Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.34 KB, 57 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 1
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG
TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Một số đặc điểm của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội ảnh hưởng
đến công tác tiền lương
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty ĐLTPHN là thành viên của tập đoàn Điện lực Việt Nam, là một
doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập với tên giao dịch là Hanoi Power
Company, tên viết tắt là HANOI PC, trụ sở giao dịch là 69 Đinh Tiên Hoàng,
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội,
Wedsite: ,
Email :
Công ty ĐLTPHN là đơn vị giữ vai trò then chốt trong việc cung cấp
điện năng đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa, an ninh
quốc phòng và đời sống sinh hoạt của nhân dân thủ đô.
Nhà máy Đèn Bờ Hồ được khởi công xây dựng vào tháng 1/1895 là tiền
thân của Công ty ĐLTPHN. Dưới thời cai trị của thực dân Pháp nhà máy Đèn
Bờ Hồ hầu như không phát triển.
Từ năm 1954 đến 1975: Sau khi tiếp quản thủ đô ngành Điện được
Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển. Năm 1960 Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ III chỉ rõ: “Cần phát triển Điện lực đi trước một bước” lưới điện
Hà Nội đã được toả về nhiều tỉnh lân cận. Tuy bị giặc Mỹ điên cuồng phá
hoại nhưng thợ Điện thủ đô đã có nhiều sáng kiến và anh dũng hi sinh để có
điện kịp thời phục vụ nhân dân thủ đô trong chiến đấu và sản xuất.
Từ năm 1975 đến 1986 : Đất nước ta hoàn toàn thống nhất, ngành Điện
thủ đô bắt tay vào phục hồi, cũng cố và phát triển.
Từ năm 1986 đến nay: Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới cùng với
toàn ngành Điện Công ty ĐLTPHN đã chuyển mình theo cơ chế mới đó là
1
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 2
xoá bỏ bao cấp, thái độ cửa quyền, khôi phục sự tín nhiệm đối với khách
hàng, luôn coi khách hàng là người bạn đồng hành, là động lực để phát triển.
Chính vì vậy lưới điện Hà Nội đã không ngừng đáp ứng được các yêu cầu về
số lượng và chất lượng điện của thủ đô. Do đạt nhiều thành tích trong thời kỳ
đổi mới nên năm 2000 nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhì
cho công đoàn Công ty ĐLTPHN, huân chương độc lập hạng ba cho Công ty
và năm 2001 được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.
Đến nay các dịch vụ về điện của Công ty rất đa dạng. Các dịch vụ đó đã
được đăng ký kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh
nghiệp Nhà nước 110004. Theo đó các dịch vụ về điện của Công ty gồm:
- Kinh doanh điện năng và vận hành lưới điện
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp
- Thiết kế các công trình về điện
- Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện
- Giám sát thi công xây dựng đường dây và trạm, giám sát hành lang
tuyến cáp ngầm
- Lắp đặt công tơ mới, lau dầu, hiệu chỉnh công tơ
- Sửa chữa, lắp đặt, tư vấn thiết kế điện nội thất
- Kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản, quản lý bất động
sản
- Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện
Các dịch vụ này được cung cấp chủ yếu từ các đơn vị, xí nghiệp.Các
đơn vị, xí nghiệp trực thuộc của Công ty tương đối nhiều, tương ứng với mỗi
quận, huyện có một Điện lực nhằm cung cấp và quản lý điện ở từng địa
phương, cơ sở chặt chẽ hơn.
2

Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 3
- Điện lực Hoàn kiếm
- Điện lực Hai Bà Trưng
- Điện lực Ba Đình
- Điện lực Đống Đa
- Điện lực Từ Liêm
- Điện lực Thanh Trì
- Điện lực Cầu Giấy
- Điện lực Thanh Xuân
- Điện lực Tây Hồ
- Điện lực Gia Lâm
- Điện lực Đông Anh
- Điện lực Sóc Sơn
- Điện lực Hoàng Mai
- Điện lực Long Biên
- Ban quản lý dự án lưới điện
- Xí nghiệp quản lý lưới điện 110kV
- Trung tâm viễn thông và công nghệ thông tin
Ngoài ra Công ty còn các đơn vị phụ trợ khác đó là:
- Trung tâm điều độ thông tin
- Xưởng sửa chữa công tơ
- Đội thí nghiệm
Bên cạnh đó các đơn vị công ty nắm giữ cổ phần là:
- Công ty cổ phần xây lắp Điện và Viễn thông
- Công ty tư vấn xây dựng Điện lực Hà Nội
- Công ty cổ phần Thuỷ điện miền Trung
- Ngân hàng An Bình
Như vậy, Công ty ĐLTPHN đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm. Qua

hàng trăm năm đó Công ty đã lớn mạnh và không ngừng phát triển. Chính sự
lớn mạnh đó đã tạo thuận lợi cho Công ty trong nhiều hoạt động trong đó có
hoạt động quản trị nhân lực đặc biệt là công tác tiền lương.
1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ các
phòng, ban
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
3
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
GIÁM ĐỐC
PGĐ Kỹ thuật PGĐ Kinh doanh PGĐ Đầu tư xây dựng
P. Kỹ thuật
P. vật tư
P. Bảo hộ lđ lđlađônngh
P. Đđộ TT
Văn phòng
P. KHoạch
P. TCLĐ
P. TC - KT
P. KDoanh
P. QL Đđộ
TTVT&CNTT
X.SC Ctơ
P.QLĐTXD
Ban QLDA lưới điện
TTKD điện
Đội TN
XNQL lưới điện 110KV
Qsự
P.KTĐN&XNK
P. Ttra-Pchê

