Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.89 KB, 15 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY
CỦA CĂMPUCHIA
1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoai
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoai
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hoặc trí
tuệ. Nhưng kết quả thu được trong tương lai có thể là sự tăng thêm các tài sản
tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá), tài sản trí tuệ (trình độ
văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật....) và các nguồn nhân lực có đủ điều
kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội.
Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy
sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng
thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với người đầu
tư mà cả đối với toàn bộ kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà
cả nền kinh tế được hưởng thụ. Chẳng hạn một nhà máy được xây dựng, tài sản
vật chất của người đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời tài sản vật chất tiềm lực
của xã hội cũng được tăng thêm.
Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là một quá trình có sự di chuyển vốn từ quốc
gia này sang quốc gia khác theo các kênh cam kết thu hút vốn ĐTNN của một
quốc gia.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo IM
, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của
nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở một nước khác với nước của nhà đầu tư,
trong đó nhà đầu tư phải có vai trò có ý nghĩa quyết định trong quản lý doanh
nghiệp.
Theo luật đầu tư nước ngoài Việt Nam (Điêu 1), đầu tư trực tiếp nước


ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bằng
bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư .
Tuy nhiên định nghĩa chung nhất cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là
một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn đồng
thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Như vậy về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc
tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí toàn bộ
các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chủ sở hữu một phần hay toàn bộ cơ
sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành đối tượng
mà họ bỏ vốn ra đầu tư . Đồng thời họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh của dự án.
1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài có bốn đặc điểm sau :
- Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt
mức độ tối thiểu tuy theo luật đầu tư quy định.
- Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ
vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ
đầu tư trong vốn pháp định của dự án . Nếu doanh nghiệp góp vốn 100% vốn
trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ .
- Kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án được phân
chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho
nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có ).
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc xây
dựng doanh nghiệp mới , mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang
hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với
nhau .
1.1.2. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Xét trên góc độ toàn cầu, thì hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
thường được sử dụng là:

Một là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual business Co-
operation).
Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà
đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư
cách pháp nhân riêng, mà không tạo nên một pháp nhân mới.
Hai là: Doanh nghiệp Liên doanh (Joint venture enterprise)
Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có
quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng
phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên
cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết
giữa các bên tham gia phù hợp với các qui định luật pháp của nước sở tại.
Ba là: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital
enterprise).
Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, do
đó hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, chịu sự điều hành, quản
lý của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm
soát của luật pháp nước sở tại.
Ngoài các hình thức trên đây đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn được
thực hiện dưới các hình thức BOT, BTO, BT, công ty cổ phần trong nước có
vốn đầu tư nước ngoài, cổ phần hoá... doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp danh v.v.
- Hình thức BOT (Building Operate Transfer, Xây dựng- kinh doanh- Chuyển
giao):
Đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập trên cơ sở văn
bản ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và một bên là Chính phủ nước
sở tại để thành một pháp nhân mới của nước sở tại, nhằm thực hiện trách nhiệm
của từng bên theo văn bản đã ký. Hình thức BOT thường chủ yếu áp dụng cho
các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong thời hạn nhất định để

thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Khi hết thời hạn kinh doanh, công
trình sẽ được chuyển giao không bồi khoản cho nước sở tại.
- Hình thức BTO (Building Transfer Operate, Xây dựng- Chuyển giao- Kinh
doanh):
Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT
công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới
chuyển giao cho nhà nước sở tại, còn BTO thì sau khi xây dựng xong, công
trình được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại rồi chủ đầu tư mới được khai
thác.
- Hình thức BT (Building Transfer, Xây dựng- Chuyển giao):
Hình thức này giống BTO ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở
hạ tầng được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm, trong
hình thức BTO Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được khai thác tại
chính công trình đó, còn trong hình thức BT, Chính phủ nước sở tại tạo điều
kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư
và có lợi nhuận hợp lý.
1.1.3. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một đặc trưng nổi bật của nền kinh
tế thế giới hiện đại, một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Trên
phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đòi hỏi
chi phí. FDI mang lại lợi ích và cả rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp
nhận đầu tư. Tác động của FDI được thể hiện:
1.1.3.1. Đối với nước đi đầu tư
- Tác động tích cực
Có thể nhận thấy lợi ích của FDI thông qua các nội dung sau :
Thứ nhất: Thông qua FDI, các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế so
sánh của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá
nhân công, vận chuyển, chi phí sản xuất khác và thuế...), nâng cao sức cạnh
tranh quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu
tư, đồng thời giảm bớt rủi ro đã đầu tư so với chỉ tập trung vào thị trường trong

nước.
Thứ hai: Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông qua FDI, các nước
đi đầu tư, thường là nước phát triển, có thể chuyển giao cộng nghệ cho nước
nhận đầu tư để họ có thể nhanh chóng đổi mới công nghệ, kéo dài thêm chu kỳ
sống của sản phẩm, hoặc để mua khấu hao, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ,
giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi nhuận.
Thứ ba: FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp
nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên
dồi dào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài
nguyên đó chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Thông qua
việc đầu tư khai thác tài nhuyên (như dầu thô), các nước chủ đầu tư ổn định
được những nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước
mình.
Thứ tư: FDI giúp các nước chủ đầu tư tăng thêm sức mạnh về kinh tế và
nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Thông qua xây dựng nhà máy sản
xuất vào thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (đây là cách làm có có hiệu quả để
thâm nhập, mở rộng thị trường có triển vọng), các nước chủ đầu tư mở rộng
được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các nước, cũng
như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính
trị nước chủ nhà, có lợi cho nước đầu tư.
- Tác động tiêu cực
Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước
sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển
cũng như giải quyết việc làm. Do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy
thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những chính sách khuyến khích cho
việc đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối
mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột của
quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của
quốc gia. Tiếp nhận tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể
rơi vào tình trạng mất tài sản, cơ sở hạ tầng. Do vậy mà họ thường phải đầu tư

vào các nước ổn định về chính trị cũng như ổn định trong chính sách và môi
trường kinh tế.
1.1.3.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
- Tác động tích cực ư
+ Nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư để khai thác
tốt nhất các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý. Bởi lẽ các nước tiếp
nhận thì thường là nước đang phát triển có nguồn lao động rẻ, rồi rào nhưng
thiếu vốn và công nghệ để khai thác các nguồn tài nguyên.
+ Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài do không quy
định mức vốn góp tối đa mà chỉ quyết định mức vốn góp tối thiểu cho nhà đầu
tư.
+ Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh
với doanh nghiệp nước ngoài có thể tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại
hay tiếp thu được kinh nghiệm quản lý kinh doanh của họ.
+ Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ
vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao
đời sống nhân dân.
+ Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải
tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do
phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, một mặt khác thông qua hợp tác

×