Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phân tích, định giá và đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán công ty cổ phần thương mại bưu chính viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 17 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÀI BÁO CÁO
MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Nhóm 6
Phân tích, định giá và đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán
công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thông
( COKYVINA)

GVHD:
An Giang, 20/04/2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


GVHD: Nguyễn Thị Kim Anh

DANH SÁCH NHÓM 6
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên


MSSV


1.1 SƠ LƢỢC VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.1 Thông Tin Chung
Tên đầy đủ : Công ty cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thông
Tên tiếng Anh : Post and telecommunication trading joint stock company
Tên viết tắt : COKYVINA
Mã chứng khoán : CKV
Logo :
Trụ sở chính
+ Địa chỉ: 178 Triệu Việt Vương - Q.Hai Bà Trưng - Tp.Hà Nội
+ Điện thoại: (84.4) 3978 1323
Fax: (84.4) 3978 2368
Email:



Website:
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính viễn thông tiền thân là Công ty
dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu vật tư thiết bị Bưu chính Viễn thông gọi tắt là
Công ty dịch vụ kỹ thuật -Vật tư Bưu điện, được thành lập theo quyết định số
372/QD-TCCBLD ngày 30 tháng 3 năm 1990 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu
điện từ việc hợp nhất hai công ty: Công ty Dịch vụ kỹ thuật viễn thông Việt Nam
(1987) và Công ty Vật tư Bưu điện (1955).
Ngày 15/3/1993, Công ty được thành lập với tên gọi“Công ty dịch vụ xuất
nhập khẩu vật tư bưu điện - COKYVINA” theo Quyết định số 197/QD-TCCB của
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Công ty có vốn kinh doanh ban đầu là 4.495
triệu đồng. Hoạt động nhập khẩu và cung cấp vật tư thiết bị công nghệ hiện đại của

Công ty đã góp phần tích cực vào kết quả của kế hoạch tăng tốc giai đọan 1
(1993-1995) của ngành Bưu chính viễn thông, đưa Việt Nam trở thành một trong
những nước có mức độ số hoá mạng lưới cao nhất Đông Nam Á.
Năm 1995, sau khi Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam được


thành lập theo mô hình Tổng công ty 91 trực thuộc Chính Phủ, Tổng cục trưởng
Tổng cục Bưu điện có quyết định số 426/TCCB-LD ngày 9/9/1996 về việc thành
lập Công ty vật tư Bưu điện 1 (COKYVINA) là đơn vị thành viên của Tổng công
ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Ngày 10/5/2005, Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần Thương mại
Bưu chính viễn thông theo Quyết định số 45/2004/QDBBCVT ngày 05/11/2004
của Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông với mức vốn điều lệ đăng ký là
27.000.000.000 đồng.
Ngày 01/06/2007: Công ty hoàn thành đợt phát hành tăng vốn điều lệ lên
40,5 tỷ đồng.
Ngày 15/12/2009: Sở giao dịch CK Hà Nội chấp thuận niêm yết cổ phiếu
công ty.
Ngày 11/03/2010: Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên sàn HNX.
Ngày 15/8/2012: Công ty đã chuyển đổi tên công ty thành công ty cổ phần
COKYVINA.
1.1.3 Ngành Nghề Kinh Doanh
Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp, sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị
vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông, phát thanh, truyền hình, điện, điện tử, tin học,
điện tử dân dụng, vật tư thiết bị công nghiệp, giao thông, công trình, xây dựng và
các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật
Kinh doanh các dịch vụ trong các lĩnh vực: bưu chính viễn thông, phát thanh,
truyền hình, điện, điện tử, tin học, điện tử dân dụng, đại lý bảo hiểm, giao nhận và
vận chuyển hàng hóa, cho thuê kho bãi, cho thuê thiết bị, phương tiện, nhận ủy thác
XNK, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, bảo trì, bảo hành, sửa

chữa các sản phẩm thuộc các ngành kinh doanh, khai thuê hải quan, tư vấn ký kết
hợp đồng kinh tế và các dịch vụ khác được pháp luật cho phép (không bao gồm
dịch vụ tư vấn pháp lý).
Đầu tư trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông, tài chính, công nghiệp, nhà
ở, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu đô thị và các lĩnh vực khác theo quy
định của pháp luật.