P. QL Đthầu
P. TC - KT
P.KĐ đo lường CLĐ
ĐL 14 Quận, Huyện
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 4
Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
4
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 5
Qua sơ đồ ta thấy, bộ máy quản lý của Công ty ĐLTPHN được tổ chức
theo mô hình trực tuyến - tham mưu. Đây là kiểu mô hình được áp dụng rộng
rãi và có nhiều ưu điểm. Theo cơ cấu này, đứng đầu Công ty là Ban Giám đốc
bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc là người ra mệnh lệnh và
chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định của mình trong toàn bộ hoạt
động của Công ty. Bên cạnh giám đốc là 3 phó giám đốc, mỗi phó giám đốc
có chức năng quyền hạn riêng đối với một số phòng ban trong Công ty. Khi
gặp vấn đề khó khăn Ban Giám đốc sẽ tham khảo ý kiến các chuyên gia ở các
phòng ban về các lĩnh vực như : Tài chính, kế toán, lao động, tiền lương, đấu
thầu,... Ban giám đốc vừa điều hành các hoạt động ở các phòng ban trên Công
ty vừa điều hành các hoạt động ở các đơn vị trực thuộc. Các phòng ban trên
Công ty chịu sự quản lý của ban giám đốc đồng thời đóng góp ý kiến tư vấn
tham mưu cho ban giám đốc về các vấn đề của Công ty. Các đơn vị thành
viên phụ thuộc và phụ trợ chịu sự quản lý của ban giám đốc và phải báo cáo
các hoạt động liên quan đối với các phòng ban trên Công ty về các vấn đề như
quản lý và vận hành hệ thống mạng, hệ thống lưới điện, sữa chữa đường dây,
bán điện, lắp đặt công tơ,...trên phạm vi địa bàn Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến toàn bộ
hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức của Công ty ĐLTPHN là một cơ cấu

hợp lý, phù hợp với yêu cầu của Công ty sẽ giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ
một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao trong đó có công tác tiền lương.
Tuy nhiên phải thấy rằng Công ty có nhiều phòng ban và đơn vị trực
thuộc nên đây cũng là vấn đề khó khăn trong công tác tiền lương. Để có số
liệu đầy đủ và trung thực từ các đơn vị gửi lên cũng như việc giám sát thực
hiện ở các đơn vị đó là rất khó khăn.
5
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 6
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban, đơn vị
 Ban giám đốc
* Giám đốc
- Chức năng: Điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Nhiệm vụ: Phê duyệt các nội qui, qui chế, qui định trong các lĩnh vực
trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành.
Ký các văn bản mà theo qui định giám đốc phải ký trực tiếp không được
ủy quyền.
Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khi được cử là người đại diện phần
vốn góp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các doanh nghiệp khác.
Xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế kế hoạch dài hạn, trung,
ngắn hạn, các dự án xây dựng và đầu tư.
Báo cáo với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
* Các Phó giám đốc
- Chức năng: Là người có trách nhiệm giúp việc cho Giám đốc điều
hành Công ty, được Giám đốc phân công phụ trách, chỉ đạo, điều hành và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc mà mình phụ trách.
- Nhiệm vụ: Ký các hợp đồng được Giám đốc uỷ quyền và chịu trách
nhiệm về công việc được giao.

 Phòng tổ chức lao động
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức lao động
6
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Trưởng phòng
Phó phòng Tổ chức đào tạo
Phó phòng Lao động tiền lương
Đào tạo
Lưu hồ sơ
BHXH
Tiền lương
Bảo hộ lđ
Kỷ luật lđ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 7
Sơ đồ 2: Mô hình cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức lao động
* Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực:
Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo.
Công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách.
* Nhiệm vụ
+ Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo:
Triển khai công tác qui hoạch cán bộ đó là sắp xếp, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, luân chuyển.
Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý, mô hình sản xuất kinh doanh phù
hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phát triển nguồn lao động, năng lực
trình độ chuyên môn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
trong từng thời kỳ để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.
Triển khai việc thực hiện sắp xếp lại, thành lập mới, sáp nhập, giải thể
phòng ban trong Công ty, các đơn vị phụ thuộc Công ty.
Quản lý và cập nhật đầy đủ hồ sơ.

7
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 8
Hướng dẫn và làm thủ tục cho các nhân viên được đi học trong và ngoài
nước.
Thống kê về cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, thu nhập trong Công
ty.
Xây dựng và ban hành quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, đề cương
đào tạo cho CBCNV.
+ Công tác lao động - tiền lương, chế độ chính sách.
Thực hiện chế độ, hình thức trả lương, trả thưởng, xây dựng các cấp bậc
công việc.
Lập và duyệt kế hoạch lao động tiền lương, đơn giá và quyết toán tiền
lương trong từng thời kỳ.
Bàn giao và quyết toán kế hoạch lao động tiền lương hàng quý và cả
năm cho các đơn vị trực thuộc công ty
Hướng dẫn và kiểm tra việc tính đơn giá tiền lương của các đơn vị thành
viên.
Nâng bậc lương cho công nhân, nâng lương cho công nhân viên chức.
Thực hiện chế độ BHXH cho cán bộ công nhân viên trong các phòng
ban và các đơn vị trực thuộc Công ty theo các quy định của bảo hiểm xã hội
Việt Nam.
Giải quyết các chế độ nghỉ phép, kết hôn, tử tuất, tai nạn lao động, nghỉ
hưu, thai sản…cho cán bộ công nhân viên.
 Một số phòng ban khác
* Phòng Tài chính kế toán
- Chức năng: Tham mưu, đề xuất giúp giám đốc trong việc quản lý chỉ
đạo kế hoạch.
- Nhiệm vụ

