Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.87 KB, 34 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA
KỲ
1.1. Tìm hiểu chung về xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Tìm hiểu chung về xuất khẩu
Trong lý luận Thương mại Quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ
cho nước ngoài. Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF) thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
Nếu các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu trong nước
không đổi, thì giá trị xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và tỉ giá hối
đoái. Nếu như thu nhập của nước ngoài tăng (tăng trưởng của nước ngoài tăng tốc) thì
giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng. Nếu tỉ giá hối đoái tăng (đồng tiền trong nước mất giá
so với ngoại tệ) thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng vì giá hàng hóa tính bằng ngoại tệ
trở nên thấp đi.
Trong thời gian qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên khá nhanh
và bền vững qua các năm.
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD,
%)
Năm Tổng kim ngạch
xuất khẩu
Tốc độ tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu
2000 14482.7
2001 15029.2 3.78
2002 16706.1 11.16
2003 20149.3 20.61
2004 26485.0 31.44
2005 32447.1 22.51
2006 39826.2 22.74
2007 48560.4 15.15
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)


Từ bảng 1.1, có thể thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời
gian qua tăng trưởng khá nhanh và bền vững.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất
nước: Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để
khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy
móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ
các nguồn, trong đó xuất khẩu là nguồn trực tiếp và quan trọng nhất, hơn thế nữa không
tạo ra tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ
tăng của nhập khẩu. Trong khoảng thời gian tới, nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Việt
Nam sẽ tăng, nhưng mọi nguồn vốn đầu tư hay cho vay của nước ngoài đối với Việt
Nam cũng phải dựa trên cơ sở các quốc gia đó thấy được khả năng xuất khẩu của nước
ta – đó là nguồn vốn duy nhất để trả nợ.
Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Cơ
cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi một cách mạnh mẽ. Đó là
thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới là
tất yếu đối với nước ta.
- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ đầu vào cho sản xuất, nâng cao
năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản
xuất trong nước. Và từ đó có thể tạo ra nguồn vốn lớn cũng như công nghệ tiên tiến từ
bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và tạo ra một năng lực
sản xuất mới.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức
lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
- Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị

sản xuất kinh doanh.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống của nhân dân: trước hết, việc sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao
động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Đó còn là nguồn tạo vốn để nhập khẩu
vật phẩm tiều dùng phục vụ đời sống và làm phong phú thêm những nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của đất
nước: Chúng ta có thể thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động
qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể
hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tạo điều kiện
thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặc khác,
chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất
khẩu.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam
Đầu tiên, chúng ta biết Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời trong lĩnh
vực sản xuất hàng may mặc. Lý do đơn giản là vì Việt Nam có chiều dài lịch sử 4000
năm, hơn nữa Việt Nam lại là nước có khí hậu khá phù hợp để trồng các loại nguyên
liệu sản xuất hàng may mặc.
Thứ hai, Việt Nam có lao động dồi dào và nhân công giá rẻ. Trong khi đó, dệt
may là ngành cần nhiều lao động. Vì thế, đây là một yếu tố có tác động tích cực trong
quá trình sản xuất hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất lao động trong
ngành dệt may Việt Nam chưa cao. Vì thế không phải lúc nào đây cũng là một lợi thế để
chúng ta có thể cạnh tranh về giá thành sản phẩm.
Thứ ba, các cơ sở dệt may của Việt Nam được phân bố ở các vùng đông dân cư
sinh sống (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng…).
Vì thế có thể sử dụng lao động tại chỗ và một lần nữa giảm được chi phí sản xuất và
tăng tính cạnh tranh về giá cho hàng dệt may Việt Nam.