Sản xuất, kinh doanh các loại dây và cáp thông tin (sợi đồng và sợi quang),
dây và cáp điện dân dụng, cáp điện lực, nguyên liệu, vật liệu viễn thông, vật liệu
điện dân dụng; các sản phẩm dây đồng (dây đồng, dây quang), lõi đồng (lõi đồng,
lõi quang), bôbin nhựa, bôbin sắt, bôbin gỗ.
1.1.4 Cơ cấu nguồn vốn

Biểu đồ cho thấy trong giai đoạn 2007-2015 nguồn vốn của công ty không ổn
định, có sự biến động qua các năm. Giai đoạn 2007-2011 nguồn vốn giảm dần (giảm
114,588 tỷ đồng) trong đó biến động chủ yếu do tổng nợ của công ty.
Giai đoạn 2011-2014 nguồn vốn tăng dần ( nguồn vốn tăng 37.99% - 71,939 tỷ
đồng) và sự tăng trưởng nguồn vốn trong giai đoạn này phần lớn là do sự tăng lên
của tổng nợ 66,426 tỷ đồng (chiếm 59,7%) trong khi đó vốn chủ sở hữu khá ổn định
(năm 2014 vốn chủ sở hữu chỉ tăng 7.05% so với 2011). Nguyên nhân tổng nợ tăng là
do trong giai đoạn này nợ ngắn hạn tăng mạnh (67,227 triệu đồng) và chủ yếu do
khoản phải trả người bán tăng  công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để bổ
sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 2014-2015 tổng nguồn vốn của công ty giảm mạnh 54,074 tỷ đồng
(20,69%) do tổng nợ của công ty giảm 55,289 tỷ đồng (giảm 31.13%) và vốn chủ sở
hữu khá ổn định (năm 2015 chỉ tăng 2.28% so với năm 2014). Nguyên nhân tổng nợ
giảm do nợ ngắn hạn giảm 56,509 triệu đồng trong đó phải trả người bán ngắn hạn
giảm 26,916 triệu đồng  công ty hoạt động có hiệu quả, đã trả được các khoản nợ
của nhà cung cấp.

Kết luận: Nhìn chung nguồn vốn của công ty không ổn định trong giai đoạn


gần đây tổng nợ chiếm tỷ trọng cao tuy nhiên hoạt động của công ty chưa thật hiệu quả
khi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.
1.1.5 Cơ cấu cổ đông

Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam

13,90%

AFC Umbrella Fund
3,80%

America LLC
4,20%

Nguyễn Thị Mai Hương
5,50%

50%

Nguyễn Đăng Chiểu
AFC VF Limited

6,50%

Công ty Tài chính Bưu
điện


7,10%

Cổ đông khác
9,10%

Nguồn: />
1.1.6 Thông tin sơ lƣợc về giao dịch chứng khoán
Ngày niêm yết: 11/03/2010
Giá ngày GD đầu tiên:

18.800

KL Niêm yết lần đầu:

4.050.000

KL Niêm yết hiện tại:

4.050.000

KL Cổ phiếu đang lưu hành: 3.969.000
Thay đổi vốn điều lệ:
• 10/5/2005: 27.000 triệu đồng
• 01/6/2007: 40.500 triệu đồng