8
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 9
Lập kế hoạch tài chính và bảo vệ kế hoạch tài chính của Công ty với cấp
trên đạt yêu cầu.
Tổ chức thực hiện tốt các nghiệp vụ tín dụng.
Quản lý và sử dụng nguồn vốn, quỹ của Công ty theo đúng chế độ Nhà
nước.
Thực hiện tốt chế độ kiểm kê vật tư tài sản hàng năm, có kiến nghị với
Giám đốc để xử lý các vật tư thừa, thiếu, chậm luân chuyển, tham gia thanh lý
tài sản và vật tư…
Thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các chế độ khác đối với
CBCNV trong toàn Công ty, đôn đốc thu hồi công nợ nội bộ Công ty.
Thực hiện tốt việc tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời tình
hình biến động về tài sản, vật tư. tiền vốn…
Thực hiện tốt việc phân tích hoạt động kinh tế hàng năm của Công ty.
Thường xuyên thực hiện kiểm tra công việc hạch toán kế toán của kế
toán viên cũng như các đơn vị trong Công ty.
Thực hiện quyết toán tài chính năm với Tổng Công ty.
Thực hiện duyệt quyết toán các công trình sữa chữa, đại tu đúng chế độ
Nhà nước.
Thực hiện kê khai nộp thuế và quyết toán thuế hàng tháng đạt chất
lượng và thời gian nộp thuế đầy đủ đúng quy định.
Thông qua hợp đồng theo dõi chặt chẽ việc mua bán vật tư trong và
ngoài nước.
* Phòng Kế hoạch
- Chức năng: Tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc trong việc quản lý, chỉ
đạo công tác liên quan đến tài chính.
- Nhiệm vụ:

9
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 10
Tham mưu đề xuất với Giám đốc Công ty sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn.
Thực hiện tốt công tác hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch sản xuất dài
hạn (5năm) phân ra kế hoạch của kế hoạch năm, kế hoạch quý, tháng, tổng
hợp cân đối trình Giám đốc Công ty phê duyệt và báo cáo trình Tổng Công ty
phê duyệt.
Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty về nghiệp vụ kế hoạch theo
quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng Công ty.
Thực hiện báo cáo định kỳ việc thực hiện kế hoạch hóa sản xuất tuần,
tháng, quý, năm theo quy định.
Quản lý tốt các phương án đại tu sửa chữa trong kế hoạch sản xuất đã
được Giám đốc phê duyệt.
Giải quyết tốt các nhu cầu về đảm bảo điện phục vụ chính trị.
Thực hiện tốt công tác điều động tài sản cố định cho các đơn vị trong
Công ty.
Làm đầy đủ thủ tục tiếp nhận tài sản cố định của khách hàng đầy đủ và
đúng quy định.
Tham mưu đề xuất, hướng dẫn và kiểm tra hợp đồng kinh tế và các dịch
vụ khác.
Lập kế hoạch mua sắm vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Như vậy chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban được phân chia một
cách rõ ràng, không chồng chéo lên nhau ở Công ty ĐLTPHN. Ban Giám đốc
sẽ điều hành các hoạt động trong Công ty trong đó có các hoạt động về tiền
lương. Ở phòng Tổ chức lao động việc phân công công việc được phân chia
thành hai bộ phận đó là bộ phận tổ chức đào tạo và bộ phận lao động tiền
lương. Chính sự phân chia này sẽ tạo điều kiện để mỗi bộ phận tập trung vào

công việc của mình. Tiền lương ở Công ty được thực hiện bởi hai cán bộ
10
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 11
chuyên trách dưới sự quản lý của phó phòng lao động tiền lương. Giao việc
cụ thể đến từng người cụ thể sẽ khiến họ có trách nhiệm hơn với công việc,
do đó góp phần thực hiện tốt CTTL ở Công ty. Bên cạnh đó các phòng ban
khác trong Công ty cũng có vai trò không nhỏ ảnh hưởng đến CTTL. Ví dụ
như phòng Kế hoạch sẽ có kế hoạch về tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty trong thời gian tới để từ đó phòng Tổ chức lao động sẽ có kế hoạch
về quỹ tiền lương chi trả cho người lao động. Còn phòng Tài chính kế toán
nếu thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khác cho CBCNV trong
Công ty một cách kịp thời và đầy đủ sẽ giúp cho người lao động có động lực
làm việc và công tác tiền lương cũng được thực hiện tốt hơn. Như vậy, sự
phối hợp giữa các phòng ban với nhau giúp cho các hoạt động trong Công ty
diễn ra nhanh chóng, chính xác và kịp thời trong đó có lĩnh vực tiền lương.
1.3. Đặc điểm lao động
1.3.1. Theo độ tuổi và giới tính
Độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình SXKD của
Công ty. Nếu cơ cấu tuổi và giới tính hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình SXKD và
ngược lại nếu cơ cấu không hợp lý thì sẽ kìm hãm sự phát triển của Công ty.
Đối với mỗi độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau thì khả năng đảm
nhiệm được công việc là khác nhau. Đối với Công ty ĐLTPHN cơ cấu về tuổi
và giới tính được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Bảng lao động theo độ tuổi và giới tính trong Công ty
TT
Chỉ tiêu
năm
Tổng

số lđ
Giới tính Độ tuổi
nữ % nam % <30 % 30-50 % >50 %
1 2005 4138 1504 36.3 2634 63.7 1281 30.9 2222 53.7 635 15.4
2 2006 4497 1614 35.8 2883 64.2 1835 40.8 2044 45.5 618 13.7
3 2007 4750 1635 34.4 3115 65.6 1047 43.1 2161 45.5 42 11.4
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