Thứ tư, công nghệ sản xuất trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn còn rất lạc
hậu. Điều này ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cũng như năng suất lao động của
công nhân. Rất khó có thể tăng sản lượng một cách nhanh chóng nếu chúng ta không có
biện pháp nhập khẩu hoặc cải tiến trang thiết bị cũng như nâng cao tay nghề của công
nhân.
Thứ năm, phần lớn nguyên phụ liệu của Việt Nam phải nhập từ nước ngoài.
Điều này sẽ ảnh hưởng một phần tới quá trình sản xuất. Việc phải nhập khẩu nguyên
phụ liệu cũng làm cho chúng ta mất chủ động trong khâu tổ chức sản xuất vì nguyên
phụ liệu bị phụ thuộc vào nước ngoài. Hơn nữa do thiếu nguyên phụ liệu nên Việt Nam
phần lớn là gia công cho nước ngoài. Do đó chúng ta chỉ lấy công làm lãi. Chính vì điều
đó, nhiều Công ty sản xuất hàng dệt may của Việt Nam không mặn mà lắm và không có
sự cố gắng hết sức trong hoạt động điều hành sản xuất.
Thứ sáu, yếu tố vốn, luật pháp và chính sách quản lý của Nhà nước đối với
ngành dệt may cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam.
• Theo ông Lê Quốc Ân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
thì dệt may là một ngành có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư vì đầu tư vào ngành này chỉ
cần ít vốn mà tỉ suất lợi nhuận lại khá cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, ở
đa số các Công ty Dệt may, tỉ lệ vốn vay nhiều và vốn tự có ít nên rất rủi ro. Vì thế có
thể nói đây là một yếu tố bất lợi cho hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam một khi
có rủi ro xảy ra. Nếu rủi ro xảy ra, hoạt động sản xuất ngay lập tức sẽ gặp nhiều khó
khăn và do đó khó có thể duy trì và ổn định trong thời gian tiếp theo.
• Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện nay là thúc đẩy xuất khẩu và dệt may
được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Do đó hoạt động sản
xuất dệt may cũng gặp nhiều thuận lợi từ các chính sách của Nhà nước.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Đầu tiên, lại là yếu tố lao động, Việt Nam tuy có lao động dồi dào và giá nhân
công rẻ nhưng chất lượng không cao. Kéo theo đó là năng suất thấp nên giờ công trên
một đơn vị sản phẩm có khi lại còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy trong
xuất khẩu chúng ta chưa phát huy được tối đa khả năng cạnh tranh về giá thành sản
phẩm trên các thị trường.

Thứ hai, vai trò của các cơ quan xúc tiến thương mại ở Việt Nam cũng như trên
các thị trường nước ngoài chưa được phát huy một cách triệt để. Vì thế nhiều khi các
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không hiểu rõ về thị trường và luật pháp nước
bạn nên gặp phải một số khó khăn. Trong thời gian tới, hàng dệt may của Việt Nam trên
thị trường Euro (EU) và Hoa Kỳ rất có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá
giá. Điều này sẽ gây khó khăn lớn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam.
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thị trường vào loại ít nhất thế
giới. Điều này sẽ gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hoạt động
xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới nếu có bất cứ một trục trặc nào.
Do chúng ta không nắm rõ luật pháp của nước ngoài và không nghiên cứu kỹ thị trường
nên có thể gặp nhiều rủi ro. Vì thế, Việt Nam sẽ rất dễ bị thua thiệt nếu có xảy ra tranh
chấp.
Thứ tư, do nhập khẩu quá nhiều nguyên phụ liệu và phần lớn là gia công thuê
cho nước ngoài, nên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất ít so
với kim ngạch xuất khẩu. Vì thế kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chưa
phản ánh một cách chính xác năng lực của ngành.
Thứ năm, vấn đề thương hiệu. Hàng dệt may Việt Nam không hề có thương hiệu
trên thế giới. Ở một vài thị trường tuy hàng dệt may có dán nhãn “made in Việt Nam”
nhưng lại không hề được khách hàng để ý đến. Đây chính là một điểm yếu lớn khiến
cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường thế giới không nâng cao
được khả năng cạnh tranh của mình. Đó cũng là một hệ quả của việc thiếu tự chủ trong
khâu nguyên phụ liệu và gia công thuê cho nước ngoài.
Thứ sáu, yếu tố vốn, pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước với hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam:
• Như trên đã nói, ở các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam vốn tự có ít và vốn vay là chủ
yếu nên rất rủi ro. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra thì không những hoạt động sản xuất gặp khó
khăn mà nó còn làm đình trệ hoạt động xuất khẩu.
• Bộ Công thương đã ra thông báo số 6494/TM – XNK ngày 24/12/2004 để hướng dẫn
xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU và Bộ Tài chính cũng ra quyết định số