1.2 PHÂN TÍCH CƠ BẢN
1.2.1 Phân tích kinh tế vĩ mô
1.2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Trong mức tăng trưởng chung của quý I, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
6,72%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,13%, đóng góp 2,48
điểm phần trăm; riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,23%, làm giảm
0,16 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung.
Số liệu trên cho thấy, khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng
chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với
cùng kỳ năm trước: Bán buôn, bán lẻ tăng 7,52%; hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm tăng 5,99%; thông tin và truyền thông tăng 8,21%.
Năm 2015, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so
với năm 2014; cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và đây là mức tăng trưởng cao nhất trong
giai đoạn 2011-2015.
Viễn thông được xác định là mũi nhọn chủ lực của ngành CNTT - TT trong giai
đoạn 2015 - 2020, với tốc độ tăng trưởng mục tiêu đạt 1,2 - 1,5 lần tốc độ tăng trưởng
của GDP, và tổng doanh thu đạt từ 15-17 tỷ USD, chiếm khoảng 6-7% GDP.
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, VN nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong
Bảng xếp hạng của LHQ về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Các dịch vụ công cơ
bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 4 (thanh toán
phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). 100% các ngành công nghiệp then chốt
của đất nước, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều
hành, SXKD.
Do mục tiêu của nước ta trong tương lai là đẩy mạnh ngành CNTT nên hoạt
động của công ty COKYVINA cũng phát triển theo xu hướng đó.
1.2.1.2 Tăng trưởng bán lẻ
Các nước đi đầu về ngành bán lẻ từ Nhật Bản, Thái Lan, Đức rồi Pháp muốn đi
sâu vào thị trường nội địa Việt Nam. Bởi theo phân tích của Công ty Nghiên cứu thị
trường Statista (Đức), thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt dung lượng 100 tỉ USD
vào năm 2016.


Với cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ người dân đến các trung tâm thương mại ngày càng

nhiều khiến Việt Nam là mảnh đất nhiều tiềm năng với ngành bán lẻ. Sự quan tâm của
nhà đầu tư nước ngoài với thị trường bán lẻ Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Nên đối
với công ty COKYVINA đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển.
1.2.1.3 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái nhìn chung trong những năm gần đây không dao động nhiều. Vì
đây là thời gian nền kinh tế trong giai đoạn khôi phục sau các cuộc khủng hoảng. Đây
cũng là lợi thế chung cho các ngành kinh doanh sản xuất, riêng đối với CKV tỷ giá hối
đoái có tác động nhiều đến sự phát triển của ngành vì các hoạt động kinh doanh của
ngành trong và ngoài nước có các nghiệp vụ kinh doanh sản xuất nước ngoài. Nên
nhìn chung, sự ổn định của tỷ giá cũng là điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư và phát
triển của các ngành sản xuất.
1.2.2 Phân tích ngành
1.2.2.1 Đặc điểm hoạt động của ngành kinh doanh thương mại
Về hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản là lưu chuyển hàng hóa
Về hàng hóa: bao gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất và phi vật
chất mà doanh nghệp mua về với mục đích là mua để bán.
Về phương thức lưu chuyển hàng hóa: bán buôn và bán lẻ.
Về tổ chức kinh doanh: có thể theo nhiều mô hình khác nhau như bán buôn, bán
lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp,…
Về sự vận động của hàng hóa: tùy thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng (lưu
chuyển trong nước, xuất nhập khẩu,..)  Chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển
khác nhau giữa các loại hàng.
1.2.2.2 Xu hướng phát triển ngành thương mại trong giai đoạn hiện nay
Nội dung hoạt động thương mại rộng lớn mang tính quốc tế, chi phối hầu hết
các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội.
Hình thành các loại hình công ty, tập đoàn lớn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc
gia, với phạm vi hoạt động không biên giới và hình thành các tổ chức, hiệp hội thương
mại khu vực và toàn cầu.