11
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 12
Qua số liệu trên ta thấy tỷ lệ nam giới tăng dần và tỷ lệ nữ giới giảm dần
qua các năm, mặc dù về số lượng thì cả nữ giới và nam giới đều tăng. Số lao
động nam giới năm 2005 là 2634 người đến năm 2007 là 3115 người, tức tăng
481 người và nữ giới năm 2005 là 1504 người thì năm 2007 là 1635 người,
tức là tăng 131 người. Như vậy tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới, lớn gần gấp
hai lần so với nữ. Từ 2005 đến 2007 tỷ lệ nữ giới chiếm từ 36.3% xuống còn
34.4% trong khi đó tỷ lệ nam giới tăng từ 63.7% đến 65.6%. Do đặc thù của
ngành Điện nên nam giới thường đáp ứng công việc tốt hơn nữ giới. Những
công việc nam giới thường làm đó là kéo dây, trèo tháo công tơ, quản lý vận
hành đường dây, sữa chữa điện,…Những công việc này đòi hỏi phải có sức
khoẻ, nhanh nhẹn và khả năng đi lại nhiều. Nữ giới ở Công ty thường làm các
công việc hành chính ở các phòng ban, công nhân kinh doanh điện, thu tiền
điện, phục vụ,…Nhìn chung tỷ lệ nam giới và nữ giới ổn định qua các năm.
Tuy nhiên có một số công việc thu tiền điện trong thời gian tới sẽ thu tại quầy
và ghi chỉ số công tơ bằng máy nên tỷ lệ lao động nữ có xu hướng giảm.
Công ty có đội ngũ lao động tương đối trẻ, tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi
khá cao. Năm 2005 tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi là 30.9% và năm 2007 là
43.1%. Lực lượng lao động này tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng lại có

sức khoẻ, nhanh nhẹn, khả năng tiếp thu công nghệ cao nên thường làm các
công việc như vận hành, kinh doanh điện năng. Số lao động từ 30 đến 50 tuổi
có xu hướng giảm qua các năm, năm 2005 là 53.7% đến năm 2007 là 45.5%.
Nhìn chung lực lượng lao động này thường đã có kinh nghiệm và có trình độ
nên thường làm ở các phòng ban. Tuy nhiên bộ máy hành chính ở các phòng
ban quá cồng kềnh nên xu hướng trong thời gian tới Công ty sẽ tinh giảm lao
động, do đó số lao động này sẽ giảm dần. Số lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ
không cao và có xu hướng giảm dần. Trong thời gian nghiên cứu, năm 2005
12
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 13
số lao động này chiếm 15.4% thì năm 2007 là 11.4%. Do ở độ tuổi này người
lao động không còn nhanh nhẹn, sức khoẻ kém dần nên khả năng đáp ứng
được yêu cầu công việc giảm dần.
1.3.2. Theo chức danh công việc
Lao động của Công ty gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động trực tiếp là những công nhân và lao động gián tiếp là những viên
chức quản lý, viên chức chyên môn nghiệp vụ, nhân viên, cán bộ đoàn thể
chuyên trách. Mỗi phòng ban yêu cầu công việc khác nhau nên sự bố trí lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp với tỷ lệ sẽ khác nhau:
Bảng 2. Bảng cơ cấu lao động theo chức danh
TT Chức danh
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số
lượng
%
Số
lượng
%

Số
lượng
%
1 Viên chức quản lý 351 9.6 392 9.6 455 10.4
2 Viên chức CMôn nghiệp vụ 572 15.6 605 14.9 682 15.6
3 Nhân viên 250 6.8 258 6.4 232 5.3
4 Công nhân 2498 67.9 2803 69.0 3007 68.6
5 CBộ đoàn thể chuyên trách 5 0.1 5 0.1 5 0.1
6 Tổng số 3676 100 4063 100 4381 100
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động
Qua bảng trên ta thấy số công nhân của Công ty chiếm tỷ lệ lớn nhất
và không ngừng được tăng qua các năm là do quy mô sản xuất kinh doanh lớn
và không ngừng được mở rộng. Tuy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao
động nhưng tỷ lệ lao động trực tiếp qua các năm không tăng lên mấy, thậm
chí còn giảm ở năm 2007 là 68.6% trong khi đó năm 2006 là 69% và tỷ lệ lao
động gián tiếp lại tăng, tỷ lệ viên chức quản lý năm 2005 là 9.6% đến năm
2006 là 9.6% và năm 2007 là 10.4% và viên chức chuyên môn nghiệp vụ năm
2005 là 15.6% tuy giảm ở năm 2006 là 14.9% nhưng lại tăng năm 2007 là
15.6%. Điều này cho thấy bộ máy quản lý vẫn còn cồng kềnh, do đó vẫn còn
tình trạng dư thừa, lãng phí lao động.
1.3.3. Theo trình độ đào tạo
13
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 14
Trình độ chuyên môn của lao động có vai trò rất quan trọng trong kết
quả hoạt động SXKD bởi nó là một trong những tiêu thức quan trọng đầu tiên
đánh giá chất lượng lao động. Tuỳ từng vị trí công việc khác nhau thì tương
ứng với một trình độ chuyên môn nhất định mới có thể đáp ứng được yêu cầu
công việc. Trình độ chuyên môn của Công ty ĐLTPHN được thể hiện ở bảng