02/3005/QĐ – BTC về việc bãi bỏ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị
trường EU và Canada. Như vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu
theo khả năng tối đa của mình sang các thị trường này. Hơn nữa, với sự kiện trở thành
thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/01/2007, Việt Nam cũng được Hoa Kỳ dỡ
bỏ hạn ngạch. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam càng có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất
khẩu hàng dệt may sang những thị trường này.
1.3. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
1.3.1. Đặc điểm của ngành dệt may
1.3.1.1. Phân loại sản phẩm của ngành
Ngành công nghiệp dệt may bao hàm rất nhiều các ngành hàng: từ khâu đầu cung
cấp nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng là sợi, vải, hàng may mặc, các chuyên ngành
phục vụ cho công nghiệp dệt may như hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị... Ba
loại sản phẩm chính của ngành là sợi, vải, và hàng may mặc.
a. Phân loại sản phẩm sợi theo nguồn gốc
- Sợi có nguồn gốc thực vật:
• Sợi bông (sợi 100% cotton) gồm hai loại: Sợi chải kỹ, chi số cao và sợi chải thô, chi số
thấp.
• Tơ tằm.
• Sợi tổng hợp hay sợi nhân tạo (ví dụ: sợi Polyeste, xơ visco) được sản xuất chủ yếu từ
phụ phẩm của ngành hóa dầu.
• Sợi pha (sợi pha bông với các thành phần khác như PE, PA, PV…).
b. Phân loại sản phẩm vải
- Có thể phân loại theo loại sợi cấu thành vải (tương tự như phân loại sợi ở trên) thành
vải sợi bông, vải sợi tơ tằm, vải sợi tổng hợp… Cũng có thể phân loại theo kiểu dệt như
sau:
• Vải dệt thoi
• Vải dệt kim
• Vải không dệt
c. Phân loại hàng may mặc
- Có thể phân loại theo chất liệu vải của sản phẩm, cũng có thể phân loại theo mục đích

sử dụng như sau:
• Hàng mặc mùa đông (các loại áo Jacket, Comple)
• Quần áo thể thao
• Quần âu và sơ mi các loại
• Đồ lót
• Ngoài ra còn có một số loại hàng dệt may khác như: Túi xách, các sản phẩm phục vụ
trang trí nối thất (áo gối, chăn, ga trải giường, thảm…)
1.3.1.2. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của ngành lớn
Do các sản phẩm dệt may phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người là nhu
cầu mặc. Mà nhu cầu mặc của con người cũng lại rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi
phải có nhiều chủng loại. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, nhu cầu “ăn no mặc ấm” đã
chuyển thành “ăn ngon mặc đẹp” để người ta thể hiện trình độ thẩm mỹ, sự văn minh
của bản thân mình. Vì thế, thị hiếu cũng như nhu cầu với các sản phẩm dệt may ngày
càng thay đổi nhanh chóng, yếu tố mốt cũng được chú trọng và đầu tư, vòng đời của
sản phẩm ngày càng thu hẹp (vòng đời của sản phẩm dệt may ngày nay thường chỉ là
một năm, thậm chí còn ngắn hơn). Do đó, nếu các nhà sản xuất đầu tư thích hợp vào
nghiên cứu thị trường, liên tục đổi mới sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị
trường thì lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm có thể tăng lên mạnh mẽ.
1.3.1.3. Sử dụng nhiều nhân công
Tỷ lệ lao động sốn trong sản xuất hàng dệt may tương đối cao, đặc biệt là đối
với Việt Nam – một nước có trình độ tự động hóa thấp. Trong các phân ngành sản xuất
hàng dệt may như kéo sợi, dệt vài, may đều cần nhiều khâu sản xuất quan trọng cần
phải có sự tham gia trực tiếp của con người mà máy móc không thể nào thay thế được.
Ví dụ như trong thời đại ngày nay, theo kinh nghiệm cho thấy thì việc thao tác và xử lý
nhiều công đoạn nhỏ, chi tết (cắt, ráp, may) hoàn toàn bằng máy một cách chính xác
trên loại nguyên liệu mềm và dễ xô lệch như vải là rất khó khăn và nếu có làm được thì
chi phí cũng rất cao.
Do đó, ngành dệt may là ngành thu hút rất nhiều nhân công, ở Việt Nam số lượng
lao động hoạt dộng trong ngành dệt may lên đến 2 triệu người, tức là khoảng hơn 4%
lực lượng lao động cả nước và chiếm khoảng 27% lao động công nghiệp trên toàn quốc