Xu thế liên doanh liên kết thương mại song phương, đa phương, bình đẳng ngày
càng mở rộng phát triển theo hai chiều hướng: kinh doanh chuyên ngành theo một sản
phẩm hay một thương hiệu nhất định hoặc tổ chức mô hình những công ty, tập đoàn
kinh doanh tổng hợp với nhiều loại hình, nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau để nâng
cao ưu thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.
Tự động hóa, hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, mua bán
qua mạng, hoạt động kinh doanh và dịch vụ mang tính phổ biến và ngày càng phát
triển.
Thương mại không ngừng cải tiến phương thức phục vụ hiện đại và luôn luôn
đổi mới dịch vụ theo xu hướng lấy người tiêu dùng làm trọng tâm
1.2.2.3 Thị trường tiêu thụ của ngành
Hiện nay, thị trường thế giới là một hệ thống toàn cầu với sự ra đời và phát triển
của hàng loạt các tổ chức thương mại như ASEAN, APEC, WTO,… sẽ tạo động lực
đổi mới tổ chức sản xuất , kinh doanh theo hướng nâng cao sức cạnh tranh tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành thương mại trong nước phát triển. Đặc biệt Việt Nam với trên
90 triệu dân là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng thuận tiện cho việc phát triển
ngành.
1.2.2.4 Khoa học kỹ thuật
Công nghệ tiên tiến đang mở ra một thị trường thông tin rộng lớn, đây là một cơ
hội để phát triển các hình thức mua bán đặc biệt là mua bán qua mạng  mở rộng thị
trường, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.


1.2.3 Phân tích công ty
1.2.3.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu

2012

2013


2014

2015

TBN

Khả năng thanh toán hiện thời

1,24

1,26

1,19

1,35

1,43

Khả năng thanh toán nhanh

1,18

1,18

1,15

1,19

0,94


Khả năng thanh toán bằng tiền

0,99

0,66

0,52

0,49

Khả năng thanh toán lãi vay

24,01

0

9,2

2,96

Thời gian luân chuyển HTK

27,27

23,65

15,13

29,17


Khả năng thanh toán đối với các khoản nợ ngắn hạn của CKV tương đối ổn định.
Do trong giai đoạn 2013-2015, nợ ngắn hạn mà công ty vay để phục vụ cho quá trình
sản xuất kinh doanh tăng không nhiều, bên cạnh đó hoạt động đầu tư tài chính mang
lại cho CKV một khoản thu không nhỏ bổ sung vào giá trị tài sản lưu động. Nhìn
chung các tỷ số thanh toán của công ty so với ngành cũng tương đương nhau.
Đến năm 2015, một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo sẵn sàng chi trả
bởi 1,35 đồng tài sản lưu động. Thời gian luân chuyển hàng tồn kho của công ty tương
đối nhanh , chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn cho thấy những khoản
nợ được đảm bảo chi trả bởi 1,19 đồng tài sản lưu động không kể hàng tồn kho.
1.2.3.2 Các chỉ số về hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

Vòng quay tổng tài sản

0,31

0,68

0,91

0,85


Vòng quay HTK

13,39

15,44

24,13

12,34

Vòng quay các KPT (ngày)

3,86

5,41

3,17

2,56

Kỳ thu tiền bình quân

94,46

67,5

114,98

142,81


Tỷ số vòng quay tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng
được tăng cao. Năm 2012, một đồng tài sản của công ty chỉ tạo ra 0,31 đồng doanh thu,


nhưng đến năm 2015, một đồng tài sản của công ty tạo ra đến 0,85 đồng doanh thu. Có
thể nói tình hình công ty trong giai đoạn 2012 – 2015 không đầu tư thêm tài sản cố
định lớn, bên cạnh đó hàng tồn kho của công ty có thời gian luân chuyển nhanh khiến
cho hiệu quả sử dụng tài sản tăng lên.
Tỷ số vòng quay khoản phải thu của công ty giảm trong năm 2014 và 2015. Trong
một năm, các khoản phải thu của công ty chỉ quay được khoản 3 vòng, tức là công ty
mất khoản 4 tháng để thu hồi nợ.
1.2.3.3 Chỉ số đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ số nợ trên tài sản (%)

59,03

59,07


60,16

67,97

59,03

Tỷ số nợ trên vốn CP (%)