sau:
Bảng 3. Bảng cơ cấu tổ chức theo trình độ đào tạo
TT Trình độ chuyên môn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số
lượng
(%) Số
lượng
(%) Số
lượng
(%)
1 Trên đại học 12 0.4 15 0.4 17 1
2 Đại học 995 29.0 1194 30.2 1298 30
3 Cao đẳng, trung cấp 401 11.7 429 10.9 411 10
4 Công nhân kỹ thuật 2017 58.9 2313 58.5 2503 59
Tổng số 3425 100 3951 100 4229
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động
Do đặc trưng sản xuất kinh doanh điện năng là hoạt động chính nên
công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động đã qua đào tạo
và tăng dần qua các năm. Tỷ lệ lao động đào tạo ở bậc đại học và trên đại học
qua các năm có tăng lên, điều này thể hiện công ty có quan tâm tới việc đào
tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
Đối với công nhân chất lượng lao động của họ được thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 4: Bảng trình độ nghề của công nhân
CBC
N
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
1 251 12.4 229 9.9 203 8.2
2 285 14.1 254 11.0 236 9.5

14
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 15
3 242 12.0 237 10.2 211 8.5
4 280 13.9 332 14.4 358 14.4
5 576 28.6 709 30.6 802 32.1
6 256 12.7 398 17.2 476 19.1
7 127 6.3 154 6.7 217 8.2
Tổng 2017 100 2313 100 2503 100
Nguồn : Phòng tổ chức lao động
Qua các năm tỷ trọng công nhân bậc 1,2,3 giảm xuống và bậc 4,5,6,7
tăng lên. Năm 2005 thợ bậc 1 là 12.4% đến năm 2007 là 8.2% và thợ bậc 7
năm 2005 là 6.3% thì năm 2006 là 6.7% và năm 2007 tăng lên 8.2%. Điều
này thể hiện trình độ công nhân ngày càng được cải thiện.
Qua phân tích ta thấy nguồn lao động của Công ty rất dồi dào. Chính
nguồn lao động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiền lương. Với
từng độ tuổi và giới tính người lao động sẽ được bố trí các công việc khác
nhau. Ở mỗi công việc khác nhau họ sẽ được nhận các mức lương khác nhau.
Ngoài ra chức danh công việc, trình độ lao động, cấp bậc công việc của
người lao động sẽ ảnh hưởng đến tiền lương mà họ nhận được. Lực lượng lao
động lớn sẽ làm cho quỹ lương chi trả lớn và ngược lại.
1.4. Đặc điểm sản phẩm và công nghệ kỹ thuật
Sản phẩm của Công ty là điện năng, đây là một dạng hàng hoá đặc biệt
nên quá trình sản xuất ra nó rất phức tạp và có những điểm khác so với hàng
hoá thông thường. Điện năng không có bán thành phẩm, sản phẩm dỡ dang và
không có sản phẩm tồn kho. Quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng diễn ra
đồng thời và liên tục.
Điện năng có những đặc điểm đó là:
- Điện năng không tích trữ được trừ một số được tích trữ dưới dạng pin,

ăcqui,...
15
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Nhà máy phát điện Máy biến áp tăng áp
Đường dây cao, trung áp
Máy biến áp giảm áp
Đường dây hạ áp
Khách hàng dùng điện
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 16
- Việc đo lường điện năng được thực hiện thông qua một thiết bị đó là công
tơ đo điện. Mỗi khách hàng có một công tơ điện nên việc quản lý và đảm bảo
chất lượng, độ chính xác của công tơ là rất khó khăn.
- Nhà nước quyết định giá điện vì điện năng là loại hàng hoá mang tính chất
chiến lược, nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là tư liệu tiêu dùng. Đối với mỗi
khách hàng mục đích sử dụng điện khác nhau thì giá bán điện khác nhau.
Quá trình sản xuất và phân phối điện năng phải trải qua một quá trình
vận hành nghiêm ngặt, thực hiện thống nhất trong khuôn khổ hệ thống điện
Quá trình đó được minh họa đơn giản qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng
Điện được sản xuất ở nhà máy được dưa lên lưới cao, trung áp và từ
lưới trung áp toả xuống hệ thống lưới điện hạ áp, đi vào công tơ đo điện của
khách hàng dùng điện. Chính sự khác biệt của sản phẩm cũng như quá trình
sản xuất và phân phối điện năng nên việc định mức lao động và tính lương là
rất khó và do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến CTTL.
1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh
Trong những năm qua Công ty đã cố gắng phấn đấu thực hiện các
nhiệm vụ mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cho. Công ty vừa thực hiện
các mục tiêu kinh tế thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh vừa thực hiện

các mục tiêu xã hội thông qua các chương trình của Chính phủ đưa điện về
nông thôn, điện phục vụ thuỷ lợi…Các kết quả đã đạt được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 5: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
16
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 17
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng doanh thu Tỷ 3235 3610 4180
2 Vốn kinh doanh Tỷ 1830.25 1981.215 2107.287
3 Lợi nhuận Tỷ 1404.75 1628.785 2072.713
4 Giá trị Tổng SL Triệu KWh 3993.072 3844.599 4832.785
5 Tổng quỹ lương Triệu đồng 7570.46 8286.55 10150.36
6 Tổng lao động Người 3648 3826 3971
7 NSLĐ bình quân KWh/người/năm 930.12 1004.86 1217.02
8 TLBQ Đồng/ng/tháng 2075236 2165852 2556122
Nguồn : Phòng Tổ chức lao động