1.3.1.4. Hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam hiện nay
Công nghiệp dệt may Việt Nam là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư không
lớn, công nghệ không quá phức tạp, suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh rất phù hợp với
tổ chức quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, vì thế công nghiệp dệt may so với các
ngành công nghiệp khác có suất đầu tư thấp hơn rất nhiều (đặc biệt thấp hơn hàng chục
lần so với các ngành công nghiệp nặng như điện, cơ khí, luyện kim…). So sánh ngay
trong ngành công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng, suất đầu tư của ngành dệt may (đặc
biệt là ngành may) cũng thấp hơn nhiều so với các ngành khác như ngành giấy, ngành
da giày…
Hơn nữa, do tính đặc thù sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm trong thời gian
ngắn nên thời hạn thu hồi vốn đầu tư đối với ngành dệt may cũng ngắn hơn nhiều so với
những ngành khác. Thông thường, thời gian thu hồi vốn đối với ngành dệt là 12 – 15
năm, ngành may là 5 – 7 năm, trong khi đó đối với các ngành công nghiệp khác thời
gian thu hồi vốn là trên 15 năm, thậm chí là hàng chục năm, chẳng hạn như công nghiệp
thép. Hơn nữa, vòng đời sản phẩm trong ngành dệt may lại ngắn, thời gian quay vòng
vốn nhanh (có thể lên đến 4 – 5 vòng/năm) nên vốn không bị ứ đọng giúp doanh nghiệp
tránh được những rủi ro khi thị trường có nhiều biến động hay đồng tiền bị mất giá.
1.3.2. Vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong nền Kinh tế quốc dân
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp cực kỳ quan trọng trong thời kỳ
đầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nhiều nước trên thế giới nói chung cũng như
đối với Việt Nam nói riêng.
Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời ở lĩnh vực dệt may, ngành dệt may Việt
Nam đã chính thức hình thành với sự kiện ra đời của nhà máy dệt Nam Định năm 1889.
Trong thời kỳ đầu hình thành và phát triển, ngành dệt may Việt Nam gặp khá nhiều khó
khăn vì công cụ, máy móc lạc hậu, và quan trọng là chưa được sự quan tâm đầu tư của Nhà
nước. Cho đến Đại hội Đảng VI, vai trò quan trọng của ngành dệt may mới được chỉ ra và nhận
thức một cách nghiêm túc, đúng đắn.
Cho đến nay, dệt may đã trở thành một trong những ngành nhận được sự quan
tâm đặc biệt của Nhà nước Việt Nam. Văn kiện đại hội VIII của Đảng khẳng định: “…

phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt may, da giầy, giấy, các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ, đầu tư hiện đại hóa các dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức
cạnh tranh của sản phẩm; chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua
nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để
mở rộng thị trường; khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi – dệt…” Văn kiện đại hội IX
của Đảng khẳng định: “…phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế
cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh
xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, da giầy, điện tử và một số sản
phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng trong toàn quốc…”
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của
người dân trong nước, mặc dù Việt Nam là một nước đông dân và nhu cầu về hàng may
mặc rất lớn.
• Phục vụ nhu cầu tiêu dùng to lớn trong nước
Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới (hơn 80 triệu người). Vì thế
nhu cầu về hàng dệt may của Việt Nam vô cùng lớn. Tuy vậy, do thu nhập thấp nên nhu
cầu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là những loại hàng hóa thông thường, giá phải
chăng. Nắm bắt nhu cầu đó, trong thời gian gần đây, ngành dệt may không ngừng mở
rộng sản xuất, nâng cao năng suất, số lượng và chất lượng cũng như tìm cách hạ giá
thành sản phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước.
• Tạo sản phẩm xuất khẩu chủ lực
Phương hướng của hầu hết các nước trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa là phát
triển những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Ngành dệt may Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò ngành hàng xuất khẩu chủ lực
trong những năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong nhiều năm
qua tăng trưởng nhanh và ổn định. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong
nhiều năm qua luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Không chỉ có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, việc đẩy mạnh xuất khẩu
hàng dệt may còn góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc
gia khác, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể tìm hiểu và thâm nhập thị trường
các nước xuất khẩu không chỉ cho hàng dệt may mà còn cho những hàng hóa khác dựa

