộc Y có 2 trạng
thái: 1 là “Tốt” (Những người đánh giá sức khỏe ở mức từ trung bình trở lên trong
thang đo liker 5 mức độ cho câu hỏi tình trạng sức khỏe chung ở phiếu phỏng vấn)
và 0 là “Không tốt” (Những người đánh giá sức khỏe ở mức từ rất kém đến kém
trong thang đo liker 5 mức độ cho câu hỏi tình trạng sức khỏe chung ở phiếu phỏng
vấn) để xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ ở TP.HCM.
1.6 Ý nghĩa và giới hạn đề tài
Về lý thuyết, bài nghiên cứu góp phần thêm mới đề tài về yếu tố tác động đến
tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ ở Bệnh viện nhân dân 115 cũng như người
bệnh ĐTĐ ở TP.HCM tuy nhiên chỉ giới hạn ở khu vực TP.HCM chưa đại diện cho
tổng thể cả nước.
Về thực tiễn, bài đã đề xuất các giải pháp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của
người bệnh ĐTĐ
Bố cục bài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
Trình bày tổng quan bệnh Đái Tháo Đường, bao gồm các khái niệm: phân
loại ĐTĐ, nguyên nhân, hậu quả biến chứng và cách điều trị ĐTĐ của từng loại.
Chương 2 cũng trình bày về các lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa sức khỏe, tình
trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ, mối quan hệ giữa lối sống chữa bệnh và tình
trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ, mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và tình
trạng sức khỏe cũa người bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó, đưa ra các nghiên cứu có liên

quan để làm cơ sở xây dựng khung phân tích cho đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu


6
Chương này chủ yếu xoay quanh các vấn đề như quy trình nghiên cứu, mô
hình nghiên cứu, xác định thang đo, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu,
phương pháp ước lượng và các kiểm định được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Kết quả thực nghiệm sau khi chạy hồi qui và giải thích kết quả.
Trình bày tổng quan bệnh viện nhân dân 115. Trình bày các thống kê mô tả
về đặc điểm của người bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu.
Tập trung vào phân tích kết quả ước lượng được từ mô hình nghiên cứu để
xác định các yếu tố của cá nhân, yếu tố nào của lối sống chữa bệnh, trạng thái tinh
thần tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ.
Chương 5: Kết luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp, hàm ý chính sách có
tác động tích cực đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó cũng
nêu ra những hạn chế của đề tài cùng định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết:
2.1.1 Các khái niệm Đái tháo đường
2.1.1.1 Định nghĩa bệnh Đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm, không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng
hoặc nấm gây nên. Cơ thể khỏe mạnh khi được cung cấp glucose ổn định mỗi ngày
để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Insulin, một loại hocmon do tuyến tụy tạo ra,
giúp glucose chuyển từ máu vào các tế bào trong cơ thể. Bệnh ĐTĐ

(Diabetesmellitus hay còn gọi Diabetes) xảy ra khi tuyến tụy không thể tạo đủ
insulin hoặc insulin mà nó tạo ra không hoạt động đúng cách dẫn đến glucose tích
lũy trong máu (Wells C.E-1978). Theo thời gian, mức đường huyết cao có thể làm
tổn thương các mạch máu và dây thần kinh của cơ thể, dẫn đến hậu quả lâu dài như
bệnh tim, thận và mắt, và tổn thương dây thần kinh ở bàn chân.
Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA-1997) được WHO công nhận năm
1998 và được áp dụng năm 1999, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1
trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay
7mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc,
nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ),
hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1
mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo
hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm
nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong
250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần
có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí
nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.


8
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose
huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nếu không có triệu
chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn
nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được
thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2
sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

2.1.1.2 Phân loại bệnh ĐTĐ
Bệnh ĐTĐ loại 1 (phụ thuộc insulin) do di truyền nên khá hiếm gặp. Cơ thể
không tạo ra insulin, người bệnh không thể lấy đường (glucoze) từ thức ăn do người
bệnh ăn vào và chuyển thành năng lượng cho cơ thể. Vì thế người bệnh cần dùng
insulin hàng ngày để tạo ra năng lượng sống. Khoảng 5 đến 10% tổng số bệnh nhân
bệnh ĐTĐ thuộc loại này, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi).
Mẹ bị ĐTĐ loại 1 nguy cơ con bị là 3%, nguy cơ tăng đến 6% nếu cha bị ĐTĐ. Tỷ
lệ cùng mắc ĐTĐ loại 1 ở hai trẻ sinh đôi cùng trứng là 25-50%. Yếu tố môi trường
của ĐTĐ loại 1: virus quai bị, rubella bẩm sinh, thuốc diệt chuột Vacor, hydrogen
cyanide ở rễ cây sắn có liên quan đến ĐTĐ loại 1. Các triệu chứng thường khởi phát
đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Những triệu chứng điển hình của
Bệnh ĐTĐ loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt,
dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh ĐTĐ loại 2 (không phụ thuộc insulin) xuất hiện khi cơ thể không sản
sinh ra đủ insulin hoặc không hoạt động đúng với chức năng của insulin, thậm chí
kháng lại hocmon này dẫn đến mức đường trong máu không thể kiểm soát. Người
bệnh phải dùng thuốc viên hoặc insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh đái tháo
đường loại 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất, ĐTĐ loại 2 có thể bị ảnh hưởng bởi
trọng lượng, độ tuổi (trên 40) chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh
ĐTĐ, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi
thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện
bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét
nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến


9
mạch máu não, khi bị nhiễm trùng da kéo dài, bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do
nhiễm nấm âm hộ, bệnh nhân nam bị liệt dương. Tình trạng đề kháng insulin có thể
cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở
lại bình thường. Bệnh nhân ĐTĐ loại 2 tử vong nhiều nhất do các biến chứng tim

mạch và ĐTĐ loại 1 tử vong là do các biến chứng về thận.
ĐTĐ thai kỳ xuất hiện ở những người phụ nữ mang thai, tỷ lệ bệnh ĐTĐ
trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh này sẽ
khỏi sau khi sinh con. Nhưng ngay cả khi khỏi bệnh thì những phụ nữ này và con
của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn sau này. Tuy nhiên, là căn
bệnh tiểu đường tạm thời và liên quan đến sự đề kháng insulin do đó nó không được
đề cập đến như một dạng riêng biệt của bệnh ĐTĐ.
Bài nghiên cứu loại bỏ dữ liệu của bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ loại 1 và ĐTĐ
thai kỳ do loại này hiếm gặp và ít phổ biến.
2.1.1.3 Hậu quả của bệnh ĐTĐ
ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt chi chỉ sau tai
nạn giao thông, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, đột quỵ, bệnh về thần
kinh, suy thận…giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là ĐTĐ loại 2, là
một trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới.
Bệnh ĐTĐ ở trẻ em ngày càng tăng cao nhưng đối với các em, điều trị ĐTĐ
rất khó bởi các em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Bên cạnh đó, việc điều
trị bệnh ĐTĐ không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ
đường huyết, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não.
Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài
hoặc xảy ra thường xuyên
Thanh thiếu niên có thể bị ĐTĐ nếu họ có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh có thể làm vấn đề trầm trọng hơn. Trong
trường hợp của những người trẻ tuổi, nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ là rất lớn. Trong độ
tuổi vị thành niên, rất khó để giữ họ trong kiểm soát, họ thường sử dụng thức ăn


10
nhanh trong các bữa ăn thay vì thực phẩm tươi dẫn đến khó kiểm soát lượng đường,
và họ cũng thiếu năng lượng do ít tập thể dục hàng ngày.
Ở người già các biến chứng bệnh ĐTĐ là một mối đe dọa thường xuyên làm

họ có thể bị tàn phế khi mức độ biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu não trở
nên nghiêm trọng hay biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể
là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa.
Nếu tính theo giới và tuổi thì tỷ lệ mất sức lao động ở nam giới bị ĐTĐ trên
40 tuổi tăng gấp 3 lần, ở bệnh nhân nữ trên 50 tuổi tăng gấp 2 lần so với các đối
tượng nam nữ cùng độ tuổi không bị ĐTĐ.
2.1.1.4 Điều trị bệnh ĐTĐ
Điều trị đái tháo đường liên quan đến chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể
lực cùng với việc giảm glucose máu và mức độ các yếu tố nguy cơ khác gây tổn
thương mạch máu. Việc ngừng sử dụng thuốc lá cũng rất quan trọng để tránh các
biến chứng. Các can thiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa có tính khả thi ở các nước đang
phát triển bao gồm:
 Kiểm soát đường máu, đặc biệt là ở đái tháo đường loại 1. Những người bị
đái tháo đường loại 1 cần insulin, những người đái tháo đường loại 2 có thể
được điều trị bằng thuốc uống, nhưng cũng có thể cần insulin.
 Kiểm soát huyết áp
 Chăm sóc bàn chân.
 Sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc (đây là nguyên nhân gây mù lòa)
 Kiểm soát lipid máu
 Sàng lọc phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh thận liên quan đến đái tháo
đường và điều trị
2.1.2 Lý thuyết đo lường tình trạng sức khỏe và tình trạng sức khỏe
người bệnh ĐTĐ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Sức khỏe là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh
thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật.