Qua bảng trên ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng qua các năm. Điều này
cho thấy Công ty ĐLTPHN đang kinh doanh đúng hướng và đem lại hiệu quả
cao. Tốc độ tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 là 11.6% và năm 2007
so với năm 2006 là 15.8%, như vậy tốc độ tăng doanh thu tăng tương đối
chậm trong khi đó tốc độ tăng lợi nhuận lại nhanh, tốc độ tăng lợi nhuận năm
2006 so với 2005 là 15.9% và năm 2007 so với năm 2006 là 27.3%, điều này
chứng tỏ công ty làm ăn có lãi trong những năm gần đây.
Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm 2006 so với 2005 là
8.1% và năm 2007 so với 2006 là 26.5% và tốc độ tăng tiền lương bình quân
năm 2006 so với 2005 là 4.4% và năm 2007 so với năm 2006 là 18.1%, như
vậy tốc độ tăng TLBQ thấp hơn tốc độ tăng NSLĐ điều này theo lý thuyết là

đúng với nguyên tắc trả lương. Đây chính là điều kiện cần để công ty tổ chức
tốt công tác tiền lương.
1.6. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến công tác tiền lương của Công
ty
 Các quyết định của Nhà nước về tiền lương.
Công ty ĐLTPHN là một doanh nghiệp Nhà nước nên công tác tiền
lương phải tuân theo những quy định, điều chỉnh của pháp luật đối với doanh
nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước. Đối với loại hình doanh
nghiệp khác nhau Nhà nước có các cơ chế, chính sách về tiền lương khác
17
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 18
nhau. Riêng đối với Công ty ĐLTPHN các quy định có ảnh hưởng đến CTTL
đó là:
- Qui định về tiền lương tối thiểu
- Qui định về chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp theo Nghị
định 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ.
- Qui đinh về hệ số điều chỉnh tăng thêm và các điều kiện áp dụng.
- Quy định về mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐBQ và tốc độ tăng
TLBQ.
- Các quy định khác có liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty.
 Các nhân tố thuộc về thị trường.
Hà Nội là địa bàn có nhiều đơn vị kinh tế mạnh đặc biệt là các công ty
liên doanh, công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài…Để thu hút những lao
động giỏi các công ty này thường có chế độ đãi ngộ rất cao đối với nhân viên
của mình. Do ngành Điện là ngành có vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển của đất nước nên đầu tư vào ngành Điện là rất cần thiết. Để ngành Điện
có thể phát triển cần phải có đội ngũ lao động có trình độ cao. Do đó, trong
CTTL của Công ty cần phải có những chính sách về tiền lương thể hiện tính

cạnh tranh để có thể thu hút lao động có chất lượng đồng thời giữ chân được
người tài và khuyến khích họ lao động sáng tạo.
 Tổ chức công đoàn Công ty.
Tổ chức công đoàn phối hợp với chính quyền xây dựng quy chế về tiền
lương, tiền thưởng, các quy định khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ
của người lao động. Ở Công ty ĐLTPHN 100% người lao động tham gia vào
tổ chức công đoàn. Tuy nhiên tổ chức công đoàn ở đây lại chỉ là hình thức,
các thành viên trong công đoàn không có đủ năng lực chuyên môn về tiền
lương nên không thể có các đánh giá đúng về CTTL có ảnh hưởng như thế
nào đến người lao động, do đó sẽ không thể phát hiện ra được ưu điểm hay
18
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 19
hạn chế trong CTTL. Điều này cũng có nghĩa là Công ty mất đi một ý kiến
đóng góp giúp hoàn thiện hơn CTTL.
 Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.
Người lao động là người trực tiếp thực hiện các hoạt động lao động
trong Công ty. Kết quả lao động của họ chính là nguồn tạo ra doanh thu, từ đó
góp phần hình thành quỹ tiền lương. Mức lương của người lao động nhận
được phụ thuộc vào các yếu tố đó là: Sự hoàn thành công việc, thâm niên
công tác, trách nhiệm, kinh nghiệm làm việc…CTTL phải thực hiện tốt để
tiền lương tương xứng với sự đóng góp của người lao động. Mức độ hài lòng
của người lao động thể hiện rằng CTTL trong Công ty đã thực hiện tốt hay
chưa để từ đó Công ty có các biện pháp hoàn thiện CTTL.
2. Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Điện lực thành
phố Hà Nội
Trong quá trình thu thập thông tin về CTTL tại Công ty Điện lực Thành
phố Hà Nội, do nhiều vấn đề còn vướng mắc, để hiểu rõ hơn về CTTL tại
Công ty em đã sử dụng bảng phỏng vấn. Đối tượng được hỏi là các cán bộ từ