vào mối quan hệ thương mại do xuất khẩu hàng dệt may mang lại. Hơn nữa còn có thể
tìm nguồn cung cấp máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất trong nước.
• Tạo công ăn việc làm
Do đặc thù của ngành, hoạt động sản xuất hàng dệt may thu hút nhiều lao động,
lại không yêu cầu tay nghề cao và thời gian đào tạo không cần dài, như vậy dệt may là
một ngành góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam trong điều kiện
lao động Việt Nam rất dồi dào mà trình độ của lao động lại thấp. Đánh giá được tầm
quan trọng của ngành dệt may, hiện nay nước ta đang thực hiện một “chiến lược tăng
tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010” với mục tiêu phát triển tất cả các phân
ngành sợi, dệt, may và sẽ thu hút khoảng 2,5 triệu lao động vào năm 2010.
Tạo công ăn việc làm không chỉ giúp tăng thu nhập, nâng cao mức sống của nhân
dân mà còn ngành góp phần ổn định kinh tế xã hội, làm giảm các tệ nạn xã hội do nạn
thất nghiệp gây ra như cờ bạc, rượu chè, trộm cướp…
• Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định là
cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm bớt tỷ trọng của ngành nông nghiệp,
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. Với sự phát triển nhanh
chóng trong thời gian qua, ngành dệt may đã đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ
tăng trưởng cao của ngành công nghiệp nước ta, làm tăng dần tỷ trọng của ngành công
nghiệp so với ngành nông nghiệp. Ngoài ra, ngành dệt may còn thu hút được nhiều lao
động nhàn rỗi từ khu vực sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất
của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, phát triển ngành dệt may một cách đồng bộ có bao gồm phát triển
các vùng nguyên liệu mà cụ thể ở nước ta là các vùng trồng bông, trồng dâu nuôi tằm.
Đây là những loại cây công nghiệp quan trọng, việc phát triển nó không những đảm bảo
nguyên liệu cho ngành dệt mà còn tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, vá vỡ tình trạng độc canh về cây lúa, chuyển
sang trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao hơn trong điều kiện tự nhiên của địa
phương. Bên cạnh đó, nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng là nghề truyền thống lâu đời của
nhân dân ta, vì vậy phát triển nguyên liệu tơ tằm là hoàn toàn có tính khả thi. Sợi tơ tằm

là loại sợi có giá trị cao trên thị trường cả trong và ngoài nước, phát triển các vùng trồng
dâu nuôi tằm không chỉ giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất
nông nghiệp mà còn giúp phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống với những
sản phầm dệt may độc đáo, đặc trưng của vùng và có giá trị rất cao trên thị trường.
Ngoài ra phát triển các vùng trồng nguyên liệu sẽ tạo điều kiện phát triển công nhiệp
chế biến nguyên liệu thô như dập, cán bông.
1.4. Giới thiệu chung về thị trường dệt may Hoa Kỳ
1.4.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ
Trong thời gian đầu và khoảng giữa thế kỷ XX, trong khi nền kinh tế châu Âu và
châu Á bị tàn pháp nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ
2, thì kinh tế Hoa Kỳ lại phát triển mạnh.
Kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hoa Kỳ
chiếm 42% GNP toàn cầu, đồng thời Hoa Kỳ cũng chiếm tới 54.6% về tổng sản lượng
công nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng so với toàn thế giới.
Nhờ có nền kinh tế hùng mạnh và phát triển, Hoa Kỳ đã bỏ vốn thành lập các tổ
chức tài chính tiền tệ như Ngân hàng thế giới (WB), quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sau đó
thành lập công ty Tài chính Quốc tế IFC vào năm 1954, Hiệp hội phát triển quốc tế
(IDA) năm 1960, Ngân hàng Á châu (ADB) vào năm 1966, Công ty đầu tư đa biên
(MIGA) năm 1990…
Với sự tài trợ của Hoa Kỳ, nhiều tổ chức hoạt động kinh tế và thương mại ra đời
như GATT, các tổ chức khác của Liên hợp quốc: UNDP, FAO, UNIDO…
a. Về tài chính
Sau một nửa thế kỷ, Hoa Kỳ duy trì sức mạnh và khả năng chuyển đổi tự do
đồng USD, gần 50% tổng sản lượng thanh toán và đầu tư quốc tế được thực hiện qua
đồng tiền này.
Hoa Kỳ cũng thống trị thị trường tài chính tiền tệ thế giới bằng cách đẩy nhanh
phát triển thị trường chứng khoán.
b. Về công nghiệp
Hoa Kỳ đi đầu khám phá và phát triển những ngành công nghiệp tiên phong.
Vào cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đi đầu trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu mỏ. Đến