142

144

151

212

144

Từ tỷ số nợ trên tổng tài sản, ta thấy CKV trong giai đoạn năm 2011 – 2014 có xu
hướng tăng sử dụng nợ vay, nhưng đến năm 2015 công ty giảm tỷ trọng sử dụng nợ
vay. Năm 2014, tỷ lệ này là 67,97% nhưng tỷ lệ này chỉ còn 59,03% vào năm 2015.
Việc này đã được lý giải một phần khi phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán của
công ty: công ty tăng các khoản vay ngắn hạn, hơn nữa trong các năm qua công ty liên
tục tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ nợ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn vốn chủ sở hữu. Năm 2011, cứ một đồng vốn
công ty lại có 1,42 đồng đi vay đến năm 2014 tỷ số này tăng lên đên 212%. Như vậy ta
có thể thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty đang ở mức thấp, còn lệ thuộc nhiều
vào chủ nợ và ngân hàng.
1.2.3.4 Các chỉ số doanh lợi

Chỉ tiêu (%)

2011

2012

2013

2014

2015

TBN

Tỷ suất sinh lợi trên DT (ROS)

13

10,9

2,57

1,69

2,21

2

Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE)


7

8,32

4,32

4,31

5,04

10

Tỷ suất sinh lợi trên tổng TS
(ROA)

2

3,42

1,74

1,53

2

4

Ta thấy rằng tỷ số doanh lợi trên doanh thu của công ty giảm dần qua các năm,



một đồng doanh thu qua các năm 2011 đến 2015 lần lượt tạo ra 13; 10,9 ; 2,57 ; 1,69 ;
2,21 đồng lợi nhuận. Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của CKV cổ
đông không yên tâm khi lợi nhuận sau thuế trên doanh thu lại giảm qua các năm và
giảm rất nhanh so với năm trước đặc biệt năm 2012 qua năm 2013. Nhưng tỷ số này
của công ty vẫn cao hơn so với TB ngành.
Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu tăng từ năm 2011 – 2012 nhưng lại giảm qua
các năm 2013 và 2014 đến năm 2015 tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Tỷ số này của
công ty thấp hơn TB ngành khá nhiều.
Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản năm 2011 tăng đến năm 2012 nhưng đến năm
2013 giảm mạnh và đến năm 2015 lại tăng nhẹ, cho thấy hiệu quả trong việc CKV gia
tăng đầu tư vào tổng tài sản là không ổn định. Nên dẫn đến tỷ số này của công ty thấp
hơn so với TB ngành.
1.2.3.5 Các chỉ số giá thị trường
Chỉ tiêu
TN mỗi cổ phần thường (EPS)

2011

2012

2013

2014

2015

TBN

1268


1606

858

885

1088

2449

5,27

11,42

10,96

14,41

9,3

Chỉ số giá trên TN (P/E)

Tỷ số giá thu nhập mỗi cổ phần thường của công ty trong năm 2013 so với năm
2012 giảm mạnh nhưng lại tăng nhẹ qua từng năm 2014 và 2015. Đây là một dấu hiệu
tốt đối với các cổ đông của công ty. Tuy nhiên, so với TBN thì tỷ lệ này trong các năm
vẫn còn thấp. Giá cổ phiếu của công ty vẫn được các nhà đầu tư đánh giá cao. Chỉ số
P/E của công ty luôn tăng trong giai đoạn 2012-2015 chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn rất
kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty, chỉ số này của công ty
được các nhà đầu tư đánh giá cao hơn so với TB ngành.
Nhìn chung các tỷ số tài chính của công ty cũng tương đương so với TB ngành

cho thấy công ty COKYVINA cũng có vị thế trong ngành. Trên thực tế, thị phần của
Công ty ngày càng được củng cố và mở rộng nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu uỷ
thác và kinh doanh thiết bị viễn thông. Công ty đặc biệt có lợi thế cạnh tranh trong hai
mảng kinh doanh truyền thống này nhờ vào uy tín và vị trí độc quyền trong nhiều năm
trước đây tại thị trường các tỉnh phía Bắc.