quản lý đến nhân viên trong phòng Tổ chức lao động, là những người am hiểu
về công việc. Các cuộc phóng vấn trực tiếp đã được thực hiện ngay tại nơi
làm việc. Câu hỏi xoay quanh vấn đề CTTL trong 3 năm trở lại đây. Bảng
hướng dẫn phỏng vấn và danh sách những người được hỏi được nêu trong phụ
lục 1, phụ lục 2.
2.1. Bộ máy làm công tác tiền lương.
Công tác tiền lương là một trong những hoạt động tại phòng Tổ chức lao
động. Mặc dầu phòng có 12 người nhưng chỉ có 4 người đảm nhận công việc
này. Chức năng, nhiệm vụ chung của CTTL đó là:
19
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 20
 Công tác kế hoạch:
+ Lập kế hoạch với Tổng Công ty: Kế hoạch SXKD, kế hoạch hao phí lao
động, kế hoạch đơn giá tiền lương.
+ Kế hoạch nội bộ:
 Kế hoạch lao động tiền lương cho các Đơn vị, Xí nghiệp, Trung tâm, Ban
quản lý dự án.
 Thanh quyết toán quỹ lương cho các Đơn vị, Xí nghiệp, Trung tâm, Ban
quản lý dự án theo mức độ hoàn thành công việc được giao.
 Công tác định mức lao động, định biên.
+ Theo dõi sử dụng định mức lao động của các Đơn vị, Xí nghiệp, Trung
tâm, Ban quản lý dự án. Xây dựng định mức nội bộ trên cơ sở định mức của
Công ty.
+ Theo dõi các mức lao động tiền lương trong sửa chữa xây dựng
+ Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc công việc cho khối trực tiếp sản xuất.
+ Định biên lao động cho các Đơn vị.
 Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chế độ tiền lương.
+ Nghiên cứu vận dụng chế độ, văn bản của Nhà nước, Tổng Công ty,

tham mưư áp dụng trong Công ty.
+ Kiểm tra các Đơn vị trong việc sử dụng lao động, quỹ lương và các chế
độ đối với người lao động.
Trách nhiệm của mỗi cá nhân có liên quan trong việc thực hiện CTTL của
Công ty được quy định cụ thể như sau:
20
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Trưởng phòng
Phó phòng
Chuyên viên 2Chuyên viên 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 21
Sơ đồ 4: Bộ máy làm Công tác tiền lương
 Trưởng phòng Tổ chức lao động
+ Chức năng, nhiệm vụ:
 Trực tiếp nhận nhiệm vụ của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Công ty toàn bộ hoạt động của phòng .
 Tổ chức thực hiện tham mưu giúp việc ban Giám đốc về công tác cán
bộ, công tác tổ chức sản xuất, công tác lao động tiền lương, công tác
tiếp nhận, công tác điều động, công tác đào tạo.
 Thay mặt Giám đốc tiếp nhận và giải quyết những kiến nghị của
CBCNV về mặt chế độ, chính sách trong phạm vi uỷ nhiệm.
 Phó phòng Tổ chức lao động (bộ phận lao động tiền lương)
+ Chức năng, nhiệm vụ:
 Giúp trưởng phòng điều hành các công việc lĩnh vực lao động tiền
lương khi trưởng phòng đi vắng.
 Giúp trưởng phòng điều hành trực tiếp CTTL và công tác chế độ.
 Thực hiện các nhiệm vụ trưởng phòng yêu cầu.
 Chuyên viên 1
21

Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 22
+ Theo dõi về lao động tiền lương của 14 Đơn vị, Xí nghiệp, Xưởng, Đội,
Trung tâm, Ban quản lý dự án.
+ Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, định mức, định biên lao động,
tiền lương, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chế độ tiền lương của các Đơn vị
được phân công.
+ kiểm tra theo dõi các chế độ tiền thù lao thuộc sản xuất khác tại các Đơn
vị trong Công ty.
 Chuyên viên 2
+ Thực hiện công tác tổng hợp thống kê, báo cáo, phân phối tiền lương,
tiền làm thêm giờ, tiền ăn ca, công tác phí, tiền ca 3,…
+ Tổng hợp chứng từ liên quan đến tài khoản 334.
+ Lập bảng tổng hợp trình lãnh đạo chi phúc lợi, khen thưởng,…
+ Tham gia tổng hợp, xét, đánh giá, trình duyệt thưởng vận hành an toàn và
năng suất V
2
.
+ Chịu trách nhiệm chính trong công tác thống kê.
+ Theo dõi trực tiếp khối phòng ban Công ty về Công tác tiền lương.
+ Tổng hợp các báo cáo theo yêu cầu của Tổng Công ty.
 Báo cáo lao động, thu nhập theo ngành kinh tế.
 Báo cáo lao động, thu nhập theo đơn vị quản lý.
 Báo cáo sử dụng thời gian lao động của CBCNV trực tiếp sản xuất
kinh doanh.
 Báo cáo chất lượng công nhân kỹ thuật.
Như vậy, từng thành viên trong phòng Tổ chức lao động phải làm việc trên
nguyên tắc đó là: Từng cá nhân, từng bộ phận chủ động sáng tạo để thực hiện
nhiệm vụ được giao một cách thường xuyên. Từng cán bộ trong phòng thực