đầu thế kỷ XX, Hoa Kỳ tập trung sản xuất xe hơi, đóng tầu, máy bay. Khoảng giữa thế
kỷ XX thì lại tập trung vào phát triển công nghiệp điện và điện tử. Và đến cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI, Hoa Kỳ tập trung vào phát triển công nghệ thông tin và tin học.
Công nghiệp năng lượng cũng là thế mạnh hàng đầu của Hoa Kỳ, trong lĩnh vực
này Hoa Kỳ có sức phát triển hàng đầu thế giới ở các ngành: dầu mỏ, khí đốt, thủy điện,
uranium. Hoa Kỳ là nước sản xuất nhiều điện nhất thế giới, thứ hai về thủy điện (sau
Canađa), đứng đầu thế giới về năng lượng nguyên tử, về công nghiệp chế tạo…
c. Về nông nghiệp
Hoa Kỳ có một nền nông nghiệp rất phát triển nhờ có lợi thế diện tích rộng lớn,
và nhiều vùng có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Không những thế Hoa
Kỳ còn là nước áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến nông sản của Hoa Kỳ đều rất phát triển. Hoa Kỳ cũng là nước xuất
khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới (sau Thái Lan và Việt Nam).
d. Về dịch vụ
Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong GDP của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là
nước chi phối nhiều loại hình dịch vụ trên thế giới như dịch vụ tài chính, thông tin, du
lịch, giải trí (các sản phẩm âm nhạc của Hoa Kỳ chiếm đến 30% tổng giá trị giao dịch
các sản phẩm này trên thế giới), đồ ăn nhanh, giải khát…
e. Chính sách đối ngoại
Hoa Kỳ xây dựng hệ thống thương mại và thị trường thế giới trên cơ sở các
nguyên tắc, sáng kiến của Hoa Kỳ, các nguyên tắc ngày được thể chế hóa bằng các hiệp
định của WTO. Hoa Kỳ dùng cơ chế của WTO buộc các nước khá phải thực hiện các
cam kết song phương và đa phương, thực hiện mở của các thị trường mà Hoa Kỳ có lợi
thế cạnh tranh hoặc Hoa Kỳ độc quyền.
Đối với các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang trong quá trình
chuyển đổi như Nga, Việt Nam, Trung Quốc, các nước SNG, các nước Đông Âu cũ…
Hoa Kỳ thi hành chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, vừa gây sức ép, vừa có những chính
sách hỗ trợ ưu đãi để thông qua các hiệp định song phương và đa phương buộc các
nước này cải tổ nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường, đẩy nhanh hội nhập để đảm
bảo lợi ích ổn định và lâu dài về tài chính, thương mại, đầu tư cho Hoa Kỳ.

f. Vài nét về thị trường Hoa Kỳ
Có thể nói, Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn nhất toàn cầu, với dân số
đông thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Trong năm 2006, thu nhập bình quân
đầu người của Hoa Kỳ đạt khoảng 38.200 USD/người/năm (theo US Cencus Bureau),
và với GDP là 13.194,7 nghìn tỷ USD (theo Bureau of Economic Analysis). Hoa Kỳ là
một thị trường có sức tiêu dùng lớn nhất thế giới.
GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây tăng trưởng khá ổn định, mặc dù tỷ
lệ tăng trưởng không cao (do GDP của Hoa Kỳ quá lớn), song xét về mặt tuyệt đối,
lượng GDP tăng thêm của Hoa Kỳ trong mỗi năm còn lớn hơn nhiều so với tổng GDP
của nhiều nước trên thế giới.
Bảng 1.2: Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây
( Đơn vị: nghìn tỷ USD, %)
Năm GDP) Tốc độ tăng trưởng
1999 9.268,4
2000 9.817,0 5,92
2001 10.128,0 3,17
2002 10.469,6 3,37
2003 10.960,8 4,69
2004 11.685,9 6,62
2005 12.433,9 6,5
2006 13.194,7 6,03
2007 13.843,8 3,78
(Nguồn: US Bureau of Economic Analysis)
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ
trong giai đoạn 2000 – 2007 rất ổn định. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa
Kỳ trong hai năm 2001 và 2002 có thấp hơn so với các năm khác. Nguyên nhân chính là
vì ảnh hưởng của vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Nhưng điều này cũng cho thấy khả năng

×