11
Từ năm 1991, bộ câu hỏi khảo sát sức khoẻ rút gọn gồm 36 câu hỏi (Short
Form-36) đã được dự án đánh giá chất lượng quốc tế xếp hạng (Brazier, 1993).

Theo Maruish (2011), đây là bộ công cụ phù hợp nhất cho việc đo lường sức khỏe
cộng đồng dân cư, bao gồm 8 khía cạnh:
 Hạn chế trong các hoạt động thể chất vì các vấn đề về sức khỏe
 Hạn chế trong các hoạt động xã hội vì các vấn đề về thể chất hoặc tình cảm
 Hạn chế trong các hoạt động vai trò bình thường vì các vấn đề sức khỏe thể
chất
 Đau cơ thể
 Sức khỏe tâm thần nói chung (tâm lý đau khổ và hạnh phúc)
 Hạn chế trong hoạt động vai trò thông thường vì các vấn đề về cảm xúc;
 Sức sống (năng lượng và mệt mỏi)
 Nhận thức về sức khỏe nói chung.
Seligman và cộng sự (2012) đã áp dụng bộ câu hỏi SF-36 để phân tích tác động
của mất an toàn thực phẩm và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân có thu nhập thấp
mắc bệnh ĐTĐ loại 2.
Đối với người bệnh ĐTĐ, giữ cho lượng đường huyết ổn định là mục tiêu hàng
đầu. Vì khi mức đường trong máu (glucoze) ở gần với mức bình thường thì người
bệnh có thể: có nhiều sinh lực hơn, ít mệt và khát nước hơn, đi tiểu ít thường xuyên
hơn, lành vết thương tốt hơn, ít bị nhiễm trùng da hay bàng quang hơn. Người bệnh
cũng sẽ có ít nguy cơ hơn gặp phải những vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường gây
ra như: đau tim và đột quỵ, vấn đề về mắt có thể dẫn đến giảm về thị lực hoặc
mù,đau, đau nhói dây thần kinh, hay tê ở bàn tay và bàn chân (hư dây thần kinh),
vấn đề về thận, vấn đề về răng và nướu (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh
ĐTĐ)
Vì vậy tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ được đo lường thông qua việc
người bệnh có kiểm soát được lượng đường huyết so với thời gian trước hay không?
Hai chỉ số liên quan đến đường huyết bao gồm:


12
Chỉ số hàm lượng đường (Glucose) trong máu, được tính bằng đơn vị là mg/dL

hoặc mmol/L. Vì các chỉ số này thay đổi liên tục trong ngày nên cần phải kiểm tra
đường huyết nhiều lần trong ngày như lúc đói, trước khi ăn, sau khi ăn, trước khi
ngủ….và người bệnh có thể tự tiến hành đo chỉ số này tại nhà thông qua máy đo
đường huyết cá nhân. Đối với người bệnh ĐTĐ, chỉ số đường huyết có thể như sau:
Bảng 2.1 Chỉ số đường huyết của người bệnh ĐTĐ
Chỉ số

ĐTĐ loại 1

ĐTĐ loại 2

1.Trước bữa
ăn

4-7 mmol/L (72mg/dL-128
mg/dL)

4-7 mmol/L (72mg/dL-128
mg/dL)

2. Sau bữa ăn

<9 mmol/L (162 mg/dL)

8.5 mmol/L (153 mg/dL)

Nguồn: Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa
kỳ

Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ biến chứng mà chỉ

số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau.
Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng xét nghiệm HbA1c làm
tiêu chuẩn để chẩn đoán và kiểm soát bệnh đái tháo đường. HbA1c là xét nghiệm
máu đo lường mức đường huyết trung bình trong 2- 3 tháng qua. Giá trị bình thường
của HbA1c là khoảng 4-6,5% đồng nghĩa với khi chỉ số HbA1c < 6,5% lượng
đường huyết được kiểm soát tốt ngược lại khi chỉ số này tăng lên >10% có nghĩa là
thời gian qua lượng đường huyết được kiểm soát kém. Phương pháp này có ưu điểm
hơn xét nghiệm chỉ số đường huyết do được thực hiện ở phòng thí nghiệm được
chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, ít sai số và có thể đánh giá được khả năng kiểm
soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng.
Bài nghiên cứu này sử dụng thang đo 5 mức cho tình trạng sức khỏe biểu thị
trạng thái từ rất kém đến rất tốt. Trong đó những người có câu trả lời từ bình thường
đến rất tốt sẽ vào nhóm có tình trạng sức khỏe “Tốt” và những phiếu trả lời trạng
thái từ rất kém đến kém sẽ vào nhóm có tình trạng sức khỏe “ Không tốt” .
2.1.3 Các yêu tố cá nhân ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người
bệnh ĐTĐ


×