hiện các công việc thường xuyên được giao nhưng đồng thời từng bộ phận, cá
nhân cần phải nắm bắt tổng thể để bổ sung, hổ trợ lẫn nhau khi cần thiết.
22
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 23
Ngoài các cán bộ làm CTTL tại phòng Tổ chức lao động trên Công ty còn
có các cán bộ phụ trách lao động tiền lương ở các đơn vị, Xí nghiệp, Xưởng,
Đội, Trung tâm, Ban quản lý dự án. Nhiệm vụ của các cán bộ đó là:
- Tổ chức chấm công hàng tháng và thanh toán các chế độ tiền lương, tiền
ăn giữa ca,…trực tiếp cho CBCNV tại đơn vị mình.
Thẩm định khối lượng công việc thực tế phát sinh của đơn vị để làm cơ sở
xác định định mức lao động, kế hoạch tiền lương trình Giám đốc Công ty phê
duyệt.
2.2. Căn cứ trả lương cho người lao động ở Công ty
2.2.1. Quy chế trả lương tại Công ty.
Quy chế trả lương tại Công ty ĐLTPHN được ban hành căn cứ vào
thông tư số 07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động
TBXH hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu
nhập trong các công ty nhà nước. Sau khi thống nhất với công đoàn Công ty,
Giám đốc Công ty ĐLTPHN ban hành quy chế trả lương theo kết quả SXKD
điện.
Đối tượng thực hiện quy chế này là:
- Các đơn vị.
- Xưởng 110 KV.
- Đội thí nghiệm.
- Trung tâm điều độ thông tin.
- Các phòng chức năng quản lý trực thuộc Giám đốc Công ty.
Đối tượng không áp dụng quy chế này là nhân viên thu tiền điện tư gia.
Việc tổ chức thực hiện quy chế được phân định trách nhiệm và nhiệm vụ

rõ ràng:
23
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 24
+ Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng quy chế trả lương
của đơn vị, sau đó đưa ra thảo luận dân chủ, lấy ý kiến đóng góp của CNV và
báo cáo trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
+ Trưởng các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty hàng tháng chấm
điểm qua bảng chấm công (phụ lục 3) đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
của CBCNV thuộc quyền quản lý.
+ Đội trưởng, tổ trưởng sản xuất trực thuộc ở các đơn vị hàng tháng
chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công nhân sản xuất thuộc quyền
quản lý để đánh giá đúng chất lượng và kết quả lao động của cá nhân. Đồng
thời phải chịu trách nhiệm về kết quả chấm điểm của mình, nhằm động viên
và đánh giá đúng mức các yếu tố tích cực trong lao động sản xuất.
+ Phòng Tổ chức lao động phối hợp với phòng Kế toán tài chính nghiên
cứu chuyển ngày chi lương hàng tháng và chấm công trả lương theo ngày của
tháng trả lương.
+ Phòng Tổ chức lao động soạn thảo quy định bổ sung về chế độ trả
lương làm thêm giờ và các thu nhập khác để hoàn chỉnh quy chế phân phối
thu nhập của Công ty.
2.2.2. Tiền lương tối thiểu
Từ ngày 01/01/2008 mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là 540
nghìn/tháng. Đây là căn cứ để:
- Công ty đóng BHXH, BHYT cho người lao động.
- Thanh toán tiền lương nghỉ chế độ, bao gồm: nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, nghỉ
hưởng lương BHXH.
- Tạm thời thanh toán tiền thưởng vận hành an toàn, thưởng khuyến khích
an toàn điện.

- Thanh toán phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy
hiểm.
24
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Luận văn tốt nghiệp 25
Tuy nhiên dựa vào thực tế sản xuất kinh doanh có lãi trong các năm
qua, đồng thời mức tăng TLBQ thấp hơn mức tăng NSLĐ và Công ty luôn
nộp ngân sách đầy đủ Công ty ĐLTPHN đã có đủ điều kiện để áp dụng mức
tiền lương tối thiểu được quy định ở nghị định 206/NĐ-CP ngày 04/12/2004
của Chính phủ. Công ty đã lấy hệ số điều chỉnh tăng thêm K
đc
=0.4 để tính
mức tiền lương tối thiểu.
Tl
minDN
= (1+K
đc
) Tl
min
= ( 1+0.7) x 54.000 = 920.000VNĐ/tháng
Trong đó :
Tl
minDN
: Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp
K
đc
: Hệ số điều chỉnh
Tl
min

: Tiền lương tối thiểu do Nhà nước qui định
Mức Tl
minDN
này Công ty dùng để thanh toán:
- Tiền lương hàng tháng.
- Thanh toán phụ cấp chức vụ, tiền lương cán bộ quản lý.
- Tiền lương hoàn thành nhiệm vụ quí.
- Tiền lương làm thêm giờ, ca 3, giữa ca, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
- Thanh toán tiền lương nghỉ chế độ chờ hưu.
- Mức lương tối thiểu 920.000 đồng/tháng làm cơ sở xác định kế hoạch tiền
lương hàng quí, cả năm cho các Đơn vị thuộc khối sản xuất kinh doanh điện,
xây dựng đơn giá tiền lương cho các bộ phận hưởng lương theo sản phẩm
thuộc dây chuyền SXKD điện của Công ty.
2.2.3. Hệ thống thang bảng lương công ty đang áp dụng
Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập nhưng Công ty ĐLTPHN vẫn
phụ thuộc rất nhiều vào Tổng công ty Điện lực Việt Nam thông qua các quy
chế, quy định, hướng dẫn về tiền lương. Căn cứ để Công ty trả lương cho
người lao động hiện nay đó là:
25
Nguyễn Thu Hiền Kinh tế lao động 46A

×