1.3 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Từ đồ thị xác định được đường chống đỡ ở giá 9.000 đồng, đường kháng cự ở mức
giá 14.100 đồng. Đường xu hướng trong khoảng từ 03/03/2015 đến 07/04/2015. Do từ
ngày 21/12/2015 đến ngày 11/04/2016 giá cổ phiếu luôn giữ ở mức 16.000đ/cổ phiếu,
nên chúng ta cần tiếp tục theo dõi những biến động tiếp theo của thị trường để đưa ra
quyết định đầu tư.


1.4 ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Chỉ tiêu
Chỉ số lạm phát

2015
1

2016
1,041

2017
1,084

2018

1,128

2019
1,174

2020
1,223

Lãi cơ bản trên cp(EPS)

1088

1133

1179

1227

1277

1331

Tỷ lệ tt bằng tiền

6%

9%

6%


9%

10%

10%

Tỷ lệ thanh toán cổ tức

55%

79%

51%

73%

78%

75%

Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

45%

21%

49%

27%


22%

25%

ROE

5%

6%

6%

7%

8%

8%

2,25%

1,26%

2,94%

1,89%

1,76%

2%


598

895

601

896

996

998

Tốc độ tăng trưởng (g)
DPS

(lãi suất tín phiếu kho bạc nhà nước)
(tỷ suất sinh lời của ngành thương mại)

Giá cổ phiếu:

 Giá trị thực của cổ phiếu(29.659đ) > Giá trị thị trường của cổ phiếu(16.000đ)


1.5 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẦU TƢ
Theo phân tích cơ bản: do định hướng của nước ta trong tương lai là phát triển
ngành thương mại – công nghệ thông tin nên hoạt động của công ty COKYVINA cũng
đang phát triển theo xu hướng đó để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Qua phân
tích các tỷ số tài chính của công ty cho thấy mặc dù năm 2013 các tỷ số của công ty
giảm mạnh so với năm trước do tình hình kinh tế chung của thế giới cũng như ở nước
ta có nhiều biến động. Tuy nhiên công ty đã khắc phục những ảnh hưởng của nền kinh

tế nên đến năm 2015 hoạt động của công ty đã từng bước khôi phục và phát triển.
Theo phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu CKV thời gian gần đây duy trì ở mức tương
đối ổn định.
Theo định giá cổ phiếu CKV thì giá trị thực của cổ phiếu (29.659đ/CP) lớn hơn giá
trị thị trường của cổ phiếu (16.000đ/CP).
Từ những nhận định trên cho thấy cổ phiếu của công ty COKYVINA có tiềm năng
phát triển, giá thị trường lại thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu. Tuy nhiên, ngoài việc
định giá cổ phiếu còn các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngành và các tỷ số tài chính của công
ty tác động đến việc quyết định đầu tư. Cụ thể là tỷ số ROE và EPS của công ty
COKYVINA thấp hơn TB ngành khá nhiều, nhưng đang có xu hướng tăng dần trong
những năm gần đây nên việc đầu tư vào cổ phiếu này cần được xem xét, theo dõi tình
hình phát triển của công ty trong tương lai để đưa ra quyết định.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3e898b20
3. />4. />

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
STT
Họ tên
MSSV
Đánh giá đóng góp
DTC132015
1 Đinh Thị Mai Liên
100%
DTC131748
2 Nguyễn Thị Như Quỳnh
100%
DTC132053

3 Nguyễn Hồng Thuận
100%
DTC131773
4 Mai Thanh Thúy Vy
100%
DTC131769
5 Nguyễn Thị Yến
100%

Lần 1
Lần 2

Lần 3
Lần 4

TỔ CHỨC LÀM VIỆC NHÓM
Số lƣợng TV
Nội dung
5
Tìm tài liệu liên quan
5
Giới thiệu sơ lược về doanh
nghiệp
Phân tích cơ bản
Định giá
5
Định giá
Phân tích kỹ thuật
Nhận định tiềm năng đầu tư
5

Hoàn chỉnh bài báo cáo
Làm powerpoint

Chữ ký

Kết quả
Hoàn thành
Tương đối

Hoàn thành
Hoàn thành



×